PDA

View Full Version : Sự vi phạm luật của cơ quan thi hành pháp luật



duyanh
10-04-2016, 01:50 PM
Sự vi phạm luật của cơ quan thi hành pháp luật






http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-evict-trial-in-opinion-trade-gm-04032013111840.html/000_Hkg8442547-305.jpg/@@images/67381ac0-5ec3-4ba4-a9cf-99b8fc34900e.jpeg
Công an canh gác trước Tòa án Hải Phòng, ảnh minh họa chụp trước đây.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-violation-of-the-law-enforcement-agencies-ml-10042016091201.html/vml100416.mp3

Những vụ việc liên quan tới vấn đề công an và tòa án vẫn liên tiếp diễn ra gây bức xúc cho người dân không những quyền khiếu kiện của họ bị tòa án ngăn trở mà hành vi sai trái của công an vẫn đang được bao che do chính ngành công an đối với những vi phạm từ nhân viên trong ngành. Mặc Lâm phỏng vấn luật sư Lê Công Định về các vấn đề này nhằm tìm hiểu th êm qua ý kiến một chuyên gia về luật.

Chưa đủ điều kiện khởi kiện

Mặc Lâm: Một thời gian ngắn trước đây cô Nguyễn Trang Nhung bị tòa trả lại đơn khởi kiện vì bị cấm xuất cảnh với lý do vì lý do an ninh quốc gia nên thuộc trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện. Luật sư có nhận định gì về lý do mà tòa chính thức đưa ra này liệu có hợp hiến hay không?

LS Lê Công Định: Sự từ chối xét xử của tòa tôi cho rằng rất đáng ngạc nhiên. Theo tôi được biết thì cô Trang Nhung đã nộp đơn khởi kiện và tòa đã không thụ lý với lý do là an ninh quốc gia và ngoài ra cũng có lý do nữa đó là cô không cung cấp đầy đủ chứng cứ. Theo tôi nhận định sơ khởi thì tuyên bố của tòa như vậy là không được bởi vì tòa án không có quyền bác bỏ cái quyền và đơn khởi kiện của người dân.

Đây là cái quyền hiến định được ghi trong hiến pháp và chỉ trừ phi có một phiên tòa được mở hợp pháp với đầy đủ hội đồng xét xử thì mới có quyền nhận định rằng là đây có phải là vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia hay không.
-LS Lê Công Định

Bởi vì đây là cái quyền hiến định được ghi trong hiến pháp và chỉ trừ phi có một phiên tòa được mở hợp pháp với đầy đủ hội đồng xét xử thì mới có quyền nhận định rằng là đây có phải là vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia hay không, và có đầy đủ chứng cứ để mà bác bỏ hay không theo đòi hỏi của nguyên đơn. Đàng này chưa có hội đồng xét xử chưa có phiên tòa mà tòa án đã vội vã không thụ lý với lý do như vậy thì tôi cho rằng không thỏa đáng và không hợp pháp.

Mặc Lâm: Trường hợp công an đánh nhà báo thì công an chỉ bị khiển trách còn nhà báo thì bồi thường 14 triệu. Những quyết định như vậy chỉ có thể đến từ tòa án tại sao công an có quyền công bố một cách ngang nhiên như vậy? Điều này cho chúng ta thấy gì thưa ông?

LS Lê Công Định: Điều đó chứng tỏ rằng công an có quyền quyết định và nhận định về mọi vấn đề không cần quyền xét xử của tòa án. Thật ra trên nguyên tắc thì nhà báo hoàn toàn có quyền khởi kiện cơ quan công an, chủ quản của người công an đánh nhà báo đó bởi vì chúng ta biết anh ta đang thi hành công vụ mà anh ta đã vi phạm pháp luật thì anh ta có quyền kiện cơ quan chủ quản của anh ấy.

Khi đó anh ta có thể bị bồi thường cho người bị đánh còn cơ quan công an chủ quản của anh ấy hoàn toàn không có cái quyền gì trong việc nhận định rằng lỗi của ai rồi yêu cầu nhà báo phải nộp phạt, nó hoàn toàn không đúng theo trình tự của luật pháp. Càng ngày cơ quan công an Việt Nam càng lạm quyền của mình đưa ra nhận định bất chấp cái quyền đó thuộc về tòa án chứ không phải thuộc về cơ quan công quyền như là công an.



http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/a-sg-prominent-dissident-talk-ab-04301975-04292015145552.html/000_Hkg10174163.jpg/@@images/715fc0d5-8c75-466d-92d9-db9c5751bb66.jpeg
Luật sư Lê Công Định phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với AFP tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/4/2015. AFP photo


Mặc Lâm: Vụ mới nhất, thiếu úy công an Bùi Văn Hải đánh một chị hàng rong ở khu vực Hồ con rùa, kẻ vi phạm chỉ bị tạm đình chỉ công tác và không đá động gì tới nạn nhân. Xâu chuỗi các sự kiện từ vụ Trang Nhung cho tới nhà báo bị đánh, rồi người dân bình thường như nạn nhân tại Hồ Con Rùa…câu hỏi đặt ra khi bị công an xâm hại quyền lợi hay thân thể phải làm gì?

LS Lê Công Định: Lời khuyên của tôi là người dân hoàn toàn có quyền khởi kiện cơ quan công an là nơi quản lý người công an có hành vi hành hung người công dân đó. Bởi vì luật pháp cho phép đối với những cơ quan có nhân viên đang thi hành công vụ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của nhân viên mình. Cho nên người dân nên khởi kiện cơ quan đó đòi bồi thường thiệt hại còn việc sau khi tòa đã tuyên rằng cơ quan đó có lỗi và phải bồi thường thì cơ quan đó có thể quay trở lại xử lý nhân viên của mình thì đó hoàn toàn trong phạm vi của luật hành chánh.

Bởi vì người đang thi hành công vụ thì phải tự chịu trách nhiệm đối với cơ quan của mình còn cơ quan đó phải chịu trách nhiệm đối với người dân mà vô tình hay cố ý người nhân viên thi hành công vụ đã gây thiệt hại cho họ.

Tòa án xét xử dưới áp lực của đảng?

Mặc Lâm: Rất nhiều trường hợp tòa đưa ra câu phán là không đủ chứng cứ để bác bỏ đơn khởi kiện của người dân. Hầu như chứng cứ được công an bao che cho nhau và do đó người dân không còn cách nào khác để khiếu kiện người làm hại mình. Luật sư có lời khuyên nào cho các trường hợp này?

LS Lê Công Định: Chúng ta biết ở Việt Nam tòa án không hề độc lập và tòa án xét xử dưới áp lực của đảng cầm quyền và cơ quan công an của nó cho nên việc cơ quan công an gây áp lực với tòa án để bác cái đơn khởi kiện của người dân, thậm chí là thụ lý rồi nhưng lại bảo đương đơn không đủ chứng cứ . . . cái chuyện đó rất thường xuyên tại Việt Nam. Phải nói thật là người dân nếu kiên trì khiếu nại gửi đơn lên các nơi và dùng công luận can thiệp các hành xử bất công của tòa án. Phải nói là khó khăn vì họ phớt lờ.

Ở Việt Nam tòa án không hề độc lập và tòa án xét xử dưới áp lực của đảng cầm quyền và cơ quan công an của nó cho nên việc cơ quan công an gây áp lực với tòa án để bác cái đơn khởi kiện của người dân... cái chuyện đó rất thường xuyên tại Việt Nam.
-LS Lê Công Định

Chúng ta thấy càng ngày càng có nhiều vụ việc tương tự xảy ra đơn giản là người dân đi khiếu nại hoặc khiếu kiện thì tòa án hoặc nơi giải quyết các vụ khiếu kiện khiếu nại hoàn toàn bác bỏ yêu cầu khởi kiện của người ta. Lý do đơn giản là vì áp lực của cơ quan công an thì cơ quan xét xử có thẩm quyền đều phải e dè hết.

Mặc Lâm: Qua sự trình bày của Luật sư thì chúng tôi có thấy được bức tranh toàn cảnh của tòa án, công an cũng như cơ quan tố tụng như vậy thì người luật sư làm gì và vai trò của các Đoàn luật sư các tỉnh cũng như thành phố có giúp gì được cho luật sư hay không?

LS Lê Công Định: Luật sư ở Việt Nam có một vai trò rất hạn chế bản thân họ cũng phải e dè dưới áp lực về mặt công quyền, về mặt chính trị cho nên trong chừng mực nào đó khi bảo vệ quyền lợi của người bị hại thì họ cũng phải trông lại mình vì sợ rằng những việc làm của mình hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến công việc luật sư của mình.

Phải nói thật là ở Việt Nam này nghề luật sư nó rất hạn chế và chúng ta đã thấy các tổ chức như Đoàn luật sư các tỉnh hay như Liên đoàn luật sư Việt Nam thì họ cũng không độc lập luôn và tất cả những gì họ làm đều bị chịu áp lực bên công an và họ làm theo yêu cầu đó.

Thí dụ như trong vụ án của tôi chẳng hạn, khi tôi bị bắt thì trong vòng chỉ hơn một tuần lễ đã có một quyết định khai trừ tôi mặc dầu lúc đó chỉ có quyết định bắt mà chưa hề có kết luận điều tra chưa có cáo trạng của Viện Kiểm sát, càng chưa có một bản án có hiệu lực pháp lý mà kết tội tôi. Nhưng đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh dưới áp lực của cơ quan an ninh điều tra đã khai trừ tôi ra rồi, như vậy ở Việt Nam các luật sư và các Hiệp hội luật sư co giá trị gì đâu? Nó không giữ được bản sắc và sự độc lập của mình thì đừng nói tới chuyện bảo vệ cho người dân thấp cổ bé miệng ở cái xã hội này.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn ông.



https://www.youtube.com/watch?v=PmyfIv4n6Gg


Mặc Lâm, biên tập viên RFA