duyanh
09-25-2016, 02:12 PM
Cá và người miền núi phía Bắc
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/fish-n-people-in-the-northern-mountain-ttvn-09242016110632.html/ttvn-630.jpg/@@images/429efbc8-195f-44c7-8e58-5b0e3300c022.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/fish-n-people-in-the-northern-mountain-ttvn-09242016110632.html/ttvn-630.jpg/@@images/429efbc8-195f-44c7-8e58-5b0e3300c022.jpeg)
Cá sông trở nên đắt đỏ và người miền núi không dễ gì mua nổi.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/fish-n-people-in-the-northern-mountain-ttvn-09242016110632.html/ca-va-nguoi-mien-nui-phia-bac
Với người dân các tỉnh miền núi Đông Bắc và Tây Bắc, nguồn cá từ biển Quảng Ninh và biển Bắc miền Trung là nguồn hải sản chủ lực. Hầu hết nguồn hải sản các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc đều do thương lái mang từ biển Bắc miền Trung ra bán, một phần nhỏ là nguồn cá từ Quảng Ninh và một phần rất nhỏ là Hải Phòng. Thời gian qua, sau khi biển nhiễm độc do Formosa xả thải, nguồn hải sản các tỉnh này bị khủng hoảng trầm trọng. Sau khi Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam công bố cá biển đã an toàn thì phản ứng của người dân như thế nào? Câu hỏi sẽ được giải quyết bởi các nhận xét của một cán bộ cấp cao tỉnh Lào Cai, một cán bộ cấp cao tỉnh Thái Nguyên và một nữ cán bộ tỉnh Bắc Kạn.
Niềm tin vào công bố của nhà nước?
Cán bộ tỉnh Lào Cai, không muốn nêu tên trong bài viết này, chia sẻ:
Không đáng tin cậy. Truyền thống lâu nay bao giờ họ cũng nói an toàn với những người khác, còn nó ăn cá ở đâu đâu.
- Cán bộ tỉnh Thái Nguyên
“Cá chủ yếu ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đưa lên, dọc tuyến bờ biển miền Trung ra đây. Lúc trước, cái vụ nhà máy cán thép ở Hà Tĩnh làm cá chết nhưng giờ cá đã an toàn, ăn bình thường. Mấy hôm trước, bộ tài nguyên môi trường lên tivi nói cá ăn được rồi, tương đối an toàn, không có vấn đề gì cả.”
Theo ông cán bộ này, cá đã an toàn bởi nhà nước đã công bố tính an toàn của nó. Và một khi nhà nước nói ăn được thì đương nhiên là ăn được. Đặc biệt, ông tin vào kết quả của Bộ Tài nguyên và môi trường. Với ông, cú ở trần tắm biển và tuyên bố biển đã an toàn của ông bộ trưởng Trần Hồng Hà đã giải quyết được mọi thắc mắc của ông và cởi bỏ mọi nghi vấn hay lo sợ của đồng bào miền núi.
Ông cho biết thêm rằng bởi hơn ai hết, ông hiểu được giá trị dinh dưỡng của hải sản đối với đồng bào miền núi, lượng i-ốt và các khoáng chất, đạm, vitamin trong hải sản giúp cải thiện được chất lượng tư duy của đồng bào miền núi đáng kể trong học tập, sống và làm việc theo gương bác Hồ vĩ đại. Và một khi cá trở lại với đồng bào miền núi cũng có nghĩa rằng tấm gương bác Hồ vĩ đại sẽ được khai sáng một lần nữa nơi đây.
Đó là nhận xét của ông cán bộ cấp cao tỉnh Lào Cai, ngược với ông cán bộ này, một cán bộ khác ở tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ:
“Không đáng tin cậy. Truyền thống lâu nay bao giờ họ cũng nói an toàn với những người khác, còn nó ăn cá ở đâu đâu. Thứ hai nữa là không có tiêu chí để nói an toàn, ví dụ như ISO hay Châu Âu hay tiêu chuẩn gì chứ. Cái chữ an toàn của nó chỉ là chủ quan, không có căn cứ, đó chỉ là một câu nói. Mà cá khác nước khác nha, ô nhiễm cá khác mà ô nhiễm nước khác, ô nhiễm cá là do ô nhiễm nước gây ra…”
Theo vị cán bộ này, với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong hệ thống nhà nước và đã có không ít kinh nghiệm xương máu trong sinh hoạt đảng, ông khuyên mọi người phải hết sức thận trọng trước những kết quả công bố từ nhà nước. Và ông cũng khuyên mọi người cần phải tỉnh táo trước những lời khuyên của giới cán bộ Cộng sản, cụ thể là các đồng nghiệp, đồng chí của ông.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/fish-n-people-in-the-northern-mountain-ttvn-09242016110632.html/ttvn-400.jpg/@@images/65e79ef3-5ce1-4a8d-becf-48cf3120b7a8.jpeg
Thuyền đánh bắt gần bờ của ngư dân miền Trung vẫn phơi nắng sau vụ biển nhiễm độc do Formosa xả thải. RFA
Bởi có một chuyện mà người dân cần phải biết và phải tin là hầu hết giới cán bộ Cộng sản đều có kiến thức rất lõm bõm mặc dù bằng cấp, học vị của họ là tiến sĩ hoặc phó tiến sĩ. Thậm chí có người có cả học hàm giáo sư, phó giáo sư nhưng chắc chắn là kiến thức của họ vẫn ở mức ‘bình dân học vụ’. Và đó là một sự thật.
Ông nói thêm rằng còn một sự thật khác cũng đáng suy nghĩ là thường thì giới cán bộ nhà nước Việt Nam nói chung có một thói quen là họ luôn tuyên bố một thứ gì đó an toàn mà họ không bao giờ đụng tới. Ví dụ như nói hải sản an toàn thì họ sẽ không bao giờ ăn hải sản. Nếu có ăn thì họ ăn hải sản của vùng biển khác hoặc quốc gia khác. Nhưng họ vẫn tuyên bố nó an toàn.
Bên cạnh đó, các kết quả về biển của Việt Nam không căn cứ theo bất kì một tiêu chuẩn quốc tế nào, thậm chí cũng không có tiêu chuẩn nào, kết quả công bố hoàn toàn chủ quan, theo vài ba nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học nào đó mà ngay cả người trong giới khoa học cũng không biết tới, cán bộ nhà nước thì càng không biết.
Ảnh hưởng đến đời sống ra sao?
Một nữ cán bộ tỉnh Bắc Kạn không muốn nêu tên, chia sẻ:
“Ở đây cũng có bán một ít nhưng không mấy người ăn. Vì lúc trước cá chết đó, giờ có cá nuôi, cá sông. Cá biển thì rẻ, cá sông mới đắt. Như ở đây thì ăn cá hồ, tức là cá nuôi là chủ yếu chứ cá sông như cá bống chẳng hạn, đắt lắm. Trẻ con thì ăn bậy ăn bạ, cha mẹ ăn gì thì ăn theo đó!”
Chị này cho biết thêm là vấn đề lượng thực, thực phẩm của đồng bào miền núi năm nay gặp nhiều khó khăn, bởi lương thực cũng đã cạn khi mùa giáp hạt đi qua, thực phẩm chủ yếu là muối và cá cơm khô để duy trì dinh dưỡng. Nhưng hiện tại, hai loại thực phẩm này không đáng tin cậy, người dân phải chuyển sang dùng cá nuôi.
Ở đây cũng có bán một ít nhưng không mấy người ăn. Vì lúc trước cá chết đó, giờ có cá nuôi, cá sông. Cá biển thì rẻ, cá sông mới đắt.
- Nữ cán bộ tỉnh Bắc Kạn
Những loại cá nuôi như cá rô phi, cá trê lai, cá chép vốn là nguồn thực phẩm nhằm cải thiện dinh dưỡng của đồng bào miền núi. Nhưng cũng theo chị này, nguồn thức ăn Trung Quốc để nuôi cá phát triển nhanh chóng và bán ra thị trường với giá rẻ bèo, tập trung đối tượng mua là đồng bào thiểu số ít tiền, nghèo khổ cũng là một vấn đề đáng suy nghĩ. Bởi thực ra, nguồn cá nuôi cũng nguy hiểm không kém so với nguồn cá biển miền Trung. Cả hai đều nhấm nháp độc tố Trung Quốc trước khi vào bếp của người Việt.
Hiện tại, chỉ có cá sông, cá tự nhiên như cá bống, cá rô đồng, cá quả đồng (tức cá lóc đồng) và một số loài cá khác sống trong sông nước tự nhiên là đáng để tin cậy. Nhưng rất tiếc là các loại cá này có giá tiền rất cao, người có thu nhập trung bình không thể chạm tới được. Đặc biệt là đồng bào miền núi chỉ có thể tự bắt được chăng hay chớ chứ không thể mua về dùng.
Trẻ em miền núi vốn ăn uống không đầy đủ lại càng có dấu hiệu gầy còm hơn trong thời gian nửa năm nay. Theo chị nguyên nhân chính là do nguồn hải sản suy thoái suốt mấy tháng nay. Và tình trạng này vẫn còn kéo dài chưa biết đến bao giờ. Bởi có một thực tế là bà con đồng bào thiểu số đã thấy sợ cá biển và sợ luôn những lời khuyên của đảng, của nhà nước!
https://www.youtube.com/watch?v=06EDhLV1wJc
Nhóm phóng viên RFA tường trình từ Việt Nam
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/fish-n-people-in-the-northern-mountain-ttvn-09242016110632.html/ttvn-630.jpg/@@images/429efbc8-195f-44c7-8e58-5b0e3300c022.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/fish-n-people-in-the-northern-mountain-ttvn-09242016110632.html/ttvn-630.jpg/@@images/429efbc8-195f-44c7-8e58-5b0e3300c022.jpeg)
Cá sông trở nên đắt đỏ và người miền núi không dễ gì mua nổi.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/fish-n-people-in-the-northern-mountain-ttvn-09242016110632.html/ca-va-nguoi-mien-nui-phia-bac
Với người dân các tỉnh miền núi Đông Bắc và Tây Bắc, nguồn cá từ biển Quảng Ninh và biển Bắc miền Trung là nguồn hải sản chủ lực. Hầu hết nguồn hải sản các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc đều do thương lái mang từ biển Bắc miền Trung ra bán, một phần nhỏ là nguồn cá từ Quảng Ninh và một phần rất nhỏ là Hải Phòng. Thời gian qua, sau khi biển nhiễm độc do Formosa xả thải, nguồn hải sản các tỉnh này bị khủng hoảng trầm trọng. Sau khi Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam công bố cá biển đã an toàn thì phản ứng của người dân như thế nào? Câu hỏi sẽ được giải quyết bởi các nhận xét của một cán bộ cấp cao tỉnh Lào Cai, một cán bộ cấp cao tỉnh Thái Nguyên và một nữ cán bộ tỉnh Bắc Kạn.
Niềm tin vào công bố của nhà nước?
Cán bộ tỉnh Lào Cai, không muốn nêu tên trong bài viết này, chia sẻ:
Không đáng tin cậy. Truyền thống lâu nay bao giờ họ cũng nói an toàn với những người khác, còn nó ăn cá ở đâu đâu.
- Cán bộ tỉnh Thái Nguyên
“Cá chủ yếu ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đưa lên, dọc tuyến bờ biển miền Trung ra đây. Lúc trước, cái vụ nhà máy cán thép ở Hà Tĩnh làm cá chết nhưng giờ cá đã an toàn, ăn bình thường. Mấy hôm trước, bộ tài nguyên môi trường lên tivi nói cá ăn được rồi, tương đối an toàn, không có vấn đề gì cả.”
Theo ông cán bộ này, cá đã an toàn bởi nhà nước đã công bố tính an toàn của nó. Và một khi nhà nước nói ăn được thì đương nhiên là ăn được. Đặc biệt, ông tin vào kết quả của Bộ Tài nguyên và môi trường. Với ông, cú ở trần tắm biển và tuyên bố biển đã an toàn của ông bộ trưởng Trần Hồng Hà đã giải quyết được mọi thắc mắc của ông và cởi bỏ mọi nghi vấn hay lo sợ của đồng bào miền núi.
Ông cho biết thêm rằng bởi hơn ai hết, ông hiểu được giá trị dinh dưỡng của hải sản đối với đồng bào miền núi, lượng i-ốt và các khoáng chất, đạm, vitamin trong hải sản giúp cải thiện được chất lượng tư duy của đồng bào miền núi đáng kể trong học tập, sống và làm việc theo gương bác Hồ vĩ đại. Và một khi cá trở lại với đồng bào miền núi cũng có nghĩa rằng tấm gương bác Hồ vĩ đại sẽ được khai sáng một lần nữa nơi đây.
Đó là nhận xét của ông cán bộ cấp cao tỉnh Lào Cai, ngược với ông cán bộ này, một cán bộ khác ở tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ:
“Không đáng tin cậy. Truyền thống lâu nay bao giờ họ cũng nói an toàn với những người khác, còn nó ăn cá ở đâu đâu. Thứ hai nữa là không có tiêu chí để nói an toàn, ví dụ như ISO hay Châu Âu hay tiêu chuẩn gì chứ. Cái chữ an toàn của nó chỉ là chủ quan, không có căn cứ, đó chỉ là một câu nói. Mà cá khác nước khác nha, ô nhiễm cá khác mà ô nhiễm nước khác, ô nhiễm cá là do ô nhiễm nước gây ra…”
Theo vị cán bộ này, với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong hệ thống nhà nước và đã có không ít kinh nghiệm xương máu trong sinh hoạt đảng, ông khuyên mọi người phải hết sức thận trọng trước những kết quả công bố từ nhà nước. Và ông cũng khuyên mọi người cần phải tỉnh táo trước những lời khuyên của giới cán bộ Cộng sản, cụ thể là các đồng nghiệp, đồng chí của ông.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/fish-n-people-in-the-northern-mountain-ttvn-09242016110632.html/ttvn-400.jpg/@@images/65e79ef3-5ce1-4a8d-becf-48cf3120b7a8.jpeg
Thuyền đánh bắt gần bờ của ngư dân miền Trung vẫn phơi nắng sau vụ biển nhiễm độc do Formosa xả thải. RFA
Bởi có một chuyện mà người dân cần phải biết và phải tin là hầu hết giới cán bộ Cộng sản đều có kiến thức rất lõm bõm mặc dù bằng cấp, học vị của họ là tiến sĩ hoặc phó tiến sĩ. Thậm chí có người có cả học hàm giáo sư, phó giáo sư nhưng chắc chắn là kiến thức của họ vẫn ở mức ‘bình dân học vụ’. Và đó là một sự thật.
Ông nói thêm rằng còn một sự thật khác cũng đáng suy nghĩ là thường thì giới cán bộ nhà nước Việt Nam nói chung có một thói quen là họ luôn tuyên bố một thứ gì đó an toàn mà họ không bao giờ đụng tới. Ví dụ như nói hải sản an toàn thì họ sẽ không bao giờ ăn hải sản. Nếu có ăn thì họ ăn hải sản của vùng biển khác hoặc quốc gia khác. Nhưng họ vẫn tuyên bố nó an toàn.
Bên cạnh đó, các kết quả về biển của Việt Nam không căn cứ theo bất kì một tiêu chuẩn quốc tế nào, thậm chí cũng không có tiêu chuẩn nào, kết quả công bố hoàn toàn chủ quan, theo vài ba nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học nào đó mà ngay cả người trong giới khoa học cũng không biết tới, cán bộ nhà nước thì càng không biết.
Ảnh hưởng đến đời sống ra sao?
Một nữ cán bộ tỉnh Bắc Kạn không muốn nêu tên, chia sẻ:
“Ở đây cũng có bán một ít nhưng không mấy người ăn. Vì lúc trước cá chết đó, giờ có cá nuôi, cá sông. Cá biển thì rẻ, cá sông mới đắt. Như ở đây thì ăn cá hồ, tức là cá nuôi là chủ yếu chứ cá sông như cá bống chẳng hạn, đắt lắm. Trẻ con thì ăn bậy ăn bạ, cha mẹ ăn gì thì ăn theo đó!”
Chị này cho biết thêm là vấn đề lượng thực, thực phẩm của đồng bào miền núi năm nay gặp nhiều khó khăn, bởi lương thực cũng đã cạn khi mùa giáp hạt đi qua, thực phẩm chủ yếu là muối và cá cơm khô để duy trì dinh dưỡng. Nhưng hiện tại, hai loại thực phẩm này không đáng tin cậy, người dân phải chuyển sang dùng cá nuôi.
Ở đây cũng có bán một ít nhưng không mấy người ăn. Vì lúc trước cá chết đó, giờ có cá nuôi, cá sông. Cá biển thì rẻ, cá sông mới đắt.
- Nữ cán bộ tỉnh Bắc Kạn
Những loại cá nuôi như cá rô phi, cá trê lai, cá chép vốn là nguồn thực phẩm nhằm cải thiện dinh dưỡng của đồng bào miền núi. Nhưng cũng theo chị này, nguồn thức ăn Trung Quốc để nuôi cá phát triển nhanh chóng và bán ra thị trường với giá rẻ bèo, tập trung đối tượng mua là đồng bào thiểu số ít tiền, nghèo khổ cũng là một vấn đề đáng suy nghĩ. Bởi thực ra, nguồn cá nuôi cũng nguy hiểm không kém so với nguồn cá biển miền Trung. Cả hai đều nhấm nháp độc tố Trung Quốc trước khi vào bếp của người Việt.
Hiện tại, chỉ có cá sông, cá tự nhiên như cá bống, cá rô đồng, cá quả đồng (tức cá lóc đồng) và một số loài cá khác sống trong sông nước tự nhiên là đáng để tin cậy. Nhưng rất tiếc là các loại cá này có giá tiền rất cao, người có thu nhập trung bình không thể chạm tới được. Đặc biệt là đồng bào miền núi chỉ có thể tự bắt được chăng hay chớ chứ không thể mua về dùng.
Trẻ em miền núi vốn ăn uống không đầy đủ lại càng có dấu hiệu gầy còm hơn trong thời gian nửa năm nay. Theo chị nguyên nhân chính là do nguồn hải sản suy thoái suốt mấy tháng nay. Và tình trạng này vẫn còn kéo dài chưa biết đến bao giờ. Bởi có một thực tế là bà con đồng bào thiểu số đã thấy sợ cá biển và sợ luôn những lời khuyên của đảng, của nhà nước!
https://www.youtube.com/watch?v=06EDhLV1wJc
Nhóm phóng viên RFA tường trình từ Việt Nam