duyanh
09-22-2016, 01:40 PM
Đấu khẩu kịch liệt về khủng hoảng Syria trong cuộc họp của Liên Hợp Quốc
Tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) diễn ra tại New York, Mỹ, cuộc khủng hoảng tại Syria đã trở thành một chủ đề nóng.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/IILXi2-20160922-dau-khau-kich-liet-ve-khung-hoang-syria-trong-cuoc-hop-cua-lien-hop-quoc.jpg
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon chỉ trích tất cả những cường quốc đang “đổ thêm dầu vào lửa” cuộc chiến Syria.
Khi tất cả các bên đều chỉ trích lẫn nhau, trong bối cảnh liên tiếp xảy ra các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn, trong đó có cả vụ không kích “nhầm” vào lực lượng Chính phủ Syria và đoàn cứu trợ của LHQ ở Aleppo.
Ngoại trưởng Syria phản đối tổng thư ký Liên hợp quốc
Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon chỉ trích tất cả những cường quốc đang “đổ thêm dầu vào lửa” cuộc chiến Syria. “Trong khán phòng này có đại diện của những Chính phủ đã phớt lờ, đã tạo điều kiện, đã tài trợ, đã tham gia hoặc thậm chí lên kế hoạch và tiến hành những vụ tấn công sát hại dân thường Syria”. Ông Ban Ki-moon thậm chí còn chỉ đích danh Chính phủ Syria: “Tất cả các bên trong cuộc xung đột tại Syria đều đã giết hại dân thường, nhưng không bên nào gây thiệt hại nhiều bằng Chính phủ Syria”.
Ngay lập tức, bài phát biểu trên vấp phải sự chỉ trích từ phía Syria. Bộ Ngoại giao Syria ra tuyên bố nói rằng: Tổng thư ký Ban Ki-moon đã đi quá xa trong vai trò giải quyết các vấn đề quốc tế. Bài phát biểu ngày 20/9 đã “quá xa rời các quy định trong Hiến chương của LHQ” và nhấn mạnh, tổ chức lớn nhất thế giới này không đạt được bất cứ thành tựu nào trong việc giải quyết xung đột dưới thời ông Ban Ki-moon. Thông báo cũng khẳng định, người dân Syria có quyền tự quyết và không cần lời khuyên từ Tổng thư ký Ban Ki-moon.
Mỹ bị tố “hỗ trợ” ISIS
Cuộc khủng hoảng tại Syria đã bước sang năm thứ 6 mà vẫn chưa có hồi kết. Tình hình tại quốc gia Trung Đông này càng trở nên tồi tệ hơn khi có sự vi phạm lệnh ngừng bắn nghiêm trọng không phải từ các phiến quân gây ra.
Sự việc bắt đầu khi liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích nhầm vào vị trí của lực lượng Chính phủ Syria ở khu vực Jebel Tharda hôm 17/9, thời điểm mà lệnh ngừng bắn kéo dài 7 ngày do Mỹ và Nga bảo trợ còn chưa kết thúc; khiến nhiều binh sĩ Syria thiệt mạng.
Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin cho rằng, vụ không kích cho thấy, Mỹ đang đi ngược lại cam kết của chính mình và làm cho lệnh ngừng bắn có nguy cơ đổ vỡ. Trong khi đó, Đại sứ Syria tại LHQ Bashar Ja’afari lại đặt ra nghi vấn về những thông tin tình báo mà Mỹ thu thập được để tiến hành cuộc không kích “nhầm” và cho rằng, có mối liên hệ giữa các binh sỹ Mỹ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tự xưng; khi ngay sau vụ không kích, các tay súng ISIS đã chiếm được khu vực này. “Mỹ đang giả bộ như họ đã không kích nhầm, nhưng đó chỉ là lời nói dối. Họ bào chữa như vậy để tránh ảnh hưởng đến thỏa thuận Nga – Mỹ”. Ông này thậm chí còn chỉ trích rằng, LHQ đang trở thành công cụ để Mỹ thực hiện các ý đồ của mình.
Nga – Mỹ đấu khẩu
Chỉ 2 ngày sau vụ không kích nhầm, ít nhất 18 xe tải trong đoàn xe 31 ô tô chở hàng cứu trợ của LHQ và Hội Chữ thập Đỏ Arab Syria (SARC) bị trúng bom gần Aleppo, khiến 12 nhân viên cứu trợ và 1 tài xế thiệt mạng. Đoàn xe cứu trợ đang trên đường tới thị trấn Orum al-Kubra thuộc tỉnh Aleppo – nơi 78.000 người đang vật lộn với đói khát và cái chết.
Phía Mỹ cho rằng, máy bay chiến đấu của Nga chịu trách nhiệm về vụ không kích nhằm vào đoàn cứu trợ này. Tuy nhiên, ngày 21/9, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, những cáo buộc của Mỹ nhằm đánh lạc hướng mọi sự chú ý khỏi những “nhầm lẫn” của liên quân do Mỹ dẫn đầu khi tấn công lực lượng vũ trang Syria. Thông cáo của Bộ này nêu rõ: “Những cáo buộc vội vã không có chứng cớ kèm theo cùng với nhiều thứ khác đã được tính toán để đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận khỏi những “nhầm lẫn” kỳ quặc mà phi công liên quân do Mỹ dẫn đầu đã phạm phải hôm 17/9, khi máy bay của họ dội bom xuống các vị trí của lực lượng Chính phủ Syria ở Deir al-Zor”.
Lo ngại động thái của Trung Quốc trên biển
Trong bài phát biểu lần cuối trên cương vị Tổng thống Mỹ trước Đại hội đồng LHQ đêm 20/9, ông Obama đã nêu ra nhiều điểm nóng toàn cầu như biển Đông, Ukraine, Syria. Về vấn đề biển Đông, theo ông Obama, cần thiết phải có một giải pháp hòa bình ở khu vực.
“Một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp dưới sự bảo trợ của luật pháp sẽ đem lại sự ổn định lớn hơn so với việc quân sự hóa các bãi đá và rạn san hô”, ông Obama ám chỉ việc Trung Quốc không ngừng cải tạo và xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo và công sự tại những thực thể do nước này chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bên lề Đại hội đồng LHQ ngày 21/9, Hội nghị Ngoại trưởng G7 đưa ra tuyên bố chung bày tỏ sự lo ngại đối với những vấn đề phát sinh gần đây tại biển Đông và Hoa Đông. Về việc Trung Quốc gia tăng quân sự hóa tại biển Đông, các nước G7 đã phản đối mạnh mẽ hành động đơn phương gây căng thẳng của nước này, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng và thực hiện luật pháp quốc tế, đặc biệt là phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về “đường 9 đoạn”. Tuyên bố mong muốn Trung Quốc và ASEAN sớm đưa ra Bộ Qui tắc ứng xử các bên ở biển Đông (COC).
Theo Baogiaothong
Tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) diễn ra tại New York, Mỹ, cuộc khủng hoảng tại Syria đã trở thành một chủ đề nóng.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/IILXi2-20160922-dau-khau-kich-liet-ve-khung-hoang-syria-trong-cuoc-hop-cua-lien-hop-quoc.jpg
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon chỉ trích tất cả những cường quốc đang “đổ thêm dầu vào lửa” cuộc chiến Syria.
Khi tất cả các bên đều chỉ trích lẫn nhau, trong bối cảnh liên tiếp xảy ra các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn, trong đó có cả vụ không kích “nhầm” vào lực lượng Chính phủ Syria và đoàn cứu trợ của LHQ ở Aleppo.
Ngoại trưởng Syria phản đối tổng thư ký Liên hợp quốc
Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon chỉ trích tất cả những cường quốc đang “đổ thêm dầu vào lửa” cuộc chiến Syria. “Trong khán phòng này có đại diện của những Chính phủ đã phớt lờ, đã tạo điều kiện, đã tài trợ, đã tham gia hoặc thậm chí lên kế hoạch và tiến hành những vụ tấn công sát hại dân thường Syria”. Ông Ban Ki-moon thậm chí còn chỉ đích danh Chính phủ Syria: “Tất cả các bên trong cuộc xung đột tại Syria đều đã giết hại dân thường, nhưng không bên nào gây thiệt hại nhiều bằng Chính phủ Syria”.
Ngay lập tức, bài phát biểu trên vấp phải sự chỉ trích từ phía Syria. Bộ Ngoại giao Syria ra tuyên bố nói rằng: Tổng thư ký Ban Ki-moon đã đi quá xa trong vai trò giải quyết các vấn đề quốc tế. Bài phát biểu ngày 20/9 đã “quá xa rời các quy định trong Hiến chương của LHQ” và nhấn mạnh, tổ chức lớn nhất thế giới này không đạt được bất cứ thành tựu nào trong việc giải quyết xung đột dưới thời ông Ban Ki-moon. Thông báo cũng khẳng định, người dân Syria có quyền tự quyết và không cần lời khuyên từ Tổng thư ký Ban Ki-moon.
Mỹ bị tố “hỗ trợ” ISIS
Cuộc khủng hoảng tại Syria đã bước sang năm thứ 6 mà vẫn chưa có hồi kết. Tình hình tại quốc gia Trung Đông này càng trở nên tồi tệ hơn khi có sự vi phạm lệnh ngừng bắn nghiêm trọng không phải từ các phiến quân gây ra.
Sự việc bắt đầu khi liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích nhầm vào vị trí của lực lượng Chính phủ Syria ở khu vực Jebel Tharda hôm 17/9, thời điểm mà lệnh ngừng bắn kéo dài 7 ngày do Mỹ và Nga bảo trợ còn chưa kết thúc; khiến nhiều binh sĩ Syria thiệt mạng.
Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin cho rằng, vụ không kích cho thấy, Mỹ đang đi ngược lại cam kết của chính mình và làm cho lệnh ngừng bắn có nguy cơ đổ vỡ. Trong khi đó, Đại sứ Syria tại LHQ Bashar Ja’afari lại đặt ra nghi vấn về những thông tin tình báo mà Mỹ thu thập được để tiến hành cuộc không kích “nhầm” và cho rằng, có mối liên hệ giữa các binh sỹ Mỹ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tự xưng; khi ngay sau vụ không kích, các tay súng ISIS đã chiếm được khu vực này. “Mỹ đang giả bộ như họ đã không kích nhầm, nhưng đó chỉ là lời nói dối. Họ bào chữa như vậy để tránh ảnh hưởng đến thỏa thuận Nga – Mỹ”. Ông này thậm chí còn chỉ trích rằng, LHQ đang trở thành công cụ để Mỹ thực hiện các ý đồ của mình.
Nga – Mỹ đấu khẩu
Chỉ 2 ngày sau vụ không kích nhầm, ít nhất 18 xe tải trong đoàn xe 31 ô tô chở hàng cứu trợ của LHQ và Hội Chữ thập Đỏ Arab Syria (SARC) bị trúng bom gần Aleppo, khiến 12 nhân viên cứu trợ và 1 tài xế thiệt mạng. Đoàn xe cứu trợ đang trên đường tới thị trấn Orum al-Kubra thuộc tỉnh Aleppo – nơi 78.000 người đang vật lộn với đói khát và cái chết.
Phía Mỹ cho rằng, máy bay chiến đấu của Nga chịu trách nhiệm về vụ không kích nhằm vào đoàn cứu trợ này. Tuy nhiên, ngày 21/9, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, những cáo buộc của Mỹ nhằm đánh lạc hướng mọi sự chú ý khỏi những “nhầm lẫn” của liên quân do Mỹ dẫn đầu khi tấn công lực lượng vũ trang Syria. Thông cáo của Bộ này nêu rõ: “Những cáo buộc vội vã không có chứng cớ kèm theo cùng với nhiều thứ khác đã được tính toán để đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận khỏi những “nhầm lẫn” kỳ quặc mà phi công liên quân do Mỹ dẫn đầu đã phạm phải hôm 17/9, khi máy bay của họ dội bom xuống các vị trí của lực lượng Chính phủ Syria ở Deir al-Zor”.
Lo ngại động thái của Trung Quốc trên biển
Trong bài phát biểu lần cuối trên cương vị Tổng thống Mỹ trước Đại hội đồng LHQ đêm 20/9, ông Obama đã nêu ra nhiều điểm nóng toàn cầu như biển Đông, Ukraine, Syria. Về vấn đề biển Đông, theo ông Obama, cần thiết phải có một giải pháp hòa bình ở khu vực.
“Một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp dưới sự bảo trợ của luật pháp sẽ đem lại sự ổn định lớn hơn so với việc quân sự hóa các bãi đá và rạn san hô”, ông Obama ám chỉ việc Trung Quốc không ngừng cải tạo và xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo và công sự tại những thực thể do nước này chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bên lề Đại hội đồng LHQ ngày 21/9, Hội nghị Ngoại trưởng G7 đưa ra tuyên bố chung bày tỏ sự lo ngại đối với những vấn đề phát sinh gần đây tại biển Đông và Hoa Đông. Về việc Trung Quốc gia tăng quân sự hóa tại biển Đông, các nước G7 đã phản đối mạnh mẽ hành động đơn phương gây căng thẳng của nước này, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng và thực hiện luật pháp quốc tế, đặc biệt là phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về “đường 9 đoạn”. Tuyên bố mong muốn Trung Quốc và ASEAN sớm đưa ra Bộ Qui tắc ứng xử các bên ở biển Đông (COC).
Theo Baogiaothong