duyanh
09-08-2016, 01:21 PM
Tàu chiến Nga lên đường tới Biển Đông
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/08/11/160811152225_crimea_russian_fleet_624x351_gettyima ges_nocredit.jpg
Chiến hạm của Nga (hình minh họa)
Ba chiến hạm và hai tàu hỗ trợ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đã rời vùng biển của Nga, trên đường tới tham gia cuộc tập trận chung hải quân Nga-Trung ở Biển Đông.
Hai nước đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho cuộc tập trận chung trên Biển Đông, trang tin Nezavisimaya Gazeta của Nga nói hôm 7/9.
Theo kế hoạch, cuộc tập trận chung lần thứ năm giữa hai quốc gia sẽ diễn ra trong thời gian 11-19/9, cũng là lúc Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chính thức tới thăm Trung Quốc, 10-15/9.
Đây là lần đầu tiên hải quân hai nước phô diễn tại vùng biển nhiều tranh chấp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và sẽ gồm các hoạt động trên không, trên biển và trên bộ.
Việc tổ chức tập trận đã bị đặt câu hỏi trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 vừa kết thúc tại Hàng Châu, Trung Quốc, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai 5/9 tuyên bố rằng nó "không ảnh hưởng tới lợi ích của bất kỳ ai, và có lợi cho an ninh của cả Nga lẫn Trung Quốc".
Đồng thời, ông Putin cũng gây ngạc nhiên khi tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/07/09/160709105655_china_drill_02_640x360_reuters_nocred it.jpg
Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận ở biển Đông tháng 7/2016
“Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa [PCA].”
Trung Quốc ra yêu sách chủ quyền đối với khoảng 95% tổng diện tích Biển Đông, chồng lấn nhiều phần với các tuyên bố chủ quyền của một số nước khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Hồi trung tuần tháng Bảy, tòa PCA tại The Hague đã bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
Trong mùa hè rồi, các tàu khu trục của hải quân Mỹ đã bắt đầu tuần tra trên Biển Đông, và Bắc Kinh đã lặp đi lặp lại lời kêu gọi Washington hãy "chấm dứt những hành động khiêu khích này".
Quy mô diễn tập
Nezavisimaya Gazeta dẫn nguồn văn phòng báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương Liên bang Nga nói trong lần tập trận chung với Trung Quốc tới đây, Nga triển khai các tàu chiến chống ngầm cỡ lớn Admiral Tributs và Admiral Vinogradov, tàu chiến lội nước cỡ lớn Peresvet, tàu lai dắt Alatau, và tàu chở dầu Pechenga tới Biển Đông.
Cuộc tập trận được lên kế hoạch thực hiện ở vùng biển thuộc căn cứ hải quân Trạm Giang thuộc Quảng Châu, Trung Quốc, với đảo Hải Nam nằm kế bên.
Trạm Giang cũng là nơi đóng quân chính của Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/07/09/160709110112_china_drill_05_640x360_reuters_nocred it.jpg
Theo chương trình dự kiến đã được công bố, ngoài phần thao diễn trên biển, trong phần cuối sẽ có "việc đổ bộ từ biển và từ trên không xuống một hòn đảo được giả định là đang bị chiếm đóng".
Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã cáo buộc Trung Quốc và Nga "tìm cách leo thang tình hình vốn đã phức tạp tại Biển Đông", theo Nezavisimaya Gazeta.
Tuy nhiên, báo Nga cáo buộc chính Hoa Kỳ mới là người làm leo thang tình hình khi không giấu giếm gì việc đưa tàu vào tuần tra Biển Đông thường xuyên.
Phát ngôn viên của quân đội Trung Quốc, Dương Vũ Quân, trước đó từng tuyên bố "không ai có thể đe dọa được lực lượng quân sự Trung Quốc" và nếu như tàu nước ngoài "bỗng dưng gây chuyện" thì Bắc Kinh "theo lẽ tự nhiên sẽ có thể để lực lượng này xử lý".
Nay, dường như Nga đang giúp Trung Quốc đối phó với mối đe dọa từ Hoa Kỳ qua việc tập trận chung ở Biển Đông.
Tờ Straits Times của Singapore dẫn ý kiến các chuyên gia nhìn nhận cuộc tập trận lần này có thể gây tác động tiêu cực tới mối quan hệ của Trung Quốc với khối Asean.
Tuy nhiên, báo Pravda của Nga thì coi việc này thể hiện sự đoàn kết của Nga và Trung Quốc nhằm chống lại Nato.
Lần tập trận chung trước của Nga và Trung Quốc là hồi 2015, tại Biển Nhật Bản. Hai nước bắt đâu các hoạt động tập trận hải quân chung tại Thái Bình Dương kể từ 2012.
Nguồn BBC
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/08/11/160811152225_crimea_russian_fleet_624x351_gettyima ges_nocredit.jpg
Chiến hạm của Nga (hình minh họa)
Ba chiến hạm và hai tàu hỗ trợ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đã rời vùng biển của Nga, trên đường tới tham gia cuộc tập trận chung hải quân Nga-Trung ở Biển Đông.
Hai nước đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho cuộc tập trận chung trên Biển Đông, trang tin Nezavisimaya Gazeta của Nga nói hôm 7/9.
Theo kế hoạch, cuộc tập trận chung lần thứ năm giữa hai quốc gia sẽ diễn ra trong thời gian 11-19/9, cũng là lúc Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chính thức tới thăm Trung Quốc, 10-15/9.
Đây là lần đầu tiên hải quân hai nước phô diễn tại vùng biển nhiều tranh chấp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và sẽ gồm các hoạt động trên không, trên biển và trên bộ.
Việc tổ chức tập trận đã bị đặt câu hỏi trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 vừa kết thúc tại Hàng Châu, Trung Quốc, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai 5/9 tuyên bố rằng nó "không ảnh hưởng tới lợi ích của bất kỳ ai, và có lợi cho an ninh của cả Nga lẫn Trung Quốc".
Đồng thời, ông Putin cũng gây ngạc nhiên khi tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/07/09/160709105655_china_drill_02_640x360_reuters_nocred it.jpg
Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận ở biển Đông tháng 7/2016
“Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa [PCA].”
Trung Quốc ra yêu sách chủ quyền đối với khoảng 95% tổng diện tích Biển Đông, chồng lấn nhiều phần với các tuyên bố chủ quyền của một số nước khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Hồi trung tuần tháng Bảy, tòa PCA tại The Hague đã bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
Trong mùa hè rồi, các tàu khu trục của hải quân Mỹ đã bắt đầu tuần tra trên Biển Đông, và Bắc Kinh đã lặp đi lặp lại lời kêu gọi Washington hãy "chấm dứt những hành động khiêu khích này".
Quy mô diễn tập
Nezavisimaya Gazeta dẫn nguồn văn phòng báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương Liên bang Nga nói trong lần tập trận chung với Trung Quốc tới đây, Nga triển khai các tàu chiến chống ngầm cỡ lớn Admiral Tributs và Admiral Vinogradov, tàu chiến lội nước cỡ lớn Peresvet, tàu lai dắt Alatau, và tàu chở dầu Pechenga tới Biển Đông.
Cuộc tập trận được lên kế hoạch thực hiện ở vùng biển thuộc căn cứ hải quân Trạm Giang thuộc Quảng Châu, Trung Quốc, với đảo Hải Nam nằm kế bên.
Trạm Giang cũng là nơi đóng quân chính của Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/07/09/160709110112_china_drill_05_640x360_reuters_nocred it.jpg
Theo chương trình dự kiến đã được công bố, ngoài phần thao diễn trên biển, trong phần cuối sẽ có "việc đổ bộ từ biển và từ trên không xuống một hòn đảo được giả định là đang bị chiếm đóng".
Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã cáo buộc Trung Quốc và Nga "tìm cách leo thang tình hình vốn đã phức tạp tại Biển Đông", theo Nezavisimaya Gazeta.
Tuy nhiên, báo Nga cáo buộc chính Hoa Kỳ mới là người làm leo thang tình hình khi không giấu giếm gì việc đưa tàu vào tuần tra Biển Đông thường xuyên.
Phát ngôn viên của quân đội Trung Quốc, Dương Vũ Quân, trước đó từng tuyên bố "không ai có thể đe dọa được lực lượng quân sự Trung Quốc" và nếu như tàu nước ngoài "bỗng dưng gây chuyện" thì Bắc Kinh "theo lẽ tự nhiên sẽ có thể để lực lượng này xử lý".
Nay, dường như Nga đang giúp Trung Quốc đối phó với mối đe dọa từ Hoa Kỳ qua việc tập trận chung ở Biển Đông.
Tờ Straits Times của Singapore dẫn ý kiến các chuyên gia nhìn nhận cuộc tập trận lần này có thể gây tác động tiêu cực tới mối quan hệ của Trung Quốc với khối Asean.
Tuy nhiên, báo Pravda của Nga thì coi việc này thể hiện sự đoàn kết của Nga và Trung Quốc nhằm chống lại Nato.
Lần tập trận chung trước của Nga và Trung Quốc là hồi 2015, tại Biển Nhật Bản. Hai nước bắt đâu các hoạt động tập trận hải quân chung tại Thái Bình Dương kể từ 2012.
Nguồn BBC