PDA

View Full Version : Nhiều lò hạt nhân TQ nằm không xa biên giới Việt Nam



sophienguyen
09-06-2016, 01:35 AM
Nhiều lò hạt nhân TQ nằm không xa biên giới Việt Nam


Các chuyên gia đều bày tỏ lo ngại trước việc hàng loạt các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc xây dựng sát biên giới với Việt Nam.

Nhà máy điện hạt nhân TQ cận kề biên giới Việt Nam

Trong khi nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam tại Ninh Thuận hiện vẫn đang bị lùi thời gian xuống năm 2028 có tổ máy đầu tiên thì một vấn đề khác mà dư luận quan tâm đó là nhiều nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc được xây cận kề biên giới nước ta. Thậm chí khoảng cách đến đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm cả Thủ đô Hà Nội, chỉ vài trăm km.

Báo VietNamNet ngày 5/9 thông tin, một loạt lò phản ứng năng lượng công suất lớn khoảng 500-1000 MW, chủ yếu loại “made in China” đã và đang đi vào vận hành. 3 nhà máy cách xa Hà Nội chỉ khoảng 300 km - 500 km, tức khoảng 1/5 - 1/3 khoảng cách Hà Nội - Ninh Thuận.

http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2016/09/05/4481339/trung-quoc-xay-nha-may-dhn-sat-bien-gioi-dieu-lo-ngai_51334405.jpg
Ảnh minh họa
Ngoài ra, số nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đã và đang xây dựng ngày càng tăng và tràn xuống phía nam.

Theo thống kế, trong năm 2016, các tổ máy đầu tiên gần nước ta nhất, có công suất 1.000 MW của nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành (Quảng Tây, cách Móng Cái 60km) đã đi vào hoạt động thương mại, các tổ máy 650 MW của nhà máy Xương Giang (đảo Hải Nam) và tổ máy 600 MW của nhà máy Trường Giang (Quảng Đông) đã được kết nối lưới điện quốc gia của Trung Quốc.

Nhiều lo ngại…

Dù điện hạt nhân thế hệ mới được đánh giá là an toàn, nhưng nhiều chuyên gia trong nước vẫn lên tiếng bày tỏ lo lắng trước việc Trung Quốc xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân gần biên giới Việt Nam.

Từng trao đổi với báo chí về vấn đề này, PGS.TS Lưu Đức Hải, Trưởng khoa môi trường, Trường ĐH Khoa học tự nhiên –ĐHQG Hà Nội cho rằng cần có sự giám sát quốc tế việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc.

Theo PGS.TS Hải, với khoảng cách chỉ từ 200-300 km, thủ đô Hà Nội và toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ nằm trong vùng có nguy cơ ô nhiễm.

Ngoài ra, nếu xây dựng ở vị trí đó các loại nước thải và nước làm mát có thể chứa chất phóng xạ, nhiệt độ cao nếu bị rò rỉ, chảy ra biển Đông sẽ tác động xấu tới môi trường biển thuộc lãnh hải của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam. Chất ô nhiễm không có biên giới nên cũng không có chuyện chất ô nhiễm đến biên giới Việt Nam rồi sẽ quay lại.

“Chúng ta cũng cần phải xem xét đánh giá những tác hại của việc xây dựng nhà máy đó đến môi trường nước ta cả trên lục địa và cả trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ; cũng như đưa ra các phương án hạn chế tối đa các thiệt hại, nếu xảy ra sự cố.

Đồng thời cũng có thể đề nghị sự giám sát quốc tế đối với việc xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt nhân trên đất Trung Quốc gần với Việt Nam”, PGS.TS Hải nhấn mạnh.

Trong khi đó, TS Lê Văn Hồng, Viện phó Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho rằng cần trao đổi trực tiếp với phía Trung Quốc về những nguy cơ trên.

Ngoài ra, Việt Nam có thể dựa vào Công ước quốc tế về an toàn nhà máy điện hạt nhân của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế để yêu cầu Trung Quốc phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến nhà máy xây dựng cạnh biên giới nước ta.

“Hiện Trung Quốc đã tham gia công ước này và Việt Nam cũng mới tham gia. Vì vậy trên khuôn khổ hoạt động của Công ước, Việt Nam hoàn toàn có thể yêu cầu Trung Quốc cung cấp đầy đủ những thông tin về nhà máy điện hạt nhân sắp được xây dựng cạnh biên giới nước mình.

Tuy nhiên, đây nằm trong khuôn khổ nghĩa vụ của một nước thành viên khi tham gia Công ước quốc tế. Cách hay hơn cả vẫn là thông qua con đường trao đổi trực tiếp, cách này mềm mỏng hơn, nhưng chúng ta sẽ có thông tin cụ thể hơn và nhiều khi cũng rất hữu hiệu”, TS Hồng nhấn mạnh.



Việt Nam lùi nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Theo quyết định số 428 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 18/3/2016 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (điều chỉnh quy hoạch điện 7), Việt Nam sẽ lùi đến năm 2028 chạy tổ máy đầu tiên và sẽ có thêm 3-4 tổ máy vào năm 2030.

Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Nhị Điền, Viện phó Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho biết hiện nay cũng có 1 số tin đồn lùi thêm thời hạn với nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

“Về giấy tờ thì chỉ có văn bản đó. Tuy nhiên, hiện nay cũng có thấy một số tin đồn lùi thêm thời gian nữa nhưng tôi cũng chưa biết chính xác như thế nào cả”, PGS.TS Điền nhấn mạnh.

Trong khi đó, đại diện UBND tỉnh Ninh Thuận cũng khẳng định chưa nắm được thông tin trên.

“Chúng tôi chưa thấy có văn bản gì cả. Hiện nay vẫn theo như kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt thôi”, vị đại diện nói.













Hoàng Nam (Tổng hợp)