duyanh
09-04-2016, 12:27 PM
Tổng thống Barack Obama: Trung Quốc cần tôn trọng các hiệp ước quốc tế về hàng hải
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/obama-presses-cn-on-scs-ahead-of-g20-09042016073438.html/000_FU8KI.jpg/@@images/d4e10d55-5789-4f59-befb-244a905b2e3d.jpeg
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hàng Châu vào ngày 3 tháng 9 năm 2016.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng Trung Quốc cần tôn trọng các hiệp ước quốc tế về hàng hải, đồng thời ông cũng nhấn mạnh là Hoa Kỳ có những cam kết của mình với những đồng minh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Đó là những điểm nhấn mạnh mà người đứng đầu Nhà Trằng đưa ra trong cuộc nói chuyện tay đôi với Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông Obama đề cập đến biển Đông.
Cuộc nói chuyện diễn ra vào ngày hôm qua ở Hàng Châu và kéo dài đến tận đêm, trước khi khai mạc hội nghị G20 tại thành phố du lịch này của Trung Quốc.
Hội nghị G20 qui tụ 20 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới dự tính kéo dài trong 2 ngày 4 và 5 tháng 9.
Đáp lời Tổng tống Obama, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc luôn gìn giữ chủ quyền và quyền lợi hàng hải của mình trên biển Đông, và Bắc Kinh luôn mong muốn giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình giữa những quốc gia có tranh chấp trực tiếp với nhau.
Tuy không nói ra nhưng người ta cho rằng ông Tập Cận Bình muốn nói rằng Mỹ là một quốc gia nằm ngoài khu vực biển Đông, và ông cũng thúc giục Hoa Kỳ nên đóng một vai trò xây dựng trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực.
Lên tiếng về cuộc gặp gỡ của ông Obama và ông Tập Cận Bình, Tòa Bạch Ốc ra thông báo nói rằng Hoa Kỳ sẽ làm việc với tất cả các nước trong khu vực theo những nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tự do thương mại, tự do hàng hải và hàng không.
Trong khi đó thì Bộ ngoại giao Bắc Kinh cũng lên tiếng nói rằng Mỹ nên từ bỏ những chuẩn mực kép trong cách ứng xử ở biển Đông, và đóng một vai trò mang tính xây dựng hơn.
Xin nhắc lại là trong hai năm qua Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động xây dựng các bãi đá tại biển Đông mà mình chiếm giữ thành các đảo nhân tạo, trên đó có các sân bay và căn cứ hậu cần. Việc này làm nhiều quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trong khu vực là Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, cũng như các quốc gia có nhiều quyền lợi thương mại ở biển Đông như Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, và Hoa Kỳ lo ngại.
Vào ngày 12 tháng bảy vừa qua, Tòa trọng tài thường trực quốc tế có trụ sở tại Hà Lan ra phán quyết rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc chiếm đến 90% diện tích biển Đông là vô giá trị. Phán quyết này đưa ra sau một vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc kéo dài đến 3 năm.
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cũng như Hoa Kỳ và Nhật Bản đều lên tiếng ủng hộ phán quyết này, nhưng Bắc Kinh lại nói là Tòa trọng tài quốc tế không có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp của Trung Quốc.
https://www.youtube.com/watch?v=C91umY0w-6k
RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/obama-presses-cn-on-scs-ahead-of-g20-09042016073438.html/000_FU8KI.jpg/@@images/d4e10d55-5789-4f59-befb-244a905b2e3d.jpeg
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hàng Châu vào ngày 3 tháng 9 năm 2016.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng Trung Quốc cần tôn trọng các hiệp ước quốc tế về hàng hải, đồng thời ông cũng nhấn mạnh là Hoa Kỳ có những cam kết của mình với những đồng minh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Đó là những điểm nhấn mạnh mà người đứng đầu Nhà Trằng đưa ra trong cuộc nói chuyện tay đôi với Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông Obama đề cập đến biển Đông.
Cuộc nói chuyện diễn ra vào ngày hôm qua ở Hàng Châu và kéo dài đến tận đêm, trước khi khai mạc hội nghị G20 tại thành phố du lịch này của Trung Quốc.
Hội nghị G20 qui tụ 20 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới dự tính kéo dài trong 2 ngày 4 và 5 tháng 9.
Đáp lời Tổng tống Obama, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc luôn gìn giữ chủ quyền và quyền lợi hàng hải của mình trên biển Đông, và Bắc Kinh luôn mong muốn giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình giữa những quốc gia có tranh chấp trực tiếp với nhau.
Tuy không nói ra nhưng người ta cho rằng ông Tập Cận Bình muốn nói rằng Mỹ là một quốc gia nằm ngoài khu vực biển Đông, và ông cũng thúc giục Hoa Kỳ nên đóng một vai trò xây dựng trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực.
Lên tiếng về cuộc gặp gỡ của ông Obama và ông Tập Cận Bình, Tòa Bạch Ốc ra thông báo nói rằng Hoa Kỳ sẽ làm việc với tất cả các nước trong khu vực theo những nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tự do thương mại, tự do hàng hải và hàng không.
Trong khi đó thì Bộ ngoại giao Bắc Kinh cũng lên tiếng nói rằng Mỹ nên từ bỏ những chuẩn mực kép trong cách ứng xử ở biển Đông, và đóng một vai trò mang tính xây dựng hơn.
Xin nhắc lại là trong hai năm qua Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động xây dựng các bãi đá tại biển Đông mà mình chiếm giữ thành các đảo nhân tạo, trên đó có các sân bay và căn cứ hậu cần. Việc này làm nhiều quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trong khu vực là Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, cũng như các quốc gia có nhiều quyền lợi thương mại ở biển Đông như Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, và Hoa Kỳ lo ngại.
Vào ngày 12 tháng bảy vừa qua, Tòa trọng tài thường trực quốc tế có trụ sở tại Hà Lan ra phán quyết rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc chiếm đến 90% diện tích biển Đông là vô giá trị. Phán quyết này đưa ra sau một vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc kéo dài đến 3 năm.
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cũng như Hoa Kỳ và Nhật Bản đều lên tiếng ủng hộ phán quyết này, nhưng Bắc Kinh lại nói là Tòa trọng tài quốc tế không có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp của Trung Quốc.
https://www.youtube.com/watch?v=C91umY0w-6k
RFA