duyanh
09-03-2016, 01:49 PM
Mỹ và TQ ‘phê chuẩn’ thỏa thuận Paris
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/11/11/151111090926_china_coal_file_640x360_ap_nocredit.j pg
Việc phê chuẩn thỏa thuận Paris có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải điểu chỉnh lại sản xuất công nghiệp, trong đó có ngành than của mình.
Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia cùng chịu trách nhiệm về 40% lượng khí thải carbon của thế giới, loan bố phê chuẩn thỏa thuận khí hậu toàn cầu Paris.
Sau cùng các nhà lãnh đạo khác của các quốc gia G20 tới dự một hội nghị thượng đỉnh ở thành phố Hàng Châu, ông Obama nói: "Lịch sử sẽ phán xét những nỗ lực hôm nay là quan trọng."
Lượng khí xả thải CO2 là lực đẩy đằng sau của thay đổi khí hậu.
Tháng Mười Hai năm ngoái, các nước đã đồng ý cắt giảm khí thải đủ để giữ mức tăng trung bình toàn cầu ở nhiệt độ dưới 2 hai độ C.
Thỏa thuận Paris là thỏa thuận khí hậu toàn diện đầu tiên trên thế giới. Nó sẽ chỉ có hiệu lực về mặt pháp lý sau khi được ít nhất 55 quốc gia phê chuẩn, mà giữa các nước này có lượng sản xuất bằng 55% lượng khí thải carbon toàn cầu.
Các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua "đề nghị xem xét và phê chuẩn Hiệp định Paris" vào sáng thứ Bảy vào cuối phiên họp kéo dài một tuần.
Thỏa thuận Paris là cơ hội tốt nhất duy nhất nhằm đối phó với một vấn đề mà có thể sẽ chuyển đổi hành tinh này
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
Với Hoa Kỳ và Trung Quốc công bố sẽ phê chuẩn, đây là một bước tiến lớn hướng tới đưa thỏa thuận khí hậu Paris thành hiện thực, theo phái viên chuyên phân tích môi trường của BBC, Roger Harrabin.
Các quốc gia khác vẫn sẽ tiếp tục cân nhắc về các phê chuẩn riêng từng nước, nhưng động thái mới sẽ tạo áp lực lên các quốc gia thuộc khối G20 vào cuối tuần này để buộc họ phải có chuyển động nhanh hơn trong cam kết của mình nhằm từ điều chỉnh hướng tới từ bỏ chú trọng khai thác nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, mặt khác, những thách thức vẫn còn rất lớn ở phía trước đối với thỏa thuận của Paris, nhất là về mặt pháp luật, chế tài, ngay cả khi đã có đủ số lượng quốc gia phê chuẩn.
Trước khi Trung Quốc đưa ra thông báo của mình, 23 quốc gia đã phê chuẩn thỏa thuận cho đến nay chỉ chiếm hơn 1% lượng khí thải.
Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố vào sáng thứ Bảy công bố việc phê chuẩn của Mỹ.
Trong một phát biểu tại Hàng Châu, Tổng thống Obama nói thỏa thuận Paris là "cơ hội tốt nhất duy nhất nhằm đối phó với một vấn đề mà có thể sẽ chuyển đổi hành tinh này".
Ông ca ngợi Mỹ và lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề khí hậu, nói:
"Chúng ta đang di chuyển thế giới một cách đáng kể, hướng tới mục tiêu mà chúng ta đã xác lập."
Ca ngợi
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/09/03/160903114832_us_china_g20_640x360_afp_nocredit.jpg
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon (trái, đầu tiên) đã ca ngợi hành động của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc sau khi hai quốc gia lớn này đưa ra tuyên bố phê chuẩn.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki-moon đã ca ngợi ông Obama và gọi đó là một hành động lãnh đạo gây “cảm hứng”.
Ông Ban nói cả ông Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều "có tầm nhìn xa, táo bạo và đầy tham vọng".
Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo rằng mục tiêu kìm giữ tăng nhiệt độ dưới 2 độ C đã đang có nguy cơ bị vi phạm.
Trong 14 tháng liên tiếp, các nhà khí tượng học đã ghi lại những tháng nóng kỷ lục, trong đó cơ quan về khí hậu, thời tiết của Anh, Met Office, đã dự báo rằng năm 2016 có thể đạt nhiệt độ 1,1 độ C trên các mức tiền công nghiệp.
Nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới có thể sẽ tăng hơn nữa trong những năm tới do tác động của khí thải carbon được xả thải từ trước.
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu bắt đầu vào chủ nhật.
Đây dự kiến là chuyến đi cuối cùng của ông Obama đến châu Á trong tư cách Tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, khi ông đến nơi, đã xảy ra một tranh chấp an ninh tại đường băng ở sân bay Hàng Châu vào lúc các quan chức Nhà Trắng, bao gồm Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, và các phóng viên cố gắng tiệp cận với Tổng thống Mỹ.
Một quan chức Trung Quốc được nghe thấy hét lên:
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/12/151212190811_fabius_climate_deal_640x360_bbc_nocre dit.jpg
Thỏa thuận về khí hậu toàn cầu ở Paris hồi tháng 12/2015 được xem là một bước đột phá lớn.
"Đây là đất nước của chúng tôi, Đây là sân bay của chúng tôi!", quan chức này hô lớn.
BBC
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/11/11/151111090926_china_coal_file_640x360_ap_nocredit.j pg
Việc phê chuẩn thỏa thuận Paris có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải điểu chỉnh lại sản xuất công nghiệp, trong đó có ngành than của mình.
Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia cùng chịu trách nhiệm về 40% lượng khí thải carbon của thế giới, loan bố phê chuẩn thỏa thuận khí hậu toàn cầu Paris.
Sau cùng các nhà lãnh đạo khác của các quốc gia G20 tới dự một hội nghị thượng đỉnh ở thành phố Hàng Châu, ông Obama nói: "Lịch sử sẽ phán xét những nỗ lực hôm nay là quan trọng."
Lượng khí xả thải CO2 là lực đẩy đằng sau của thay đổi khí hậu.
Tháng Mười Hai năm ngoái, các nước đã đồng ý cắt giảm khí thải đủ để giữ mức tăng trung bình toàn cầu ở nhiệt độ dưới 2 hai độ C.
Thỏa thuận Paris là thỏa thuận khí hậu toàn diện đầu tiên trên thế giới. Nó sẽ chỉ có hiệu lực về mặt pháp lý sau khi được ít nhất 55 quốc gia phê chuẩn, mà giữa các nước này có lượng sản xuất bằng 55% lượng khí thải carbon toàn cầu.
Các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua "đề nghị xem xét và phê chuẩn Hiệp định Paris" vào sáng thứ Bảy vào cuối phiên họp kéo dài một tuần.
Thỏa thuận Paris là cơ hội tốt nhất duy nhất nhằm đối phó với một vấn đề mà có thể sẽ chuyển đổi hành tinh này
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
Với Hoa Kỳ và Trung Quốc công bố sẽ phê chuẩn, đây là một bước tiến lớn hướng tới đưa thỏa thuận khí hậu Paris thành hiện thực, theo phái viên chuyên phân tích môi trường của BBC, Roger Harrabin.
Các quốc gia khác vẫn sẽ tiếp tục cân nhắc về các phê chuẩn riêng từng nước, nhưng động thái mới sẽ tạo áp lực lên các quốc gia thuộc khối G20 vào cuối tuần này để buộc họ phải có chuyển động nhanh hơn trong cam kết của mình nhằm từ điều chỉnh hướng tới từ bỏ chú trọng khai thác nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, mặt khác, những thách thức vẫn còn rất lớn ở phía trước đối với thỏa thuận của Paris, nhất là về mặt pháp luật, chế tài, ngay cả khi đã có đủ số lượng quốc gia phê chuẩn.
Trước khi Trung Quốc đưa ra thông báo của mình, 23 quốc gia đã phê chuẩn thỏa thuận cho đến nay chỉ chiếm hơn 1% lượng khí thải.
Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố vào sáng thứ Bảy công bố việc phê chuẩn của Mỹ.
Trong một phát biểu tại Hàng Châu, Tổng thống Obama nói thỏa thuận Paris là "cơ hội tốt nhất duy nhất nhằm đối phó với một vấn đề mà có thể sẽ chuyển đổi hành tinh này".
Ông ca ngợi Mỹ và lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề khí hậu, nói:
"Chúng ta đang di chuyển thế giới một cách đáng kể, hướng tới mục tiêu mà chúng ta đã xác lập."
Ca ngợi
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/09/03/160903114832_us_china_g20_640x360_afp_nocredit.jpg
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon (trái, đầu tiên) đã ca ngợi hành động của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc sau khi hai quốc gia lớn này đưa ra tuyên bố phê chuẩn.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki-moon đã ca ngợi ông Obama và gọi đó là một hành động lãnh đạo gây “cảm hứng”.
Ông Ban nói cả ông Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều "có tầm nhìn xa, táo bạo và đầy tham vọng".
Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo rằng mục tiêu kìm giữ tăng nhiệt độ dưới 2 độ C đã đang có nguy cơ bị vi phạm.
Trong 14 tháng liên tiếp, các nhà khí tượng học đã ghi lại những tháng nóng kỷ lục, trong đó cơ quan về khí hậu, thời tiết của Anh, Met Office, đã dự báo rằng năm 2016 có thể đạt nhiệt độ 1,1 độ C trên các mức tiền công nghiệp.
Nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới có thể sẽ tăng hơn nữa trong những năm tới do tác động của khí thải carbon được xả thải từ trước.
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu bắt đầu vào chủ nhật.
Đây dự kiến là chuyến đi cuối cùng của ông Obama đến châu Á trong tư cách Tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, khi ông đến nơi, đã xảy ra một tranh chấp an ninh tại đường băng ở sân bay Hàng Châu vào lúc các quan chức Nhà Trắng, bao gồm Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, và các phóng viên cố gắng tiệp cận với Tổng thống Mỹ.
Một quan chức Trung Quốc được nghe thấy hét lên:
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/12/151212190811_fabius_climate_deal_640x360_bbc_nocre dit.jpg
Thỏa thuận về khí hậu toàn cầu ở Paris hồi tháng 12/2015 được xem là một bước đột phá lớn.
"Đây là đất nước của chúng tôi, Đây là sân bay của chúng tôi!", quan chức này hô lớn.
BBC