sophienguyen
08-16-2016, 12:57 AM
Trung Quốc cạn kiệt nguồn thủy sản vì đánh bắt quá mức
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, chính phủ đang lên kế hoạch phải cắt giảm quy mô của đội tàu cá vì ngư dân đánh bắt quá mức trên sông và biển đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-Yp1k5C-20160816-trung-quoc-can-kiet-nguon-thuy-san-vi-danh-bat-qua-muc.jpg
Tàu cá Trung Quốc ồ ạt ra khơi ở tỉnh Chiết Giang để đánh bắt ở Hoa Đông. (Ảnh: SCMP)
Cắt giảm số lượng tàu cá
Các ngư dân tại làng chài Tanmen ở tỉnh Hải Nam cho biết ngư dân địa phương đã được thông báo không gia tăng đội tàu trong khi các ngư dân tại các tỉnh khác nhận chỉ đạo cắt giảm số lượng 3% các tàu cá, Thời báo Hoa Nam Buổi sáng đưa tin.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết có một thực tế là “không còn cá” tại vùng ven biển ở Hoa Đông và các ngư dân cũng đã gặp khó khăn trong việc đánh bắt tại nhiều vùng ven biển khác, theo một bản tin của đài phát thanh quốc gia ngày 14/8.
Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc Hang Changfu nói với Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc rằng đã đến lúc phải cắt giảm đội tàu cá, hiện lớn nhất thế giới, để bảo vệ trữ lượng cá.
Ông Han, người chịu trách nhiệm ngành thủy sản, đã liệt kê một loạt các hành động mà bộ của ông lên kế hoạch thực hiện nhằm chống lại việc đánh bắt quá mức, trong đó có việc giảm số lượng tàu cá.
Ngành đánh bắt xa bờ của Trung Quốc trong các vùng biển của thế giới phải phát triển theo các quy định chặt chẽ, chịu sự giám sát và kỷ luật tự giác, “dần từ bỏ các cách thức khai thác lỗi thời vốn làm hủy hoại môi trường”, ông Han nhấn mạnh.
Ông Han không cung cấp các con số cụ thể đối với kế hoạch cắt giảm đội tàu cá. Tuy nhiên, ông này nói rằng các đề xuất về lâu dài sẽ giúp gia tăng thu nhập của ngư dân.
Đánh bắt vô tổ chức
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho hay các vùng biển do Trung Quốc kiểm soát chỉ có thể cung cấp ở mức từ 8-9 triệu tấn cá mỗi năm, nhưng trong những năm gần đây ngư dân nước này đã khai thác khoảng 13 triệu tấn. Tình trạng đánh bắt quá mức cũng xảy ra trên các con sông ở nước này.
Trung Quốc, với dân số 1,381 tỷ người, tiêu thụ hơn 1/3 nguồn cung thủy sản của thế giới. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng nhu cầu hải sản tại Trung Quốc tăng lên 30% nữa vào năm 2030.
Nhiều tỉnh ven biển tại Trung Quốc đã trợ cấp nhiên liệu cho các tàu cá đang hoạt động và chính việc này đã làm gia tăng số lượng tàu đánh bắt.
Theo các nguồn tin báo chí Trung Quốc, vì nhiên liệu chiếm hơn 1/3 chi phí hoạt động của ngành công nghiệp đánh bắt nên các khoản trợ cấp trên đã giúp tăng sản lượng đánh bắt lên gấp đôi trong giai đoạn từ 2012-2014.
Trữ lượng cá giảm khoảng 60%
Sản lượng đánh bắt thấp tại các vùng ven biển đã khiến ngư dân Trung Quốc ngày càng đi xa hơn, như tới các vùng biển tranh chấp và thậm chí tới cả Ấn Độ Dương. Chính phủ Nhật Bản hồi đầu tháng này đã phản đối mạnh mẽ việc hơn 230 tàu cá Trung Quốc và các tàu tuần duyên được vũ trang xâm nhập vùng biển gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Việc Trung Quốc gia tăng các đòi hỏi chủ quyền ở biển Đông cũng đẩy các ngư dân tại Hải Nam đi xa hơn để đánh bắt, với sự hỗ trợ của chính phủ.
He Shixuan, một ngư dân tại Tanmen sở hữu 5 tàu cá vỏ thép, cho biết các ngư dân tại làng chài này cũng bị ảnh hưởng do chính sách cắt giảm đội tàu cá. “Trong khi ngư dân tại các tỉnh khác được yêu cầu cắt giảm 3%, tại Hải Nam chúng tôi chỉ bị yêu cầu giữ ở mức tăng trưởng 0%”, ông nói.
Với hơn 40 năm kinh nghiệm đi biển, ông He đã kể lại chuyện sản lượng cá trước đây dồi dào ra sao và giờ đây việc đánh bắt khó khăn thế nào. “1/3 lượng cá trên biển đã biến mất chỉ trong vài năm qua. So với những năm 1980, trữ lượng cá đã giảm khoảng 60%”.
Làm thật hay chỉ là giả tạo?
Trung Quốc đã thực hiện vài biện pháp để cắt giảm đánh bắt, trong đó việc cấm vùng lưới vét lỗ rất nhỏ vốn có thể đánh bắt các loài cá nhỏ và các sinh vật biển. Trung Quốc cũng áp dụng lệnh cấm đánh bắt xa bờ 3 tháng mỗi năm.
Giáo sư Cai Shengli, một nhà sinh vật biển tại trường Khoa học biển và Thủy sản thuộc đại học Hải dương Thượng Hải, cho rằng quyết định giảm tội tàu cá là một điều tốt, nên làm nhưng chưa đủ.
Nếu chính phủ Trung Quốc loại bỏ các tàu nhỏ, cũ kỹ, ngành công nghiệp đánh bắt có thể chế tạo những con tàu to hơn có khả năng thực hiện các hành trình xa hơn trong bối cảnh nhu cầu hải sản của người Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng với “tốc độ đáng sợ”, ông Cai nhấn mạnh.
Theo ông Cai, một giải pháp tiềm tàng là chuyển ngư dân đánh bắt xa bờ thành những người nuôi cá.
Một số tỉnh ven biển đã thiết lập các trang trại nuôi cá tại các làng chài, tạo ra sản lượng lớn hơn lượng đánh bắt thường niên trong những năm gần đây. Điều này làm gia tăng các hi vọng rằng Trung Quốc có thể đáp ứng nhu cầu về hải sản mà không làm cạn kiệt trữ lượng cá toàn cầu.
Nhưng các trang trại nuôi cá lại có nhược điểm là làm gia tăng tình trạng ô nhiễm cho các thành phố ven biển, ngoài giới hạn về việc lựa chọn các địa điểm phù hợp. Ông Cai cho rằng điều này có thể khiến chính phủ Trung Quốc trợ cấp cho các trang trại cá tại các vùng biển ở xa bờ biển nước này, như ở biển Đông.
Theo Dân trí
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, chính phủ đang lên kế hoạch phải cắt giảm quy mô của đội tàu cá vì ngư dân đánh bắt quá mức trên sông và biển đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-Yp1k5C-20160816-trung-quoc-can-kiet-nguon-thuy-san-vi-danh-bat-qua-muc.jpg
Tàu cá Trung Quốc ồ ạt ra khơi ở tỉnh Chiết Giang để đánh bắt ở Hoa Đông. (Ảnh: SCMP)
Cắt giảm số lượng tàu cá
Các ngư dân tại làng chài Tanmen ở tỉnh Hải Nam cho biết ngư dân địa phương đã được thông báo không gia tăng đội tàu trong khi các ngư dân tại các tỉnh khác nhận chỉ đạo cắt giảm số lượng 3% các tàu cá, Thời báo Hoa Nam Buổi sáng đưa tin.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết có một thực tế là “không còn cá” tại vùng ven biển ở Hoa Đông và các ngư dân cũng đã gặp khó khăn trong việc đánh bắt tại nhiều vùng ven biển khác, theo một bản tin của đài phát thanh quốc gia ngày 14/8.
Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc Hang Changfu nói với Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc rằng đã đến lúc phải cắt giảm đội tàu cá, hiện lớn nhất thế giới, để bảo vệ trữ lượng cá.
Ông Han, người chịu trách nhiệm ngành thủy sản, đã liệt kê một loạt các hành động mà bộ của ông lên kế hoạch thực hiện nhằm chống lại việc đánh bắt quá mức, trong đó có việc giảm số lượng tàu cá.
Ngành đánh bắt xa bờ của Trung Quốc trong các vùng biển của thế giới phải phát triển theo các quy định chặt chẽ, chịu sự giám sát và kỷ luật tự giác, “dần từ bỏ các cách thức khai thác lỗi thời vốn làm hủy hoại môi trường”, ông Han nhấn mạnh.
Ông Han không cung cấp các con số cụ thể đối với kế hoạch cắt giảm đội tàu cá. Tuy nhiên, ông này nói rằng các đề xuất về lâu dài sẽ giúp gia tăng thu nhập của ngư dân.
Đánh bắt vô tổ chức
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho hay các vùng biển do Trung Quốc kiểm soát chỉ có thể cung cấp ở mức từ 8-9 triệu tấn cá mỗi năm, nhưng trong những năm gần đây ngư dân nước này đã khai thác khoảng 13 triệu tấn. Tình trạng đánh bắt quá mức cũng xảy ra trên các con sông ở nước này.
Trung Quốc, với dân số 1,381 tỷ người, tiêu thụ hơn 1/3 nguồn cung thủy sản của thế giới. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng nhu cầu hải sản tại Trung Quốc tăng lên 30% nữa vào năm 2030.
Nhiều tỉnh ven biển tại Trung Quốc đã trợ cấp nhiên liệu cho các tàu cá đang hoạt động và chính việc này đã làm gia tăng số lượng tàu đánh bắt.
Theo các nguồn tin báo chí Trung Quốc, vì nhiên liệu chiếm hơn 1/3 chi phí hoạt động của ngành công nghiệp đánh bắt nên các khoản trợ cấp trên đã giúp tăng sản lượng đánh bắt lên gấp đôi trong giai đoạn từ 2012-2014.
Trữ lượng cá giảm khoảng 60%
Sản lượng đánh bắt thấp tại các vùng ven biển đã khiến ngư dân Trung Quốc ngày càng đi xa hơn, như tới các vùng biển tranh chấp và thậm chí tới cả Ấn Độ Dương. Chính phủ Nhật Bản hồi đầu tháng này đã phản đối mạnh mẽ việc hơn 230 tàu cá Trung Quốc và các tàu tuần duyên được vũ trang xâm nhập vùng biển gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Việc Trung Quốc gia tăng các đòi hỏi chủ quyền ở biển Đông cũng đẩy các ngư dân tại Hải Nam đi xa hơn để đánh bắt, với sự hỗ trợ của chính phủ.
He Shixuan, một ngư dân tại Tanmen sở hữu 5 tàu cá vỏ thép, cho biết các ngư dân tại làng chài này cũng bị ảnh hưởng do chính sách cắt giảm đội tàu cá. “Trong khi ngư dân tại các tỉnh khác được yêu cầu cắt giảm 3%, tại Hải Nam chúng tôi chỉ bị yêu cầu giữ ở mức tăng trưởng 0%”, ông nói.
Với hơn 40 năm kinh nghiệm đi biển, ông He đã kể lại chuyện sản lượng cá trước đây dồi dào ra sao và giờ đây việc đánh bắt khó khăn thế nào. “1/3 lượng cá trên biển đã biến mất chỉ trong vài năm qua. So với những năm 1980, trữ lượng cá đã giảm khoảng 60%”.
Làm thật hay chỉ là giả tạo?
Trung Quốc đã thực hiện vài biện pháp để cắt giảm đánh bắt, trong đó việc cấm vùng lưới vét lỗ rất nhỏ vốn có thể đánh bắt các loài cá nhỏ và các sinh vật biển. Trung Quốc cũng áp dụng lệnh cấm đánh bắt xa bờ 3 tháng mỗi năm.
Giáo sư Cai Shengli, một nhà sinh vật biển tại trường Khoa học biển và Thủy sản thuộc đại học Hải dương Thượng Hải, cho rằng quyết định giảm tội tàu cá là một điều tốt, nên làm nhưng chưa đủ.
Nếu chính phủ Trung Quốc loại bỏ các tàu nhỏ, cũ kỹ, ngành công nghiệp đánh bắt có thể chế tạo những con tàu to hơn có khả năng thực hiện các hành trình xa hơn trong bối cảnh nhu cầu hải sản của người Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng với “tốc độ đáng sợ”, ông Cai nhấn mạnh.
Theo ông Cai, một giải pháp tiềm tàng là chuyển ngư dân đánh bắt xa bờ thành những người nuôi cá.
Một số tỉnh ven biển đã thiết lập các trang trại nuôi cá tại các làng chài, tạo ra sản lượng lớn hơn lượng đánh bắt thường niên trong những năm gần đây. Điều này làm gia tăng các hi vọng rằng Trung Quốc có thể đáp ứng nhu cầu về hải sản mà không làm cạn kiệt trữ lượng cá toàn cầu.
Nhưng các trang trại nuôi cá lại có nhược điểm là làm gia tăng tình trạng ô nhiễm cho các thành phố ven biển, ngoài giới hạn về việc lựa chọn các địa điểm phù hợp. Ông Cai cho rằng điều này có thể khiến chính phủ Trung Quốc trợ cấp cho các trang trại cá tại các vùng biển ở xa bờ biển nước này, như ở biển Đông.
Theo Dân trí