duyanh
08-11-2016, 12:56 PM
Phản ứng về tin 'pháo VN ở Trường Sa'
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/08/11/160811121803_elizabeth_trudeau_640x360_statedepart ment_nocredit.jpg
Phát ngôn viên Elizabeth Trudeau
Một ngày sau khi Reuters đưa tin về việc Việt Nam điều giàn phóng rốc két ra Trường Sa, các nước liên quan đã có phản ứng.
Mỹ kêu gọi các bên tìm giải pháp hòa bình trong khi báo chí Trung Quốc lên án Việt Nam, gọi đây là "sai lầm".
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Elizabeth Trudeau nói Hoa Kỳ "có được biết tin này, rằng Việt Nam điều hệ thống hỏa tiễn tầm ngắn ra một số đảo thuộc Trường Sa".
Bà Trudeau nói: "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tránh các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng, có các bước thiết thực để xây dựng lòng tin và tăng cường nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình và ngoại giao cho các tranh chấp".
Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có kêu gọi Việt Nam dừng hoặc đảo ngược các hành động này hay không, bà Trudeau nói: "Chúng tôi kêu gọi các bên tránh hành động gây căng thẳng, nên câu trả lời là có".
Phóng sự đặc biệt của phóng viên Greg Torode, hãng Reuters, ra hôm 10/8 dẫn nguồn tin từ giới chức phương Tây, gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội, nói rằng thông tin tình báo cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn pháo EXTRA từ đất liền tới 5 căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể khiến căng thẳng với Bắc Kinh.
Bài báo của Reuters cũng nhắc tới việc các sân bay và các cảng mới xây của Trung Quốc sẽ nằm trong tầm tấn công một khi các hệ thống này được triển khai.
'Sai lầm khủng khiếp'
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/08/10/160810010549_extra-640.jpg
Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa EXTRA do Israel sản xuất vào tháng 5/2015 (Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh)
Báo chí chính thống của Trung Quốc ngay lập tức vào cuộc.
Hoàn cầu Thời báo bản tiếng Anh gọi hành động của Việt Nam là "sai lầm khủng khiếp" và kêu gọi Hà Nội "rút ra bài học" từ cuộc chiến 1979 giữ́a hai bên.
Trong khi đó cũng báo này, phiên bản tiếng Trung, nói Bắc Kinh cần phải làm rõ rằng Hoa Kỳ vẫn là "mối đe dọa lớn nhất" đối với các hòn đảo của Trung Quốc trên Biển Đông.
"Cần phải cảnh giác về những bước đi sắp tới của Hà Nội ở trên biển, nhưng chúng ta không được để việc đối đầu quân sự với Việt Nam trở nên nổi bật hơn so với những xung đột khác," bài xã luận viết.
"Việt Nam không có khả năng như Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy các đồng minh hành động. Việc xử sự với Việt Nam mang tính quan hệ song phương nhiều hơn - đó là điều nằm trong khả năng của Trung Quốc."
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/08/11/160811080210_scs_hangers_mischief_reef_01_976x549_ csisamti_digitalglobe_nocredit.jpg
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây các nhà ga chứa máy bay và một số kết cấu khác tại Đá Vành khăn, 22/07/2016 (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe)
Hoàn cầu Thời báo cũng nhắc tới một tường thuật của báo này nhưng đăng trên phiên bản tiếng Anh về việc mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng không bị ảnh hưởng gì bởi các tranh cãi trên biển.
Bài báo tiếng Anh đăng tin các công ty Trung Quốc đặt tại Việt Nam vẫn làm ăn bình thường bất chấp các sự kiện bài Trung diễn ra gần đây, và dẫn lời các du khách Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh nói người dân Việt Nam đối xử với họ rất dễ chịu.
Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quôc, phiên bản tiếng Trung, chạy bài xã luận với tiêu đề "Việt Nam bí mật triển khai rocket ở Nam Hải (tức Biển Đông, theo cách gọi của Việt Nam)".
Báo này viết: "Việc Việt Nam có các hành động quân sự tại các hòn đảo ở Nam Hải không phải là tin mới gì. Việt Nam hiện đã chiếm 29 đảo của chúng ta ở Nam Hải. Việt Nam đã bắt đầu việc xây dựng ở Nam Sa (tức Trường Sa, theo cách gọi của Việt Nam), kể từ thế kỷ 20."
"Đảo này nay đã có một đường băng dài 550m và bãi đáp trực thăng. Việt Nam cũng đã bắt đầu bồi đắp đảo quy mô lớn và tiến hành các dự án xây dựng trên năm hòn đảo khác. Tuy nhiên, Việt Nam thỉnh thoảng lại phản đối Trung Quốc."
Phóng vệ tinh
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/08/07/160807094228_china-satellite_640x360_getty_nocredit.jpg
Trung Quốc đã phóng các vệ tinh có khả năng chụp hình ảnh với độ phân giải cao lên quỹ đạo Trái Đất
Cùng ngày với bài báo của Reuters, Trung Quốc phóng vệ tinh mới có khả năng chụp được các hình ảnh chất lượng cao, mà Bắc Kinh nói là có thể dùng để theo dõi, kiểm soát quyền hàng hải của nước này.
Vệ tinh Cao Phân 3, được phóng đi từ một căn cứ tại Sơn Tây hôm 10/8, sẽ phục vụ các mục đích dân sự trong mọi điều kiện thời tiết.
Thời báo Bắc Kinh nói rằng vệ tinh này hoạt động bằng cách phát sóng điện từ tới các mục tiêu và chụp ảnh khi nhận lại sóng phản hồi.
Tờ báo nói thêm là việc này sẽ cho phép vệ tinh hoạt động kể cả trong điều kiện thiếu sáng hoặc khi thời tiết xấu.
Tờ South China Morning Post cũng nói vệ tinh này có khả năng phát hiện được những mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như một chiếc tàu di chuyển trên biển.
"Một khi đưa mục tiêu vào tầm ngắm, nó sẽ ngay lập tức chuyển sang chế độ theo dõi liên tục, chặt chẽ với những hình ảnh đạt độ phân giải cao trong hơn một giờ đồng hồ," báo này viết.
Nguồn BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/08/11/160811121803_elizabeth_trudeau_640x360_statedepart ment_nocredit.jpg
Phát ngôn viên Elizabeth Trudeau
Một ngày sau khi Reuters đưa tin về việc Việt Nam điều giàn phóng rốc két ra Trường Sa, các nước liên quan đã có phản ứng.
Mỹ kêu gọi các bên tìm giải pháp hòa bình trong khi báo chí Trung Quốc lên án Việt Nam, gọi đây là "sai lầm".
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Elizabeth Trudeau nói Hoa Kỳ "có được biết tin này, rằng Việt Nam điều hệ thống hỏa tiễn tầm ngắn ra một số đảo thuộc Trường Sa".
Bà Trudeau nói: "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tránh các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng, có các bước thiết thực để xây dựng lòng tin và tăng cường nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình và ngoại giao cho các tranh chấp".
Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có kêu gọi Việt Nam dừng hoặc đảo ngược các hành động này hay không, bà Trudeau nói: "Chúng tôi kêu gọi các bên tránh hành động gây căng thẳng, nên câu trả lời là có".
Phóng sự đặc biệt của phóng viên Greg Torode, hãng Reuters, ra hôm 10/8 dẫn nguồn tin từ giới chức phương Tây, gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội, nói rằng thông tin tình báo cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn pháo EXTRA từ đất liền tới 5 căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể khiến căng thẳng với Bắc Kinh.
Bài báo của Reuters cũng nhắc tới việc các sân bay và các cảng mới xây của Trung Quốc sẽ nằm trong tầm tấn công một khi các hệ thống này được triển khai.
'Sai lầm khủng khiếp'
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/08/10/160810010549_extra-640.jpg
Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa EXTRA do Israel sản xuất vào tháng 5/2015 (Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh)
Báo chí chính thống của Trung Quốc ngay lập tức vào cuộc.
Hoàn cầu Thời báo bản tiếng Anh gọi hành động của Việt Nam là "sai lầm khủng khiếp" và kêu gọi Hà Nội "rút ra bài học" từ cuộc chiến 1979 giữ́a hai bên.
Trong khi đó cũng báo này, phiên bản tiếng Trung, nói Bắc Kinh cần phải làm rõ rằng Hoa Kỳ vẫn là "mối đe dọa lớn nhất" đối với các hòn đảo của Trung Quốc trên Biển Đông.
"Cần phải cảnh giác về những bước đi sắp tới của Hà Nội ở trên biển, nhưng chúng ta không được để việc đối đầu quân sự với Việt Nam trở nên nổi bật hơn so với những xung đột khác," bài xã luận viết.
"Việt Nam không có khả năng như Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy các đồng minh hành động. Việc xử sự với Việt Nam mang tính quan hệ song phương nhiều hơn - đó là điều nằm trong khả năng của Trung Quốc."
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/08/11/160811080210_scs_hangers_mischief_reef_01_976x549_ csisamti_digitalglobe_nocredit.jpg
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây các nhà ga chứa máy bay và một số kết cấu khác tại Đá Vành khăn, 22/07/2016 (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe)
Hoàn cầu Thời báo cũng nhắc tới một tường thuật của báo này nhưng đăng trên phiên bản tiếng Anh về việc mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng không bị ảnh hưởng gì bởi các tranh cãi trên biển.
Bài báo tiếng Anh đăng tin các công ty Trung Quốc đặt tại Việt Nam vẫn làm ăn bình thường bất chấp các sự kiện bài Trung diễn ra gần đây, và dẫn lời các du khách Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh nói người dân Việt Nam đối xử với họ rất dễ chịu.
Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quôc, phiên bản tiếng Trung, chạy bài xã luận với tiêu đề "Việt Nam bí mật triển khai rocket ở Nam Hải (tức Biển Đông, theo cách gọi của Việt Nam)".
Báo này viết: "Việc Việt Nam có các hành động quân sự tại các hòn đảo ở Nam Hải không phải là tin mới gì. Việt Nam hiện đã chiếm 29 đảo của chúng ta ở Nam Hải. Việt Nam đã bắt đầu việc xây dựng ở Nam Sa (tức Trường Sa, theo cách gọi của Việt Nam), kể từ thế kỷ 20."
"Đảo này nay đã có một đường băng dài 550m và bãi đáp trực thăng. Việt Nam cũng đã bắt đầu bồi đắp đảo quy mô lớn và tiến hành các dự án xây dựng trên năm hòn đảo khác. Tuy nhiên, Việt Nam thỉnh thoảng lại phản đối Trung Quốc."
Phóng vệ tinh
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/08/07/160807094228_china-satellite_640x360_getty_nocredit.jpg
Trung Quốc đã phóng các vệ tinh có khả năng chụp hình ảnh với độ phân giải cao lên quỹ đạo Trái Đất
Cùng ngày với bài báo của Reuters, Trung Quốc phóng vệ tinh mới có khả năng chụp được các hình ảnh chất lượng cao, mà Bắc Kinh nói là có thể dùng để theo dõi, kiểm soát quyền hàng hải của nước này.
Vệ tinh Cao Phân 3, được phóng đi từ một căn cứ tại Sơn Tây hôm 10/8, sẽ phục vụ các mục đích dân sự trong mọi điều kiện thời tiết.
Thời báo Bắc Kinh nói rằng vệ tinh này hoạt động bằng cách phát sóng điện từ tới các mục tiêu và chụp ảnh khi nhận lại sóng phản hồi.
Tờ báo nói thêm là việc này sẽ cho phép vệ tinh hoạt động kể cả trong điều kiện thiếu sáng hoặc khi thời tiết xấu.
Tờ South China Morning Post cũng nói vệ tinh này có khả năng phát hiện được những mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như một chiếc tàu di chuyển trên biển.
"Một khi đưa mục tiêu vào tầm ngắm, nó sẽ ngay lập tức chuyển sang chế độ theo dõi liên tục, chặt chẽ với những hình ảnh đạt độ phân giải cao trong hơn một giờ đồng hồ," báo này viết.
Nguồn BBC