sophienguyen
08-09-2016, 02:11 AM
Ai mới là “thủ phạm” gây ra bệnh tật khắp nơi?
Cơ thể chúng ta sẽ phát triển khỏe mạnh nếu được sống trong một môi trường trong lành. Nhưng điều đó chỉ có được trong thế kỷ trước, hiện nay chúng ta đang phải sống trong một thế giới đầy chất hóa học.
http://www.pc-tablet.co.in/wp-content/uploads/2016/01/earthrise-over-plastic-696x392.jpg
Chúng ta đang phải sống trong một thế giới đầy chất hóa học. (Ảnh: Internet)
Thật khó để thấy được những tổn hại của môi trường đến sức khỏe vì nó xảy ra một cách từ từ khiến người ta không cảm nhận rõ rệt được sự thay đổi.
Nhiều người vẫn không thấy sự tương quan giữa những hành động của chúng ta và ảnh hưởng của nó lên chính mình, do vậy họ đã từ chối hoặc không quan tâm về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.
Cơ thể chúng ta sẽ phát triển khỏe mạnh nếu được sống trong một môi trường trong lành. Nhưng điều đó chỉ có được trong thế kỷ trước, hiện nay chúng ta đang phải sống trong một thế giới đầy chất hóa học.
Bệnh tiến triển ác tính
Mặc dù khái niệm bệnh không phải là mới (ca bệnh ung thư đầu tiên được ghi nhận vào năm 1600 trước Công nguyên), nhưng hiện tại tỷ lệ mắc bệnh đang tăng trưởng đáng báo động và hầu hết có liên hệ chặt chẽ với các chất gây ung thư đã được biết và trở nên thừa thãi trong môi trường của chúng ta trong vài thập kỷ nay (chẳng hạn như thuốc trừ sâu, chất kích thích, chất tẩy rửa hóa học,…).
Thông tin dưới đây cho thấy các điều kiện của môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta theo rất nhiều cách.
Một số thống kê tỷ lệ ung thư theo Liên minh phòng chống ung thư:
Tỷ lệ ung thư đã tăng tổng cộng 60% từ 1950-1998, cụ thể:
- Ung thư hạch đã tăng gần 100%
- Ung thư não tăng 80-90%
- Ung thư vú tăng 60%
- Ung thư tinh hoàn tăng 300%
- Ung thư ở trẻ em tăng 40-50%
- Tỷ lệ ung thư ước tính sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.
Trong khi ung thư có thể được nhắc đến nhiều nhất, thì các bệnh khác cũng gia tăng một cách đáng lo ngại bởi những ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con người:
- Hen suyễn tăng 75% trong giai đoạn 1980-1994, 150% ở trẻ em. Theo EPA, đây cũng là khoảng thời gian khi ô nhiễm không khí đã tăng nhiều nhất.
- Bệnh tiểu đường loại 1 đã tăng gấp đôi kể từ năm 1980, tiểu đường loại 2 tăng gấp đôi giữa những năm 1970 và 1990.
- Trường hợp tự kỷ đã tăng lên mức báo động 56% từ năm 2002 – 2006.
- Khoảng 50 triệu người bị ảnh hưởng bởi các bệnh tự miễn dịch, ước tính cứ 9 người phụ nữ sẽ có 1 người từng bị ảnh hưởng bởi bệnh tự miễn.
- Tỷ lệ vô sinh được dự kiến sẽ tăng vọt trong vài thập kỷ tới.
- Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến khoảng 150.000 trẻ sơ sinh mỗi năm. Trong số 70% không rõ nguyên nhân, hầu hết các chuyên gia tin rằng do các vấn đề từ môi trường.
- 413 trường hợp được xét nghiệm cho thấy 287 loại hóa chất được tìm thấy trong máu dây rốn của trẻ sơ sinh.
- Trong một nghiên cứu, các mẫu sữa khác nhau cho thấy sự hiện diện của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ chất tẩy rửa công nghiệp và nhiều hơn nữa.
Rõ ràng là có gì đó đang xảy ra với cơ thể chúng ta như các tế bào của chúng ta biến sắc, phá vỡ hay tự tấn công mình thuận theo sự biến đổi của thế giới tự nhiên. Khoa học cũng có nhiều chứng minh rằng những biến đổi đó là do tác động của con người đối với môi trường.
Nhiều nghiên cứu và nhiều kêu gọi khẩn cấp đã được đưa ra để bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe và loại bỏ hoàn toàn các chất hóa học nguy hiểm.
Dị tật bẩm sinh và vấn đề vô sinh
http://1.bp.blogspot.com/-V0Br5uZ5vnI/VeOMci4lnfI/AAAAAAAAA84/sK5MTlnv_Eo/s640/kekurangan-diri.jpg
Dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ có liên quan đến vấn đề ô nhiễm. (Ảnh: Internet)
Dị tật bẩm sinh có liên quan đến ô nhiễm, thuốc diệt cỏ, thuốc kháng sinh, ô nhiễm không khí, hóa chất nông nghiệp, các sản phẩm làm đẹp, sản phẩm nhựa, giặt khô, các sản phẩm gia dụng và chất tẩy rửa…
Nhân tố vô sinh có liên quan đến thuốc trừ sâu, ô nhiễm không khí, tiếp xúc với chì, ô nhiễm nước, chất chống cháy và dụng cụ sinh hoạt (tìm thấy trong nhiều loại xà phòng chất tẩy rửa, vải mềm, sơn, sáp, dầu gội đầu, điều hòa, kem đánh răng, và nhiều hơn nữa).
Sữa công thức nhân tạo có liên quan với tỷ lệ ngày càng cao của bệnh SIDS, Parkinson, và bệnh béo phì, cũng như tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch.
Bệnh tật và dịch bệnh
http://tinhhoa.net/uploads/thumb/2016-08/f5b6d539e28f3f3d1315f07da8a4b56f.jpg#force-thumb
Rất nhiều bệnh tật có liên quan đến ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Internet)
Ung thư máu ở trẻ em có liên quan đến hệ thống dây điện, phun sơn, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, và hương liệu, cũng như khí thải xe, thuốc trừ sâu, và nitrit tìm thấy trong các loại thịt đông lạnh.
Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa hóa học, và nhựa.
Ung thư vú có liên quan chất chống mồ hôi, chất kích thích tăng trưởng trong thực phẩm và dược phẩm, và nhiều yếu tố môi trường khác.
Tự kỷ có liên quan đến các loại thuốc trừ sâu thuốc diệt bọ chét, thuốc trừ sâu nông nghiệp, PCBs (tìm thấy trong chất kết dính, chất chống cháy, mực in, nhựa,…), dung môi và tiếp xúc với thủy ngân.
Trầm cảm có liên quan đến thực phẩm chế biến sẵn, ô nhiễm không khí, và tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
Ô nhiễm nguồn nước sẽ gây ra bệnh đường tiêu hóa do nhiễm E.Coli, bệnh về da, các bệnh về đường hô hấp, viêm gan, bại liệt và các bệnh khác.
Ô nhiễm không khí sẽ gây ra bệnh suy tim, nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn dị ứng và các bệnh phổi.
Chế biến thực phẩm công nghiệp
http://vovgiaothong.vn/2016/Bich/2016/thang%205/27/do-an-nhanh-gay-hai-vovgt.jpg
Thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến dị ứng thức ăn, béo phì và ung thư máu ở trẻ em. (Ảnh: Internet)
Thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến dị ứng thức ăn, béo phì và ung thư máu ở trẻ em.
Xí nghiệp chăn nuôi gia súc kém lành mạnh, tăng xói mòn đất và ô nhiễm nguồn nước, giảm độ phì của đất, và làm tăng sự xuất hiện của vi khuẩn kháng kháng sinh do sự lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, đây là trường hợp môi trường ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe con người.
http://airocidebynasa.com/wp-content/uploads/2016/07/trung-quoc.jpg
Vài nền công nghiệp đóng góp đến 34% lượng khí nhà kính toàn cầu phát thải mỗi năm.
Đó là trách nhiệm của chúng ta
Tất cả những điều này cho thấy ảnh hưởng môi trường đến sức khỏe con người, chẳng hạn như mất điều kiện cơ bản cho sự sống như đất đai, không khí và nước sạch.
Điều gì sẽ xảy ra nếu không có nước sạch để uống, không khí để thở hoặc sự phong phú phì nhiêu của đất đai ?
Dường như những khắc phục của chúng ta là không đáng kể so với những gì chúng ta đã gây ra với môi trường, điều này cũng thúc đẩy nhân loại đi đến bước tuyệt chủng.
Không có câu hỏi môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mà câu hỏi duy nhất là chúng ta sẽ tiếp tục làm gì với nơi chúng ta đang sống ?
Hoàng An, Theo sustainablebabysteps.com
Cơ thể chúng ta sẽ phát triển khỏe mạnh nếu được sống trong một môi trường trong lành. Nhưng điều đó chỉ có được trong thế kỷ trước, hiện nay chúng ta đang phải sống trong một thế giới đầy chất hóa học.
http://www.pc-tablet.co.in/wp-content/uploads/2016/01/earthrise-over-plastic-696x392.jpg
Chúng ta đang phải sống trong một thế giới đầy chất hóa học. (Ảnh: Internet)
Thật khó để thấy được những tổn hại của môi trường đến sức khỏe vì nó xảy ra một cách từ từ khiến người ta không cảm nhận rõ rệt được sự thay đổi.
Nhiều người vẫn không thấy sự tương quan giữa những hành động của chúng ta và ảnh hưởng của nó lên chính mình, do vậy họ đã từ chối hoặc không quan tâm về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.
Cơ thể chúng ta sẽ phát triển khỏe mạnh nếu được sống trong một môi trường trong lành. Nhưng điều đó chỉ có được trong thế kỷ trước, hiện nay chúng ta đang phải sống trong một thế giới đầy chất hóa học.
Bệnh tiến triển ác tính
Mặc dù khái niệm bệnh không phải là mới (ca bệnh ung thư đầu tiên được ghi nhận vào năm 1600 trước Công nguyên), nhưng hiện tại tỷ lệ mắc bệnh đang tăng trưởng đáng báo động và hầu hết có liên hệ chặt chẽ với các chất gây ung thư đã được biết và trở nên thừa thãi trong môi trường của chúng ta trong vài thập kỷ nay (chẳng hạn như thuốc trừ sâu, chất kích thích, chất tẩy rửa hóa học,…).
Thông tin dưới đây cho thấy các điều kiện của môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta theo rất nhiều cách.
Một số thống kê tỷ lệ ung thư theo Liên minh phòng chống ung thư:
Tỷ lệ ung thư đã tăng tổng cộng 60% từ 1950-1998, cụ thể:
- Ung thư hạch đã tăng gần 100%
- Ung thư não tăng 80-90%
- Ung thư vú tăng 60%
- Ung thư tinh hoàn tăng 300%
- Ung thư ở trẻ em tăng 40-50%
- Tỷ lệ ung thư ước tính sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.
Trong khi ung thư có thể được nhắc đến nhiều nhất, thì các bệnh khác cũng gia tăng một cách đáng lo ngại bởi những ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con người:
- Hen suyễn tăng 75% trong giai đoạn 1980-1994, 150% ở trẻ em. Theo EPA, đây cũng là khoảng thời gian khi ô nhiễm không khí đã tăng nhiều nhất.
- Bệnh tiểu đường loại 1 đã tăng gấp đôi kể từ năm 1980, tiểu đường loại 2 tăng gấp đôi giữa những năm 1970 và 1990.
- Trường hợp tự kỷ đã tăng lên mức báo động 56% từ năm 2002 – 2006.
- Khoảng 50 triệu người bị ảnh hưởng bởi các bệnh tự miễn dịch, ước tính cứ 9 người phụ nữ sẽ có 1 người từng bị ảnh hưởng bởi bệnh tự miễn.
- Tỷ lệ vô sinh được dự kiến sẽ tăng vọt trong vài thập kỷ tới.
- Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến khoảng 150.000 trẻ sơ sinh mỗi năm. Trong số 70% không rõ nguyên nhân, hầu hết các chuyên gia tin rằng do các vấn đề từ môi trường.
- 413 trường hợp được xét nghiệm cho thấy 287 loại hóa chất được tìm thấy trong máu dây rốn của trẻ sơ sinh.
- Trong một nghiên cứu, các mẫu sữa khác nhau cho thấy sự hiện diện của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ chất tẩy rửa công nghiệp và nhiều hơn nữa.
Rõ ràng là có gì đó đang xảy ra với cơ thể chúng ta như các tế bào của chúng ta biến sắc, phá vỡ hay tự tấn công mình thuận theo sự biến đổi của thế giới tự nhiên. Khoa học cũng có nhiều chứng minh rằng những biến đổi đó là do tác động của con người đối với môi trường.
Nhiều nghiên cứu và nhiều kêu gọi khẩn cấp đã được đưa ra để bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe và loại bỏ hoàn toàn các chất hóa học nguy hiểm.
Dị tật bẩm sinh và vấn đề vô sinh
http://1.bp.blogspot.com/-V0Br5uZ5vnI/VeOMci4lnfI/AAAAAAAAA84/sK5MTlnv_Eo/s640/kekurangan-diri.jpg
Dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ có liên quan đến vấn đề ô nhiễm. (Ảnh: Internet)
Dị tật bẩm sinh có liên quan đến ô nhiễm, thuốc diệt cỏ, thuốc kháng sinh, ô nhiễm không khí, hóa chất nông nghiệp, các sản phẩm làm đẹp, sản phẩm nhựa, giặt khô, các sản phẩm gia dụng và chất tẩy rửa…
Nhân tố vô sinh có liên quan đến thuốc trừ sâu, ô nhiễm không khí, tiếp xúc với chì, ô nhiễm nước, chất chống cháy và dụng cụ sinh hoạt (tìm thấy trong nhiều loại xà phòng chất tẩy rửa, vải mềm, sơn, sáp, dầu gội đầu, điều hòa, kem đánh răng, và nhiều hơn nữa).
Sữa công thức nhân tạo có liên quan với tỷ lệ ngày càng cao của bệnh SIDS, Parkinson, và bệnh béo phì, cũng như tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch.
Bệnh tật và dịch bệnh
http://tinhhoa.net/uploads/thumb/2016-08/f5b6d539e28f3f3d1315f07da8a4b56f.jpg#force-thumb
Rất nhiều bệnh tật có liên quan đến ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Internet)
Ung thư máu ở trẻ em có liên quan đến hệ thống dây điện, phun sơn, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, và hương liệu, cũng như khí thải xe, thuốc trừ sâu, và nitrit tìm thấy trong các loại thịt đông lạnh.
Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa hóa học, và nhựa.
Ung thư vú có liên quan chất chống mồ hôi, chất kích thích tăng trưởng trong thực phẩm và dược phẩm, và nhiều yếu tố môi trường khác.
Tự kỷ có liên quan đến các loại thuốc trừ sâu thuốc diệt bọ chét, thuốc trừ sâu nông nghiệp, PCBs (tìm thấy trong chất kết dính, chất chống cháy, mực in, nhựa,…), dung môi và tiếp xúc với thủy ngân.
Trầm cảm có liên quan đến thực phẩm chế biến sẵn, ô nhiễm không khí, và tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
Ô nhiễm nguồn nước sẽ gây ra bệnh đường tiêu hóa do nhiễm E.Coli, bệnh về da, các bệnh về đường hô hấp, viêm gan, bại liệt và các bệnh khác.
Ô nhiễm không khí sẽ gây ra bệnh suy tim, nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn dị ứng và các bệnh phổi.
Chế biến thực phẩm công nghiệp
http://vovgiaothong.vn/2016/Bich/2016/thang%205/27/do-an-nhanh-gay-hai-vovgt.jpg
Thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến dị ứng thức ăn, béo phì và ung thư máu ở trẻ em. (Ảnh: Internet)
Thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến dị ứng thức ăn, béo phì và ung thư máu ở trẻ em.
Xí nghiệp chăn nuôi gia súc kém lành mạnh, tăng xói mòn đất và ô nhiễm nguồn nước, giảm độ phì của đất, và làm tăng sự xuất hiện của vi khuẩn kháng kháng sinh do sự lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, đây là trường hợp môi trường ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe con người.
http://airocidebynasa.com/wp-content/uploads/2016/07/trung-quoc.jpg
Vài nền công nghiệp đóng góp đến 34% lượng khí nhà kính toàn cầu phát thải mỗi năm.
Đó là trách nhiệm của chúng ta
Tất cả những điều này cho thấy ảnh hưởng môi trường đến sức khỏe con người, chẳng hạn như mất điều kiện cơ bản cho sự sống như đất đai, không khí và nước sạch.
Điều gì sẽ xảy ra nếu không có nước sạch để uống, không khí để thở hoặc sự phong phú phì nhiêu của đất đai ?
Dường như những khắc phục của chúng ta là không đáng kể so với những gì chúng ta đã gây ra với môi trường, điều này cũng thúc đẩy nhân loại đi đến bước tuyệt chủng.
Không có câu hỏi môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mà câu hỏi duy nhất là chúng ta sẽ tiếp tục làm gì với nơi chúng ta đang sống ?
Hoàng An, Theo sustainablebabysteps.com