duyanh
08-03-2016, 12:25 PM
Vụ tin tặc: ‘Bình tĩnh, tránh suy diễn’
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/29/160629050255_truong_minh_tuan_640x360_truongminhtu an_nocredit.jpg
Ông Trương Minh Tuấn là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nói cần tăng cường năng lực phòng tấn công như xảy tại các sân bay trong nước nhưng không thể ngăn chặn triệt để.
Ông Trương Minh Tuấn được dẫn lời nói tại buổi họp báo Chính phủ hôm 2/8 rằng “cho đến thời điểm hiện nay ta vẫn bảo đảm an toàn thông tin” mặc dù ông khẳng định rằng “không có sự an toàn tuyệt đối”.
Vụ tin tặc tấn công sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và website Vietnam Airlines chiều 29/7 được cho là ảnh hưởng đến hơn 100 chuyến bay nội địa.
Dữ liệu cá nhân hơn của khoảng 400 ngàn khách hàng của Vietnam Airlines được cho là đã bị tin tặc truy cập, gây quan ngại về bảo mật.
Màn hình tại các sân bay và loa truyền thanh bị mất kiểm soát và phát đi các thông điệp tấn công Việt Nam và Philippines về chủ quyền tại Biển Đông.
Việc các nhà mạng lớn của Việt Nam sử dụng công nghệ viễn thông Trung Quốc là do hoàn cảnh lịch sử để lại
Trương Minh Tuấn, Bộ Trưởng Thông tin Truyền thông
Các sự cố nghiêm trọng này xảy ra vài ngày sau khi lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và kỷ luật người đã viết từ chửi tục vào hộ chiếu của du khách Trung Quốc.
Truyền thông tại Việt Nam dường như không hề đưa tin về vụ này.
Tại cuộc họp báo, khi được hỏi về vụ tấn công có màu sắc chính trị, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói “chúng ta cần bình tĩnh, thận trọng, tránh suy diễn” vì “các cơ quan, đơn vị chức năng đang tìm kiếm thủ phạm, làm rõ nguyên nhân”.
Ông Tuấn cũng nhấn mạnh điều ông gọi là "phải tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tránh những hành vi khiêu khích hoặc thách thức không cần thiết như dùng những nhóm hacker của Việt Nam tấn công lại nước khác".
'Tổ chức ứng cứu'
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/07/29/160729150545_viet_airports_hacker_640x360_ap_nocre dit.jpg
Vụ tin tặc tấn công hôm 29/07 đặt ra nhiều câu hỏi về an ninh mạng tại Việt Nam.
Hôm 3/8, trả lời BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên gia bảo mật độc lập Nguyễn Hồng Phúc nói:
“Tôi tán đồng ý kiến nói tránh kích động, vì nếu cứ tấn công qua lại thì chỉ dẫn đến những đội hacker chuyên nghiệp hơn vào cuộc”.
“Nghe qua lời bộ trưởng, tôi thấy dường như ông cũng có phần phủi trách nhiệm. Lẽ ra chính phủ phải có trách nhiệm chuẩn bị ứng phó với những vụ tấn công mạng ở cấp quốc gia”.
“Việc hình thành một tổ chức ứng cứu quy tụ những chuyên gia về an ninh mạng sẽ giúp xử lý sự cố tin tặc mau chóng, chứ không chỉ dựa vào một, hai công ty về an ninh mạng như hiện nay”.
“Cũng cần nói ngay rằng vụ tin tặc tấn công mạng sân bay vừa qua chỉ là mang tính cảnh báo, nếu không có hành động ứng phó ở tầm quốc gia ngay bây giờ thì chúng ta sẽ gánh chịu những vụ tấn công với mức thiệt hại lớn hơn”, ông Phúc nói với BBC.
Việc hình thành một tổ chức ứng cứu quy tụ những chuyên gia về an ninh mạng sẽ giúp xử lý sự cố tin tặc mau chóng, chứ không chỉ dựa vào một, hai công ty về an ninh mạng như hiện nay
Nguyễn Hồng Phúc, Chuyên gia bảo mật, Tp HCM
Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông) được báo Thanh Niên dẫn lời cho biết hiện nay hệ thống cáp quang Việt Nam nối với quốc tế có hai trục chính là trên biển và đất liền trong đó trục đất liền "đúng là có đường cáp quang nối trực tiếp với Trung Quốc".
Ông Hải nói đường cáp quang chạy qua Trung Quốc "có thể bị khai thác dữ liệu" tuy về nguyên tắc thì đó là "vấn đề kỹ thuật rất phức tạp" mà chỉ có cơ quan tình báo mới có thể thực hiện được.
Trả lời câu hỏi của nhà báo trong nước đối với mối liên hệ giữa thiết bị điện tử, viễn thông của doanh nghiệp Trung Quốc với vụ tấn công, Bộ trưởng Tuấn nói không thể có thiết bị nào là có thể bảo đảm tin tưởng hoàn toàn.
“Việc các nhà mạng lớn của Việt Nam sử dụng công nghệ viễn thông Trung Quốc là do hoàn cảnh lịch sử để lại, do chính sách, chiến lược ban đầu chưa đồng bộ, rồi do Luật Đấu thầu còn hạn chế, nhất là về giá thành và cách tiếp cận linh hoạt của các hãng viễn thông Trung Quốc”, ông Tuấn được truyền thông trong nước dẫn lời.
Hôm 29/7, các báo Việt Nam đồng loạt phát đi cáo buộc nhóm hacker 1937cn của Trung Quốc đứng đằng sau các vụ tấn công này.
Tuy nhiên, hôm 30/7, website được cho là của nhóm 1937cn lên tiếng phủ nhận trách nhiệm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới cảnh báo các tổ chức tín dụng đề cao cảnh giác và "thực hiện một số việc'' sau vụ tin tặc tấn công tuần trước.
https://www.youtube.com/watch?v=twIGR3TkClw
Nguồn : BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/29/160629050255_truong_minh_tuan_640x360_truongminhtu an_nocredit.jpg
Ông Trương Minh Tuấn là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nói cần tăng cường năng lực phòng tấn công như xảy tại các sân bay trong nước nhưng không thể ngăn chặn triệt để.
Ông Trương Minh Tuấn được dẫn lời nói tại buổi họp báo Chính phủ hôm 2/8 rằng “cho đến thời điểm hiện nay ta vẫn bảo đảm an toàn thông tin” mặc dù ông khẳng định rằng “không có sự an toàn tuyệt đối”.
Vụ tin tặc tấn công sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và website Vietnam Airlines chiều 29/7 được cho là ảnh hưởng đến hơn 100 chuyến bay nội địa.
Dữ liệu cá nhân hơn của khoảng 400 ngàn khách hàng của Vietnam Airlines được cho là đã bị tin tặc truy cập, gây quan ngại về bảo mật.
Màn hình tại các sân bay và loa truyền thanh bị mất kiểm soát và phát đi các thông điệp tấn công Việt Nam và Philippines về chủ quyền tại Biển Đông.
Việc các nhà mạng lớn của Việt Nam sử dụng công nghệ viễn thông Trung Quốc là do hoàn cảnh lịch sử để lại
Trương Minh Tuấn, Bộ Trưởng Thông tin Truyền thông
Các sự cố nghiêm trọng này xảy ra vài ngày sau khi lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và kỷ luật người đã viết từ chửi tục vào hộ chiếu của du khách Trung Quốc.
Truyền thông tại Việt Nam dường như không hề đưa tin về vụ này.
Tại cuộc họp báo, khi được hỏi về vụ tấn công có màu sắc chính trị, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói “chúng ta cần bình tĩnh, thận trọng, tránh suy diễn” vì “các cơ quan, đơn vị chức năng đang tìm kiếm thủ phạm, làm rõ nguyên nhân”.
Ông Tuấn cũng nhấn mạnh điều ông gọi là "phải tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tránh những hành vi khiêu khích hoặc thách thức không cần thiết như dùng những nhóm hacker của Việt Nam tấn công lại nước khác".
'Tổ chức ứng cứu'
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/07/29/160729150545_viet_airports_hacker_640x360_ap_nocre dit.jpg
Vụ tin tặc tấn công hôm 29/07 đặt ra nhiều câu hỏi về an ninh mạng tại Việt Nam.
Hôm 3/8, trả lời BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên gia bảo mật độc lập Nguyễn Hồng Phúc nói:
“Tôi tán đồng ý kiến nói tránh kích động, vì nếu cứ tấn công qua lại thì chỉ dẫn đến những đội hacker chuyên nghiệp hơn vào cuộc”.
“Nghe qua lời bộ trưởng, tôi thấy dường như ông cũng có phần phủi trách nhiệm. Lẽ ra chính phủ phải có trách nhiệm chuẩn bị ứng phó với những vụ tấn công mạng ở cấp quốc gia”.
“Việc hình thành một tổ chức ứng cứu quy tụ những chuyên gia về an ninh mạng sẽ giúp xử lý sự cố tin tặc mau chóng, chứ không chỉ dựa vào một, hai công ty về an ninh mạng như hiện nay”.
“Cũng cần nói ngay rằng vụ tin tặc tấn công mạng sân bay vừa qua chỉ là mang tính cảnh báo, nếu không có hành động ứng phó ở tầm quốc gia ngay bây giờ thì chúng ta sẽ gánh chịu những vụ tấn công với mức thiệt hại lớn hơn”, ông Phúc nói với BBC.
Việc hình thành một tổ chức ứng cứu quy tụ những chuyên gia về an ninh mạng sẽ giúp xử lý sự cố tin tặc mau chóng, chứ không chỉ dựa vào một, hai công ty về an ninh mạng như hiện nay
Nguyễn Hồng Phúc, Chuyên gia bảo mật, Tp HCM
Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông) được báo Thanh Niên dẫn lời cho biết hiện nay hệ thống cáp quang Việt Nam nối với quốc tế có hai trục chính là trên biển và đất liền trong đó trục đất liền "đúng là có đường cáp quang nối trực tiếp với Trung Quốc".
Ông Hải nói đường cáp quang chạy qua Trung Quốc "có thể bị khai thác dữ liệu" tuy về nguyên tắc thì đó là "vấn đề kỹ thuật rất phức tạp" mà chỉ có cơ quan tình báo mới có thể thực hiện được.
Trả lời câu hỏi của nhà báo trong nước đối với mối liên hệ giữa thiết bị điện tử, viễn thông của doanh nghiệp Trung Quốc với vụ tấn công, Bộ trưởng Tuấn nói không thể có thiết bị nào là có thể bảo đảm tin tưởng hoàn toàn.
“Việc các nhà mạng lớn của Việt Nam sử dụng công nghệ viễn thông Trung Quốc là do hoàn cảnh lịch sử để lại, do chính sách, chiến lược ban đầu chưa đồng bộ, rồi do Luật Đấu thầu còn hạn chế, nhất là về giá thành và cách tiếp cận linh hoạt của các hãng viễn thông Trung Quốc”, ông Tuấn được truyền thông trong nước dẫn lời.
Hôm 29/7, các báo Việt Nam đồng loạt phát đi cáo buộc nhóm hacker 1937cn của Trung Quốc đứng đằng sau các vụ tấn công này.
Tuy nhiên, hôm 30/7, website được cho là của nhóm 1937cn lên tiếng phủ nhận trách nhiệm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới cảnh báo các tổ chức tín dụng đề cao cảnh giác và "thực hiện một số việc'' sau vụ tin tặc tấn công tuần trước.
https://www.youtube.com/watch?v=twIGR3TkClw
Nguồn : BBC