PDA

View Full Version : Việt Nam thay đổi quan điểm về chủ quyền trên biển Đông



duyanh
07-22-2016, 12:03 PM
Việt Nam thay đổi quan điểm về chủ quyền trên biển Đông




http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietNam-position-on-the-east-sea-changed-kh-07212016124517.html/000_Hkg9894537.jpg/@@images/9b6a53d6-50b9-477c-b406-3e1e0a78f273.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietNam-position-on-the-east-sea-changed-kh-07212016124517.html/000_Hkg9894537.jpg/@@images/9b6a53d6-50b9-477c-b406-3e1e0a78f273.jpeg)

Một bản đồ với vị trí các giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển Đông tranh chấp tại một cuộc họp báo ở Hà Nội vào ngày 05 tháng 6 năm 2014, được Bộ Ngoại giao tổ chức.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietNam-position-on-the-east-sea-changed-kh-07212016124517.html/07212016-kinhhoa.mp3

Sau khi phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế được đưa ra vào ngày 12 tháng 7 về biển Đông, đã có nhiều ý kiến từ nhiều góc cạnh khác nhau về phán quyết này. Kính Hòa trao đổi với Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, hiện làm việc tại trung tân nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương về ý nghĩa của phán quyết này đối với các nước ở biển Đông cũng như đối với Việt Nam. Trước hết TS Vũ Hồng Lâm cho biết:

Theo tôi nghĩ thì tác động của phán quyết của Tòa trọng tài thường trực về vấn đề biển Đông sẽ là rất lớn. Hiện nay có những suy nghĩ cho rằng vì Trung Quốc bác bỏ, có động thái phản đối rất mạnh mẽ, thậm chí ngay sau khi phán quyết được đưa ra, Trung Quốc đưa ra ngay một sách trắng để nói là không bao giờ chấp nhận phán quyết, rồi tuyên bố tập trận lớn đến 3 tháng liền, cho máy bay ném bom đi diễu trong khu vực, nên có những suy nghĩ cho rằng tác động của phán quyết là không lớn. Ngoài ra Tòa cũng không có cơ chế để cưỡng chế, thành ra phán quyết chỉ nằm trên giấy.

Cá nhân tôi thì cho rằng không phải là như vậy.

Tuy không có cơ chế chế tài nhưng phán quyết có ý nghĩa là một bộ phận của luật quốc tế. Theo luật quốc tế khi phán quyết đưa ra rồi thì nó trở thành một án lệ. Nó không thể thay đổi được. Đằng sau phán quyết là luật quốc tế. Và đằng sau luật quốc tế là những nước mà người ta có thể làm cái gì đó để bảo vệ luật quốc tế.

Tuy không có cơ chế chế tài nhưng phán quyết có ý nghĩa là một bộ phận của luật quốc tế. Theo luật quốc tế khi phán quyết đưa ra rồi thì nó trở thành một án lệ. Nó không thể thay đổi được.
- Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm

Hiện có rất nhiều nước hưởng lợi rất nhiều từ phán quyết. Chính những nước đó sớm hay muộn cũng tìm cách giữ gìn cái phán quyết này.

Các phản ứng thì ít hay nhiều mang tính ngoại giao, vì người ta ngại là phản ứng nhiều thì Trung quốc sẽ làm quá. Tôi thì không đồng ý với cách suy nghĩ đó. Cho dù Trung quốc phản ứng rất mạnh, các nước khác kềm chế rất là nhiều, nhưng phán quyết này sẽ có tác động lướn về lâu về dài.

Kính Hòa: Đối với Trung Quốc thì ông thấy có tác động như thế nào? Họ sẽ có những bước đi như thế nào?

Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm: Trước mắt thì họ giận dữ, thề không bao giờ chấp nhận phán quyết đó. Thế nhưng nhìn thì thấy họ đã có những điều chỉnh nhất định. Chẳng hạn như khi phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò thì Trung Quốc không nhắc đến đường lưỡi bò nữa. Trong tất cả những tuyên bố, sách trắng Trung quốc đưa lên người ta không thấy nhắc tới đường lưỡi bò mạnh mẽ nữa.

Trước đây khi Việt Nam và Malaysia nộp tuyên bố về thềm lục địa mở rộng, Trung quốc lập tức phản đối mạnh mẽ và trưng ngay đường lưỡi bò, còn bây giờ thì họ không nói nữa, mặc dù vẫn nhắc chủ quyền lãnh thổ. Như vậy là có một sự điều chỉnh nhỏ, rất tinh tế.

Tôi nghĩ là sẽ phụ thuộc nhiều vào quyết tâm của các nước khác về việc gìn giữ phán quyết này. Nếu các nước khác quyết tâm thì với tư cách luật quốc tế thì sớm muộn thì kể cả một nước lớn là Trung Quốc, không chính thức hay chính thức phải điều chỉnh hành vi và quan điểm của mình phù hợp với phán quyết vì nó là luật quốc tế. Trừ trường hợp thể chế quốc tế này được thay đổi bằng một thể chế khác, và điều đó thì theo tôi là cực kỳ khó khăn. Trung quốc không thể nào một mình thay đổi thể chế hiện nay.

Kính Hòa: Hai quốc gia rất đồng ý với phán quyết này là Mỹ và Philippines. Có ý kiến cho rằng sau phán quyết thì Mỹ sẽ tăng cường sự có mặt trên biển Đông, ông thấy điều đó đúng không?

Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm: Tôi nghĩ Mỹ sẽ tăng cường sự có mặt trên biển Đông. Mỹ có lợi ích tự do hàng hải và hàng không. Để đảm bảo điều đó một mặt phải bá vào luật và mặt khác phải có sự hiện diện trên thực tế. Bởi vì đối với Trung Quốc ngoài cuộc đấu tranh luật pháp còn có đấu tranh trên thực địa nữa, trong đó lyuaajt pháp là cái để bám vào mà đấu tranh. Cho nên Mỹ muốn bảo vệ lợi ích của họ, thì phải hiện diện mạnh mẽ hơn để Trung Quốc không tiếp tục vi phạm.

Phản ứng của Việt Nam

Kính Hòa: Đối với Việt Nam thì có những phân tích cho thấy Việt Nam không hoàn toàn có lợi trong phán quyết này. Vì trước tới giờ Việt Nam nói rằng Hoàng sa Trường sa cũng như thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh là của Việt Nam. Nay nếu Việt Nam tuân thủ thì tất cả các đảo dù nổi hay chìm đều không tạo nên EEZ. Hiện Việt Nam phản ứng rất có chừng mực, theo ông Việt Nam sẽ có lợi khi tuân thủ hay không và Hà Nội sẽ làm như thế nào về phán quyết này?

Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm: Thực ra thì lâu nay Việt Nam đã điều chỉnh quan điểm lập trường của mình cho gần với luật quốc tế rồi.

Trước đây yêu sách của Việt Nam đối với khu vực biển Đông là chung chung. Thành ra dư luận dân chúng cho rằng Việt Nam đòi toàn bộ vùng biển đó, kể cả EEZ xung quanh các hòn đảo nhỏ ở Trường Sa Hoàng Sa.

Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam cũng đã tìm hiểu nhiều về luật quốc tế và điều chỉnh quan điểm của mình cho phù hợp.
- Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm

Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam cũng đã tìm hiểu nhiều về luật quốc tế và điều chỉnh quan điểm của mình cho phù hợp. Cho nên gần đây Việt Nam đã chấp nhận các đảo nhỏ của Trường Sa và Hoàng Sa không có EEZ. Đó chính là quan điểm của Việt Nam.

Việt Nam có EEZ tính từ bờ biển miền Trung, tức là từ đất liền. Đó chính là cái quan điểm của Việt Nam khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào năm 2014. Trung Quốc nói chổ đó thuộc EEZ của Hoàng Sa, Việt Nam nói chổ đó thuộc EEZ của bờ biển miền Trung, tức Hoàng Sa không có EEZ. Cho dù là của nước nào thì cũng không có EEZ.

Điều thứ hai là khi Việt Nam cùng Malaysia đệ trình yêu sách về thềm lục địa mở rộng thì trong đó Việt Nam đòi hỏi EEZ từ lục địa của mình, và chấp nhận EEZ của Malaysia chồng lấn lên quần đảo Trường Sa.

Như vậy quan điểm của Việt Nam đã chồng khít với luật quốc tế, tức là Việt Nam đòi hỏi chủ quyền ở Hoàng sa Trường Sa trên các đảo, nhưng không đòi các đảo đó có EEZ.

Kính Hòa: Xin cám ơn Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm.



https://www.youtube.com/watch?v=Z5lgcGNggyo


Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-07-21