duyanh
07-19-2016, 12:44 PM
Việt Nam giữa Luật pháp và Trung Quốc
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/vn-between-the-law-n-china-kh-07182016085421.html/000_DA1LX.jpg/@@images/06fb67f7-44ae-457b-ab4b-e8ee6f3bfa4b.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/vn-between-the-law-n-china-kh-07182016085421.html/000_DA1LX.jpg/@@images/06fb67f7-44ae-457b-ab4b-e8ee6f3bfa4b.jpeg)
Một công an ngăn cảnh người dân biểu tình chúc mừng chiến thắng của Philippines trước Trung Quốc về phán quyết biển Đông hôm 17/7/2016.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/vn-between-the-law-n-china-kh-07182016085421.html/07282016-diemblog-kh.mp3
Điều không làm mọi người ngạc nhiên là nhiều blogger, nhà báo quan tâm đến chính trị lên tiếng về phán quyết của tòa trọng tài Quốc tế trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh. Tòa nói rằng cái gọi là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Đông không có giá trị. Ngoài ra Philippines hầu như toàn thắng trên tất cả các điểm mà họ kiện Trung Quốc.
Trung Quốc và luật pháp
Nhà báo Hữu Nguyên viết rằng Với tư cách là một nước lớn có trách nhiệm, Trung Quốc cần được nhìn nhận trong hình ảnh là một người tuân thủ pháp luật, chứ không phải kẻ phá luật, cũng như là người đem lại cơ hội giao thương chứ không phải những mối đe dọa về an ninh.
Nhà nghiên cứu biển Đông Trương Nhân Tuấn nhận định rằng thái độ của Trung Quốc sắp tới về phán quyết của toàn trọng tài sẽ cho cộng đồng Quốc tế thấy tư cách của Trung Quốc, có là một cường Quốc hay không? Có xứng đáng chia sẻ trách nhiệm với một cường Quốc khác là Hoa Kỳ hay không?
Những câu hỏi của ông Trương Nhân Tuấn dường như đã có sẳn câu trả lời, vì sau khi phán quyết của tòa được đưa ra, lời lẽ phát ngôn của tất cả các cấp lãnh đạo Trung Quốc đều nhất mực cho rằng biển Đông vốn dĩ thuộc về họ từ lâu đời, và họ sẽ không tuân thủ phán quyết, và rằng tòa án này chỉ là một trò đùa.
Người ta giải thích thái độ này của Trung Quốc không có gì khó khăn vì Trung Quốc được xem như bị mất mặt, và là Quốc gia bị thiệt nhiều nhất vì bản án, nhưng cũng vì đòi hỏi quá đáng của mình. Blogger Lang Anh nhận xét:
Trung Quốc là nước chịu nhiều bất lợi nhất sau phán quyết này. Điều đó khá dễ hiểu vì họ là nước đưa ra những đòi hỏi chủ quyền phi lý nhất, nó hầu như chỉ dựa trên sức mạnh và sự ngang ngược chứ không dựa trên bất cứ một căn cứ phù hợp đạo lý nào. Phán quyết của Tòa trọng tài có lẽ sẽ không làm giảm sự hung hăng của Trung Quốc trong ngắn hạn, thậm chí trung hạn, nhưng nó đánh dấu sự thất bại chiến lược của Trung Quốc và nước này sớm muộn sẽ phải tái định hình lại chính sách của mình.
Phán quyết của Tòa trọng tài có lẽ sẽ không làm giảm sự hung hăng của Trung Quốc...nhưng nó đánh dấu sự thất bại chiến lược của Trung Quốc và nước này sớm muộn sẽ phải tái định hình lại chính sách của mình.
- Blogger Lang Anh
Mỹ và phương tây sẽ có những bước tiến dài trên biển đông vì hành lang pháp lý giờ đây đã rõ ràng hơn cho các hoạt động của họ. Và bài học nước Nga tại Crimea cho thấy phát động một cuộc chiến xâm lăng thì dễ, thậm chí là đạt được quyền chiếm hữu cũng không phải quá khó khăn với các cường quốc, nhưng rút chân ra khỏi nó và khắc phục các hậu quả lâu dài là điều không hề dễ dàng. Nhất là trên biển Đông, có nhiều nước tham gia và không thiếu gì quốc gia cứng cổ.
Một nguyên nhân khác cũng có thể được dùng để giải thích hành động bất tuân luật pháp quốc tế của Trung Quốc, là tòa trọng tài, cũng giống như nhiều định chế quốc tế khác không có phương tiện để bắt buộc một Quốc gia nào đó tuân thủ quyết định của mình.
Nhà báo Huỳnh Văn Hoa bình luận:
Nhiều người cho rằng, tòa không có cơ chế thi hành án, không thể buộc Trung Quốc phải tuân thủ các quyết định trong bản phán quyết dài 497 trang mà tòa vừa công bố. Nói vậy không sai, nhưng rõ ràng nếu Trung Quốc vẫn khăng khăng bác bỏ phán quyết, vẫn hung hăng hành động theo ý riêng thì Trung Quốc sẽ hiện nguyên hình là kẻ vô trách nhiệm, bất tuân pháp luật và không thể tin cậy được. Quốc tế có luật quốc tế và thế giới càng hỗn mang thì càng cần phải hành xử theo luật để tạo lập và duy trì hòa bình, ổn định, bình đẳng giữa các quốc gia, ngăn chặn tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” trong một đại dương đầy máu và nước mắt.
Việt Nam Trung Hoa, chủ nghĩa dân tộc và lý trí
Chỉ một ngày sau khi tòa ra phán quyết, người ta chứng kiến các trang mạng xã hội Trung Quốc bùng lên một tình cảm ái quốc chống lại điều mà họ cho là các thế lực phương Tây đang tìm cách bao vây đất nước họ. Trong phong trào ái quốc đó người ta thấy hàng loạt các ngôi sao điện ảnh Trung Quốc, đã và đang làm sai mê khán giả Việt Nam.
Một nghệ sĩ Việt Nam là Thành Lộc lên tiếng:
Một danh sách dài ngoằng các tài tử minh tinh điện ảnh và nghệ sĩ của Trung Hoa lục địa mà "thần dân" xứ Việt chết mê chết mệt đã lên tiếng ủng hộ cái gọi là đường lưỡi bò láo xược trên Biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc, họ phản đối phán quyết của toà án quốc tế, bất chấp luật pháp và đi ngược lại với lương tri thế giới. Những Phạm Băng Băng, Triệu Vy, Huỳnh Hiểu Minh, Lục Tiểu Linh Đồng, v.v. vốn đã xem chúng ta là thần dân của họ, tài nguyên nước ta là tài sản của Quốc gia họ từ bao đời nay rồi! Vậy có đúng là nghệ thuật kinh tế đi trước để lót đường cho chính trị và xâm lược đi sau không?
Các văn nghệ sĩ, các fans hâm mộ những soái ca, tỉ tỉ, những thứ ngôn tình hay nam thần ngọc nữ gì đó... hãy tỉnh táo và sáng suốt mà lo bảo vệ những giá trị văn hoá Việt còn sót lại trong mong manh và chỉ có chúng ta mới là những người phải thể hiện lòng tự tôn dân tộc mình. Dĩ nhiên dân tộc Hoa cũng là một trong 50 dân tộc hình thành bản sắc văn hoá Việt, tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh!
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/vn-between-the-law-n-china-kh-07182016085421.html/1468399569thanh-loc1.jpg-400.jpg/image
Nghệ sĩ Thành Lộc
Câu chuyện lãnh thổ, chính trị bây giờ đặt giới nghệ sĩ ở hai bên đường ranh phân cách. Nhà báo Đoan Trang cho rằng tất cả những nghệ sĩ ấy đều không có lỗi, vì họ đều yêu tổ quốc mình nhưng kẻ có tội là những kẻ lợi dụng tinh thần dân tộc ấy. Còn nhà báo Huy Đức thì phê phán rằng nếu vì chủ nghĩa dân tộc, thiếu kiến thức và lý trí mà nói a dua theo kẻ cầm quyền thì rất là đáng khinh.
Cũng theo Huy Đức, ý kiến của người Việt cũng khác nhau về phán quyết của tòa trọng tài.
Bên cạnh đa số ủng hộ vì lý do phán quyết này phủ nhận đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc, cũng có những ý kiến lo ngại vì phán quyết phủ nhận luôn cả một số đòi hỏi của Việt Nam trên hai quần đảo đang tranh chấp và Hoàng Sa và Trường Sa, vì những hòn đảo nhỏ ở đó không đủ điều kiện tạo nên một vùng biển rộng thuộc quyền kiểm soát của mình.
Nhưng blogger Lang Anh lại nói một cách lý trí rằng điều đó lại tạo nên lối thoát trong hòa bình của tất cả các bên tranh chấp.
Việt Nam đang ở đâu?
Trong thời gian ba năm qua, trong lúc tòa trọng tài đang giải quyết vụ án, có rất nhiều người Việt Nam, thậm chí cả giới quan chức từng phát biểu trên báo chí chính thống rằng Việt Nam cũng sẽ theo gót nước láng giềng mà kiện Trung Quốc.
Chuyện đó vẫn chưa xảy ra.
Nhiều blogger, trong đó có Mạnh Kim ca ngợi lòng can đảm của Philippines và nhà lãnh đạo Aquino, nói rằng họ không mạnh về quân sự nhưng họ không phải là nhược tiểu vì họ có sức mạnh dân tộc và tin thần pháp lý. Và những nhà lãnh đạo của họ không hỗ thẹn với người dân.
Nói về các nhà lãnh đạo Việt Nam trong cuộc khủng hoảng biển Đông, blogger Trần Minh Khôi đăng lại một suy nghĩ của mình cách đây hai năm về khả năng Việt Nam kiện Bắc Kinh về biển Đông:
Những người lãnh đạo nhà nước Việt Nam không nói rõ cái lý do thật sự cho sự chậm trễ của họ trong việc đưa Trung Quốc ra toà án quốc tế: họ không biết phải đối diện với hậu quả chính trị của nó như thế nào. Dù chọn phương án nào đi nữa thì để có thể đưa Trung Quốc ra toà, những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay phải thay đổi toàn bộ quan điểm của họ về nhà nước Việt Nam Cộng Hoà và về cuộc chiến tranh bắc nam vừa qua. Những luận điểm làm nền tảng cho sự chính đáng cai trị của họ - như chống xâm lược và tay sai Mỹ Nguỵ, giải phóng miền nam - sẽ sụp đổ. Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này không đủ mạnh, không đủ đoàn kết, và không có lãnh đạo đủ quyết đoán để thực hiện điều đó.
Nếu Trần Minh Khôi nói đến quan điểm của các nhà lãnh đạo Việt Nam, thì blogger Người Buôn Gió nhận thấy họ và các đồng nghiệp ở Bắc Kinh thường hay nói tới điều mà họ gọi là nhận thức chúng về biển Đông, và theo ông điều đó rất bí ẩn:
Suốt cả mười năm liên tục, từ khi có cuộc biểu tình ở hai thành phố Hà Nội, Sài Gòn phản đối Trung Quốc thành lập Tam Sa đến nay, đảng Cộng Sản Việt Nam nói ra rả về cụm từ '' nhận thức chung của hai cấp lãnh đạo cao cấp ''.
Cụm từ này lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi khi Trung Quốc gây hấn, bắn giết, đâm chìm tàu cá, bắt tàu cá Việt Nam hoặc gia tăng hành động xây dựng căn cứ quân sự trên các quần đảo chiếm đóng của Việt Nam.
Lập luận đó khiến người dân mơ hồ tin rằng đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã có thoả thuận gì đó cao cấp nhất ở Bộ chính trị hai bên. Mọi việc bất đồng ở biển Đông chẳng qua chỉ do cấp địa phương thực hiện.
Trong lúc đó ông Hồ Cương Quyết, một người Việt gốc Pháp, nhận định rằng phán quyết của tòa lại có thể có những ảnh hưởng tới bên trong nội bộ chính trị Việt Nam giữa những phe nhóm khác nhau trong đảng cầm quyền, những người có khuynh hướng thân phương Tây, và những đối thủ thân Trung Quốc. Ông Khuyến khích những bước tiến của Việt Nam để thắt chặt quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây, và cho đó là điều có lợi cho Việt Nam.
Dĩ nhiên dân tộc Hoa cũng là một trong 50 dân tộc hình thành bản sắc văn hoá Việt, tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh!
- Nghệ sĩ Thành Lộc
Ông Hồ Cương Quyết vốn là người đấu tranh chống lại sự có mặt của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, và trong những năm gần đây ông bỏ ra rất nhiều thời giờ giúp đỡ ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công ngoài biển Đông.
Lo ngại về những phản ứng giận dữ của Trung Quốc trước phán quyết bất lợi cho họ, nhà báo Vũ Kim Hạnh viết rằng lúc này nhà nước Việt nam nên tập trung sức lực lo lắng cho sự an nguy của ngư dân thay vì tốn thời giờ cho những phiên họp bàn về nhân sự bên trong hội trường quốc hội.
Blogger Cánh Cò lại cho rằng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế là một cơ hội để Việt Nam thoát ra khỏi quĩ đạo của Trung Quốc. Và blogger này kêu gọi đảng cộng sản Việt Nam:
Hãy thôi đóng kịch, hãy tự lột xác chứng tỏ bản lãnh của mình, hãy đồng hành cùng với dân tộc giương cao lá cờ thoát Trung qua phán quyết của Tòa. Hãy quên ghế, quên Đảng vốn chỉ là một nhúm lý thuyết phù du và cùng nhân dân tiến về phía trước, phía của tương lai Việt Nam thay vì tương lai Trung Quốc.
Hoan nghênh phán quyết của Tòa chưa đủ. Phán quyết đó không phải là thần dược nhưng nó có khả năng trợ giúp nếu Đảng thật sự muốn về nguồn. Hãy lấy phán quyết đó làm chiếc thuyền nan quay đầu vào bờ trước khi quá muộn.
RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/vn-between-the-law-n-china-kh-07182016085421.html/000_DA1LX.jpg/@@images/06fb67f7-44ae-457b-ab4b-e8ee6f3bfa4b.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/vn-between-the-law-n-china-kh-07182016085421.html/000_DA1LX.jpg/@@images/06fb67f7-44ae-457b-ab4b-e8ee6f3bfa4b.jpeg)
Một công an ngăn cảnh người dân biểu tình chúc mừng chiến thắng của Philippines trước Trung Quốc về phán quyết biển Đông hôm 17/7/2016.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/vn-between-the-law-n-china-kh-07182016085421.html/07282016-diemblog-kh.mp3
Điều không làm mọi người ngạc nhiên là nhiều blogger, nhà báo quan tâm đến chính trị lên tiếng về phán quyết của tòa trọng tài Quốc tế trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh. Tòa nói rằng cái gọi là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Đông không có giá trị. Ngoài ra Philippines hầu như toàn thắng trên tất cả các điểm mà họ kiện Trung Quốc.
Trung Quốc và luật pháp
Nhà báo Hữu Nguyên viết rằng Với tư cách là một nước lớn có trách nhiệm, Trung Quốc cần được nhìn nhận trong hình ảnh là một người tuân thủ pháp luật, chứ không phải kẻ phá luật, cũng như là người đem lại cơ hội giao thương chứ không phải những mối đe dọa về an ninh.
Nhà nghiên cứu biển Đông Trương Nhân Tuấn nhận định rằng thái độ của Trung Quốc sắp tới về phán quyết của toàn trọng tài sẽ cho cộng đồng Quốc tế thấy tư cách của Trung Quốc, có là một cường Quốc hay không? Có xứng đáng chia sẻ trách nhiệm với một cường Quốc khác là Hoa Kỳ hay không?
Những câu hỏi của ông Trương Nhân Tuấn dường như đã có sẳn câu trả lời, vì sau khi phán quyết của tòa được đưa ra, lời lẽ phát ngôn của tất cả các cấp lãnh đạo Trung Quốc đều nhất mực cho rằng biển Đông vốn dĩ thuộc về họ từ lâu đời, và họ sẽ không tuân thủ phán quyết, và rằng tòa án này chỉ là một trò đùa.
Người ta giải thích thái độ này của Trung Quốc không có gì khó khăn vì Trung Quốc được xem như bị mất mặt, và là Quốc gia bị thiệt nhiều nhất vì bản án, nhưng cũng vì đòi hỏi quá đáng của mình. Blogger Lang Anh nhận xét:
Trung Quốc là nước chịu nhiều bất lợi nhất sau phán quyết này. Điều đó khá dễ hiểu vì họ là nước đưa ra những đòi hỏi chủ quyền phi lý nhất, nó hầu như chỉ dựa trên sức mạnh và sự ngang ngược chứ không dựa trên bất cứ một căn cứ phù hợp đạo lý nào. Phán quyết của Tòa trọng tài có lẽ sẽ không làm giảm sự hung hăng của Trung Quốc trong ngắn hạn, thậm chí trung hạn, nhưng nó đánh dấu sự thất bại chiến lược của Trung Quốc và nước này sớm muộn sẽ phải tái định hình lại chính sách của mình.
Phán quyết của Tòa trọng tài có lẽ sẽ không làm giảm sự hung hăng của Trung Quốc...nhưng nó đánh dấu sự thất bại chiến lược của Trung Quốc và nước này sớm muộn sẽ phải tái định hình lại chính sách của mình.
- Blogger Lang Anh
Mỹ và phương tây sẽ có những bước tiến dài trên biển đông vì hành lang pháp lý giờ đây đã rõ ràng hơn cho các hoạt động của họ. Và bài học nước Nga tại Crimea cho thấy phát động một cuộc chiến xâm lăng thì dễ, thậm chí là đạt được quyền chiếm hữu cũng không phải quá khó khăn với các cường quốc, nhưng rút chân ra khỏi nó và khắc phục các hậu quả lâu dài là điều không hề dễ dàng. Nhất là trên biển Đông, có nhiều nước tham gia và không thiếu gì quốc gia cứng cổ.
Một nguyên nhân khác cũng có thể được dùng để giải thích hành động bất tuân luật pháp quốc tế của Trung Quốc, là tòa trọng tài, cũng giống như nhiều định chế quốc tế khác không có phương tiện để bắt buộc một Quốc gia nào đó tuân thủ quyết định của mình.
Nhà báo Huỳnh Văn Hoa bình luận:
Nhiều người cho rằng, tòa không có cơ chế thi hành án, không thể buộc Trung Quốc phải tuân thủ các quyết định trong bản phán quyết dài 497 trang mà tòa vừa công bố. Nói vậy không sai, nhưng rõ ràng nếu Trung Quốc vẫn khăng khăng bác bỏ phán quyết, vẫn hung hăng hành động theo ý riêng thì Trung Quốc sẽ hiện nguyên hình là kẻ vô trách nhiệm, bất tuân pháp luật và không thể tin cậy được. Quốc tế có luật quốc tế và thế giới càng hỗn mang thì càng cần phải hành xử theo luật để tạo lập và duy trì hòa bình, ổn định, bình đẳng giữa các quốc gia, ngăn chặn tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” trong một đại dương đầy máu và nước mắt.
Việt Nam Trung Hoa, chủ nghĩa dân tộc và lý trí
Chỉ một ngày sau khi tòa ra phán quyết, người ta chứng kiến các trang mạng xã hội Trung Quốc bùng lên một tình cảm ái quốc chống lại điều mà họ cho là các thế lực phương Tây đang tìm cách bao vây đất nước họ. Trong phong trào ái quốc đó người ta thấy hàng loạt các ngôi sao điện ảnh Trung Quốc, đã và đang làm sai mê khán giả Việt Nam.
Một nghệ sĩ Việt Nam là Thành Lộc lên tiếng:
Một danh sách dài ngoằng các tài tử minh tinh điện ảnh và nghệ sĩ của Trung Hoa lục địa mà "thần dân" xứ Việt chết mê chết mệt đã lên tiếng ủng hộ cái gọi là đường lưỡi bò láo xược trên Biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc, họ phản đối phán quyết của toà án quốc tế, bất chấp luật pháp và đi ngược lại với lương tri thế giới. Những Phạm Băng Băng, Triệu Vy, Huỳnh Hiểu Minh, Lục Tiểu Linh Đồng, v.v. vốn đã xem chúng ta là thần dân của họ, tài nguyên nước ta là tài sản của Quốc gia họ từ bao đời nay rồi! Vậy có đúng là nghệ thuật kinh tế đi trước để lót đường cho chính trị và xâm lược đi sau không?
Các văn nghệ sĩ, các fans hâm mộ những soái ca, tỉ tỉ, những thứ ngôn tình hay nam thần ngọc nữ gì đó... hãy tỉnh táo và sáng suốt mà lo bảo vệ những giá trị văn hoá Việt còn sót lại trong mong manh và chỉ có chúng ta mới là những người phải thể hiện lòng tự tôn dân tộc mình. Dĩ nhiên dân tộc Hoa cũng là một trong 50 dân tộc hình thành bản sắc văn hoá Việt, tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh!
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/vn-between-the-law-n-china-kh-07182016085421.html/1468399569thanh-loc1.jpg-400.jpg/image
Nghệ sĩ Thành Lộc
Câu chuyện lãnh thổ, chính trị bây giờ đặt giới nghệ sĩ ở hai bên đường ranh phân cách. Nhà báo Đoan Trang cho rằng tất cả những nghệ sĩ ấy đều không có lỗi, vì họ đều yêu tổ quốc mình nhưng kẻ có tội là những kẻ lợi dụng tinh thần dân tộc ấy. Còn nhà báo Huy Đức thì phê phán rằng nếu vì chủ nghĩa dân tộc, thiếu kiến thức và lý trí mà nói a dua theo kẻ cầm quyền thì rất là đáng khinh.
Cũng theo Huy Đức, ý kiến của người Việt cũng khác nhau về phán quyết của tòa trọng tài.
Bên cạnh đa số ủng hộ vì lý do phán quyết này phủ nhận đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc, cũng có những ý kiến lo ngại vì phán quyết phủ nhận luôn cả một số đòi hỏi của Việt Nam trên hai quần đảo đang tranh chấp và Hoàng Sa và Trường Sa, vì những hòn đảo nhỏ ở đó không đủ điều kiện tạo nên một vùng biển rộng thuộc quyền kiểm soát của mình.
Nhưng blogger Lang Anh lại nói một cách lý trí rằng điều đó lại tạo nên lối thoát trong hòa bình của tất cả các bên tranh chấp.
Việt Nam đang ở đâu?
Trong thời gian ba năm qua, trong lúc tòa trọng tài đang giải quyết vụ án, có rất nhiều người Việt Nam, thậm chí cả giới quan chức từng phát biểu trên báo chí chính thống rằng Việt Nam cũng sẽ theo gót nước láng giềng mà kiện Trung Quốc.
Chuyện đó vẫn chưa xảy ra.
Nhiều blogger, trong đó có Mạnh Kim ca ngợi lòng can đảm của Philippines và nhà lãnh đạo Aquino, nói rằng họ không mạnh về quân sự nhưng họ không phải là nhược tiểu vì họ có sức mạnh dân tộc và tin thần pháp lý. Và những nhà lãnh đạo của họ không hỗ thẹn với người dân.
Nói về các nhà lãnh đạo Việt Nam trong cuộc khủng hoảng biển Đông, blogger Trần Minh Khôi đăng lại một suy nghĩ của mình cách đây hai năm về khả năng Việt Nam kiện Bắc Kinh về biển Đông:
Những người lãnh đạo nhà nước Việt Nam không nói rõ cái lý do thật sự cho sự chậm trễ của họ trong việc đưa Trung Quốc ra toà án quốc tế: họ không biết phải đối diện với hậu quả chính trị của nó như thế nào. Dù chọn phương án nào đi nữa thì để có thể đưa Trung Quốc ra toà, những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay phải thay đổi toàn bộ quan điểm của họ về nhà nước Việt Nam Cộng Hoà và về cuộc chiến tranh bắc nam vừa qua. Những luận điểm làm nền tảng cho sự chính đáng cai trị của họ - như chống xâm lược và tay sai Mỹ Nguỵ, giải phóng miền nam - sẽ sụp đổ. Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này không đủ mạnh, không đủ đoàn kết, và không có lãnh đạo đủ quyết đoán để thực hiện điều đó.
Nếu Trần Minh Khôi nói đến quan điểm của các nhà lãnh đạo Việt Nam, thì blogger Người Buôn Gió nhận thấy họ và các đồng nghiệp ở Bắc Kinh thường hay nói tới điều mà họ gọi là nhận thức chúng về biển Đông, và theo ông điều đó rất bí ẩn:
Suốt cả mười năm liên tục, từ khi có cuộc biểu tình ở hai thành phố Hà Nội, Sài Gòn phản đối Trung Quốc thành lập Tam Sa đến nay, đảng Cộng Sản Việt Nam nói ra rả về cụm từ '' nhận thức chung của hai cấp lãnh đạo cao cấp ''.
Cụm từ này lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi khi Trung Quốc gây hấn, bắn giết, đâm chìm tàu cá, bắt tàu cá Việt Nam hoặc gia tăng hành động xây dựng căn cứ quân sự trên các quần đảo chiếm đóng của Việt Nam.
Lập luận đó khiến người dân mơ hồ tin rằng đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã có thoả thuận gì đó cao cấp nhất ở Bộ chính trị hai bên. Mọi việc bất đồng ở biển Đông chẳng qua chỉ do cấp địa phương thực hiện.
Trong lúc đó ông Hồ Cương Quyết, một người Việt gốc Pháp, nhận định rằng phán quyết của tòa lại có thể có những ảnh hưởng tới bên trong nội bộ chính trị Việt Nam giữa những phe nhóm khác nhau trong đảng cầm quyền, những người có khuynh hướng thân phương Tây, và những đối thủ thân Trung Quốc. Ông Khuyến khích những bước tiến của Việt Nam để thắt chặt quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây, và cho đó là điều có lợi cho Việt Nam.
Dĩ nhiên dân tộc Hoa cũng là một trong 50 dân tộc hình thành bản sắc văn hoá Việt, tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh!
- Nghệ sĩ Thành Lộc
Ông Hồ Cương Quyết vốn là người đấu tranh chống lại sự có mặt của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, và trong những năm gần đây ông bỏ ra rất nhiều thời giờ giúp đỡ ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công ngoài biển Đông.
Lo ngại về những phản ứng giận dữ của Trung Quốc trước phán quyết bất lợi cho họ, nhà báo Vũ Kim Hạnh viết rằng lúc này nhà nước Việt nam nên tập trung sức lực lo lắng cho sự an nguy của ngư dân thay vì tốn thời giờ cho những phiên họp bàn về nhân sự bên trong hội trường quốc hội.
Blogger Cánh Cò lại cho rằng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế là một cơ hội để Việt Nam thoát ra khỏi quĩ đạo của Trung Quốc. Và blogger này kêu gọi đảng cộng sản Việt Nam:
Hãy thôi đóng kịch, hãy tự lột xác chứng tỏ bản lãnh của mình, hãy đồng hành cùng với dân tộc giương cao lá cờ thoát Trung qua phán quyết của Tòa. Hãy quên ghế, quên Đảng vốn chỉ là một nhúm lý thuyết phù du và cùng nhân dân tiến về phía trước, phía của tương lai Việt Nam thay vì tương lai Trung Quốc.
Hoan nghênh phán quyết của Tòa chưa đủ. Phán quyết đó không phải là thần dược nhưng nó có khả năng trợ giúp nếu Đảng thật sự muốn về nguồn. Hãy lấy phán quyết đó làm chiếc thuyền nan quay đầu vào bờ trước khi quá muộn.
RFA