hailua
07-15-2016, 11:54 PM
Nguyên Phó chủ tịch Hà Nội liên quan vụ vỡ ống nước sông Đà
Thời gian công tác tại Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng các thành viên HĐQT đã vi phạm quy định về quản lý đầu tư và xây dựng dự án đường ống cấp nước Sông Đà.
Ngày 15/7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 9 bị can trong vụ án Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án xây dựng đường ống nước Sông Đà – Hà Nội. Một số cá nhân liên quan nằm trong HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) được xem xét không xử lý hình sự.
Trong số các bị can bị đề nghị truy tố có ông ông Hoàng Thế Trung, nguyên Giám đốc; Nguyễn Văn Khải, nguyên Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội; ông Trần Cao Bằng, nguyên Giám đốc và Vũ Thanh Hải, nguyên Phó giám đốc Công ty cổ phần ống sợi thuỷ tinh Vinaconex.
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/jopltui/2016_07_15/vo_ong_nuoc6.JPG
Tuyến ống nước sạch Sông Đà - Hà Nội liên tục bị vỡ ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân thủ đô. Ảnh: Hoàn Nguyễn.
Trước đó, Viện KSND tối cao đã ra cáo trạng truy tố 9 bị can nêu trên, đồng thời chuyển hồ sơ sang TAND TP Hà Nội để truy tố các bị can trước pháp luật.
Theo cáo trạng, dự án nước sạch Sông Đà – Hà Nội có có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng, do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư. Sau 5 năm thi công, đến năm 2009, công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, từ tháng 2/2012 đến tháng 9/2015, tuyến ống nước sạch Sông Đà – Hà Nội bị vỡ 14 lần, khiến doanh nghiệp khai thác phải chi hơn 13,4 tỷ đồng để khắc phục sự cố.
Ngoài ra, việc tuyến ống liên tục bị vỡ đã buộc doanh nghiệp khai thác phải dừng cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân thủ đô trong thời gian 343 giờ, với lượng nước ngừng cấp là hơn 1,5 triệu m³, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của 177.000 hộ dân trên địa bàn Hà Nội.
Kết quả giám định của Bộ Xây dựng xác định, nguyên nhân gây ra sự cố là do chất lượng ống cốt sợi thuỷ tinh không đảm bảo, độ bền không đạt 50 năm như yêu cầu của dự án. 9 bị can bị truy tố đã vi phạm các quy định, quy trình sản xuất ống, thi công lắp đặt và giám sát nghiệm thu dự án.
Ngày 31/5, TAND TP Hà Nội đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung một số nội dung, trong đó có việc xem xét diện truy tố các đối tượng trong vụ án có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Qua điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, năm 2004, HĐQT Tổng công ty Vinaconex gồm các ông Phí Thái Bình, Chủ tịch HĐQT, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyễn Văn Tuân, Tổng giám đốc và 3 ủy viên khi thực hiện vai trò, nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà - Hà Nội đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình.
Những người này quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh khi chưa thẩm định hiệu quả sử dụng; lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực, kinh nghiệm để cung cấp sản phẩm composite không đảm bảo chất lượng khiến công trình xây dựng liên tục xảy ra sự cố gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan điều tra xác định, việc làm của các thành viên HĐQT Tổng công ty Vinaconex có dấu hiệu của tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 229 Bộ luật Hình sự.
Những người này khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt và nhiều đóng góp cho ngành xây dựng. Mặt khác kết quả điều tra không xác định được động cơ vụ lợi. Người chịu trách nhiệm chính trong các quyết định trái pháp luật của HĐQT Tổng công ty Vinaconex là nguyên Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuân mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu.
Do vậy, liên ngành tư pháp Trung ương xét thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các thành viên HĐQT Tổng Công ty Vinaconex.
Từ kết luận điều tra bổ sung nêu trên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vẫn giữ nguyên quan điểm đề nghị truy tố 9 bị can như viện dẫn tại bản kết luận điều tra trước đó.
Theo Zing.vn
Thời gian công tác tại Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng các thành viên HĐQT đã vi phạm quy định về quản lý đầu tư và xây dựng dự án đường ống cấp nước Sông Đà.
Ngày 15/7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 9 bị can trong vụ án Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án xây dựng đường ống nước Sông Đà – Hà Nội. Một số cá nhân liên quan nằm trong HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) được xem xét không xử lý hình sự.
Trong số các bị can bị đề nghị truy tố có ông ông Hoàng Thế Trung, nguyên Giám đốc; Nguyễn Văn Khải, nguyên Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội; ông Trần Cao Bằng, nguyên Giám đốc và Vũ Thanh Hải, nguyên Phó giám đốc Công ty cổ phần ống sợi thuỷ tinh Vinaconex.
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/jopltui/2016_07_15/vo_ong_nuoc6.JPG
Tuyến ống nước sạch Sông Đà - Hà Nội liên tục bị vỡ ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân thủ đô. Ảnh: Hoàn Nguyễn.
Trước đó, Viện KSND tối cao đã ra cáo trạng truy tố 9 bị can nêu trên, đồng thời chuyển hồ sơ sang TAND TP Hà Nội để truy tố các bị can trước pháp luật.
Theo cáo trạng, dự án nước sạch Sông Đà – Hà Nội có có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng, do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư. Sau 5 năm thi công, đến năm 2009, công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, từ tháng 2/2012 đến tháng 9/2015, tuyến ống nước sạch Sông Đà – Hà Nội bị vỡ 14 lần, khiến doanh nghiệp khai thác phải chi hơn 13,4 tỷ đồng để khắc phục sự cố.
Ngoài ra, việc tuyến ống liên tục bị vỡ đã buộc doanh nghiệp khai thác phải dừng cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân thủ đô trong thời gian 343 giờ, với lượng nước ngừng cấp là hơn 1,5 triệu m³, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của 177.000 hộ dân trên địa bàn Hà Nội.
Kết quả giám định của Bộ Xây dựng xác định, nguyên nhân gây ra sự cố là do chất lượng ống cốt sợi thuỷ tinh không đảm bảo, độ bền không đạt 50 năm như yêu cầu của dự án. 9 bị can bị truy tố đã vi phạm các quy định, quy trình sản xuất ống, thi công lắp đặt và giám sát nghiệm thu dự án.
Ngày 31/5, TAND TP Hà Nội đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung một số nội dung, trong đó có việc xem xét diện truy tố các đối tượng trong vụ án có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Qua điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, năm 2004, HĐQT Tổng công ty Vinaconex gồm các ông Phí Thái Bình, Chủ tịch HĐQT, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyễn Văn Tuân, Tổng giám đốc và 3 ủy viên khi thực hiện vai trò, nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà - Hà Nội đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình.
Những người này quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh khi chưa thẩm định hiệu quả sử dụng; lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực, kinh nghiệm để cung cấp sản phẩm composite không đảm bảo chất lượng khiến công trình xây dựng liên tục xảy ra sự cố gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan điều tra xác định, việc làm của các thành viên HĐQT Tổng công ty Vinaconex có dấu hiệu của tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 229 Bộ luật Hình sự.
Những người này khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt và nhiều đóng góp cho ngành xây dựng. Mặt khác kết quả điều tra không xác định được động cơ vụ lợi. Người chịu trách nhiệm chính trong các quyết định trái pháp luật của HĐQT Tổng công ty Vinaconex là nguyên Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuân mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu.
Do vậy, liên ngành tư pháp Trung ương xét thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các thành viên HĐQT Tổng Công ty Vinaconex.
Từ kết luận điều tra bổ sung nêu trên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vẫn giữ nguyên quan điểm đề nghị truy tố 9 bị can như viện dẫn tại bản kết luận điều tra trước đó.
Theo Zing.vn