khieman
07-15-2016, 04:45 PM
.
Có dễ đưa mạng xã hội vào khuôn phép?
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/05/16/160516082000_office_624x351_kreditistock_nocredit. jpg
Nhân có một chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam liên quan đến một cách vận hành của mạng xã hội, BBC Tiếng Việt giới thiệu một số góc nhìn về mạng xã hội tại Anh Quốc.
Quản lý gì?
Amar Toor viết trên TheVerge.com về quy định mới của EU:
"Facebook, Twitter, Microsoft, và YouTube hôm nay (31/05/2016) đều đồng ý với quy định của Liên hiệp châu Âu yêu cầu họ xem xét lại các nội dung trên mạng có tính thù hằn trong vòng 24 giờ sau khi được thông báo.
Họ sẽ xóa các nội dung này nếu cần thiết nhằm chống lại nạn phát biểu thù hằn (hate speech) và tuyên truyền khủng bố trên toàn EU.
Quy định được Ủy hội châu Âu công bố hôm thứ Ba, đã buộc các công ty công nghệ truyền thông phải thông báo về nội dung thù hằn, và thúc đẩy các câu chuyện chống lại nạn đó."
"Facebook cũng hợp tác với chính phủ Đức để chống lại việc đăng tải các nội dung phân biệt chủng tộc, kỳ thị...
Trước đó, Facebook, Twitter và Google đã đồng ý xóa nội dung mang tính thù hằn trên các trang của họ tại Đức trong vòng 24 giờ."
Ai quản lý ai?
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/05/20/160520122708_facebook_624x351_getty_nocredit.jpg
Image copyright GETTY
David Allen Green, phóng viên mảng pháp lý của báo New Statesman:
Trong bài năm 2012 nhân cuộc điều tra Leveson về vụ một số báo Anh vi phạm quyền riêng tư của công dân, David Allen Green viết rằng mạng xã hội có thể kiểm soát lại báo chí chính thống và các quan chức:
"Không phải những người nắm quyền lực sẽ quản lý mạng xã hội, mà mạng xã hội phải quản lý những người nắm quyền.
Một khi mạng xã hội được hiểu là hình thức phát triển cao hơn của tính công dân tham chính (active citizenship) thì nó có thể trở thành một phần của giải pháp cho vấn đề lạm dụng quyền chính trị và quyền truyền thông; chứ không phải là đối tượng để quản lý.
Thật rõ ràng là những người làm việc trong truyền thống dòng chính sẽ tạo ra sản phẩm tốt hơn nếu họ cộng tác với mạng xã hội."
Khi nào vi phạm?
Cathy Loughran, một chủ biên của trang BBC Academy chuyên dạy nghề báo có bài nói đến chuyện có nên tìm cách quản lý mạng xã hội hay chỉ nên giáo dục về cách dùng nó.
Bài viết (2013) nhắc lại rằng một trưởng công tố Anh, ông Keir Starmer đưa ra một số quy định về cách nhà chức trách cần làm gì với các vi phạm trên mạng xã hội.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/01/160401114750_social_media_640x360_bbc.jpg
"Nhìn chung, việc chia sẻ, nhắn tin, dùng mạng xã hội các loại chỉ trở thành hành vi vi phạm pháp luật (offence) khi chúng:
-- Đe dọa rõ rệt (clear threat)
-- Quấy nhiễu (harassment)
-- Làm trái quy định của toà án (trong các vụ xử)
Ngoài ra, công tố viên Starmer cho rằng các tin nhắn lan tỏa dạng Twitter kể cả khi xúc phạm ai đó, sẽ không bị truy tố, xét xử nếu được bỏ xuống nhanh chóng."
Giữa tự do và luật hình sự
Lord Best, Thành viên Ủy ban Thượng viện Anh phát biểu tại Quốc hội (2014):
"Hiện có 34 triệu người ở Anh dùng Facebook và 15 triệu dùng Twitter, gửi ra 500 triệu tweets mỗ̉i ngày. Dù đa số các tin nhắn đó có từ dạng chứa đựng thông tin hữu ích tới dạng chỉ đáng quên đi cho nhanh, người ta vẫn cần biết hành vi phạm tội ngoài mạng cũng giống như trên mạng.
"Dùng mạng để bắt nạt, để trả thù tình dục (bằng cách đăng ảnh yêu đương sau khi đã chia tay), để theo bám, quấy nhiễu, để đánh hội đồng (virtual mobbing) là các khái niệm mới trong truyền thông, nhưng nhìn chung, chúng đều đã là hành vi mang tính tội hình sự.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/03/21/160321085938_twitter__640x360_pa_nocredit.jpg
Image copyright PA
Tính ẩn danh của mạng xã hội cho các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo hoạt động trong vùng xung đột khả năng liên lạc với thế giới bên ngoài, nhưng ngược lại, mặt tiêu cực của nó là ẩn danh trở thành lá chắn cho kẻ vi phạm ẩn náu.
Chúng ta cần cẩn thận, cần cân bằng quyền tự do ngôn luận của mọi người với việc áp dụng luật hình sự, khi tội phạm xảy ra trên mạng hay ngoài mạng. Đây là chủ đề phức tạp nhưng chúng tôi tin rằng luật pháp (Anh) hiện nay đủ để áp dụng, kể cả khi luật có trước khi mạng xã hội được tạo ra."
31 tháng 5 - 2016
_http://www.bbc.com/
Có dễ đưa mạng xã hội vào khuôn phép?
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/05/16/160516082000_office_624x351_kreditistock_nocredit. jpg
Nhân có một chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam liên quan đến một cách vận hành của mạng xã hội, BBC Tiếng Việt giới thiệu một số góc nhìn về mạng xã hội tại Anh Quốc.
Quản lý gì?
Amar Toor viết trên TheVerge.com về quy định mới của EU:
"Facebook, Twitter, Microsoft, và YouTube hôm nay (31/05/2016) đều đồng ý với quy định của Liên hiệp châu Âu yêu cầu họ xem xét lại các nội dung trên mạng có tính thù hằn trong vòng 24 giờ sau khi được thông báo.
Họ sẽ xóa các nội dung này nếu cần thiết nhằm chống lại nạn phát biểu thù hằn (hate speech) và tuyên truyền khủng bố trên toàn EU.
Quy định được Ủy hội châu Âu công bố hôm thứ Ba, đã buộc các công ty công nghệ truyền thông phải thông báo về nội dung thù hằn, và thúc đẩy các câu chuyện chống lại nạn đó."
"Facebook cũng hợp tác với chính phủ Đức để chống lại việc đăng tải các nội dung phân biệt chủng tộc, kỳ thị...
Trước đó, Facebook, Twitter và Google đã đồng ý xóa nội dung mang tính thù hằn trên các trang của họ tại Đức trong vòng 24 giờ."
Ai quản lý ai?
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/05/20/160520122708_facebook_624x351_getty_nocredit.jpg
Image copyright GETTY
David Allen Green, phóng viên mảng pháp lý của báo New Statesman:
Trong bài năm 2012 nhân cuộc điều tra Leveson về vụ một số báo Anh vi phạm quyền riêng tư của công dân, David Allen Green viết rằng mạng xã hội có thể kiểm soát lại báo chí chính thống và các quan chức:
"Không phải những người nắm quyền lực sẽ quản lý mạng xã hội, mà mạng xã hội phải quản lý những người nắm quyền.
Một khi mạng xã hội được hiểu là hình thức phát triển cao hơn của tính công dân tham chính (active citizenship) thì nó có thể trở thành một phần của giải pháp cho vấn đề lạm dụng quyền chính trị và quyền truyền thông; chứ không phải là đối tượng để quản lý.
Thật rõ ràng là những người làm việc trong truyền thống dòng chính sẽ tạo ra sản phẩm tốt hơn nếu họ cộng tác với mạng xã hội."
Khi nào vi phạm?
Cathy Loughran, một chủ biên của trang BBC Academy chuyên dạy nghề báo có bài nói đến chuyện có nên tìm cách quản lý mạng xã hội hay chỉ nên giáo dục về cách dùng nó.
Bài viết (2013) nhắc lại rằng một trưởng công tố Anh, ông Keir Starmer đưa ra một số quy định về cách nhà chức trách cần làm gì với các vi phạm trên mạng xã hội.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/01/160401114750_social_media_640x360_bbc.jpg
"Nhìn chung, việc chia sẻ, nhắn tin, dùng mạng xã hội các loại chỉ trở thành hành vi vi phạm pháp luật (offence) khi chúng:
-- Đe dọa rõ rệt (clear threat)
-- Quấy nhiễu (harassment)
-- Làm trái quy định của toà án (trong các vụ xử)
Ngoài ra, công tố viên Starmer cho rằng các tin nhắn lan tỏa dạng Twitter kể cả khi xúc phạm ai đó, sẽ không bị truy tố, xét xử nếu được bỏ xuống nhanh chóng."
Giữa tự do và luật hình sự
Lord Best, Thành viên Ủy ban Thượng viện Anh phát biểu tại Quốc hội (2014):
"Hiện có 34 triệu người ở Anh dùng Facebook và 15 triệu dùng Twitter, gửi ra 500 triệu tweets mỗ̉i ngày. Dù đa số các tin nhắn đó có từ dạng chứa đựng thông tin hữu ích tới dạng chỉ đáng quên đi cho nhanh, người ta vẫn cần biết hành vi phạm tội ngoài mạng cũng giống như trên mạng.
"Dùng mạng để bắt nạt, để trả thù tình dục (bằng cách đăng ảnh yêu đương sau khi đã chia tay), để theo bám, quấy nhiễu, để đánh hội đồng (virtual mobbing) là các khái niệm mới trong truyền thông, nhưng nhìn chung, chúng đều đã là hành vi mang tính tội hình sự.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/03/21/160321085938_twitter__640x360_pa_nocredit.jpg
Image copyright PA
Tính ẩn danh của mạng xã hội cho các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo hoạt động trong vùng xung đột khả năng liên lạc với thế giới bên ngoài, nhưng ngược lại, mặt tiêu cực của nó là ẩn danh trở thành lá chắn cho kẻ vi phạm ẩn náu.
Chúng ta cần cẩn thận, cần cân bằng quyền tự do ngôn luận của mọi người với việc áp dụng luật hình sự, khi tội phạm xảy ra trên mạng hay ngoài mạng. Đây là chủ đề phức tạp nhưng chúng tôi tin rằng luật pháp (Anh) hiện nay đủ để áp dụng, kể cả khi luật có trước khi mạng xã hội được tạo ra."
31 tháng 5 - 2016
_http://www.bbc.com/