sophienguyen
07-09-2016, 01:41 AM
Tỏi – Vị thuốc trị bách bệnh
Không những trong Đông y, mà Tây y cũng đã chứng minh, tỏi là 1 loại thực vật chứa nhiều dược tính quý và có tác dụng lớn trong điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.
http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/Toitrimunboc1.jpg
Tỏi – loại thực vật chứa nhiều dược tính quý
Theo Sách Dược tính chỉ nam:
“Tỏi vị thuốc gọi Đại toán, vị cay tính ấm, có độc, tác dụng thông được 5 tạng, lợi được các khiếu, khai vị kiện tỳ trừ được chứng khí lạnh, chứng ôn dịch tiêu được những độc ung nhọt, phá được chứng trưng hà báng tích, tiêu được thức ăn bằng cá bằng thịt, giải được nọc rắn, chứng trúng nắng mê man, chứng đổ máu cam…”.
Tài liệu gần đây cho biết dùng tỏi giảm mỡ máu, ngăn ngừa huyết áp, tim mạch, ung thư… Tỏi còn được coi như một loại kháng sinh đa năng có thể ức chế trên 70 loại vi khuẩn, siêu vi, ký sinh trùng. Sau đây là một số món thuốc dùng tỏi:
Chữa viêm mũi dị ứng: khi gặp lạnh hắt hơi, ngứa mũi chảy nước mũi. Dùng tỏi vài tép cắt ra từng lát đắp lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền).
Tỏi giã nát đắp lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền) trị chảy máu cam rất hiệu quả.
Chữa chứng trẻ em chảy máy cam do hư hoả: Dùng tỏi giã nát rịt lòng bàn chân (dũng tuyền). Nếu chảy máu cam bên mũi phải, đắp tỏi lòng bàn chân bên trái và ngược lại bên đối diện.
Chữa chứng cước khí: khi gặp gió rét, hơi lạnh đám ma làm chân tay sưng đau, dùng tỏi giã nát xát vào hai bàn chân, nơi đau cho nóng lên là yên.
Chữa tâm hàn thống: khi gặp lạnh, tâm hồi hộp, tức ngực khó thở. Dùng tỏi ngâm giấm ngày ăn 2 – 4 tép.
Chữa mỡ máu cao: người thừa cân, mỡ máu cao, bụng đầy chậm tiêu do tỳ hư thấp trệ. Dùng tỏi xào bông bí hoặc hoa lý ăn tuần vài lần.
Chữa béo phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp: Dùng tỏi ngâm dấm, ăn ngày 2-3 tép, nên ăn nhiều ngày.
Chữa tăng huyết áp: Dùng tỏi ngâm dấm ăn ngày 2-3 tép. Hoặc đậu trắng 100g, tỏi 100g cho 2 lít nước nấu còn 1 chén uống 3 lần trong ngày, một tháng ăn một vài lần.
Chữa trị cảm cúm: Dùng tỏi giã nhỏ hãm nước sôi chắt lấy nước, nhỏ vào mũi cho mọi người trong ngày vài lần.
Chữa khớp chân sưng đau: tỏi 30g, rau chân vịt 200g, cà rốt, khoai tây gia vị hầm ăn tuần vài lần.
Chữa rắn cắn: dùng tỏi giã vắt lấy nước cốt uống, bã đắp nơi rắn cắn.
Chữa bụng đầy đau: sau khi ăn thịt cá bụng đầy đau khó tiêu. Dùng 1 vài nhánh tỏi khô hoặc tỏi tươi ăn sống.
U xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt: dùng tỏi non làm gỏi, làm rau ăn, tỏi củ xào rau cải hoặc hoa lý ăn tuần vài lần.
Kiêng kỵ: tỏi vị cay tính ấm, không nên dùng với người đau mắt sưng đỏ (can hoả), chứng ho khan đàm vàng (phế nhiệt), lưng nóng đi tiểu vàng, ít do thận hoả, người hay bị lở miệng, môi nứt do vị hoả; người bứt dứt khó ngủ do tâm hỏa; người mắc các chứng xuất huyết, chảy máu, người nóng “do hỏa” cần nên kiêng tỏi.
Theo lương y MInh Phúc
Không những trong Đông y, mà Tây y cũng đã chứng minh, tỏi là 1 loại thực vật chứa nhiều dược tính quý và có tác dụng lớn trong điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.
http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/Toitrimunboc1.jpg
Tỏi – loại thực vật chứa nhiều dược tính quý
Theo Sách Dược tính chỉ nam:
“Tỏi vị thuốc gọi Đại toán, vị cay tính ấm, có độc, tác dụng thông được 5 tạng, lợi được các khiếu, khai vị kiện tỳ trừ được chứng khí lạnh, chứng ôn dịch tiêu được những độc ung nhọt, phá được chứng trưng hà báng tích, tiêu được thức ăn bằng cá bằng thịt, giải được nọc rắn, chứng trúng nắng mê man, chứng đổ máu cam…”.
Tài liệu gần đây cho biết dùng tỏi giảm mỡ máu, ngăn ngừa huyết áp, tim mạch, ung thư… Tỏi còn được coi như một loại kháng sinh đa năng có thể ức chế trên 70 loại vi khuẩn, siêu vi, ký sinh trùng. Sau đây là một số món thuốc dùng tỏi:
Chữa viêm mũi dị ứng: khi gặp lạnh hắt hơi, ngứa mũi chảy nước mũi. Dùng tỏi vài tép cắt ra từng lát đắp lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền).
Tỏi giã nát đắp lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền) trị chảy máu cam rất hiệu quả.
Chữa chứng trẻ em chảy máy cam do hư hoả: Dùng tỏi giã nát rịt lòng bàn chân (dũng tuyền). Nếu chảy máu cam bên mũi phải, đắp tỏi lòng bàn chân bên trái và ngược lại bên đối diện.
Chữa chứng cước khí: khi gặp gió rét, hơi lạnh đám ma làm chân tay sưng đau, dùng tỏi giã nát xát vào hai bàn chân, nơi đau cho nóng lên là yên.
Chữa tâm hàn thống: khi gặp lạnh, tâm hồi hộp, tức ngực khó thở. Dùng tỏi ngâm giấm ngày ăn 2 – 4 tép.
Chữa mỡ máu cao: người thừa cân, mỡ máu cao, bụng đầy chậm tiêu do tỳ hư thấp trệ. Dùng tỏi xào bông bí hoặc hoa lý ăn tuần vài lần.
Chữa béo phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp: Dùng tỏi ngâm dấm, ăn ngày 2-3 tép, nên ăn nhiều ngày.
Chữa tăng huyết áp: Dùng tỏi ngâm dấm ăn ngày 2-3 tép. Hoặc đậu trắng 100g, tỏi 100g cho 2 lít nước nấu còn 1 chén uống 3 lần trong ngày, một tháng ăn một vài lần.
Chữa trị cảm cúm: Dùng tỏi giã nhỏ hãm nước sôi chắt lấy nước, nhỏ vào mũi cho mọi người trong ngày vài lần.
Chữa khớp chân sưng đau: tỏi 30g, rau chân vịt 200g, cà rốt, khoai tây gia vị hầm ăn tuần vài lần.
Chữa rắn cắn: dùng tỏi giã vắt lấy nước cốt uống, bã đắp nơi rắn cắn.
Chữa bụng đầy đau: sau khi ăn thịt cá bụng đầy đau khó tiêu. Dùng 1 vài nhánh tỏi khô hoặc tỏi tươi ăn sống.
U xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt: dùng tỏi non làm gỏi, làm rau ăn, tỏi củ xào rau cải hoặc hoa lý ăn tuần vài lần.
Kiêng kỵ: tỏi vị cay tính ấm, không nên dùng với người đau mắt sưng đỏ (can hoả), chứng ho khan đàm vàng (phế nhiệt), lưng nóng đi tiểu vàng, ít do thận hoả, người hay bị lở miệng, môi nứt do vị hoả; người bứt dứt khó ngủ do tâm hỏa; người mắc các chứng xuất huyết, chảy máu, người nóng “do hỏa” cần nên kiêng tỏi.
Theo lương y MInh Phúc