PDA

View Full Version : Lịch sử bí ẩn của sự chia cắt Giáo hội La Mã và Chính thống giáo



Mặc Vũ
11-10-2010, 04:56 PM
Giáo hoàng Benedict XVI đến Istanbul lần này có một nhiệm vụ quan trọng là hàn gắn mối quan hệ giữa Giáo hội La Mã và Chính thống giáo, vốn ngày càng cách xa kể từ sau cuộc Đại ly giáo lịch sử, cách đây gần 1.000 năm, vào năm 1054 và bị che phủ bởi những bí tích và sương mù tôn giáo.

Giáo hoàng Benedict XVI, người lãnh đạo tinh thần của Giatô giáo thế giới, sẽ gặp Giáo chủ Bartholomew - người có vị trí tương đương trong giới lãnh đạo nhà thờ Thiên chúa dòng Chính thống - tại Istanbul, Thổ Nhĩ kỳ

Quan hệ giữa Giatô giáo và Chính thống giáo đã trở nên nhạy cảm và chất chứa xung đột do những sự khác biệt, thậm chí trước cả khi hai hệ thống nhà thờ này chia rẽ nhau gần 1.000 năm truớc.

Với mong muốn hàn gắn mối quan hệ này, Giáo hoàng Benedict cũng đến thăm nhà thờ Haghia Sofia. Tuy nhiên hành động này cũng mang sẵn trong nó những sự nhạy cảm.

Một biểu tượng bị đánh mất

Xây dựng nên gần 1.500 năm trước bởi Hoàng đế Justinian của đế chế Byzantine (Đông La Mã), nhà thờ Haghia Sofia cũng được biết đến dưới cái tên Holy Wisdom (Thánh Trí).

Những bộ tộc Thổ sau khi chiếm được vùng đất này đã biến nhà thờ này thành một thánh đường Hồi giáo vào năm 1453, nhà thờ này đã trở thành bảo tàng vào năm 1920.

Nhà thờ trở thành một trong những trung tâm gây tranh cãi. Với nhiều người Chính thống giáo, nó vẫn tồn tại như một biểu tượng của lòng kiên tín. Còn một vài nhóm Hồi giáo lại muốn biến nó trở thành một giáo đường một lần nữa. Nếu Benedict XVI định đến cầu nguyện ở đây, kết quả có thể là một sự kiện gây chấn động về mặt tôn giáo.

Lịch sử của Istanbul, từng được biết đến dưới cái tên Constantinople - là một minh chứng về lịch sử chinh chiến, những tiếng gươm khua của tôn giáo, chính trị và các quyền lực bạo tàn.

Giatô giáo và Chính thống giáo là hai mặt của Thiên chúa giáo, hình thành dưới đế chế La Mã sau những thăng trầm vào thế kỷ thứ 4. Giatô giáo phát triển mạnh mẽ ở phía Tây La Mã, trong lòng những dân tộc nói tiếng Latin trong khi Chính thống giáo lại có ảnh hưởng tại phía Đông - vùng nói tiếng Hy Lạp.

Qua nhiều thế kỷ, sự khác biệt về giáo lý thần học, văn hóa và chính trị ngày càng lớn cho đến khi 2 hệ thống nhà thờ này chính thức tách rời vào năm 1054. Năm 1204, những đạo quân Thập tự chinh Giatô bị đẩy khỏi Constantinople.

Cũng có thể chính từ sự phân rã này, lịch sử của Thiên chúa giáo càng lúc càng chìm trong sương mù của những bí tích, chiến tranh, hiện thực và huyền thoại lẫn lộn

Tìm kiếm sự hòa giải

Một trong những tín điều và thành kiến khó vượt qua nhất hiện nay là sự không thừa nhận của nhà thờ Chính thống giáo và nhà thờ Kitô giáo Vatican. Nhiều dòng Chính thống giáo vẫn tiếp tục kêu gọi thái độ chống Giatô tại các nước Chính thống giáo truyền thống như Hy Lạp và Nga.

Cho dù đã nỗ lực để thực hiện sự hòa giải và thống nhất hơn, nhưng vẫn còn rất nhiều trở ngại.

Một bên là vị thế của giáo hoàng - được những người theo đạo Giato nhìn nhận như người phán xử tối thượng về tín điều đạo đức và thần học.

Bên kia là trong xác tín của các nhà thờ chính thống giáo, quyền uy từ 7 công đồng đầu tiên của nhà thờ - xuất thế lần cuối cùng vào năm 787 sau công nguyên, những luật lệ của họ không được thay đổi hay bổ sung.

Vẫn còn cả những khác biệt trong quan niệm thuộc về bản chất của Đấng Ba ngôi, quan hệ giữa khoa học và tín điều, sự tồn tại của tội tổ tông.

Cũng có thể là sự bất đồng nảy sinh từ tình trạng căng thẳng giữa bản thân các nhà thờ Chính thống giáo khác nhau trong việc ganh đua vị trí số một hay và một vài đề xuất của Giáo chủ của Constantinople có thể dễ gây tổn thương cho quan hệ của ông với Giáo hội Rome.

Chính Thống giáo Đông phương (Eastern Orthodox - còn được gọi là Chính Thống giáo Hi Lạp và Chính Thống giáo Nga) là một dòng Kitô giáo đại diện đa số trong Kitô giáo Đông phương.

Chính Thống giáo tuyên bố là sự tiếp nối duy nhất của giáo hội Kitô giáo nguyên thuỷ, xem chính mình như Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền để phân biệt với Kitô giáo Tây phương (Giatô) đặt trung tâm tại Vatican.

Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính Thống giáo và Công giáo Vatican cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương. Vào thế kỉ thứ 11, sự khác biệt này dẫn đến cuộc Đại ly giáo năm 1054, phân chia Công giáo La Mã khỏi Chính Thống giáo Đông phương.

Khác biệt cơ bản nhất trong giáo lý của Chính thống giáo và Công giáo La Mã có lẽ nằm trong sự phân biệt về Giáo lý về Tội tổ tông truyền của Kitô giáo La Mã. Một số người cho rằng đây là do ảnh hưởng của Thánh Augustine. Hầu hết các Kitô hữu Tây phương sử dụng một bản sửa đổi của Kinh Kính Tín Nicea và, do đó, họ tin rằng Đức Chúa Thánh Thần "xuất phát từ cả Đức Chúa Cha lẫn Đức Chúa Con".

Với các Kitô hữu Đông phương, họ coi đó là dị giáo vì họ dùng nguyên bản Kinh Tin Kính của Công đồng Nicea, trong đó Đức Chúa Thánh Thần được tin là chỉ "xuất phát từ Đức Chúa Cha". (Do vậy họ xưng là Chính thống - Orthodox).

T.T.V

Việt Báo