duyanh
06-27-2016, 11:54 AM
Nhóm hoạt động Philippines gặp tàu Trung Quốc
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/320/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/27/160627100929_kalayaan_philippines_south_china_sea_ 640x360_kalayaanatinito_nocredit.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/320/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/27/160627100929_kalayaan_philippines_south_china_sea_ 640x360_kalayaanatinito_nocredit.jpg)
Hình ảnh tàu hải tuần Trung Quốc chạy vòng quanh khu vực các nhà hoạt động bơi
Một nhóm các nhà hoạt động trẻ ở Philippines nói họ bị “quấy rối” bởi tàu Trung Quốc và bị máy bay của Trung Quốc “theo dõi” khi thực hiện các chuyến đi ra đảo ở khu vực tranh chấp.
Nhóm Kalayaan Atin Ito nhiều lần dùng tàu cá đi ra các khu vực tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông từ cuối năm 2015.
Ngày 12/6, nhóm Kalayaan Atin Ito thực hiện chuyến đi bằng tàu cá ra Bãi cạn Scarborough/bãi Hoàng Nham, vào đúng ngày Độc lập của Philippines.
“Chúng tôi khởi hành từ Masinloc, tỉnh Zambales, nơi gần nhất từ đất liền để ra bãi cạn. Và chúng tôi đã đi 17 giờ trên biển để ra tới Scarborough,” trưởng nhóm Vera Joy Ban-eg kể lại hành trình đầu tháng Sáu.
Khi vừa ra đến bãi cạn, tàu cá của họ gặp nhiều tàu Trung Quốc xuất hiện. Trong video quay từ trên tàu cá, nhóm Kalayaan Atin Ito ở vị trí rất gần các tàu cao tốc nhỏ, tàu sắt có biển hiệu là chữ Trung Quốc.
Bà Ban-eg kể: “Một tàu cao tốc của Trung Quốc tiếp cận chúng tôi. Hai người trên tàu ra dấu hiệu nói chúng tôi "đi, đi, đi, quay lại".
“Sau đó một tàu lớn hơn xuất hiện, và sau đó tàu mẹ đến, và một tàu cao tốc nữa lại gần, cuối cùng có tất cả 5 tàu xuất hiện và ở xung quanh tàu chúng tôi.”
“Trên tàu mẹ lớn nhất chúng tôi thấy có sáu người Trung Quốc. Tôi nghĩ họ là các sĩ quan, họ rất trẻ, giống như chúng tôi vậy. Và họ liên tục nói: "Đi đi, đây là Trung Quốc, cái hồ là của Trung Quốc", mọi việc cứ như vậy trong suốt bốn giờ.”
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/27/160627101337_kalayaan_philippines_south_china_sea_ 640x360_kalayaanatinito_nocredit.jpg
Tàu Trung Quốc được cho là đã tiếp cận tàu của nhóm nhà hoạt động trong tháng 6/2016
Nhóm nhà hoạt động trẻ nói họ “bình tĩnh” và đã “chuẩn bị sẵn” cho tình huống xảy đến và “đến đây chỉ để đánh cá”.
Trước đó, cuối tháng 12/2015, nhóm hoạt động này với các thành viên hầu hết là sinh viên đã ra đảo Pagasa tại Trường Sa.
Chuyến ra Pagasa của nhóm do một cựu tư lệnh hải quân dẫn đầu, đã dùng thuyền đi qua hải trình 500 km tại các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông trước khi tới đảo nhỏ này.
Sau chuyến đi, Trung Quốc bày tỏ sự giận dữ, và người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói: "Một lần nữa chúng tôi cảnh báo Philippines rút khỏi... hòn đảo đã bị chiếm phi pháp".
Trong chuyến ra đảo Pagasa, nhóm này nói với BBC họ không gặp cản trở gì nhưng "luôn có trực thăng Trung Quốc bay trên đầu theo chúng tôi suốt bảy ngày".
Vẫy cờ ở bãi cạn
“Một trong những mục tiêu của chúng tôi là vẫy cờ ở bãi cạn,” một thành viên tình nguyện của nhóm tên Andrei Villato nói với BBC Tiếng Việt.
“Chúng tôi có mang theo cờ Philippines và cờ Liên Hiệp Quốc. Tôi nhảy xuống nước, cầm theo cờ, nhưng tôi không yêu cầu các tình nguyện viên khác nhảy theo, tôi chịu rủi ro, nhưng tôi không muốn họ chịu rủi ro,” Bà Ban-eg tả lại chuyến đi đầu tháng Sáu.
Hình ảnh từ video cho thấy những nhà hoạt động này bị tàu cao tốc chạy vòng vòng xung quanh để họ không thể lại gần bãi cạn Scarborough.
Andrei miêu tả: “Tôi và những người cùng bơi bị sóng đánh cản và bị xịt vòi nước để không thể bơi vào “cái hồ”, là tên người Trung Quốc gọi vụng biển bên trong.”
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/27/160627100757_kalayaan_south_china_sea_philippines_ 640x360_kalayaanatinito_nocredit.jpg
Andrei Villato (phải) cầm cờ, bơi vào bãi cạn Scarborough vẫy cờ
Nhưng một số thành viên đã bơi vào được bãi cạn và vẫy cờ Philippines.
Họ quay lại tàu, rời khỏi khu vực Scarborough và "không gặp cản trở gì".
Nhóm này cho biết, chuyến đi đầu tháng 6/2016 đã giúp họ “xác nhận hai điều”:
“Tàu hải tuần Trung Quốc đã thiết lập sự hiện diện ở bãi cạn Scarborough. Và theo quan điểm của họ, bãi cạn thuộc về họ và họ không cho người Philippines đặt chân đến đó để đánh cá.”
“Thứ hai, xung quanh khu vực đó không có thuyền đánh cá nào, không có tàu tuần tra của Philippines trong suốt 17 giờ chúng tôi ra và ở đó," đại diện của nhóm này nói với BBC.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/27/160627100834_kalayaan_south_china_sea_philippines_ 640x360_bbc_nocredit.jpg
Nhóm hoạt động hầu hết là những sinh viên trẻ từ 18 đến hơn 30 tuổi của Philippines
“Câu hỏi là tại sao họ [Trung Quốc] không muốn chúng tôi đánh cá ở đó. Người Trung Quốc luôn nghĩ bãi cạn Scarborough là của họ, cả trong tâm trí lẫn DNA của họ," Andrei nhận định.
"Đây sẽ là cuộc đấu tranh lâu dài của chúng tôi."
'Đặt chân đến tất cả các đảo'
Jasper Cruz, một tình nguyện viên 18 tuổi của nhóm này nói: “Chúng tôi đã đi vòng quanh Philippines, đưa thông tin, giới thiệu với sinh viên về Biển Tây Philippines [Biển Đông theo tên gọi của Philippines], về vụ kiện ở tòa thường trực, về việc quân sự hóa trên biển. Chúng tôi mời sinh viên tham dự với chúng tôi.”
Tổ chức hoạt động vì tranh chấp trên Biển tây Philippines này cho biết họ có “tham vọng đặt chân đến tất cả các đảo của Philippines mà Trung Quốc đã chiếm phi pháp trên Biển Tây Philippines.”
Adrianne Supat, một trong các thành viên làm tình nguyện thường trực cho biết họ có chuyến đi đến bãi cạn Ayungin (bãi Cỏ Mây) trong khu vực tranh chấp trên quần đảo Trường Sa trong hai ngày 25-26/6 trong thời gian chờ đợi phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines.
Nhóm này nói trong ngày thứ Hai 27/6 họ sẽ tiếp tục đi tàu đến một đảo khác gần đó, cũng nằm trong khu vực tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
Thoát khỏi media playergiúp đỡ với media playerRa khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.
Năm 2013, Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc lên Tòa Trọng tài quốc tế và phán quyết được trông đợi sẽ được đưa ra trong thời gian tới.
Đơn kiện của Philippines nói yêu sách 'đường chín đoạn', hay 'đường lưỡi bò' mà Trung Quốc dùng để khoanh vùng chủ quyền của mình ở Biển Đông, là trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên ký kết.
BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/320/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/27/160627100929_kalayaan_philippines_south_china_sea_ 640x360_kalayaanatinito_nocredit.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/320/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/27/160627100929_kalayaan_philippines_south_china_sea_ 640x360_kalayaanatinito_nocredit.jpg)
Hình ảnh tàu hải tuần Trung Quốc chạy vòng quanh khu vực các nhà hoạt động bơi
Một nhóm các nhà hoạt động trẻ ở Philippines nói họ bị “quấy rối” bởi tàu Trung Quốc và bị máy bay của Trung Quốc “theo dõi” khi thực hiện các chuyến đi ra đảo ở khu vực tranh chấp.
Nhóm Kalayaan Atin Ito nhiều lần dùng tàu cá đi ra các khu vực tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông từ cuối năm 2015.
Ngày 12/6, nhóm Kalayaan Atin Ito thực hiện chuyến đi bằng tàu cá ra Bãi cạn Scarborough/bãi Hoàng Nham, vào đúng ngày Độc lập của Philippines.
“Chúng tôi khởi hành từ Masinloc, tỉnh Zambales, nơi gần nhất từ đất liền để ra bãi cạn. Và chúng tôi đã đi 17 giờ trên biển để ra tới Scarborough,” trưởng nhóm Vera Joy Ban-eg kể lại hành trình đầu tháng Sáu.
Khi vừa ra đến bãi cạn, tàu cá của họ gặp nhiều tàu Trung Quốc xuất hiện. Trong video quay từ trên tàu cá, nhóm Kalayaan Atin Ito ở vị trí rất gần các tàu cao tốc nhỏ, tàu sắt có biển hiệu là chữ Trung Quốc.
Bà Ban-eg kể: “Một tàu cao tốc của Trung Quốc tiếp cận chúng tôi. Hai người trên tàu ra dấu hiệu nói chúng tôi "đi, đi, đi, quay lại".
“Sau đó một tàu lớn hơn xuất hiện, và sau đó tàu mẹ đến, và một tàu cao tốc nữa lại gần, cuối cùng có tất cả 5 tàu xuất hiện và ở xung quanh tàu chúng tôi.”
“Trên tàu mẹ lớn nhất chúng tôi thấy có sáu người Trung Quốc. Tôi nghĩ họ là các sĩ quan, họ rất trẻ, giống như chúng tôi vậy. Và họ liên tục nói: "Đi đi, đây là Trung Quốc, cái hồ là của Trung Quốc", mọi việc cứ như vậy trong suốt bốn giờ.”
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/27/160627101337_kalayaan_philippines_south_china_sea_ 640x360_kalayaanatinito_nocredit.jpg
Tàu Trung Quốc được cho là đã tiếp cận tàu của nhóm nhà hoạt động trong tháng 6/2016
Nhóm nhà hoạt động trẻ nói họ “bình tĩnh” và đã “chuẩn bị sẵn” cho tình huống xảy đến và “đến đây chỉ để đánh cá”.
Trước đó, cuối tháng 12/2015, nhóm hoạt động này với các thành viên hầu hết là sinh viên đã ra đảo Pagasa tại Trường Sa.
Chuyến ra Pagasa của nhóm do một cựu tư lệnh hải quân dẫn đầu, đã dùng thuyền đi qua hải trình 500 km tại các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông trước khi tới đảo nhỏ này.
Sau chuyến đi, Trung Quốc bày tỏ sự giận dữ, và người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói: "Một lần nữa chúng tôi cảnh báo Philippines rút khỏi... hòn đảo đã bị chiếm phi pháp".
Trong chuyến ra đảo Pagasa, nhóm này nói với BBC họ không gặp cản trở gì nhưng "luôn có trực thăng Trung Quốc bay trên đầu theo chúng tôi suốt bảy ngày".
Vẫy cờ ở bãi cạn
“Một trong những mục tiêu của chúng tôi là vẫy cờ ở bãi cạn,” một thành viên tình nguyện của nhóm tên Andrei Villato nói với BBC Tiếng Việt.
“Chúng tôi có mang theo cờ Philippines và cờ Liên Hiệp Quốc. Tôi nhảy xuống nước, cầm theo cờ, nhưng tôi không yêu cầu các tình nguyện viên khác nhảy theo, tôi chịu rủi ro, nhưng tôi không muốn họ chịu rủi ro,” Bà Ban-eg tả lại chuyến đi đầu tháng Sáu.
Hình ảnh từ video cho thấy những nhà hoạt động này bị tàu cao tốc chạy vòng vòng xung quanh để họ không thể lại gần bãi cạn Scarborough.
Andrei miêu tả: “Tôi và những người cùng bơi bị sóng đánh cản và bị xịt vòi nước để không thể bơi vào “cái hồ”, là tên người Trung Quốc gọi vụng biển bên trong.”
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/27/160627100757_kalayaan_south_china_sea_philippines_ 640x360_kalayaanatinito_nocredit.jpg
Andrei Villato (phải) cầm cờ, bơi vào bãi cạn Scarborough vẫy cờ
Nhưng một số thành viên đã bơi vào được bãi cạn và vẫy cờ Philippines.
Họ quay lại tàu, rời khỏi khu vực Scarborough và "không gặp cản trở gì".
Nhóm này cho biết, chuyến đi đầu tháng 6/2016 đã giúp họ “xác nhận hai điều”:
“Tàu hải tuần Trung Quốc đã thiết lập sự hiện diện ở bãi cạn Scarborough. Và theo quan điểm của họ, bãi cạn thuộc về họ và họ không cho người Philippines đặt chân đến đó để đánh cá.”
“Thứ hai, xung quanh khu vực đó không có thuyền đánh cá nào, không có tàu tuần tra của Philippines trong suốt 17 giờ chúng tôi ra và ở đó," đại diện của nhóm này nói với BBC.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/27/160627100834_kalayaan_south_china_sea_philippines_ 640x360_bbc_nocredit.jpg
Nhóm hoạt động hầu hết là những sinh viên trẻ từ 18 đến hơn 30 tuổi của Philippines
“Câu hỏi là tại sao họ [Trung Quốc] không muốn chúng tôi đánh cá ở đó. Người Trung Quốc luôn nghĩ bãi cạn Scarborough là của họ, cả trong tâm trí lẫn DNA của họ," Andrei nhận định.
"Đây sẽ là cuộc đấu tranh lâu dài của chúng tôi."
'Đặt chân đến tất cả các đảo'
Jasper Cruz, một tình nguyện viên 18 tuổi của nhóm này nói: “Chúng tôi đã đi vòng quanh Philippines, đưa thông tin, giới thiệu với sinh viên về Biển Tây Philippines [Biển Đông theo tên gọi của Philippines], về vụ kiện ở tòa thường trực, về việc quân sự hóa trên biển. Chúng tôi mời sinh viên tham dự với chúng tôi.”
Tổ chức hoạt động vì tranh chấp trên Biển tây Philippines này cho biết họ có “tham vọng đặt chân đến tất cả các đảo của Philippines mà Trung Quốc đã chiếm phi pháp trên Biển Tây Philippines.”
Adrianne Supat, một trong các thành viên làm tình nguyện thường trực cho biết họ có chuyến đi đến bãi cạn Ayungin (bãi Cỏ Mây) trong khu vực tranh chấp trên quần đảo Trường Sa trong hai ngày 25-26/6 trong thời gian chờ đợi phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines.
Nhóm này nói trong ngày thứ Hai 27/6 họ sẽ tiếp tục đi tàu đến một đảo khác gần đó, cũng nằm trong khu vực tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
Thoát khỏi media playergiúp đỡ với media playerRa khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.
Năm 2013, Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc lên Tòa Trọng tài quốc tế và phán quyết được trông đợi sẽ được đưa ra trong thời gian tới.
Đơn kiện của Philippines nói yêu sách 'đường chín đoạn', hay 'đường lưỡi bò' mà Trung Quốc dùng để khoanh vùng chủ quyền của mình ở Biển Đông, là trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà cả Trung Quốc và Philippines đều là thành viên ký kết.
BBC