duyanh
06-09-2016, 11:35 AM
Một Thế giới thiếu nước
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/crisis-of-water-scarcity-nxn-06082016125228.html/000_A9144-622.jpg/image
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon phát biểu tại Hội nghị hành động chống biền đổi khí hậu ở Washington DC, ngày 5 tháng 5 năm 2016.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/crisis-of-water-scarcity-nxn-06082016125228.html/ddkt060816.mp3
Đầu Tháng Năm vừa qua, Ngân hàng Thế giới vừa công bố một công trình nghiên cứu về hậu quả của nạn biến đổi địa cầu là nạn thiếu nước cho nhân loại trong khi nhu cầu về nước cho kinh tế lại gia tăng. Bài toán ấy ảnh hưởng thế nào với kinh tế Đông Á?
Sản lượng kinh tế sẽ giảm 6%
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm mùng ba Tháng Năm, Ngân hàng Thế giới công bố một báo cáo kinh tế đáng ngại là nạn biến đổi khí hậu, rồi lợi tức gia tăng và đà đô thị hóa đang gây tác dụng cộng hưởng là nhu cầu nước ngọt sẽ tăng vọt trong khi việc cung cấp nước lại bất thường khó định. Sau đó, định chế tài chính quốc tế này cảnh báo rằng nếu các nước không sớm hành động thì những nơi đang thừa nước như khu vực Trung Phi hay Đông Á sẽ bị thiếu và những nơi đang thiếu như tại Trung Đông hay khu vực sa mạc Sahel tại Phi Châu sẽ bị nguy ngập. Hiệu ứng chung là sản lượng kinh tế ở các vùng đó sẽ sụt mất 6% vào năm 2050. Ông nghĩ thế nào về lời cảnh báo này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ cả chục năm nay rồi, trước khi chuyện biến đổi khí hậu trở thành đề tài thời thượng ăn khách thì Liên Hiệp Quốc đã báo động về nguy cơ thiếu nước của nhân loại vì hai lý do chủ yếu. Thứ nhất, địa cầu có những khu vực trời cho sẵn nước nếu so với dân số, như Úc châu, Nam Mỹ hay Bắc Mỹ thì cũng có hai khu vực ít nước đáng kể là Phi châu và nhất là Á châu. Thứ hai, Á châu lại phát triển nhanh nhất nên nhu cầu về nước đã tăng với tốc độ lũy thừa. Đã vậy, lục địa rộng lớn này lại có khả năng xử lý nước rất tệ, nhất là trường hợp Trung Quốc tại Đông Á, cho nên nguy cơ khủng hoảng vì khan hiếm nước là chuyện tất yếu.
Đông Á cứ sợ thiếu dầu mà chưa hiểu ra hai ba chuyện. Dầu là tài nguyên chiến lược, mà hết tầm khan hiếm nhờ kỹ thuật khai thác mới. Nước mới là tài nguyên sinh tử vì ảnh hưởng đến lương thực và mọi sinh hoạt khác của con người.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nhìn từ giác độ kinh tế trong viễn ảnh dài, Đông Á cứ sợ thiếu dầu mà chưa hiểu ra hai ba chuyện. Dầu là tài nguyên chiến lược, mà hết tầm khan hiếm nhờ kỹ thuật khai thác mới. Nước mới là tài nguyên sinh tử vì ảnh hưởng đến lương thực và mọi sinh hoạt khác của con người.
Nguyên Lam: Trên diễn đàn này, cách nay hai tháng, trong bối cảnh của nạn hạn hán, tình trạng thiếu nước của sông Mekong làm đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam bị ngập mặn, ông đã cảnh báo tình trạng nguy ngập ấy với tựa đề là “Sông Mẹ và Biển Mẹ” như nguồn sống cho Việt Nam. Thưa ông, báo cáo vừa qua của Ngân hàng Thế giới có khiến quốc tế quan tâm hơn đến mối nguy thiếu nước không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thật ra diễn đàn của chúng ta đã đề cập tới những chuyện sinh tử này từ nhiều năm trước mà có lẽ người Việt Nam chưa mấy quan tâm dù quốc gia vẫn được gọi là “nước”, như nước Việt Nam, và dù văn hóa Việt Nam là văn hóa nước. Giống lúa ta ăn gọi là “lúa nước” và nhiều biểu tượng của dân ta đều liên quan tới nước. Trở lại câu hỏi của cô thì tôi không mấy lạc quan về phản ứng của thế giới, suy ra từ vụ khủng hoảng của sông Mekong và từ thái độ nhu nhược của các nước trước tinh thần kích kỷ và vô trách nhiệm của Bắc Kinh. Chúng ta phải khởi đi từ Trung Quốc thì mới thấy ra vấn đề cho Đông Hải và Việt Nam.
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin mời ông bắt đầu từ chuyện nước của con người rồi đến chuyện nước Tầu của thế giới.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nước là nguồn sống không thể thiếu, nhưng nhiều khi con người chẳng nghĩ vậy mà vẫn cho rằng đấy là kho trời vô tận, tương tự như không khí mà ta gọi là khí trời. Về thực tế, nước không là một nguồn sống hoàn toàn có khả năng tái tạo, như hơi nước bốc thành mây rồi đổ xuống thành mưa và mưa trên đầu nguồn lại chảy xuống sông ngòi rồi ra đến biển và bốc thành hơi nước sẽ làm mưa. Đấy là nguồn sống có giới hạn và xứ này mà tận dụng hoặc tiêu hủy nguồn nước thì các xứ kia có thể bị thiệt hại. Giới kinh tế gọi đó là "zero-sum game" - kết số là số không, người này uống nhiều thì người kia bị khát.
Khi cùng chia sẻ một tài nguyên có hạn, việc giành giật có thể xảy ra như đã từng có trong lịch sử và hiện đang có tại Trung Đông. Tổ chức khủng bố ISIL đang dùng nước để mộ dân hay giết những ai chống họ. Giữa các nước với nhau, chuyện giành giật nguồn nước cũng là hình thái chiến tranh, dù không gây tiếng nổ thì vẫn là chiến tranh. Ta nên nhìn ra thực tế lạnh lùng ấy qua các kế hoạch xây đập hoặc chiếm lĩnh nguồn nước khiến các nước cùng sống nhờ một dòng sông phải ứng xử theo lối đấu tranh. Quốc gia nào chưa hiểu ra thì chết vì nước. Giải pháp lý tưởng là các nước nên hợp tác trong tinh thần trách nhiệm thay vì chỉ lo cho lợi ích riêng của mình mà gây hại cho xứ khác. Nhưng đấy là lý tưởng và các nước độc tài thường bất chấp lý tưởng và khơi dậy tinh thần ích kỷ của người dân hoặc gọi đó là chủ nghĩa dân tộc.
Tình hình Đông Á và Trung Quốc
Nguyên Lam: Bây giờ, xin ông trình cho quý thính giả của chúng ta tình hình Đông Á và Trung Quốc.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-cope-salty-submerge-lack-of-flood-ml-03082016110919.html/000_Hkg10259047.jpg/@@images/44e41c7a-d0ee-4934-8f81-8547db326882.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-cope-salty-submerge-lack-of-flood-ml-03082016110919.html/000_Hkg10259047.jpg/@@images/44e41c7a-d0ee-4934-8f81-8547db326882.jpeg)
Một cánh đồng lúa bị hạn hán ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng hôm 2/3/2016
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trên thế giới, lục địa Á Châu là nơi đông dân nhất, có đến bốn tỷ người, nhưng lãnh thổ quá rộng lại có "diện tích nước" rất giới hạn. "Diện tích nước" gồm có sông ngòi ao hồ để nuôi sống người dân ở ven bờ. Á Châu cũng là nơi có nhiều công trình thủy lợi nhất, hơn 70% của toàn thế giới, chính là để giành lấy nguồn sống quý báu này. Trung Quốc có diện tích nước thuộc loại ít nhất địa cầu dù có hai con sông lớn của Châu Á là Hoàng Hà và Dương Tử hoặc các mặt hồ nổi tiếng trong văn chương hay lịch sử. Khan hiếm nước là vấn đề sinh tử của Trung Quốc, còn chiến lược hơn năng lượng như dầu khí hay than đá.
Nguyên Lam: Ông nhắc đến hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử thì người Việt chúng ta nhớ đến Cửu Long hay Mekong, cũng phát sinh từ rặng Hy Mã Lạp Sơn do Trung Quốc đang kiểm soát. Thưa ông, vai trò và trách nhiệm của Trung Quốc là gì trên khu vực đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đúng là một khía cạnh khác của nguồn sống chính là đỉnh trời Hy Mã Lạp Sơn. Sau khi tấn công Tây Tạng từ năm 1950 và hoàn toàn xâm chiếm từ năm 1959, Trung Quốc kiểm soát được một phần lớn rặng Hy Mã Lạp Sơn và các đỉnh núi tuyết – mái trời của thế giới - là nơi xuất phát mười con sông lớn nhất của lục địa. Việc khai thác vô trách nhiệm trong khu vực Hy Mã Lạp Sơn này gây lũ lụt và hạn hán dưới chân núi và tạo ra hiện tượng "đẩy lui băng sơn", làm tuyết tan núi lở, và giảm dần lượng nước chảy xuống các dòng sông lớn của Á Châu. Nó cũng nguy kịch như hiện tượng băng tuyết bị sụt giảm trên Bắc cực.
Thế giới Tây phương ngây dại báo động về nạn "nhiệt hóa địa cầu" hay "hiệu ứng lồng kính" do tiến trình công nghiệp hóa gây ra cho trái đất và đe dọa môi sinh của con người. Mà thế giới đó lại câm nín trước hiện tượng có thật và đếm được là Trung Quốc tiêu hủy nguồn nước trên thượng nguồn Hy Mã Lạp Sơn. Trung Quốc còn phá hoại nguồn sống dưới hạ nguồn qua việc xây dựng kinh đào để lấy nước tiêu tưới cho các khu vực khô cằn của họ, như lấy nước Dương Tử và cả thượng lưu Mekong chảy lên Hoàng Hà, trong kế hoạch gọi là Nam Thủy Bắc Điều, lấy nước miền Nam tiêu tưới miền Bắc cho các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông và Hà Bắc bất kể đến tai họa cho chính cư dân của họ ở dưới. Việc xứ này thiết kế các đập thủy điện cũng nằm trong chiều hướng đó.
Nguyên Lam: Nói đến các đập thủy điện thì có lẽ Trung Quốc không là nước duy nhất trong các kế hoạch xây dựng này tại Á Châu, thưa ông có phải là như vậy không?
Trên thế giới, lục địa Á Châu là nơi đông dân nhất, có đến bốn tỷ người, nhưng lãnh thổ quá rộng lại có "diện tích nước" rất giới hạn.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đây là lý do khiến người ta không tin vào quốc tế vì quả thật là nhiều quốc gia khác cũng đã gây mâu thuẫn với lân bang vì xây đập trên thượng nguồn mà không quan tâm đến quyền lợi và đời sống của các nước chung quanh. Loại chủ nghĩa dân tộc bằng đập nước là một hiện tượng mới và rất đáng ngại tại bốn khu vực. Thứ nhất là giữa Trung Quốc với hầu hết các láng giềng tại Á châu do vị trí của xứ này với đỉnh trời Hy Mã Lạp Sơn như ta vừa nói. Thứ hai là tại bán đảo Nam Á, giữa Ấn Độ và Pakistan. Thứ ba là vùng Đông Nam Á với sông Mekong quen thuộc của Việt Nam. Sau cùng là giữa năm nước Cộng hoà Trung Á có tên là "stan", tức là "đất của": Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan., Tajikistan và Turkmenistan. Thí dụ như Kazakhstan là "Đất của người Kazakh".
Nguyên Lam: Thưa ông, thế giới thường ngợi ca công cuộc phát triển kinh tế mà cho rằng qua giao thương buôn bán thì các nước hợp tác với nhau trong một mạng lưới cung ứng tỏa rộng nên cũng sẽ biết hợp tác với nhau. Phải chăng sự thật lại chẳng được như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng chỉ vì người ta thiếu cái nhìn toàn diện về kinh tế.
Tôi xin lấy vài thí dụ: Trung Quốc cần nước cho lúa mì và gạo là hai lương thực họ sản xuất nhiều nhất, nhưng được bát nào thì ăn bát nấy nên vẫn chưa thấy an toàn về lương thực. Khi kinh tế tăng trưởng thì mức sống người dân khá hơn nên ăn thịt nhiều hơn bột. Thịt ấy là heo bò, gia cầm hay tôm cá. Vì vậy, họ cần ngũ cốc và thực phẩm nuôi gia súc, nên phải nhập khẩu ngô bắp, nhất là đậu nành mua của Mỹ. Các loại ngũ cốc này cũng cần nước, chẳng khác gì quặng sắt hay kim loại cho công nghiệp mà Trung Quốc nhập của nước Úc hay Brazil.
Như vậy, quy luật ở đây khi xuất khẩu hàng hóa thì trong món hàng được chế biến ấy đã phải có rất nhiều nước của quốc gia sản xuất, và khi nhập khẩu thì người ta cũng nhập cả nước. Ít ai tính ra hàm lượng tích luỹ của nước trong các sản phẩm trao đổi, thí dụ như một ký thịt heo thì cần tám ký ngũ cốc mà tám ký ngũ cốc cần bao nhiêu nước để trở thành thực phẩm gia súc bán qua nông trại của Tầu? Tương tự như vậy, một tấn thép hay thùng dầu cần bao nhiêu nước trong cả quy trình sản xuất? Vì vậy, Canada và Úc, là hai quốc gia trời cho nhiều nước tính theo dân số rất thấp, đã phải nghiên cứu kế hoạch khai thác nước sao cho có lợi nhất sau khi tưng bừng buôn bán với Trung Quốc. Trong luồng trao đổi hàng hóa, giới kinh tế nên tính ra “cán cân nước” giữa quốc gia nhập khẩu và quốc gia xuất khẩu để gây ý thức về nhu cầu bảo toàn nguồn nước ngay từ đầu vào là khi sản xuất. Nước không là khí trời miễn phí đâu.
Nguyên Lam: Câu hỏi cuối, thưa ông , khi nói tới “đầu vào” là nước, thì ngoài nhu cầu hợp tác quốc tế rất khó khăn như ông vừa nhắc lại thì người ta có thể nào cải tiến việc xử lý nguồn nước hay giải pháp kỹ thuật khá tốn kém là biến nước biển thành nước ngọt được không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Như phúc trình của Ngân hàng Thế giới có báo động, nạn khan hiếm nước sẽ gây họa trước tiên tại một số khu vực và bị thiệt hại nhất chính là dân nghèo. Vì vậy, khủng hoảng, di dân, bạo động và chiến tranh càng dễ bùng nổ vì nước. Các quốc gia tiên tiến hơn thì đã có ý thức tiết kiệm nước và liên tục cải tiến kỹ thuật tái sử dụng để bảo vệ môi sinh. Một xứ có ít nước nhưng thuộc loại tiên tiến là Israel của dân Do Thái tại Trung Đông đã đi khá xa trên con đường lọc nước biển ra nước ngọt với giá thành ngày một thấp hơn. Về kỹ thuật đó, người ta tìm ra chất graphen trong loại than chì graphite là cái lọc tốt và rẻ. Trong vài năm nữa, cuộc cách mạng về công nghệ graphen có thể giảm sức ép cho nhiều quốc gia khôn ngoan. Còn lại thì nên chờ khủng hoảng tại mấy nước vô ý thức về nước, kể cả Trung Quốc, nhất là Việt Nam.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do và Nguyên Lam xin cảm tạ ông về bài phân tích này.
https://www.youtube.com/watch?v=sBSOPBL7Lr0
RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/crisis-of-water-scarcity-nxn-06082016125228.html/000_A9144-622.jpg/image
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon phát biểu tại Hội nghị hành động chống biền đổi khí hậu ở Washington DC, ngày 5 tháng 5 năm 2016.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/crisis-of-water-scarcity-nxn-06082016125228.html/ddkt060816.mp3
Đầu Tháng Năm vừa qua, Ngân hàng Thế giới vừa công bố một công trình nghiên cứu về hậu quả của nạn biến đổi địa cầu là nạn thiếu nước cho nhân loại trong khi nhu cầu về nước cho kinh tế lại gia tăng. Bài toán ấy ảnh hưởng thế nào với kinh tế Đông Á?
Sản lượng kinh tế sẽ giảm 6%
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm mùng ba Tháng Năm, Ngân hàng Thế giới công bố một báo cáo kinh tế đáng ngại là nạn biến đổi khí hậu, rồi lợi tức gia tăng và đà đô thị hóa đang gây tác dụng cộng hưởng là nhu cầu nước ngọt sẽ tăng vọt trong khi việc cung cấp nước lại bất thường khó định. Sau đó, định chế tài chính quốc tế này cảnh báo rằng nếu các nước không sớm hành động thì những nơi đang thừa nước như khu vực Trung Phi hay Đông Á sẽ bị thiếu và những nơi đang thiếu như tại Trung Đông hay khu vực sa mạc Sahel tại Phi Châu sẽ bị nguy ngập. Hiệu ứng chung là sản lượng kinh tế ở các vùng đó sẽ sụt mất 6% vào năm 2050. Ông nghĩ thế nào về lời cảnh báo này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ cả chục năm nay rồi, trước khi chuyện biến đổi khí hậu trở thành đề tài thời thượng ăn khách thì Liên Hiệp Quốc đã báo động về nguy cơ thiếu nước của nhân loại vì hai lý do chủ yếu. Thứ nhất, địa cầu có những khu vực trời cho sẵn nước nếu so với dân số, như Úc châu, Nam Mỹ hay Bắc Mỹ thì cũng có hai khu vực ít nước đáng kể là Phi châu và nhất là Á châu. Thứ hai, Á châu lại phát triển nhanh nhất nên nhu cầu về nước đã tăng với tốc độ lũy thừa. Đã vậy, lục địa rộng lớn này lại có khả năng xử lý nước rất tệ, nhất là trường hợp Trung Quốc tại Đông Á, cho nên nguy cơ khủng hoảng vì khan hiếm nước là chuyện tất yếu.
Đông Á cứ sợ thiếu dầu mà chưa hiểu ra hai ba chuyện. Dầu là tài nguyên chiến lược, mà hết tầm khan hiếm nhờ kỹ thuật khai thác mới. Nước mới là tài nguyên sinh tử vì ảnh hưởng đến lương thực và mọi sinh hoạt khác của con người.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nhìn từ giác độ kinh tế trong viễn ảnh dài, Đông Á cứ sợ thiếu dầu mà chưa hiểu ra hai ba chuyện. Dầu là tài nguyên chiến lược, mà hết tầm khan hiếm nhờ kỹ thuật khai thác mới. Nước mới là tài nguyên sinh tử vì ảnh hưởng đến lương thực và mọi sinh hoạt khác của con người.
Nguyên Lam: Trên diễn đàn này, cách nay hai tháng, trong bối cảnh của nạn hạn hán, tình trạng thiếu nước của sông Mekong làm đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam bị ngập mặn, ông đã cảnh báo tình trạng nguy ngập ấy với tựa đề là “Sông Mẹ và Biển Mẹ” như nguồn sống cho Việt Nam. Thưa ông, báo cáo vừa qua của Ngân hàng Thế giới có khiến quốc tế quan tâm hơn đến mối nguy thiếu nước không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thật ra diễn đàn của chúng ta đã đề cập tới những chuyện sinh tử này từ nhiều năm trước mà có lẽ người Việt Nam chưa mấy quan tâm dù quốc gia vẫn được gọi là “nước”, như nước Việt Nam, và dù văn hóa Việt Nam là văn hóa nước. Giống lúa ta ăn gọi là “lúa nước” và nhiều biểu tượng của dân ta đều liên quan tới nước. Trở lại câu hỏi của cô thì tôi không mấy lạc quan về phản ứng của thế giới, suy ra từ vụ khủng hoảng của sông Mekong và từ thái độ nhu nhược của các nước trước tinh thần kích kỷ và vô trách nhiệm của Bắc Kinh. Chúng ta phải khởi đi từ Trung Quốc thì mới thấy ra vấn đề cho Đông Hải và Việt Nam.
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin mời ông bắt đầu từ chuyện nước của con người rồi đến chuyện nước Tầu của thế giới.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nước là nguồn sống không thể thiếu, nhưng nhiều khi con người chẳng nghĩ vậy mà vẫn cho rằng đấy là kho trời vô tận, tương tự như không khí mà ta gọi là khí trời. Về thực tế, nước không là một nguồn sống hoàn toàn có khả năng tái tạo, như hơi nước bốc thành mây rồi đổ xuống thành mưa và mưa trên đầu nguồn lại chảy xuống sông ngòi rồi ra đến biển và bốc thành hơi nước sẽ làm mưa. Đấy là nguồn sống có giới hạn và xứ này mà tận dụng hoặc tiêu hủy nguồn nước thì các xứ kia có thể bị thiệt hại. Giới kinh tế gọi đó là "zero-sum game" - kết số là số không, người này uống nhiều thì người kia bị khát.
Khi cùng chia sẻ một tài nguyên có hạn, việc giành giật có thể xảy ra như đã từng có trong lịch sử và hiện đang có tại Trung Đông. Tổ chức khủng bố ISIL đang dùng nước để mộ dân hay giết những ai chống họ. Giữa các nước với nhau, chuyện giành giật nguồn nước cũng là hình thái chiến tranh, dù không gây tiếng nổ thì vẫn là chiến tranh. Ta nên nhìn ra thực tế lạnh lùng ấy qua các kế hoạch xây đập hoặc chiếm lĩnh nguồn nước khiến các nước cùng sống nhờ một dòng sông phải ứng xử theo lối đấu tranh. Quốc gia nào chưa hiểu ra thì chết vì nước. Giải pháp lý tưởng là các nước nên hợp tác trong tinh thần trách nhiệm thay vì chỉ lo cho lợi ích riêng của mình mà gây hại cho xứ khác. Nhưng đấy là lý tưởng và các nước độc tài thường bất chấp lý tưởng và khơi dậy tinh thần ích kỷ của người dân hoặc gọi đó là chủ nghĩa dân tộc.
Tình hình Đông Á và Trung Quốc
Nguyên Lam: Bây giờ, xin ông trình cho quý thính giả của chúng ta tình hình Đông Á và Trung Quốc.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-cope-salty-submerge-lack-of-flood-ml-03082016110919.html/000_Hkg10259047.jpg/@@images/44e41c7a-d0ee-4934-8f81-8547db326882.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-cope-salty-submerge-lack-of-flood-ml-03082016110919.html/000_Hkg10259047.jpg/@@images/44e41c7a-d0ee-4934-8f81-8547db326882.jpeg)
Một cánh đồng lúa bị hạn hán ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng hôm 2/3/2016
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trên thế giới, lục địa Á Châu là nơi đông dân nhất, có đến bốn tỷ người, nhưng lãnh thổ quá rộng lại có "diện tích nước" rất giới hạn. "Diện tích nước" gồm có sông ngòi ao hồ để nuôi sống người dân ở ven bờ. Á Châu cũng là nơi có nhiều công trình thủy lợi nhất, hơn 70% của toàn thế giới, chính là để giành lấy nguồn sống quý báu này. Trung Quốc có diện tích nước thuộc loại ít nhất địa cầu dù có hai con sông lớn của Châu Á là Hoàng Hà và Dương Tử hoặc các mặt hồ nổi tiếng trong văn chương hay lịch sử. Khan hiếm nước là vấn đề sinh tử của Trung Quốc, còn chiến lược hơn năng lượng như dầu khí hay than đá.
Nguyên Lam: Ông nhắc đến hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử thì người Việt chúng ta nhớ đến Cửu Long hay Mekong, cũng phát sinh từ rặng Hy Mã Lạp Sơn do Trung Quốc đang kiểm soát. Thưa ông, vai trò và trách nhiệm của Trung Quốc là gì trên khu vực đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đúng là một khía cạnh khác của nguồn sống chính là đỉnh trời Hy Mã Lạp Sơn. Sau khi tấn công Tây Tạng từ năm 1950 và hoàn toàn xâm chiếm từ năm 1959, Trung Quốc kiểm soát được một phần lớn rặng Hy Mã Lạp Sơn và các đỉnh núi tuyết – mái trời của thế giới - là nơi xuất phát mười con sông lớn nhất của lục địa. Việc khai thác vô trách nhiệm trong khu vực Hy Mã Lạp Sơn này gây lũ lụt và hạn hán dưới chân núi và tạo ra hiện tượng "đẩy lui băng sơn", làm tuyết tan núi lở, và giảm dần lượng nước chảy xuống các dòng sông lớn của Á Châu. Nó cũng nguy kịch như hiện tượng băng tuyết bị sụt giảm trên Bắc cực.
Thế giới Tây phương ngây dại báo động về nạn "nhiệt hóa địa cầu" hay "hiệu ứng lồng kính" do tiến trình công nghiệp hóa gây ra cho trái đất và đe dọa môi sinh của con người. Mà thế giới đó lại câm nín trước hiện tượng có thật và đếm được là Trung Quốc tiêu hủy nguồn nước trên thượng nguồn Hy Mã Lạp Sơn. Trung Quốc còn phá hoại nguồn sống dưới hạ nguồn qua việc xây dựng kinh đào để lấy nước tiêu tưới cho các khu vực khô cằn của họ, như lấy nước Dương Tử và cả thượng lưu Mekong chảy lên Hoàng Hà, trong kế hoạch gọi là Nam Thủy Bắc Điều, lấy nước miền Nam tiêu tưới miền Bắc cho các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông và Hà Bắc bất kể đến tai họa cho chính cư dân của họ ở dưới. Việc xứ này thiết kế các đập thủy điện cũng nằm trong chiều hướng đó.
Nguyên Lam: Nói đến các đập thủy điện thì có lẽ Trung Quốc không là nước duy nhất trong các kế hoạch xây dựng này tại Á Châu, thưa ông có phải là như vậy không?
Trên thế giới, lục địa Á Châu là nơi đông dân nhất, có đến bốn tỷ người, nhưng lãnh thổ quá rộng lại có "diện tích nước" rất giới hạn.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đây là lý do khiến người ta không tin vào quốc tế vì quả thật là nhiều quốc gia khác cũng đã gây mâu thuẫn với lân bang vì xây đập trên thượng nguồn mà không quan tâm đến quyền lợi và đời sống của các nước chung quanh. Loại chủ nghĩa dân tộc bằng đập nước là một hiện tượng mới và rất đáng ngại tại bốn khu vực. Thứ nhất là giữa Trung Quốc với hầu hết các láng giềng tại Á châu do vị trí của xứ này với đỉnh trời Hy Mã Lạp Sơn như ta vừa nói. Thứ hai là tại bán đảo Nam Á, giữa Ấn Độ và Pakistan. Thứ ba là vùng Đông Nam Á với sông Mekong quen thuộc của Việt Nam. Sau cùng là giữa năm nước Cộng hoà Trung Á có tên là "stan", tức là "đất của": Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan., Tajikistan và Turkmenistan. Thí dụ như Kazakhstan là "Đất của người Kazakh".
Nguyên Lam: Thưa ông, thế giới thường ngợi ca công cuộc phát triển kinh tế mà cho rằng qua giao thương buôn bán thì các nước hợp tác với nhau trong một mạng lưới cung ứng tỏa rộng nên cũng sẽ biết hợp tác với nhau. Phải chăng sự thật lại chẳng được như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng chỉ vì người ta thiếu cái nhìn toàn diện về kinh tế.
Tôi xin lấy vài thí dụ: Trung Quốc cần nước cho lúa mì và gạo là hai lương thực họ sản xuất nhiều nhất, nhưng được bát nào thì ăn bát nấy nên vẫn chưa thấy an toàn về lương thực. Khi kinh tế tăng trưởng thì mức sống người dân khá hơn nên ăn thịt nhiều hơn bột. Thịt ấy là heo bò, gia cầm hay tôm cá. Vì vậy, họ cần ngũ cốc và thực phẩm nuôi gia súc, nên phải nhập khẩu ngô bắp, nhất là đậu nành mua của Mỹ. Các loại ngũ cốc này cũng cần nước, chẳng khác gì quặng sắt hay kim loại cho công nghiệp mà Trung Quốc nhập của nước Úc hay Brazil.
Như vậy, quy luật ở đây khi xuất khẩu hàng hóa thì trong món hàng được chế biến ấy đã phải có rất nhiều nước của quốc gia sản xuất, và khi nhập khẩu thì người ta cũng nhập cả nước. Ít ai tính ra hàm lượng tích luỹ của nước trong các sản phẩm trao đổi, thí dụ như một ký thịt heo thì cần tám ký ngũ cốc mà tám ký ngũ cốc cần bao nhiêu nước để trở thành thực phẩm gia súc bán qua nông trại của Tầu? Tương tự như vậy, một tấn thép hay thùng dầu cần bao nhiêu nước trong cả quy trình sản xuất? Vì vậy, Canada và Úc, là hai quốc gia trời cho nhiều nước tính theo dân số rất thấp, đã phải nghiên cứu kế hoạch khai thác nước sao cho có lợi nhất sau khi tưng bừng buôn bán với Trung Quốc. Trong luồng trao đổi hàng hóa, giới kinh tế nên tính ra “cán cân nước” giữa quốc gia nhập khẩu và quốc gia xuất khẩu để gây ý thức về nhu cầu bảo toàn nguồn nước ngay từ đầu vào là khi sản xuất. Nước không là khí trời miễn phí đâu.
Nguyên Lam: Câu hỏi cuối, thưa ông , khi nói tới “đầu vào” là nước, thì ngoài nhu cầu hợp tác quốc tế rất khó khăn như ông vừa nhắc lại thì người ta có thể nào cải tiến việc xử lý nguồn nước hay giải pháp kỹ thuật khá tốn kém là biến nước biển thành nước ngọt được không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Như phúc trình của Ngân hàng Thế giới có báo động, nạn khan hiếm nước sẽ gây họa trước tiên tại một số khu vực và bị thiệt hại nhất chính là dân nghèo. Vì vậy, khủng hoảng, di dân, bạo động và chiến tranh càng dễ bùng nổ vì nước. Các quốc gia tiên tiến hơn thì đã có ý thức tiết kiệm nước và liên tục cải tiến kỹ thuật tái sử dụng để bảo vệ môi sinh. Một xứ có ít nước nhưng thuộc loại tiên tiến là Israel của dân Do Thái tại Trung Đông đã đi khá xa trên con đường lọc nước biển ra nước ngọt với giá thành ngày một thấp hơn. Về kỹ thuật đó, người ta tìm ra chất graphen trong loại than chì graphite là cái lọc tốt và rẻ. Trong vài năm nữa, cuộc cách mạng về công nghệ graphen có thể giảm sức ép cho nhiều quốc gia khôn ngoan. Còn lại thì nên chờ khủng hoảng tại mấy nước vô ý thức về nước, kể cả Trung Quốc, nhất là Việt Nam.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do và Nguyên Lam xin cảm tạ ông về bài phân tích này.
https://www.youtube.com/watch?v=sBSOPBL7Lr0
RFA