duyanh
06-08-2016, 11:20 AM
“60 phút mở” lại gây bão cộng đồng mạng: Làm từ thiện vì ai?
Sau chương trình 60 phút Mở “đấu tố” MC Phan Anh về “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” gây ồn ào tuần trước, mới đây, talk show này của VTV lại khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/60-phut-mo.jpg
Nhà báo Tạ Bích Loan.
Với đề tài “Người ta làm từ thiện vì ai?“, khách mời của số này là nhóm tình nguyện Xây trường vùng cao, ca sĩ Thái Thùy Linh là Phó giám đốc Trung tâm tình nguyện Quốc gia, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES).
“Vì sao làm từ thiện?”
Chương trình bắt đầu bằng câu chuyện nhóm tình nguyện Xây trường Vùng cao trong dịp giáp Tết Nguyên đán 2016 tổ chức hoạt động từ thiện ở Mường Lạn, Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Hơn 50 tình nguyện viên đã đi quãng đường đèo núi gần nghìn cây số, mang theo 3.600 chiếc bánh chưng, 3.600 cây giò, 25 tấn quần áo để tặng cho các trẻ em nghèo tại đây.
Thế nhưng ngay khi tới nơi, chính quyền địa phương từ chối tiếp nhận những món quà này. Dù đã tìm đủ mọi cách thuyết phục, cuối cùng, nhóm vẫn phải chuyển số quà kia đến làm từ thiện ở một địa điểm khác.
Nhà báo Tạ Bích Loan đặt thẳng câu hỏi cho nhóm Xây trường Vùng cao rằng: “Các bạn làm chương chính đó, đi lên đó và mang theo lượng thức ăn như thế vì các bạn hay vì các em nhỏ?”.
Tại sao đi làm từ thiện là hoạt động nhân văn lại bị chính quyền địa phương khước từ? Liệu có phải những món quà đó làm cho nhóm từ thiện, chứ không phải cho người nhận? Nhóm từ thiện và chính quyền, họ hành động như vậy vì ai?
Đại diện nhóm trả lời, họ làm từ thiện một phần trong đó để thỏa mãn cái tôi, muốn mang được phần quà đến cho những người đang cần chúng.
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang còn cho rằng, việc làm từ thiện với 3.600 chiếc bánh chưng của nhóm Xây trường Vùng cao giống như mấy nghìn cái đùi gà, bánh chưng mấy tấn dâng vua Hùng, tô hủ tiếu mấy lít…
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/60-phut-mo-660x411.png
“Một bữa đại tiệc chứng minh chúng ta là người làm to nhất, chưa bao giờ có ai làm to được hơn chúng ta!”, ông Giang nhìn nhận và cho rằng nhóm Xây trường vùng cao muốn chứng tỏ bản thân hơn là làm với mục đích từ thiện.
Sau đó, vị tiến sĩ kết luận, làm từ thiện có thể sẽ tạo ra những mối nguy cho người được nhận. Ví dụ như việc đem quần áo từ dưới xuôi lên vùng cao cho người dân mặc, về lâu dài người ta sẽ không còn mặc loại quần áo thổ cẩm nữa, dần dần làm mất đi thứ bản sắc văn hoá lâu đời của họ.
Lúc này, chính khách mời – ca sĩ Thái Thùy Linh – đã phải lên tiếng, cô cho rằng việc giữ gìn bản sắc văn hóa là của các cấp chính quyền địa phương và quốc gia. Còn các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa chỉ quan tâm việc có quần áo mặc giữa mùa đông rét buốt, đủ ăn để không chết đói và phải nghỉ học vì nhà nghèo.
Sự cao trào của chương trình được đẩy lên khi nhà báo Tạ Bích Loan liên tục hỏi “Để làm gì ạ?”, và đại diện nhóm từ thiện trả lời: “Để thể hiện được lòng yêu thương đối với mọi người“. “Để trong cuộc sống mình cảm thấy thanh thản“. “Thanh thản để trong cuộc sống mình sẽ làm được nhiều điều khác tốt hơn“.
https://www.youtube.com/watch?v=e2Cc0M6O0yw
Quan điểm trái chiều
Ngay khi chương trình vừa phát sóng, cộng đồng mạng bày tỏ quan điểm khác nhau trước những câu hỏi của nhà báo Tạ Bích Loan và cả cách nhìn nhận vấn đề từ tiến sĩ Đặng Hoàng Giang. Những tranh cãi nảy lửa cũng đã phát sinh khi có nhiều người nhìn nhận về chương trình và những ý kiến trong chương trình một cách trái chiều nhau.
Rất nhiều sự phẫn nộ được thể hiện qua các dòng bình luận về chương trình. Đa phần người xem đều cho rằng, chương trình đang cố tình làm xấu đi hình ảnh của việc làm từ thiện, và bắt người xem phải thấy được rằng người ta làm từ thiện bây giờ là để thể hiện chứ không phải vì mục đích để giúp đỡ người khác.
Một tình nguyện viên lâu năm khá nổi tiếng trên Facebook viết: “Chương trình càng ngày càng quá đáng. Không hiểu chị Loan nghĩ gì khi anh Hoài Anh (đại diện nhóm từ thiện) cứ vừa nói xong là chị liền nhảy vào chặn ngang “Để làm gì, để làm gì”? Thế chị cứ phải hỏi “Để làm gì” như thế là để làm gì ạ? Xem chương trình của một đài truyền hình quốc gia nhưng không khác nào xem mấy bà bán hàng tôm hàng cá ở ngoài chợ cãi nhau cả. Để tranh luận và làm sáng tỏ một vấn đề có cần thiết phải chì chiết nhau theo kiểu đó không? Thực sự càng ngày càng thất vọng về chương trình 60 phút mở và VTV”.
Chị Trần Mai Trang (thành viên nhóm Từ thiện thật, Hà Nội) nêu quan điểm: “Chương trình và ý kiến được đưa ra gây ức chế cho người xem. Trong khi nhóm từ thiện đã giải thích 3.600 suất quà vì ở đó có 3.600 em nhỏ, nhưng vị tiến sĩ luôn cho rằng, các anh muốn thể hiện, muốn chứng tỏ…“.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/maxresdefault31.jpg
Anh Nguyễn Hoài Anh đại diện nhóm từ thiện Xây trường Vùng cao.
Facebook Hoang Ha viết: “Nói thì giỏi lắm, toàn ngồi phòng lạnh, đi ô tô thì làm sao cảm nhận được cái đói khổ ở những nơi vùng sâu vùng xa”.
Tuy nhiên, không đồng tình những ý kiến trên, chị Nguyễn Thị Thúy ủng hộ quan điểm của nhà báo Tạ Bích Loan: “Làm từ thiện không phải cho họ cái mà ta nghĩ rằng họ thiếu! Làm từ thiện mà cái ‘Tôi’ lớn thế chỉ vì cá nhân mà thôi. Xã hội thật kỳ lạ, luôn cho rằng mình đúng vì dám bỏ tiền và công sức, người khác sai vì họ dám nói thật!“.
Cùng quan điểm, Hoa Linh Lan nêu, nhiều tổ chức, người nổi tiếng dùng từ thiện để quảng cáo, đánh bóng tên tuổi và hình ảnh: “Từ thiện có nhiều kiểu, không phải ai làm từ thiện cũng vô tư. Thậm chí, nhiều bạn trẻ từ thiện để có ảnh chụp đẹp tung lên Facebook, từ thiện cho giống bạn bè, từ thiện vì chẳng hiểu từ thiện là gì“.
Vậy còn bạn, bạn nghĩ rằng những người làm từ thiện hay chính bản thân mình đi làm từ thiện là vì ai, và vì mục đích gì? Bạn có đồng ý với việc mình đi làm từ thiện sẽ có thể tạo ra những mối nguy, gây hại đến cho những người mình muốn giúp đỡ hay không?
Theo Zing
Sau chương trình 60 phút Mở “đấu tố” MC Phan Anh về “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” gây ồn ào tuần trước, mới đây, talk show này của VTV lại khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/60-phut-mo.jpg
Nhà báo Tạ Bích Loan.
Với đề tài “Người ta làm từ thiện vì ai?“, khách mời của số này là nhóm tình nguyện Xây trường vùng cao, ca sĩ Thái Thùy Linh là Phó giám đốc Trung tâm tình nguyện Quốc gia, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES).
“Vì sao làm từ thiện?”
Chương trình bắt đầu bằng câu chuyện nhóm tình nguyện Xây trường Vùng cao trong dịp giáp Tết Nguyên đán 2016 tổ chức hoạt động từ thiện ở Mường Lạn, Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Hơn 50 tình nguyện viên đã đi quãng đường đèo núi gần nghìn cây số, mang theo 3.600 chiếc bánh chưng, 3.600 cây giò, 25 tấn quần áo để tặng cho các trẻ em nghèo tại đây.
Thế nhưng ngay khi tới nơi, chính quyền địa phương từ chối tiếp nhận những món quà này. Dù đã tìm đủ mọi cách thuyết phục, cuối cùng, nhóm vẫn phải chuyển số quà kia đến làm từ thiện ở một địa điểm khác.
Nhà báo Tạ Bích Loan đặt thẳng câu hỏi cho nhóm Xây trường Vùng cao rằng: “Các bạn làm chương chính đó, đi lên đó và mang theo lượng thức ăn như thế vì các bạn hay vì các em nhỏ?”.
Tại sao đi làm từ thiện là hoạt động nhân văn lại bị chính quyền địa phương khước từ? Liệu có phải những món quà đó làm cho nhóm từ thiện, chứ không phải cho người nhận? Nhóm từ thiện và chính quyền, họ hành động như vậy vì ai?
Đại diện nhóm trả lời, họ làm từ thiện một phần trong đó để thỏa mãn cái tôi, muốn mang được phần quà đến cho những người đang cần chúng.
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang còn cho rằng, việc làm từ thiện với 3.600 chiếc bánh chưng của nhóm Xây trường Vùng cao giống như mấy nghìn cái đùi gà, bánh chưng mấy tấn dâng vua Hùng, tô hủ tiếu mấy lít…
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/60-phut-mo-660x411.png
“Một bữa đại tiệc chứng minh chúng ta là người làm to nhất, chưa bao giờ có ai làm to được hơn chúng ta!”, ông Giang nhìn nhận và cho rằng nhóm Xây trường vùng cao muốn chứng tỏ bản thân hơn là làm với mục đích từ thiện.
Sau đó, vị tiến sĩ kết luận, làm từ thiện có thể sẽ tạo ra những mối nguy cho người được nhận. Ví dụ như việc đem quần áo từ dưới xuôi lên vùng cao cho người dân mặc, về lâu dài người ta sẽ không còn mặc loại quần áo thổ cẩm nữa, dần dần làm mất đi thứ bản sắc văn hoá lâu đời của họ.
Lúc này, chính khách mời – ca sĩ Thái Thùy Linh – đã phải lên tiếng, cô cho rằng việc giữ gìn bản sắc văn hóa là của các cấp chính quyền địa phương và quốc gia. Còn các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa chỉ quan tâm việc có quần áo mặc giữa mùa đông rét buốt, đủ ăn để không chết đói và phải nghỉ học vì nhà nghèo.
Sự cao trào của chương trình được đẩy lên khi nhà báo Tạ Bích Loan liên tục hỏi “Để làm gì ạ?”, và đại diện nhóm từ thiện trả lời: “Để thể hiện được lòng yêu thương đối với mọi người“. “Để trong cuộc sống mình cảm thấy thanh thản“. “Thanh thản để trong cuộc sống mình sẽ làm được nhiều điều khác tốt hơn“.
https://www.youtube.com/watch?v=e2Cc0M6O0yw
Quan điểm trái chiều
Ngay khi chương trình vừa phát sóng, cộng đồng mạng bày tỏ quan điểm khác nhau trước những câu hỏi của nhà báo Tạ Bích Loan và cả cách nhìn nhận vấn đề từ tiến sĩ Đặng Hoàng Giang. Những tranh cãi nảy lửa cũng đã phát sinh khi có nhiều người nhìn nhận về chương trình và những ý kiến trong chương trình một cách trái chiều nhau.
Rất nhiều sự phẫn nộ được thể hiện qua các dòng bình luận về chương trình. Đa phần người xem đều cho rằng, chương trình đang cố tình làm xấu đi hình ảnh của việc làm từ thiện, và bắt người xem phải thấy được rằng người ta làm từ thiện bây giờ là để thể hiện chứ không phải vì mục đích để giúp đỡ người khác.
Một tình nguyện viên lâu năm khá nổi tiếng trên Facebook viết: “Chương trình càng ngày càng quá đáng. Không hiểu chị Loan nghĩ gì khi anh Hoài Anh (đại diện nhóm từ thiện) cứ vừa nói xong là chị liền nhảy vào chặn ngang “Để làm gì, để làm gì”? Thế chị cứ phải hỏi “Để làm gì” như thế là để làm gì ạ? Xem chương trình của một đài truyền hình quốc gia nhưng không khác nào xem mấy bà bán hàng tôm hàng cá ở ngoài chợ cãi nhau cả. Để tranh luận và làm sáng tỏ một vấn đề có cần thiết phải chì chiết nhau theo kiểu đó không? Thực sự càng ngày càng thất vọng về chương trình 60 phút mở và VTV”.
Chị Trần Mai Trang (thành viên nhóm Từ thiện thật, Hà Nội) nêu quan điểm: “Chương trình và ý kiến được đưa ra gây ức chế cho người xem. Trong khi nhóm từ thiện đã giải thích 3.600 suất quà vì ở đó có 3.600 em nhỏ, nhưng vị tiến sĩ luôn cho rằng, các anh muốn thể hiện, muốn chứng tỏ…“.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/maxresdefault31.jpg
Anh Nguyễn Hoài Anh đại diện nhóm từ thiện Xây trường Vùng cao.
Facebook Hoang Ha viết: “Nói thì giỏi lắm, toàn ngồi phòng lạnh, đi ô tô thì làm sao cảm nhận được cái đói khổ ở những nơi vùng sâu vùng xa”.
Tuy nhiên, không đồng tình những ý kiến trên, chị Nguyễn Thị Thúy ủng hộ quan điểm của nhà báo Tạ Bích Loan: “Làm từ thiện không phải cho họ cái mà ta nghĩ rằng họ thiếu! Làm từ thiện mà cái ‘Tôi’ lớn thế chỉ vì cá nhân mà thôi. Xã hội thật kỳ lạ, luôn cho rằng mình đúng vì dám bỏ tiền và công sức, người khác sai vì họ dám nói thật!“.
Cùng quan điểm, Hoa Linh Lan nêu, nhiều tổ chức, người nổi tiếng dùng từ thiện để quảng cáo, đánh bóng tên tuổi và hình ảnh: “Từ thiện có nhiều kiểu, không phải ai làm từ thiện cũng vô tư. Thậm chí, nhiều bạn trẻ từ thiện để có ảnh chụp đẹp tung lên Facebook, từ thiện cho giống bạn bè, từ thiện vì chẳng hiểu từ thiện là gì“.
Vậy còn bạn, bạn nghĩ rằng những người làm từ thiện hay chính bản thân mình đi làm từ thiện là vì ai, và vì mục đích gì? Bạn có đồng ý với việc mình đi làm từ thiện sẽ có thể tạo ra những mối nguy, gây hại đến cho những người mình muốn giúp đỡ hay không?
Theo Zing