duyanh
06-07-2016, 12:09 PM
Việt Nam tiếp tục đàn áp biểu tình vụ cá chết
Hàng chục người bị bắt giữ tại Hà Nội và Sài Gòn hôm qua (5/6) khi tham gia các cuộc tuần hành ôn hòa kêu gọi minh bạch hóa nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung từ đầu tháng tư tới nay.
https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1109.jpg?w=343&h=193 (https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1109.jpg?w=343&h=193)
Cuộc tuần hành ở Hà Nội ngày 5/6/2016 chỉ diễn ra một thời gian ngắn đã bị giải tán. Ảnh: Facebook
Những người biểu tình dùng các trang mạng truyền thông xã hội để thống kê và truyền tin về các vụ bắt giữ tại hai thành phố lớn.
Các video được loan tải nhanh rộng trên Facebook chiếu cảnh công an Hà Nội dùng võ lực áp giải nhiều người tham gia biểu tình lên hai chiếc xe buýt chở về đồn trong khi một số người khác bị bắt tại Sài Gòn thậm chí trước khi họ tham gia tuần hành.
Tin cho hay tại Hà Nội có khoảng 30 người bị câu lưu sau khi cuộc tuần hành vừa khởi sự được chừng 15 phút thì bị lực lượng công quyền trấn dẹp.
Hình ảnh chia sẻ trên các trang mạng xã hội cho thấy đoàn người biểu tình ở Hà Nội xếp hàng dài tuần hành trong im lặng, tay cầm những biểu ngữ yêu cầu nhà nước trả lời nguyên nhân gây thảm họa môi sinh chưa từng có trước nay, kêu gọi bảo vệ môi trường, và phản đối công ty thép Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh, nghi can chính trong đại án cá chết.
Internet đặc biệt là các trang mạng xã hội như Facebook, nơi người dân phát tán thông tin về các cuộc tuần hành cũng bị cản trở truy cập từ một ngày trước.
Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế lên án việc Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa đòi hỏi quyền lợi chính đáng và quyền được sống trong môi trường minh bạch-trong lành chứng tỏ một chính quyền cực kỳ vô trách nhiệm.
Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với VOA Việt ngữ:
“Nhà nước Việt Nam đàn áp biểu tình, từ chối trả lời những câu hỏi rất chính đáng của người dân về thảm trạng đang diễn ra cho thấy một thái độ hết sức vô trách nhiệm, chứng tỏ nhà chức trách dùng quyền hành của mình để buộc mọi người câm lặng thay vì phải trả lời dân như bất kỳ một chính phủ nào khác thường làm. Thay vì điều tra và công bố nguyên nhân cho dân rõ, nhà cầm quyền Việt Nam lại đàn áp những người thực thi quyền tụ tập ôn hòa căn bản của công dân để yêu cầu trách nhiệm từ nhà chức trách. Người dân mất kế sinh nhai, những người bị ảnh hưởng cuộc sống vì thảm họa môi trường này họ phải được giải đáp thỏa đáng.”
Human Rights Watch mô tả hành động của chính phủ Việt Nam là ‘kinh khủng’ và kêu gọi để cho người dân được bày tỏ quan điểm, chấm dứt chiến dịch vi phạm nhân quyền qua việc sách nhiễu, đe dọa, giam giữ người biểu tình.
Các cuộc tuần hành, tọa kháng vì cá chết trên cả nước trong thời gian qua liên tục bị trấn dẹp bằng võ lực, nhiều nhà hoạt động bị quản thúc tại gia vì lý do giữ gìn trật tự xã hội với lực lượng an ninh được ghi nhận đông gấp nhiều lần người tuần hành.
Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một người tham gia các cuộc biểu tình tại Nha Trang, cho rằng hành động trấn áp biểu tình xuất phát từ một mối lo sợ sâu xa từ nhà chức trách:
“Cái sợ lớn nhất của chế độ này đó là mọi người nhận thức và mọi người không sợ nữa. Chính vị vậy, đây là cơ hội khá tốt giúp những người lâu nay thờ ơ với cuộc sống cảm thấy đã đến lúc chính họ cũng phải nói, biến nỗi lo thường trực này thành việc mà tất cả cùng có thể lên tiếng.”
Dù giới hữu trách thành công trong việc quét nhanh, dẹp gọn các cuộc xuống đường tại nhiều miền đất nước, nhưng đó chỉ là thành quả trước mắt, khó lòng tránh được hậu quả lâu dài, theo nhận định của một người tham gia các cuộc tuần hành vừa qua tại Hà Nội. Anh Trần Quang Nam nói:
“Họ đạt được nhiệm vụ đấy nhưng lòng dân sẽ không yên. Trong lòng tất cả mọi người đều không hài lòng. Việc đấy càng kéo dài thì sức chịu đựng của người dân càng dồn nén lại. Rồi mọi người càng ngày càng hiểu ra bản chất của chính quyền hiện nay, đến một lúc nào đó người dân sẽ phản ứng dữ dội hơn.”
Sau gần 2 tháng trì hoãn đưa ra lời giải đáp, nhà chức trách Việt Nam hồi tuần trước công bố đã xác định được nguyên nhân gây cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, đến Thừa Thiên Huế, nhưng nói rằng còn phải chờ phản biện khoa học mới có thể thông báo ra công luận nguồn gốc sự việc là gì.
Các cuộc tuần hành vì vấn đề môi sinh được công luận trong và ngoài nước quan tâm không được phản ánh trên truyền thông chính thống, dù báo chí nhà nước thoạt đầu tập trung vào nghi phạm Formosa.
____
FB Phạm Đoan Trang
HÀ NỘI VẪN TUẦN HÀNH, BẤT CHẤP KHỦNG BỐ
5-6-2016
Cập nhật: Đến 15h10, người tuần hành ôn hoà vẫn bị giữ ở đồn CA quận Long Biên. Một vài người “công an quen mặt” đã được thả sau 5-6 giờ bị bắt trái pháp luật. Những người từ chối cung cấp địa chỉ nhà và các thông tin cá nhân cho công an đều bị giữ lại.
Xin lưu ý: Các bạn không có nghĩa vụ phải làm việc và cung cấp thông tin nhân thân cho công an – những người đang làm trái pháp luật và vi phạm hiến pháp. (Đàn áp biểu tình ôn hoà là hành vi phạm pháp, chà đạp nhân quyền và hiến pháp).
* * *
Sáng nay (chủ nhật, 5/6/2016), khoảng 60 người đã tập trung ở Nhà Thờ Lớn để tổ chức cuộc tuần hành kêu gọi bảo vệ môi trường, yêu cầu chính quyền minh bạch trách nhiệm trong thảm họa cá chết ở miền Trung.
Nhiều bạn trẻ giương cao các khẩu hiệu: “Quốc hội ở đâu?”, “No Formosa”, “Đại họa biển chết 2016, bạn đã làm gì?”, v.v.
Phần lớn mọi người (Nguyễn Anh Tuấn, Cao Vĩnh Thịnh, An Nhiên, Lê Thuỷ Tiên…) là thành viên của nhóm Green Trees (trước là Vì Một Hà Nội Xanh). Đây là nhóm dân sự “không giấy phép”, thành lập tháng 3/2015, đã tổ chức và tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, tuần hành, đấu tranh pháp lý… để bảo vệ môi trường Việt Nam, vận động cho một môi trường trong sạch (đương nhiên, bao gồm cả môi trường chính trị).
Cuộc tuần hành chỉ kéo dài từ 9h02 đến khoảng 9h15 thì bị công an lao vào phá. Gần 30 người bị tống lên xe buýt, đưa về đồn CA quận Long Biên. Trong số này có Nguyễn Anh Tuấn (Vì Một Hà Nội Xanh), rapper Hoàng Thành, một nghệ sĩ piano/keyboard tên Cường, và nhiều gương mặt trẻ khác.
5/6 là ngày Môi trường Thế giới. Chính quyền các cấp ở Việt Nam đều cho treo băng-rôn, biểu ngữ hô hào, cổ vũ, kỷ niệm ngày này. Hôm nay cũng tròn 5 năm “ngày chủ nhật yêu nước 5/6/2011”, khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra ở Hà Nội và Sài Gòn, khơi mào phong trào xã hội dân sự đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Người dân Hà Nội xuống đường Chủ Nhật vừa qua. Ảnh: Trịnh Minh Hiển
https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1113.jpg?w=960&h=635
https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1112.jpg?w=960&h=635
https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1111.jpg?w=960&h=635
https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1110.jpg?w=594&h=392
VOA
Hàng chục người bị bắt giữ tại Hà Nội và Sài Gòn hôm qua (5/6) khi tham gia các cuộc tuần hành ôn hòa kêu gọi minh bạch hóa nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung từ đầu tháng tư tới nay.
https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1109.jpg?w=343&h=193 (https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1109.jpg?w=343&h=193)
Cuộc tuần hành ở Hà Nội ngày 5/6/2016 chỉ diễn ra một thời gian ngắn đã bị giải tán. Ảnh: Facebook
Những người biểu tình dùng các trang mạng truyền thông xã hội để thống kê và truyền tin về các vụ bắt giữ tại hai thành phố lớn.
Các video được loan tải nhanh rộng trên Facebook chiếu cảnh công an Hà Nội dùng võ lực áp giải nhiều người tham gia biểu tình lên hai chiếc xe buýt chở về đồn trong khi một số người khác bị bắt tại Sài Gòn thậm chí trước khi họ tham gia tuần hành.
Tin cho hay tại Hà Nội có khoảng 30 người bị câu lưu sau khi cuộc tuần hành vừa khởi sự được chừng 15 phút thì bị lực lượng công quyền trấn dẹp.
Hình ảnh chia sẻ trên các trang mạng xã hội cho thấy đoàn người biểu tình ở Hà Nội xếp hàng dài tuần hành trong im lặng, tay cầm những biểu ngữ yêu cầu nhà nước trả lời nguyên nhân gây thảm họa môi sinh chưa từng có trước nay, kêu gọi bảo vệ môi trường, và phản đối công ty thép Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh, nghi can chính trong đại án cá chết.
Internet đặc biệt là các trang mạng xã hội như Facebook, nơi người dân phát tán thông tin về các cuộc tuần hành cũng bị cản trở truy cập từ một ngày trước.
Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế lên án việc Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa đòi hỏi quyền lợi chính đáng và quyền được sống trong môi trường minh bạch-trong lành chứng tỏ một chính quyền cực kỳ vô trách nhiệm.
Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với VOA Việt ngữ:
“Nhà nước Việt Nam đàn áp biểu tình, từ chối trả lời những câu hỏi rất chính đáng của người dân về thảm trạng đang diễn ra cho thấy một thái độ hết sức vô trách nhiệm, chứng tỏ nhà chức trách dùng quyền hành của mình để buộc mọi người câm lặng thay vì phải trả lời dân như bất kỳ một chính phủ nào khác thường làm. Thay vì điều tra và công bố nguyên nhân cho dân rõ, nhà cầm quyền Việt Nam lại đàn áp những người thực thi quyền tụ tập ôn hòa căn bản của công dân để yêu cầu trách nhiệm từ nhà chức trách. Người dân mất kế sinh nhai, những người bị ảnh hưởng cuộc sống vì thảm họa môi trường này họ phải được giải đáp thỏa đáng.”
Human Rights Watch mô tả hành động của chính phủ Việt Nam là ‘kinh khủng’ và kêu gọi để cho người dân được bày tỏ quan điểm, chấm dứt chiến dịch vi phạm nhân quyền qua việc sách nhiễu, đe dọa, giam giữ người biểu tình.
Các cuộc tuần hành, tọa kháng vì cá chết trên cả nước trong thời gian qua liên tục bị trấn dẹp bằng võ lực, nhiều nhà hoạt động bị quản thúc tại gia vì lý do giữ gìn trật tự xã hội với lực lượng an ninh được ghi nhận đông gấp nhiều lần người tuần hành.
Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một người tham gia các cuộc biểu tình tại Nha Trang, cho rằng hành động trấn áp biểu tình xuất phát từ một mối lo sợ sâu xa từ nhà chức trách:
“Cái sợ lớn nhất của chế độ này đó là mọi người nhận thức và mọi người không sợ nữa. Chính vị vậy, đây là cơ hội khá tốt giúp những người lâu nay thờ ơ với cuộc sống cảm thấy đã đến lúc chính họ cũng phải nói, biến nỗi lo thường trực này thành việc mà tất cả cùng có thể lên tiếng.”
Dù giới hữu trách thành công trong việc quét nhanh, dẹp gọn các cuộc xuống đường tại nhiều miền đất nước, nhưng đó chỉ là thành quả trước mắt, khó lòng tránh được hậu quả lâu dài, theo nhận định của một người tham gia các cuộc tuần hành vừa qua tại Hà Nội. Anh Trần Quang Nam nói:
“Họ đạt được nhiệm vụ đấy nhưng lòng dân sẽ không yên. Trong lòng tất cả mọi người đều không hài lòng. Việc đấy càng kéo dài thì sức chịu đựng của người dân càng dồn nén lại. Rồi mọi người càng ngày càng hiểu ra bản chất của chính quyền hiện nay, đến một lúc nào đó người dân sẽ phản ứng dữ dội hơn.”
Sau gần 2 tháng trì hoãn đưa ra lời giải đáp, nhà chức trách Việt Nam hồi tuần trước công bố đã xác định được nguyên nhân gây cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, đến Thừa Thiên Huế, nhưng nói rằng còn phải chờ phản biện khoa học mới có thể thông báo ra công luận nguồn gốc sự việc là gì.
Các cuộc tuần hành vì vấn đề môi sinh được công luận trong và ngoài nước quan tâm không được phản ánh trên truyền thông chính thống, dù báo chí nhà nước thoạt đầu tập trung vào nghi phạm Formosa.
____
FB Phạm Đoan Trang
HÀ NỘI VẪN TUẦN HÀNH, BẤT CHẤP KHỦNG BỐ
5-6-2016
Cập nhật: Đến 15h10, người tuần hành ôn hoà vẫn bị giữ ở đồn CA quận Long Biên. Một vài người “công an quen mặt” đã được thả sau 5-6 giờ bị bắt trái pháp luật. Những người từ chối cung cấp địa chỉ nhà và các thông tin cá nhân cho công an đều bị giữ lại.
Xin lưu ý: Các bạn không có nghĩa vụ phải làm việc và cung cấp thông tin nhân thân cho công an – những người đang làm trái pháp luật và vi phạm hiến pháp. (Đàn áp biểu tình ôn hoà là hành vi phạm pháp, chà đạp nhân quyền và hiến pháp).
* * *
Sáng nay (chủ nhật, 5/6/2016), khoảng 60 người đã tập trung ở Nhà Thờ Lớn để tổ chức cuộc tuần hành kêu gọi bảo vệ môi trường, yêu cầu chính quyền minh bạch trách nhiệm trong thảm họa cá chết ở miền Trung.
Nhiều bạn trẻ giương cao các khẩu hiệu: “Quốc hội ở đâu?”, “No Formosa”, “Đại họa biển chết 2016, bạn đã làm gì?”, v.v.
Phần lớn mọi người (Nguyễn Anh Tuấn, Cao Vĩnh Thịnh, An Nhiên, Lê Thuỷ Tiên…) là thành viên của nhóm Green Trees (trước là Vì Một Hà Nội Xanh). Đây là nhóm dân sự “không giấy phép”, thành lập tháng 3/2015, đã tổ chức và tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, tuần hành, đấu tranh pháp lý… để bảo vệ môi trường Việt Nam, vận động cho một môi trường trong sạch (đương nhiên, bao gồm cả môi trường chính trị).
Cuộc tuần hành chỉ kéo dài từ 9h02 đến khoảng 9h15 thì bị công an lao vào phá. Gần 30 người bị tống lên xe buýt, đưa về đồn CA quận Long Biên. Trong số này có Nguyễn Anh Tuấn (Vì Một Hà Nội Xanh), rapper Hoàng Thành, một nghệ sĩ piano/keyboard tên Cường, và nhiều gương mặt trẻ khác.
5/6 là ngày Môi trường Thế giới. Chính quyền các cấp ở Việt Nam đều cho treo băng-rôn, biểu ngữ hô hào, cổ vũ, kỷ niệm ngày này. Hôm nay cũng tròn 5 năm “ngày chủ nhật yêu nước 5/6/2011”, khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra ở Hà Nội và Sài Gòn, khơi mào phong trào xã hội dân sự đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Người dân Hà Nội xuống đường Chủ Nhật vừa qua. Ảnh: Trịnh Minh Hiển
https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1113.jpg?w=960&h=635
https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1112.jpg?w=960&h=635
https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1111.jpg?w=960&h=635
https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1110.jpg?w=594&h=392
VOA