PDA

View Full Version : Tấm Lòng Vàng



giavui
06-04-2016, 06:48 PM
Tấm Lòng Vàng

tác giả : Nguyễn Công Hoan

http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2015/01/09/22/19/3116056058_1671438991_574_574.jpg



MỤC LỤC [−]

1. Vua Zéro
2. Ai?
3. Lúc vẻ vang
4. Phân vân
5. Hối hận
6. Tháng ngày qua
7. Quan huyện
8. Thầy trò
9. Tính việc
10. Công việc
11. Lòng mẹ
12. Những ngày cuối cùng






I

Vua Zéro

Này! Các anh! Thế nào nhỉ? Ở đám tế, muốn bảo đứng dậy, họ xướng thế nào nhỉ? Hơơơng. À phải...

Nói xong, anh Tam khuỳnh hai tay ra đằng trước, dài giọng ra mà:

- Hơơơng!

Tiếng cười rầm rầm:

- Kìa vua Zéro! Ngài có nghe tiếng không?

- Ngài lờ mãi! Ngài quỳ gan thế!

Tiếng vỗ tay đôm đốp:

- A hay! Hơơơng! Đức ơi! Hơơơng! Ơ nó cứ quỳ bạt mạng đi thôi!

Anh em cười nôn ruột. Nhưng thầy giáo hất tay, bắt mọi người đi chơi xa.

Từ lúc ấy, sân trường mới được vui vẻ. Chỗ này, vài anh đuổi nhau. Chỗ kia, vài anh rủ nhau đánh bi. Cạnh hàng rào anh Thơm nhồm nhoàm chiếc bánh tây. Ở góc trường, anh Lục hút thuốc lá vụng. Anh Đa, anh Banh khoác tay nhau, đi bách bộ, lầm bầm đọc bài chốc nữa. Anh Tý vạch xuống đất để hỏi anh Học bài tính vừa rồi.

Chẳng còn ai để ý đến Đức đang quỳ ở góc lớp ba như ban nãy nữa. Ông giáo Chính ngồi ở bàn giấy, gấp quyển vở lại, gọi:

- Đức! Anh lại gần đây.

Rồi thầy nghiêm nét mặt, nhìn Đức. Đức, khoanh tay, cúi gầm, e lệ đến cạnh bàn thầy đứng im.

Ông giáo trỏ quyển vở, trang nghiêm nói:

- Anh không đáng tên là Đức! Anh ngẩng lên nhìn tôi đây.

Đức sợ hãi, thưa:

- Dạ!

- Vở anh giữ rất sạch sẽ, sao không bài nào anh thuộc!

Đức im lặng, không đáp.

- Tôi nhận thấy độ ba tháng nay, anh đổi khác hẳn. Trước anh chăm chỉ bao nhiêu, nay anh lười biếng bấy nhiêu. Tại làm sao thế?

Đức vẫn không đáp.

- Tôi rất không bằng lòng. Các bạn anh đặt tên anh là vua Zẻro! Anh hay phải phạt! Anh có xấu hổ không?

Thẹn thùng, Đức khẽ đáp:

- Bẩm thầy, có.

- À, có! Vậy sao anh không chịu học? Sao anh còn lười? Lười đến nỗi cả quần áo cũng để bẩn thỉu quá! Tôi tiếc cho anh rất sáng dạ. Anh phải biết, người sáng dạ đến đâu mà lười, cũng không bằng người tối dạ mà chăm. Tôi phạt anh là để anh sửa lỗi. Nhưng nếu anh không sửa lỗi, thì từ nay tôi không phạt nữa.

Đức cảm động, hai mắt mọng những nước.

Ông giáo nói tiếo:

- Trước anh là một người học trò rất ngoan ngoãn. Tôi tưởng lên lớp này, anh vẫn ngồi đầu như năm ngoái ở lớp tư. Thế mà chỉ được một tháng, rồi anh đổi khác hẳn. Tuy trong lớp, anh không nghịch ngợm, anh chịu khó nghe, anh trả lời được những câu hỏi khó, nhưng đến bài học là anh không thuộc bao giờ, có khi bài làm, anh cũng bỏ dở. Giá anh chịu khó một tí đã đủ hơn anh em rồi. Vậy mà đến bây giờ, trong năm mươi người, anh ngồi thứ bốn mươi sáu! Anh có thấy rằng anh học lùi lại không?

- Bẩm thầy, có.

- Tại làm sao anh về nhà không chịu học? Có phải anh đã làm phiền cho cha mẹ tốn kém vì anh không?

Nói xong, thầy im, nhìn Đức một lúc để cho lời nói ấy thấm thía đến tận đáy lòng Đức-

Thì quả nhiên, ở mắt Đức, hai giọt nước ứa ra, to dần, rồi chảy dài xuống má.

Nhưng thầy vờ mắng:

- Anh còn cho là oan, phải không?

Đức lấy vạt áo chùi nước mắt, đáp:

- Bẩm thầy, không phải thế ạ.

- Được, thầy me anh có nhà không? Rồi tôi đến chơi để mách rằng anh lười biếng.

Đức nức nở, khóc to ra tiếng.

Ông giáo lấy làm lạ, hỏi to:

- Sao anh khóc?

- Bẩm thầy, con có dám lười đâu.

Thấy câu nói vô lý, thầy cau mặt lại. Nhưng rồi thầy cười gằn và hỏi vặn:

- Hừ! Anh không dám lười! Thế tại làm sao không bài nào anh thuộc? Anh ở nhà làm gì?

Đức run run đáp:

- Bẩm thầy, tại ở nhà, con không được học.

Rồi Đức òa lên khóc.

Ông giáo nhìn Đức, chừng cũng cảm động, ông thở dài. Rồi nghĩ ngợi một lúc, chờ cho Đức lau nước mắt, ông dịu dàng, hỏi:

- Tại làm sao anh không được học? Anh nói dối! Ai cấm anh học?

- Bẩm thầy, bà chủ nhà con.

- Nhà trọ ấy à?

- Vâng.

- Tại làm sao?

- Tại bà ấy không cho con học.

- Sao lại không cho?

- Bẩm thầy, đã bốn tháng nay, con không trả tiền trọ.

Ông giáo ngồi thẳng lại, cau mặt nghĩ rồi hỏi:

- Nhưng bà ấy cấm anh học bài à?

- Bẩm không cấm, nhưng con không có lúc nào để học bài cả.

- Thế buổi sáng, sao anh không chịu khó dậy sớm để học?

- Thưa thầy, sáng nào con cũng dậy từ bốn giờ. Nhưng con phải thổi cơm để bà ấy ăn rồi đi chợ. Khi con rửa bát và cho lợn ăn xong, thì đã gần giờ học.

- Buổi trưa?

- Buổi trưa, bà ấy giao cho con nhuộm vải hoặc kiếm củi.

- Buổi chiều, nhiều thì giờ, sao anh không học sẵn?

- Buổi chiều, tan học, con phải đi đón gánh hàng cho bà ấy. Rồi về nhà thổi cơm. Bữa ăn người và bữa ăn lợn xong là vừa tối.

- Thế lúc xong việc, anh để thì giờ làm gì?

- Bẩm thầy, hôm nào con không phải chia bài, thì bà ấy sai con các việc lặt vặt. Con chẳng được lúc nào rỗi cả. Con biết rằng con lười học thì thầy ghét, nhưng con biết làm thế nào?

Đức nói đến đây, lại bưng mặt khóc. Rồi một lát, Đức thưa:

- Thấy không có thì giờ làm việc nhà trường, nhiều bận con muốn xin phép thầy thôi học, nhưng con lại tiếc. Con tiếc kỳ thi Sơ học yếu lược sắp tới này.

Ngẫm nghĩ hồi lâu, thầy hỏi:

- Thế nhà anh không có đày tớ à?

- Bẩm thầy, đã ba tháng nay bà chủ con cho thằng nhỏ về, nói rằng đã có con thay nó.

Ông giáo nhăn mặt, đăm đăm đôi mắt:

- Thế bà ấy có hay đánh anh không?

- Bẩm có, vừa đánh, vừa hay nhiếc. Thỉnh thoảng, con đi mượn sách, bà ấy cũng bảo con đi chơi, dọa đuổi mấy lần.

- Thầy anh đâu?

- Bẩm thầy, thầy con mất rồi.

- Thế me anh?

Đức lặng người, không đáp được. Ông giáo hỏi gặng:

- Thế me anh đâu?

- Bẩm thầy, u con đi lấy chồng.

- U anh không cho anh tiền cơm nữa à?

- Bẩm thầy, trước thì tháng nào u con cũng gửi tiền cho, mỗi tháng ba đồng. Nhưng một độ, con không thấy u con cho tiền. Rồi dì con qua huyện, nhắn cho con biết rằng u con mới mất độ tháng chín.

Ông giáo Chính động lòng, nhìn Đức, thương hại. Nhưng hình như ông thấy có một chỗ vô lý trong câu nói của Đức, bèn hỏi:

- À, anh bảo u anh mất, sao tôi không thấy anh để tang?

- Bẩm thầy, con không có khăn áo tang. Mà dù có cũng không dám mặc, vì sợ bà chủ con biết con mồ côi, thì đuổi con thật.

- Thế anh vần giấu bà chủ à?

- Vâng, vì nhà u con ở xa đây lắm.

Ông giáo Chính cắn môi, ra ý nghĩ ngợi, rồi lại nghiêm mặt, nói:

- Thễ họ hàng thân thích anh, có ai ở gần đây không?

- Bẩm, không có ai ở gần đây, vì họ hàng cha dượng con thì ghét con, mà họ hàng cha đẻ con thì bỏ con. Họ ngoại con nghèo quá.

Thầy lặng một lúc, nhìn Đức, rồi nói:

- Nhưng dù thế nào, anh cũng phải chăm chỉ, vì anh là học trò. Thôi, cho ra chơi.

Đức ngậm ngùi, ra hiên rồi xuống sân. Ông giáo nhìn theo, rồi sang lớp khác.

- A ha! Vua Zero!

- Hơơơng!

Anh em túm lại chế nhạo. Đức đứng thần người ra, ủ rũ như con gà bị nước mưa, không cười không nói.

Anh Tam đến gần Đức, chắp hai tay, vái một cái thật dài, rồi bắt chước Đức lúc không thuộc bài, khoanh tay nhìn lên trần, vân vê chiếc khuy áo.

Anh Sinh bưng miệng bấm anh Tòng, khẽ nói:

- Gớm, tóc nó dài và xù như cái mái nhà rơm mới lợp.

Anh Bàng, đứng sau Đức, ghé mặt vào cổ áo, rồi bịt mũi.

Anh Tụng vờ trỏ cái núi đằng xa nhưng quặp hai ngón chân vào chỗ rách ở quần Đức, giật mạnh cho toạc to ra.

Thấy vậy, anh Tam cười sằng sặc, pha trò thêm:

- Để cái cửa sổ rộng cho nó mát. Ồ! Quần vua Zéro thêu hoa thịt, chúng mày ạ.

Nhưng ông giáo thấy tiếng cười ầm ầm, chạy ra. Anh em tản mỗi người một nơi, xong còn quay lại nhìn Đức, bộ dạng bơ phờ, mà nhăn răng ra cười. Các anh ấy cười cái áo thâm nước dưa vừa rộng vừa dài như áo mượn.

Đức vẫn đứng im như không tủi thẹn vì sự chế giễu thâm ác của bạn, mà chỉ tủi thẹn vì cái tình cảnh khốn nạn của mình vừa giãi bày với thầy giáo Chính mà thôi.

giavui
06-04-2016, 06:48 PM
Tấm Lòng Vàng


II

Ai?

Buổi học chiều hôm ấy, Đức lại làm cho anh em trong lớp phải một phen nhịn cười không được: Đức lại không thuộc bài.

Ai nấy đều tròng trọc nhìn Đức và sắp sẵn miệng để cười.

Cạnh bàn thầy, Đức đứng khoanh tay, mặt tái xanh, ấp a ấp úng mãi:

- Thấy người i-a hoạn nạn thì i-a thương.

I-a thấy i-a người tàn tật i-a lại càng trông i-a nom.

Người ngồi bàn đầu khẽ nhắc Đức, nhưng thầy gõ thước vào bàn, nói:

- Im!

Mọi bận, muốn chế nhạo những anh lười biếng, thầy hay bắt chước bộ dạng lúng túng lúc không thuộc bài. Thầy vớ hòn phấn, thầy vân vê khuy áo nách, thầy trợn mắt nhìn lên trên trần, thì học trò phải cười nôn ruột.

Trái lại, lần này thầy cứ ngồi nghiêm chỉnh, chẳng nói chẳng rằng, nên mọi người im lặng và đều yên trí rằng vua Zéro lại được ăn trứng của thầy.

Vậy mà lạ quá, thầy thấy Đức đứng ngay như tượng gỗ, lại không hề nói năng một câu nào. Thầy nhìn Đức ra ý chán nản, rồi đặt bút xuống bàn, thở dài và hỏi cả lớp:

- Như thế này thì đáng sửa phạt bằng cách gì?

Anh em nhao nhao nói:

- Thưa thầy, đáng Zéro ạ.

- Thưa thầy, phạt quỳ ạ.

Nghe xong, thầy nhìn Đức, lắc đầu cười lạt, bảo:

- Nhưng mà... mời anh về chỗ!

Thấy cách sửa phạt ngọt ngào này còn đau đớn bằng mấy con Zéro, bằng mấy mươi lần chép phạt, bằng mấy mươi buổi quỳ, bằng mấy giờ nghe mắng, Đức cúi đầu, lủi thủi về chỗ, mặt đỏ như gấc. Rồi, nhớ lại câu thầy hẹn lúc sáng, Đức tủi thân gục đầu xuống bản.

- Thưa thầy, anh Đức khóc ạ.

Nghe tiếng anh Chi mách, Đức vội vàng lau nước mắt, ngẩng mặt lên. Đức thấy bạn bè anh nào cũng có ý giễu cợt mình, lại thấy thầy giáo ghét bỏ, hờ hững thì lấy làm oán trách cả mọi người.

Đến giờ chơi, Đức cố ý ra sau cùng để mong thầy gọi, và được nghe xem thầy trừng phạt những gì, nhưng mà không, thầy thu xếp sách vở, rồi cũng ra đứng ở hè, nói chuyện với thầy giáo lớp khác.

Đức đứng yên một chỗ, lắng tai nghe, thấy thầy giáo đang phàn nàn về mình và nói rất to với các thầy giáo khác:

- Nó lại không thuộc bài! Nhưng ai hơi đâu mà phạt!

Đức tái mét mặt, rùn cả mình.

Bỗng anh Thi chạy đến, bảo:

- Kìa anh Đức, các thầy gọi.

Đức sợ hãi, thong thả lại chỗ các thầy đứng. Vừa đến nơi, ông giáo Chính như gớm mặt Đức, không nói gì cả, lững thững đi về lớp.

Đức thấy vậy, càng tủi thân. Anh em bạn xúm quây xung quanh, lại làm cho Đức bối rối thêm nữa.

Ông giáo Tuệ ôn tồn khuyên bảo:

- Anh không thuộc bài, thầy giáo không bằng lòng đâu. Phải chăm học như năm ngoái mới được chứ!

Đức khoanh tay, nhìn xuống, không nói gì. Đức không nói gì, vì Đức cho rằng nếu kể lại cho các thầy biết cái cảnh nhà mình, tất anh em bạn nghe thấy, họ sẽ chế nhạo, và, dù các thầy có biết, mình cũng không được ích gì hơn.

Thầy giáo trỏ tay ra đường, nói:

- Kìa anh trông, cái xe kia chất nặng những bồ cùng đẫy, người phu xe gò lưng cố miết không được một bước...

Bỗng, học trò kéo cả ra bờ rào, reo!

- A, thằng ăn cắp!

Thầy giáo lại bảo:

- Anh nhìn kia, thằng ăn cắp, người ta trói nó, giải nó về huyện. Anh có thấy người lính đi cạnh nó, tay cầm cái roi mây hay không?

- Thưa, có ạ.

Ngay lúc ấy, có chiếc ô-tô ù ù đi tới bốp còi inh ỏi. Các người gồng gánh đi giữa đường luống cuống chạy tán loạn, người đâm sang bên trái, người dồ sang bên phải. Chiếc xe vội hãm máy lại. Người tài xế thò cổ ra chửi rủa cục cằn.

Thầy giáo nói:

- Suýt nữa thì có người bị chẹt.

Rồi thầy lại nhìn Đức, ôn tồn nói:

- Bên mình anh bao nhiêu gương to tầy liếp. Người phu xe phải sống một cách vất vả. Thằng ăn cắp phải làm những cách đê nhục. Bác nhà quê, vì ngờ nghệch quá, đến nỗi suýt bị thiệt thân, vậy anh có biết những người ấy vì sao phải khổ sở như thế không?

Khe khẽ, Đức đáp:

- Bẩm thầy, vì họ không có học.

Thầy gật đầu:

- Phải rồi, những người ấy rất đáng thương. Nhưng anh có biết vì sao họ không học?

Ngẫm nghĩ một lúc, Đức ngậm ngùi, trả lời:

- Bẩm thầy vì họ nghèo.

Các thầy nhìn Đức, có ý cảm động về câu nói bất ngờ.

Ông giáo Tuệ lại nói:

- Tình cảnh anh thế nào, sáng nay thầy giáo vừa nói chuyện cả. Nhưng anh không nên lấy cớ rằng nghèo mà xao lãng sự học. Anh chẳng thấy ngày xưa, có người vừa kiếm củi vừa học, lại buổi tối không có đèn thì bắt đom đóm bỏ vào trong quả trứng để lấy ánh sáng hay sao? Không nên bỏ phí tuổi trẻ, rồi lúc lớn lên lại tiếc. Thôi, đi chơi.

Đức chào các thầy, len lén ra góc sân.

- Ê, Đức nặng đực, động đứng đọc bài là đực mặt ra.

Rồi tiếng cười, tiẽng vỗ tay đồn dập.

Nhưng ông giáo Nhượng xua tay, mắng:

- Im! Không được thế. Đi chơi cả!

Ngẫm nghĩ lời thầy Tuệ, Đút như thấy rõ cái đời khốn nạn của mình về sau. Làm thế nào được? Đức thông minh, có chí, nhưng không được học. Về đến nhà, Đức còn bao nhiêu công việc, có lúc nào rảnh để nhìn đến sách vở nhà trường. Thế thì ngày sau, tất Đức phải hèn hạ, phải kéo xe, phải ăn cắp, hoặc phải ngờ nghệch.

Đức nhìn vào lớp, thấy các thầy nói chuyện vui vẻ. Ở sân, các anh em chạy nhảy, cười đùa. Riêng mình đứng tiu nghĩu một nơi. Đức tiu nghỉu vì đã làm thiếu bổn phận.

Bỗng ba tiếng trống học. Đức cùng anh em sắp hàng vào.

Đức ngồi ở chỗ, chán ngán quá. Đức thấy quanh mình, cả từ thầy giáo đến bạn bè không ai thương hại tình cảnh Đức cả.

Mà nhất là thầy, thầy đã hất hủi đứa trẻ mồ côi nghèo khổ.

Hết giờ thể thao, Đức vội vàng mặc quần áo để về. Hết lo việc trường, lại nghĩ đến việc nhà, Đức sợ.

Đến nhà, Đức cất sách, cởi cái áo thâm ngoài ra, rồi đi đón bà chủ.

Nhưng vừa đến cửa, Đức đã thấy bà chủ về tới nơi. Bà nhìn Đức, nghiến răng, nói:

- Tao chờ được mày nữa thì vừa. Thật là toi cơm! Còn đi nghịch phải không? Mai có nẻo thì bước!

Rồi bà đặt gánh, tìm chiếc roi, vụt lấy vụt để vào lưng Đức và kể lể:

- Mấy tháng cơm mày không trả được, bà chỉ đánh cho sướng tay thôi.

Đức đau quá, nhưng không dám khóc, mà cũng không dám cãi.

Lúc cho lợn ăn, Đức ngồi ở cạnh chuồng, vừa mở quyển vở được vài tờ toan học, bỗng đánh đét vào lưng, Đức lại bị một roi đau quắn:

- Mày chăm học vừa vừa chứ. Mày không nghiêng cái lon thì nó ăn thế nào. Muốn chăm học thì bước, tao không hoài cơm!

Rồi bà phăm phăm vật Đức ngã xuống, vụt túi bụi.

Bỗng bên hàng rào có tiếng can:

- Bà Phó ơi! Thôi, bà đừng đánh nó, tội nghiệp!

Đức nghe rõ tiếng bà cả Tài. Một lát, bà cả Tài lại nói:

- Tối hôm nay, bà cho tôi nhờ thằng Đức sang giã hộ cối gạo. Độ đến cuối trống hai nhé.

Bà chủ đáp một cách phũ phàng:

- Bà để cho đến tối. Nó còn phải gánh đất. Chả sai nó cho bõ cũng dại.

Đức nghe, lấy làm đau đớn lắm.

Dọn dẹp và làm công việc ở nhà xong. Đức thu quyền vở vào trong bụng, xin bà chủ sang nhà bà cả Tài.

Đến nơi, bà cả Tài đặt vào gan bàn tay Đức một xu, và dịu dàng nói:

- Tôi thấy bà ấy đánh anh, tôi thương hại quá, nên mới vờ mượn anh sang đây. Đây, tôi thuê anh đồng xu này, anh giã giúp tôi cối gạo nhé.

Đức lắc đầu, đáp:

- Bà cho cháu mua xu dầu tây và cho cháu mượn cái đèn, cháu vừa làm giúp bà, vừa học.

- Thế ở nhà, anh không được học à?

- Bà tính còn lúc nào cầm được đến quyển sách!

Ngậm ngùi, bà Tài bảo:

- Anh trọ học chứ có phải đi ở đâu mà để bà ấy sai và đánh như đày tớ thế?

Đức cười lạt, đáp:

- Vì mấy tháng nay, cháu không có tiền trả bà ấy.

- Thế à? Thế thì làm thế nào?

Đức ngẫm nghĩ, càng quyết định xin thôi học. Một đứa trẻ con như sức Đức, không thể vừa làm đày tớ, vừa làm học trò. Đức cần phải sống, thì cách kiếm cơm ngay bây giờ, không gì hơn là đi ở để đổi lấy bát cơm nuôi thân, Đức đáp:

- Cháu muốn xin thôi học, vì đi học mà lười thì thầy giáo và anh em ghét lắm.

Rồi Đức kể cho bà Tài nghe những câu chế nhạo của bạn. Bà cả Tài ra ý thương hại, bảo:

- Anh sang đây ở với tôi, tôi nuôi cho, anh sẽ có thì giờ mà học. Bỏ phí tuổi trẻ không nên, anh ạ. Hay là từ mai, tôi nói thác với bà chủ anh cho anh sang đây giã gạo hộ tôi, tôi sẽ cho anh mượn đèn mà học.

Bà cả Tài lấy chiếc đèn hoa kỳ, đưa Đức. Đức đặt quyển vở trên phản, rồi xuống bếp thổi lửa để châm đèn.

Bà cả Tài đổ gạo vào cối xong, dặn:

- Anh chịu khó cẩn thận, tôi đi đằng này một tí nhé.

Đức tìm chỗ để đèn cho vừa tầm mắt, rồi chân thì dận cối, tay thì giở vở, nhưng chán ngán lạ thường. Thấy bà cả Tài tử tế, Đức cũng biết vậy, chứ chắc đâu bụng bà ấy có thực tốt không. Đức quyết định hôm sau xin bỏ học. Nhưng Đức muốn học các bài cho thật thuộc, để thầy giáo và bạn bè đừng khinh mình, rồi hãy xin thôi. Thấy sắp được xa lánh bọn anh em thâm độc, sắp khỏi phải trông thấy thầy giáo lúc nào cũng nghiêm khắc, chỉ rình phạt, rình mắng, rình khuyên bảo những câu không làm cho Đức được no lòng, Đức sung sướng, nhẹ nhõm cả người. Rồi nghĩ ngợi. Đức thấy tủi thân, giận thầy, ghét bạn và thù bà chủ.

Trong khi óc đang vơ vẩn, Đức lần lần giờ từng tờ trong quyển vở. Mỗi bài học lại nhắc cho Đức những buổi phải phạt, những câu mắng. Đức như trông thấy thầy giáo ở trước mặt, Đức khó chịu lắm.

Bỗng Đức dừng tay lại, kinh ngạc, Đức trợn to mắt ra, ghé vở vào tận ngọn đèn. Đức mừng rú lên, bâng khuâng, tưởng như mình vừa chiêm bao thấy một chuyện thần tiên huyền hoặc. Rồi Đức rơm rớm nước mắt. Đó là chuyện thực.

Ba tờ giấy bạc một đồng gài chéo trong sách, bay lật trước luồng hơi thở nóng hôi hổi của Đức. Đức rủn cả người, trống ngực đánh mạnh. Thổn thức đến nỗi không đận được cối nữa, Đức gập quyển vở, ôm vào ngực mà thở dài.

Đối với Đức, ai là người đã có tấm lòng vàng? Đức cố nghĩ mãi. Bà cả Tài chăng? Thầy giáo Tuệ chăng? Anh bạn nào chăng? Hay là ai? Thế thì ai? Ai được?

Bụng Đức rối beng! Nhưng ai thì ai. Đức hãy lấy món này để trả tiền trọ cho bà chủ đã...

giavui
06-04-2016, 06:49 PM
Tấm Lòng Vàng

III

Lúc vẻ vang

Đức run run, cất bạc vào túi. Từ thuở bé, Đức có món tiền to thế này là lần đầu. Ngẫm nghĩ, Đức đoán già là chính bà cả Tài đã lừa cho Đức thổi lửa ở dưới bếp, mà gài ba đồng bạc vào sách rồi muốn giữ kín, bà vờ đi chơi.

Đức cố rồi dò cho ra ai là vị ân nhân này.

Từ lúc ấy, Đức dận cối rất nhanh nhẩu, quên cả mệt. Đức học bài cũng chóng thuộc quá, chẳng bù với mọi lần, càng bận việc, càng lo học, thì không tài nào nhớ được một chữ.

Một lúc lâu có tiếng bà chủ gọi ở bên kia hàng rào:

- Đức! Mày chết ở bên ấy hay sao mà không về thế?

Đức cười thầm, đáp:

- Dạ, con đây. Con chờ bà cả, rồi con về.

- Thôi, nửa đêm rồi. Mau lên, nỡm ạ.

Nghe cái giọng thc thé, Đức lại tưởng tượng đến bộ mặt cay nghiệt của bà chủ mà sợ. Vừa chưa kịp trả lời, Đức đã thấy bà cả Tài về, vì vội vã giục Đức:

- Thôi, anh về đi. Ở ngoài đường, tôi cũng nghe thấy tiếng bà ấy gọi anh đấy.

Đức ngần ngừ, toan nói chuyện món tiền khi nãy:

- Bà ạ.

Bà cả Tài lại giục:

- Thôi, mai hãy hay. Mai tôi lại nói với bà ấy nhờ anh sang đây nhé.

- Vâng. Cháu đội ơn bà nhiều.

Dứt lời, Đức lật đật chạy về.

Bà Phó thấy Đức thì hầm hầm xỉa xói vào mặt mà mắng:

- Chà ở bên ấy được chơi mà, mày chỉ biết ăn hại thôi.

Nói xong, bà giơ thẳng tay, phát vào lưng Đức một cái rõ mạnh. Đức rúi, suýt ngã.

Đức câm như hến, không dám nói đi nói lại nửa lời. Bà chủ càng tức:

- Làm sao trong bếp mày để trấu bừa bãi ra thế kia? Muốn sống thì xuống mà quét đi không?

Đức lừng lững xuống bếp. Thấy thằng khốn nạn bao giờ bị mắng cũng gan góc, bà Phó còn quát theo một câu:

- Mặt thì sì sì ra! Ai người ta cũng phải tởm.

Lần này bị diếc móc, Đức không tủi thân tí nào, vẫn vui vẻ như thường. Đức thu dọn xong, rồi lên nhà trên. Thấy bà chủ vẫn còn đầy vẻ giận dữ, Đức mon men lại gần, tay móc túi lấy tiền, miệng tủm tỉm cười, nói:

- Thưa bà...

Bà chủ vội nghiến răng, đáp:

- Thưa với bẩm gì? Mày đừng khéo vờ. Đi mà ngủ...

- Thưa bà, con nộp bà...

Bà chủ vẫn quát:

- Nộp gì?

Đức thò giấy bạc ra, vẫn nhếch mép cười, nói tiếp:

- Thưa bà, tiền cơm.

Bà chủ cúi trông tay Đức, rồi trố mắt lên mà nhìn. Khi không còn ngờ gì nữa, bà vội đổi ngay ra nét mặt tươi cười, vui vẻ, và dịu dàng hỏi:

- Kìa, anh trả tiền cơm tôi đấy à?

Đức hả dạ, khẽ đáp:

- Vâng.

Nói xong, Đức đưa mắt nhìn nét mặt đáng khinh của bà chủ. Bà chủ âu yếm hỏi:

- Ai gửi cho anh tiền thế?

- Thưa bà... Thưa bà...

Đức ấp úng, nghẹn lời, bởi vì chưa biết đáp thế nào cho có lý được. Bà chủ lại hỏi dồn:

- U anh gửi cho anh có phải không?

Sẵn câu ấy, Đức cứ nói:

- Vâng.

- Hà! Hà! Thế sao anh không mời u anh vào chơi với tôi một tí? Thế u anh qua đây lúc nào?

- Thưa bà, u con gửi dì con.

- Thế bà ấy đâu? Để tôi mời bà ấy ngủ chơi đằng này với tôi cho vui.

- Cảm ơn bà, dì con vội, lại đi ngay từ chiều.

- Lần sau, anh nhớ mời bà ấy ở lại ăn cơm nhé.

- Vâng.

Rồi nói giọng dỗ dành, bà chủ hỏi:

- Thế còn mấy tháng cơm nữa, bà có hẹn bao giờ đưa tôi nốt không?

- Thưa bà, u cháu khất bà ít lâu nũa.

- Thôi được. À, tối nay có rét thì lên mà ngủ với ông cho ấm nhé.

Đức sung sướng, đáp:

- Vâng.

Bà chủ vuốt ve tóc Đức, nói:

- Thắp đèn lên mà học nhé.

- Vâng.

Từ lúc ấy, bà không nhìn Đức bằng đôi mắt khoằm khoặm nữa. Bà bỗng tử tế lạ lùng.

Rồi bà tử tế hơn nữa kia. Từ hôm sau, bà nuôi một thằng nhỏ, để hầu hạ thay cho Đức. Mà cứ tối tối bà tự tay thắp đèn cho Đức học. Thỉnh thoảng, bà lại quên hẳn chuyện trước mà khuyên rằng:

- Phải chăm mà học mới được, anh ạ. Lúc bé, nếu không chịu vất vả một tí, thì lúc lớn sẽ thấy vất vả bằng mười. Vặn đèn to lên mà học chứ. Để bé thế này hại mắt anh ạ.

Tấm lòng của bà chủ thế nào, Đức hiểu hết. Song Đức không muốn nói ra, vì dù thế nào mặc dầu, Đức cũng phải biết ơn bà ấy. Bà ấy đã cho Đức ăn chịu mấy tháng để có chỗ mà học.

Vả lại Đức, nào đã khỏi được nỗi lo! Tháng sau, Đức lấy gì mà đưa bà chủ? Người nào đó, vì tử tế mà cho tiền, bất quá một lần là cùng. Chứ ai phí của lại làm phúc kín đáo như thế mãi được.

Ra trường, Đức hớn hở vui đùa. Anh em bạn chế nhạo, Đức chỉ đáp lại bằng nụ cười mỉm. Nhiều anh thách Đức đọc bài thi, Đức chỉ lắc đầu, vờ không thuộc, hoặc làm bộ ấp úng, để các bạn cười ồ.

Nhưng khi vào lớp, cả từ thầy cho đến bạn, ai cũng phải ngạc nhiên vì Đức đọc trơn một cách không ngờ. Anh em thì thào:

- Hôm nay trời đi vắng.

Thầy cũng tủm tỉm khen:

- Nếu bận sau, anh cứ làm việc chăm chỉ, thì anh sẽ không đóng vai hề như mọi ngày nữa.

Đức hớn hở về chỗ ngồi, như người đã trả được mối thù lớn vậy.

Trước, bà chủ hay hành hạ, thầy giáo bắt đầu ghét bỏ, anh em bạn quen thói bắt nạt. Nay tự nhiên mọi người đều xử với Đức khác hẳn lại. Không ai dám khinh Đức nữa. Đức thấy vì chăm chỉ mà được sung sướng như thế nên càng ham học.

Bà chủ rất chiều chuộng Đức. Mãi đến hôm thứ sáu, thấy Đức khêu đèn to để học khuya, bà mới ngọt ngào bảo:

- Thôi đi ngủ, anh ạ. Tôi chói mắt quá.

Biết ý, Đức vặn bé ngọn đèn lại, và mắt nhìn vào chữ mà bụng để đi đâu ấy, Đức lo.

Anh em bạn hay lại chơi với Đức lắm.

Nhất là những người lười và kém, thì càng thích làm thân với Đức, để một vài khi hỏi han, hoặc mượn sách chép bài tính.

Thôi thì, lúc giờ ra chơi, anh Tam bao giờ mua quít cũng không quên mời Đức một nửa. Anh Thi có cãi nhau với anh Phúc, thì tất nhiên phải dùng Đức để làm quan tòa. Đức thật là danh giá.

Cuối tuần lễ ấy, cộng nốt, Đức ngồi vọt lên thứ tư.

Cuối tuần lễ sau, Đức nhảy lên ngồi đầu.

Rồi Đức ngồi đầu mãi. Chẳng anh nào đè nổi Đức bài thi nào cả.

Thành ra Đức lại truyền ngôi vua Zéro cho anh khác.

Một hôm, thầy giáo lấy Đức làm thí dụ để khuyên bảo các anh em trong cả trường.

Cho nên ở trường, hễ nói đến tên Đức thì ai cũng hiểu nghĩa là thông minh, chăm chỉ và ngoan ngoãn. Đến nỗi chữ Đức rồi thành ra tiếng thông thường đủ các nghĩa hay, chứ không phải tên riêng của người nữa.

Anh Đăng khen bạn:

- Anh chăm học như thế, thì đến đức mất thôi.

Anh Lê khoe:

- Bài này tôi làm cẩn thận, chắc đức lắm.

Vậy mà Đức không kiêu ngạo tí nào.

Được thầy yêu, bạn quý, Đức càng cố gắng.

Đức thường can răn các bạn lười biếng, và một lòng kính trọng thầy.

Nhưng được độ ngót một tháng, Đức lại bắt đầu lo. Cứ buổi tối, học xong, trước khi đi ngủ, Đức hay sực nghĩ ngợi về món trả tiền cơm trọ.

Bà chủ đã nhắc nhỏm:

- Bao giờ u anh đến, anh mời lại chơi nhé.

Nghe câu nói, Đức động lòng thương mẹ, lại tủi phận mồ côi. Cuối tháng này mà không có tiền, chắc bà chủ lại đối với Đức như trước, nghĩa là Đức lại phải thay chân thằng nhỏ. Đức sẽ không có thì giờ mà học như bây giờ. Rồi bà chủ lại hành hạ. Rồi thầy lại ghét. Rồi bạn lại khinh.

Đức đã cố dò xem ai có bụng tốt cho ba đồng bạc, nhưng không tài nào biết được.

Bà cả Tài bên hàng xóm, mà trước Đức đoán là ân nhân, thì đích là không phải rồi. Vì ngay hôm sau, bà ấy kêu mất con dao bài, và cứ đổ riệt cho Đức, bắt Đức thề sống thề chết. May có bà chủ bênh vực, nếu không, như mọi bận, hai bà về hùa mà đổ riệt cho Đức là ăn cắp. Chính đến nay, bà ấy vẫn ngờ Đức và ghét Đức lắm. Một hôm ở trong buồng, Đức nghe rõ bà cả Tài xui bà chủ:

- Bà cũng phúc đức rỏm lắm. Hơi đâu mà nuôi báo cô nó mãi. Rồi nó lấy xác nó ra mà trả bà à?

Nghe đến câu ấy, bây giờ Đức càng thấy sợ. Nếu Đức muốn ngày sau nên người, thì còn phải theo đuổi sự học, muốn theo đuổi sự học, trước hết phải lo món tiền ăn. Vậy lấy đâu mà trả trọ?

Hôm cuối tháng, trước khi đi chợ, bà chủ gọi Đức và dặn:

- Hễ ở nhà anh có ai đến, thì cố giữ lại chơi với tôi nhé.

Đức vâng, nhưng bồn chồn cả người, lo lắng quá.

Quẩn quanh, Đức quyết đến chiều, lại khít với bà chủ vậy. Hoặc nếu bà chủ có đuổi thằng nhỏ đi, mà bắt Đức thay nó, Đức cũng đành lòng chứ biết làm thế nào! Nếu cùng lắm, Đức thú thực tình cảnh, xin bà thương tỉnh, vừa làm con nuôi, vừa làm đứa ở, đổi công việc lấy bát cơm để lấy chỗ mà học vậy.

Buổi giờ ra chơi, Đức bơ phờ, buồn bã. Anh em bạn vui vẻ chuyện trò nhưng Đức cứ đứng thần người ra góc trường.

Lúc nào cũng vậy, Đức ngồi khoanh tay nhìn vào sách, nhưng trí vẩn vơ.

Đức trông thấy ngày mai. Cái ngày mai ác tợn, nó biết cầm roi, nó biết phạt quỳ, nó biết chế nhạo.

Buổi chiều, bà chủ lạt lẽo, hỏi:

- Sao? Anh Đức? Thế hôm nay không có ai đến thăm anh à?

Bẽn lẽn, Đức đáp khẽ:

- Vâng.

Rồi không nói gì, Đức và vội mấy bát cơm và len lét đứng dậy. Đức thấy bà chủ gọi thằng nhỏ lên, mắng gắt rầm rĩ, và đánh nó đau quá. Đức nghe thấy toàn những câu nói cạnh để dọa nạt mình.

Đức thương thằng nhỏ phải đòn oan mà thở dài, Đức muốn khóc quá.

Đến tối, Đức biết thân; vặn nhỏ cái đèn con để học, thì bà chủ đã ngắm nguýt và lườm một cái đến dài, rồi nói:

- Chả biết ngày sau có nên vương nên tướng gì hay không?

Đức lủi thủi lấy vở, chống tay ôm trán, thong thả giở từng tờ một cách chán nản. Nhưng mà... đến tờ có bài học ngày hôm sau, thì lạ quá, Đức rú lên: ba tờ bạc giấy lại gài chéo vào sách như bận trước! Như bận trước, Đức cũng không chiêm bao! Đức sửng sốt cả người, rơm rớm nước mắt...

giavui
06-04-2016, 06:49 PM
Tấm Lòng Vàng



IV

Phân vân

Rồi tháng nào Đức cũng thấy có ba tờ giấy bạc gài ở trong vở.

Đức đã hết sức chịu khó dò xem ai là người có bụng tốt, nhưng không tài nào biết được. Bởi vì đến tháng thứ ba, Đức tưởng như tháng thứ hai chắc rằng đến tận hôm Đức phải trả tiền trọ mới có món ấy, thì Đức định đến hôm ấy mới để ý. Ai ngờ Đức lại nhận được tiền ngay từ mười hôm trước. Rồi những tháng sau, ngày vui mừng ấy cũng cứ thất thường như thế, nên Đức đành chịu không thể biết người bí mật ấy là ai.

Đức thi kỳ nào cũng được ngồi đầu. Cuối năm, Đức đỗ Sơ học Yếu lược dễ như chơi. Cả hội đồng chấm thi đều khen ngợi.

Đức lại được phần thưởng nhiều sách lắm.

Rồi những năm học sau, Đức được lên lớp nhì, lớp nhất. Mà chỗ ngồi đầu, không ai tranh nổi Đức nữa.

Tuy Đức không học các lớp dưới, nhưng không bao giờ coi các thầy giáo cũ như người ngoài. Trái lại, Đức vẫn có lòng lẩn quẩn nhớ các lớp trước là những nơi tháng tháng Đức tự nhiên thấy được món tiền nó cứu đỡ Đức.

Nhưng thầy giáo Chính và thầy giáo Tuệ hiện nay không dạy Đức nữa, thì Đức nhận thấy các thầy có ý lạnh lùng với Đức. Thỉnh thoảng, Đức có lại thăm các thầy, thì các thầy chỉ hỏi dăm ba câu, rồi khuyên bảo Đức nên chăm chỉ mà thôi. Đức biết rằng các thầy đều bạn công việc soạn bài và chấm bài, nên không dám lấy làm khó chịu...

Nhưng thực ra, Đức cũng đồng ý với anh em, khen tử tế nhất thầy giáo Tuệ, nhì đến thầy giáo Nhượng, thứ ba đến thay giáo Lợi. Còn thầy Cư, thầy Chính thì hay phạt, và một vài khi quá nghiêm khắc với học trò.

Có một lần ông Thanh tra Tây đến trường xem qua loa các lớp, rồi khám lớp Đức học. Lúc ấy đang vào giờ tập đọc chữ Pháp. Gần tan học, ông Thanh tra hỏi thầy giáo xem người học trò nào ngồi đầu lớp. Thầy giáo trỏ vào Đức và bắt đứng dậy. Đức khoanh tay lễ phép nhìn ông Thanh tra.

Ông này hỏi bằng tiếng Pháp một câu khó trả lời quá.

Đức ngẫm nghĩ một lát, rồi đáp. Bỗng cả ông Thanh tra lẫn thầy giáo cùng trông nhau cười ngặt nghẹo. Anh em ngơ ngác nhìn nhau. Đức thấy bối rối, sượng sùng quá. Một lát, ông Thanh tra hỏi:

- Ai dạy anh như thế?

- Bẩm, con còn nhớ rằng năm con học thầy Chính, thầy có giảng như thế, và con đã biên vào sổ tay.

Ông Thanh tra lắc đầu, nói:

- Chắc rằng anh biên lầm, rồi về nhà anh mở sổ ra xem lại, hay anh nhớ chữ nọ ra chữ kia, không biết chừng.

Rồi ông giảng nghĩa cho cả lớp nghe.

Đến tan học, Đức lục chồng sách cũ, lấy quyền sổ khi còn học lớp Sơ đẳng. Đức mở từng trang, dò tìm, thì ra quả nhiên đúng như lời ông Thanh tra nói, Đức đã nhớ sai. Rồi cười một mình mãi...

Năm Đức học lớp nhất, được thầy giáo rất chăm chỉ. Ba tháng trước kỳ thi, thầy bắt anh em cứ ngày thứ năm thì ra trường buổi sáng, để tập thi. Nhiều bận thầy ra bài rất khó, nhưng Đức làm rất dễ đàng. Kết cục, hơn mười tuần lễ, thi kỳ nào Đức cũng được nhiều nốt nhất.

Một hôm, giờ ra chơi, thầy gọi Đức vào lớp, nhân có đông đủ các thầy giáo, thầy giở các bài của Đức ra khoe. Các thầy xem bài Đức, gật gù, nói:

- Anh này chắc đỗ lắm.

Đức vui sướng, đứng im. Bỗng ông giáo Cư nói:

- Nhưng học tài thi phận, biết đâu!

Ông giáo Chính cũng bảo:

- Phải, khen anh ấy lắm, rồi lúc ra thi, anh ấy lại coi thường.

Đức nhìn hai thầy, tuy không dám tỏ ý khó chịu, nhưng rất không bằng lòng. Đức tin rằng mình vừa chăm chỉ, vừa cẩn thận, sức học lại hơn cả anh em, thì thi mười phần chắc đỗ cả mười, nếu mình thi hỏng thì trường này đỗ ai?

Từ hôm ấy, Đức càng chăm học, chăm đến nỗi quên cả thì giờ, không để ý dò xét người hảo tâm.

Hơn ba năm nay, Đức không phải lo đến nỗi đói khát, nhiều lúc nghĩ ngợi đến người ân nhân bí mật mà cảm động rớt nước mắt. Đức ước ao được trông thấy cái bàn tay quý hóa ấy tháng tháng vẫn gài giấy bạc vào trong vở, Đức quyết chạy đến, nắm cho chặt và ôm ghì lấy người mà hôn, mà khóc và làm gì nữa cho tỏ hết nỗi lòng biết ơn?

Dò xét chán, Đức lại đoán. Đức đoán có lẽ là một người nào giàu có trong phố Huyện này, hay làm phúc, đã cứu vớt Đức chăng? Nhưng nào ai thấu tình cảnh của Đức mà sẵn lòng như thế?

Hay là quan Huyện? Đức suy nghĩ đến mười hôm về ông này. Nhưng quyết lại là sai, vì Đức thường trộm nghe người ta kêu ông Huyện ác...

"Phải - Đức nghĩ - ông ấy... có lẽ nào lại cho ta tiền bao giờ?"

Thành ra trong ngần ấy tháng trời, Đức đành phân vân, bỏ dở bài tính đố khó ấy lại.

giavui
06-04-2016, 06:49 PM
Tấm Lòng Vàng


V

Hối hận

Một hôm vào tháng Sáu tây, sắp đến kỳ thi Sơ học Pháp Việt, Đức đi chào các thầy giáo và định kể rõ chuyện may mắn của mình cho các thầy nghe.

Đức đến nhà ông giáo Nhượng, lân la nói đến việc ba đồng bạc.

Thầy Nhượng ngạc nhiên. Đức cười, thưa:

- Con chắc rằng các thầy cho con tiền, vì thấy con nghèo.

Nhưng thầy Nhượng lắc đầu:

- Tôi không biết.

- Thưa thầy, con định đến đây để cảm ơn thầy. Bởi vì con biết rằng ngoài các thầy ra, không còn ai thấu tình cảnh con mà thương con nữa.

Thầy Nhượng lại xua tay, đáp:

- Anh nói lạ. Tôi có rõ đâu là anh nghèo. Tôi yêu anh là vì anh học giỏi mà thôi.

- Bẩm thầy, xin thầy đừng giấu con nữa.

Nói đến đấy, Đức rơm rớm nước mắt, lặng đi một lúc.

- Tôi không giấu đâu mà.

- Bẩm thầy, con học hành được đến như thế này, là nhờ các thầy cả. Cứ như cảnh con ngày còn học lớp thầy Chính, thì con đã định đi ở để kiếm chút nuôi thân. Mẹ con chết mà con không dám nói cho bà chủ nhà biết. Bà ấy biết thì bà ấy đuổi con ngay lập tức. Đã nhiều lần, bà ấy diếc móc con nhục nhằn, và sai con làm việc suốt ngày, con mất cả học.

Thầy giáo cảm động, hỏi:

- À tôi nhớ ra rồi, có phải độ nào các bạn anh đã đặt tên anh là Vua gì ấy nhỉ!

Đức mỉm cười:

- Bẩm, Vua Zéro ạ. Chính độ ấy, con bị khổ nhất. Ở nhà, dù con làm công việc thế nào, cũng bị bà chủ mắng đánh. Ra trường, không thuộc bài, con bị thầy ghét, bạn giễu. Mà khi nghĩ đến con, con lại bị lương tâm cắn rứt, rồi lại thương mẹ, thương cha.

- Anh có oán bà chủ, oán thầy Chính, oán anh em không?

- Bẩm thầy, có. Nhưng độ ấy con còn bé dại, chưa biết nghĩ sâu xa. Bây giờ con mới hiểu. Bà chủ con xử tàn nhẫn với con là do con không trả được tiền cơm. Thì không phải người máu mủ, bỗng dưng con cứ ăn cơm của bà ấy, bà ấy im thế nào được. Thầy giáo dạy học trò cốt cho học trò khá. Thế mà con lười biếng, thì thầy phạt, thầy mắng, là thầy làm lợi cho con. Anh em bạn chế giễu, thì con mới tức mà học được.

- Anh nghĩ phải. Nhưng còn ai cho tiền anh thì tôi không rõ.

- Thưa thầy, thầy có biết ai, xin thầy bảo con.

Ông giáo Nhượng nghĩ một lúc, rồi hỏi:

- Sao anh không để ý mà dò?

- Bẩm, từ ngày ấy đến nay, tháng nào con cũng dò, nhưng không tài nào biết được. Ngày trước, lúc giờ chơi, chúng con còn được phép chơi ở sân đằng trước. Nhưng mấy tháng sau, khi con được các thầy cho tiền, thì thầy đốc ra lệnh cấm chơi ở sân trước. Con biết rằng các thầy cho tiền con vào lúc giờ chơi. Mấy lần, con cứ đứng ở cửa lớp để xem giờ ấy thầy nào vào lớp con. Nhưng rồi từ ngày chúng con phải chơi ở sân sau, thì con không có chỗ nào mà đứng nhìn cho rõ được.

Thầy giáo Nhượng im một lúc rồi bảo:

- Thôi, thế thì đích thầy đốc cho anh tiền rồi.

Đức sửng sốt cả người, nói:

- Bẩm, thầy đốc có nói chuyện với thầy?

- Không. Nhưng tôi nghe anh nói, thì đoán thế.

Ngồi một lúc, Đức chào thầy, rồi ra.

Đức đi đường, lủi thủi cúi đầu nghĩ. Đức cố nhớ lại những việc năm học lớp ba, thì Đức mừng rỡ, lẩm bẩm:

"Thôi, không còn sai nữa. Tất là thầy đốc Tuệ".

Đức rảo cẳng đến nhà ông giáo Tuệ.

Nhưng, cũng như ông Nhượng, ông Tuệ trả lời với Đức là không phải ông đã làm ơn cho Đức.

Đức buồn bã, đến nhà ông giáo Lợi, nhưng ông này lên tỉnh vắng. Đức không chắc người ân nhân là thầy Lợi, vì thầy đối với Đức không đằm thắm mấy. Khi thầy đổi về trường này, Đức đã được lên lớp trên học rồi.

Ở nhà ông giáo Lợi ra, Đức thở dài, đứng giữa đường, ngơ ngác nhìn hai bên phố. Đức còn phải đến cả nhà ông Cư, ông Chính nữa. Thật là sự bất đắc dĩ, mà Đức cứ phải làm vì chẳng lẽ đã đi chào các thầy kia, mà hai thầy này, Đức không đến nhà thì không tiện. Đức lạy trời thầy Cư, thầy Chính cũng đi vắng cho Đức đỡ mất thì giờ và tránh được những câu đối đáp lạt lẽo, giả dối.

Quả nhiên thầy Cư đi vắng. Đức vui sướng đi thẳng đến nhà thầy giáo Chính, vì sợ mình đến muộn, lỡ thầy Chính về nhà mất rồi.

Đến cửa, Đức thầy hai cánh cổng đóng im ỉm. Đức mừng thầm, vội gọi:

- Anh nhỏ ơi!

Bỗng con chó trong nhà xồ ra làm Đức giật nẩy mình. Đức cúi nhặt hòn gạch lát, ném trúng vào mõm nó. Con vật vừa kêu lên vừa quắp đuôi chạy.

Đức mỉm cười, song lại lấy làm ân hận, bụng bảo dạ:

"Mình không ưa thầy giáo Chính, chứ con chó này có tội gì?"

Đức chờ một lát, mới có đứa con gái nhỏ độ năm, sáu tuổi ra. Đức hỏi:

- Thầy có nhà hay không?

Đứa bé nhòm qua khe gỗ, rồi đáp:

- Có.

Đức thất vọng, thở dài, hỏi giọng bực mình:

--Thầy thức hay ngủ?

- Thầy tôi thức.

Đức càng thất vọng, lại hỏi:

- Thầy có bận gì không?

- Không.

Lần này, Đức không tài nào hỏi thêm để kiếm câu trả lời làm cho Đức thoát đi được, bèn nói trống không:

- Mở cửa!

Đứa bé đáp:

- Anh chờ đó một tí nhé.

Nói xong, nó chạy vào.

Đức phải đứng chờ lâu quá, rất chán ngán nghĩ bụng:

"Chẳng biết vào đây thầy cho ăn vàng ăn ngọc hay sao mà bắt mình đứng mãi thế này?"

Rồi Đức tưởng đến nét mặt nghiêm chỉnh, lạnh lùng của thầy Chính:

"Thôi được, ta ở đây năm phút thôi!"

Độ một lát sau, bà giáo Chính ra mở cửa, Đức chắp tay chào...

Vào đến nơi, Đức chào. Ông giáo Chính đặt nhật trình xuống bàn, Đức nói:

- Bẩm thầy, con sắp đi thi, con đến chào thầy.

Vẫn thờ ơ như mọi khi, thầy trông ra sân, đáp:

- Tôi cảm ơn, và chúc anh đỗ.

Rồi hai mắt thầy lại để vào tờ báo.

Đức buồn bã đứng vân vê vành mũ, so sánh lúc này với lúc vào nhà thầy Nhượng, thầy Tuệ. Hai thầy này hỏi thăm vồn vã, mời Đức ngồi, và tự tay rốt nước mời Đức uống.

Thấy sự im lặng nặng nề, Đức toan thoái thác ra về, thì thầy Chính ngước lên hỏi:

- Anh còn việc gì nói không?

Đức đáp phắt:

- Bẩm, không ạ.

Đức được may mắn bước chân ra khỏi nhà thầy Chính, nhẹ cả mình. Đến hè phố, Đức còn quay lại, dò xem con chó khi nãy có chạy theo ra không, để cho vào giữa hàm nó một hòn gạch nữa.

Vừa đi đường, Đức vừa nghĩ ngợi:

"Một suýt ta kể lể với thầy Chính mất công toi. Thầy chẳng đời nào lại có thừa tiền tháng tháng cho ta, mà quyết thầy cũng không rõ ai đã cho ta số bạc ấy. Thầy chỉ là người phạt ta, đánh ta, những năm ta còn bé. Và biết đâu, khi ta kể chuyện, thầy lại không khinh bỉ ta nghèo..."

Sáng hôm sau, thầy Nhượng gọi Đức, hỏi:

- Thế nào, anh đã tìm ra ai chưa?

Đức ngậm ngùi, đáp:

- Bẩm, chưa ạ. Thầy biết thì thầy bảo con. Thầy Cư hay thầy Lợi ạ?

Thầy giáo lắc đầu:

- Không phải.

Đức ngẫm nghĩ đến thầy giáo Chính, nhưng không tin, bèn hỏi:

- Bẩm, thế là ai?

Thầy Nhượng khẽ bảo:

- Có lẽ thầy Chính.

Đức giật mình, trố mắt nhìn. Thầy giáo nói:

- Mà thầy Chính không muốn cho anh đoán được là thầy có bụng tốt đối với anh.

Đức băn khoăn quá:

- Bẩm thầy, thầy đã hỏi thầy giáo Chính chưa?

- Rồi, nhưng thầy giáo bảo không biết.

- Bẩm thầy, thế thì không phải.

- Tháng nào anh cũng nhận được tiền như thế à?

- Vâng. Cũng có một vài tháng con được những hai lần. Cho nên con mới có tiền trả nợ cũ, đủ tiền may mặc, và ăn trong những tháng nghỉ hè.

Thầy Nhượng có ý nghĩ ngợi, rồi gật gù hỏi:

- Thế tháng này, anh đã có tiền chưa?

- Bẩm chưa.

- Càng hay. Để tôi nói riêng với thầy đốc, cho anh cứ đến giờ chơi thì được phép nấp ở xó lớp, ngay bên tủ sách. Anh mở rộng cửa kính ra, thì chỗ anh ngồi được kín đáo. Anh sẽ trông thấy ai vào lớp cho anh tiền.

Đức mừng quá, cảm ơn thầy giáo, rồi vui vẻ chạy chơi đùa với các bạn.

Từ hôm ấy, buổi ra chơi nào, Đức cũng rình ở góc tường.

Đức tưởng tượng được thấy một thầy giáo rất nhân từ vào lớp Đức, trông trước trông sau, rón rén đến chỗ Đức, mở quyển vở ra, gài ba tờ giấy bạc vào giữa, gấp lại cẩn thận, rồi lững thững bước ra.

Nhưng mấy hôm trời, Đức chẳng thấy gì cả. Đức có ý nhận dáng bộ thầy giáo Chính, nhưng không sao tin được lời thầy giáo Nhượng đoán là đúng.

Đức cho việc ngồi rình như vậy rất vô ích, đã thấy chán nản quá, vì bên tai, thấy các bạn nô đùa, Đức thèm đi chơi quá. Nhất là trời nóng bức nên Đức ướt cả mồ hôi.

Nhưng có một lần, Đức ngồi như thế, đang vơ vẩn nghĩ, thì vụt ở khe cửa, thấy thoáng có cái vạt áo lướt qua. Đức khe khẽ nghển cổ lên dòm. Đức cảm động, run cả người: thầy giáo Chính, đáng điệu lù khù, lẳng lặng đến chỗ Đức ngồi, tìm vở Đức, vội vàng mở ra, nghển nhìn ra sân, rồi gài một tờ giấy bạc năm đồng vào đó.

Làm xong, thầy giáo nghiêm trang, lững thững bước ra. Trong khi ấy, Đức vừa cảm động, vừa hối hận, ngồi gục đầu vào gối, nước mắt chảy ràn rụa, đến nỗi trống vào mà quên không ra sắp hàng nữa...

giavui
06-04-2016, 06:50 PM
Tấm Lòng Vàng




VI

Tháng ngày qua

Thấm thoắt ngót mười năm trời.

Bây giờ Đức đã trở nên một sinh viên trường Đại học.

Đỗ Sơ học Pháp Việt, Đức lên Hà Nội, học trường Bảo hộ. May được vào hạng ăn lương, nên Đức có thể theo học mãi. Đức ở trọ một nhà gần trường, cuối tháng trả năm đồng bạc cơm còn thì dùng tiền để mua sách và tiêu vào các thứ lặt vặt.

Sau bà chủ trọ thấy Đức ngoan ngoãn, chăm chỉ, nhờ Đức dạy hai đứa con mới vỡ lòng, nên rồi bà không lấy tiền cơm của Đức nữa. Vì vậy, Đức để dành lương, và trong ngót mười năm, Đức không lúc nào túng thiếu.

Nhưng từ năm ở Hà Nội, Đức không về qua trường cũ nữa.

Tuy Đức rất cảm phục bụng ông giáo Chính, nhưng Đức chỉ để tâm mà thôi, vì biết chưa được vào lúc trả ơn thầy, Đức chờ đến khi làm nên sẽ hay.

Nhưng mà buồn thay cho Đức! Một hôm Đức gặp người bạn học cũ hỏi thăm tin thầy Chính, thì bạn nói:

- Sau cái năm anh không học ở đấy nữa, thầy phải đổi lên mạn ngược, và đổi lên tỉnh Sơn La.

Đức rủn người, trợn mắt, hỏi:

- Thế à! Rồi sau thầy về trường nào?

- Tôi không biết.

Đức thất vọng thở dài, rất buồn bã.

Sực nghĩ đến rừng xanh, núi đỏ, nước độc, ma thiêng, đường trường đi con thuyền độc mộc lên ghềnh xuống thác, hàng hai mươi hôm, Đức nhăn nhó, than thở:

- Không biết thầy có mạnh khỏe không?

- Tôi cũng không rõ. Từ ngày ấy, tôi có được tin thầy nữa đâu.

Buổi tối hôm ấy, Đức bỏ bữa cơm, ngồi viết giấy lên Sơn La, để vào trường, để hỏi thăm xem thầy hiện nay ở đâu.

Hơn một tháng sau, Đức nhận được thư trả lời, có mấy dòng vắn tắt như sau này:

Ông Đức,

Tôi tiếp thư ông hôm nay, vội vàng trả lời để ông biết rằng: Các ông giáo trường tôi không có ai tên là Chính cả. Vậy thì có lẽ ông hỏi thăm ông Chính ở đây hồi chín năm về trước. Nếu có phải, thì ông ấy dã đổi về vùng Nam Định, dạy ở trường gì mà ở trên này, không ai nhớ tên nữa.

Sở dĩ chúng tôi không nhớ tên, là vì những người tòng sự ở đây hiện nay, không ai cùng làm việc với ông Chính cả. Ai đổi lên Sơn La, cũng chỉ ở nhiều lắm là hai năm thôi.

Cảm ơn ông, khí hậu tỉnh Sơn La bây giờ không độc lắm như bảy, tám năm về trước.

VÂN

Đức đọc đến câu sau cùng, lấy làm lo cho thầy lắm. Thường thường, gặp những người đã ở trên mạn ngược vài năm, Đức thấy người nào cũng xanh xao, có vẻ ốm yếu. Mà thầy giáo cũ của Đức, dáng người không được khỏe mạnh, thì chắc không sao tránh được sự yếu đau.

Rồi nhân có người bạn dạy học tại Nam Định, Đức lại viết thư về đấy để hỏi. Được độ mười hôm sau, Đức tiếp thư trả lời:

Anh Đức,

Tôi đã cố công hỏi thăm cho anh, nhưng không ai biết được ông Chính mà anh hỏi dạy học ở trường nào cả. Cả tỉnh Nam Định chỉ có một người tên là Chính, làm ở tòa sứ, nay đã đổi về Phủ lý rồi. Hay là anh muốn hỏi thăm ông Chính ấy?

Nhưng mà có người nói chuyện rằng đã lâu lắm, có một ông giáo ở Sơn La đổi về, vì ốm nặng quá, nên chỉ làm việc ở tỉnh này có vài tháng, rồi vào nằm ở nhà thương. Ở nhà thương ra, ông ấy xin nghỉ dạy học. Vậy có lẽ ông ấy là ông Chính chăng?

Nếu ông ấy là người anh muốn hỏi, thì hiện nay ông ấy còn đi dạy học hay đã xin nghỉ hẳn, tôi không có thể trả lời được.

PHÚC

Đức buồn quá, Đức lại hối hận vì mình đã bạc bẽo, mấy năm thôi học không viết được một chữ thăm thầy, để đến nỗi bây giờ, giá có muốn trả ơn thầy, cũng không sao tìm được thầy nữa.

Nhưng ai ngờ đâu đến nông nỗi này! Đức cho rằng nhờ trời Đức còn sống, mà làm nên, thì thiếu gì dịp tốt.

Một hôm, có người nói chuyện với Đức rằng vùng Hải Dương cững có một ông giáo tên là Chính. Đức hỏi ông giáo Chính ấy họ gì, thì người ấy bảo không biết. Tuy vậy, Đức cũng liều viết giấy về trường tỉnh Hải Dương để hỏi. Nhưng kết quả, Đức lại chỉ nhận được mấy câu trả lời như những thư trước mà thôi.

Thưa Ngài,

Ở trường tỉnh lỵ Hải Dương hiện nay không có ai tên là Chính, có một ông giáo ở Sơn La đổi về đã lâu, những không tên là Chính.

Tôi đã hỏi dò giúp Ngài, song cả hạt Hải Dương, không có ông giáo nào trùng tên với ông Chính mà Ngài hỏi cả.

Kính thư,

NGỌC

Tái bút. - Ở trường Nam Sách, có một ông giáo tên là Tuệ. Nếu có phải ông Tuệ này là ông mà Ngài nói cùng dạy Ngài trước với ông Chính, thì Ngài cứ vièt giấy về hỏi.

Chẳng quản sự phiền phức. Đức lại biên thư hỏi ông giáo tên là Tuệ, thì ông này trả lời:

Thưa ông Đức,

Có lẽ Ngài lầm, vì tôi chưa được hân hạnh quen ông Chính. Ngày trước tôi ở Phú Ninh, rồi lên Phòng Tô. Tôi ở đây đã mười hai năm rồi. Các ông giáo mà tôi quen ở các nơi, cũng không ông nào tên là Chính cả. Tôi cũng quen ông Nhượng, nhưng ông Nhượng này hiện đã thôi dạy học, sau khi ông ấy đổi lên Đồng Văn.

TUỆ

Như vậy, thì Đức thật đã hết lòng dò la tin thầy, mà không sao biết được. Rồi nhớ lại ngày trước, khi thầy giúp cho mỗi tháng ba đồng bạc, Đức đã phải cố dò la hàng mấy năm mới biết là chính thầy. Vậy thì ông giáo Chính với Đức, như có cái gì nó làm cho thầy trò không biết bụng nhau.

Nghĩ vậy, Đức càng ân hận, vì ngày ấy đã có một vài lần Đức tỏ ý oán ông giáo Chính nhất. Mà thầy đã cố tâm làm ra như thế để giấu kín bụng tốt của thầy. Nếu vậy thầy càng là người đáng phục.

Thế thì quyết là cái ơn tầy trời biển mà thầy đã làm cho Đức, thầy không mong gì có ngày Đức trả. Nhưng bổn phận Đức là phải đền ơn thầy gấp trăm gấp nghìn.

Rồi ngẫm nghĩ, Đức thấy có hai cách trả ơn. Nếu trả ngay được người làm ơn cho mình thì là nhất. Bằng không, mình có thể làm ơn cho nhiều người khác. Rồi những người khác nữa sẽ lại làm ơn cho mình. Cách thứ hai này đã làm thành ra câu phương ngôn: Ở hiền gặp lành.

Nếu vậy thì ông giáo Chính hẳn hiện nay sung sướng lắm.

Tuy nghĩ như thế mà Đức cũng áy náy, mấy tháng trời kém vui vẻ, và quyết sao cũng có một ngày tìm cho được thầy.

Có một hôm, Đức rất buồn bã. Trời mưa phùn mà Đức cũng mặc quần áo, lang thang đi chơi phố, rồi đến Bờ Hồ, ngồi ở ga xe điện.

Thấy những trẻ con, mặt mũi khôi ngô mà ăn mặc rách rưới, bán hàng rong ngoài đường, Đức chạnh lòng nghĩ đến cảnh mình ngày xưa. Bây giờ Đức được no ấm, và sẽ được tương lai rực rỡ, thì không tìm ra được ân nhân mà đền ơn.

Một thằng bé bản báo mời Đức mua một tờ mới xuất bản. Đức thò tay vào túi quần, lấy hai xu, và cầm tờ báo, thở dài, mở ra đọc cho đỡ buồn.

Bỗng Đức như người bị cảm. Tự nhiên Đức sửng sốt, đứng dậy, mặt nhăn nhó, ôm đầu, vẫy cái xe. Mọi người ngồi cạnh, không ai hiểu làm sao cả.

Thì ra trong tờ báo, vô tình, Đức đã để mắt đến mấy dòng dữ dội...

Về đến nhà, Đức cởi vội áo quần, lên giường nẳm, đắp chăn trùm kín mít.

Một người bạn đến hỏi Đức, Đức thở dài, uể oải ngôi dậy, và đưa bạn đọc mục "Bá cáo việc riêng".

BÁ CÁO VIỆC RIÊNG

Tôi có lời bá cáo để các bà con thân thuộc biết cho rằng con trai tôi là Nguyễn văn Phú, vì ham chơi bời đã tự ý xin thôi học trường Cao đẳng Mỹ thuật. Hôm vừa rồi, tôi trách mắng nó, thì nó lại dằn dỗi và trốn đi mầt.

Vậy xin các bà con thân thuộc đừng cho nó vay mượn gì kẻo tôi không chịu trách nhiệm về sự dại dột của nó.

NGUYỄN HỮU CHÍNH

Giáo học

Trường Nam Bình, Vĩnh Yên

Rồi Đức nói chuyện với bạn:

- Thoạt thấy tên thầy giáo cũ, tôi mừng rú lên. Nhưng đọc mấy lời này, tôi phát rét run đây đẩy. Tôi không ngờ thầy giáo tôi lại gặp những cảnh éo le như thế này.

Rồi Đức kể cho bạn nghe cái ơn trời biển, và nói tiếp:

- Tháng sau, thi ra xong, thế nào tôi cũng lên thăm thầy tôi.

Người bạn hỏi:

- Anh có quen Phú không?

- Không, mà tôi cũng không biết mặt nữa. Anh có quen không?

Người bạn gật đầu và kể:

- Có, anh ta là người rất có tài, mà tính hạnh cũng khá. Nhưng chỉ vì chơi với nhiều người hư đốn, bị người ta rủ rê đi, nên bây giờ trong gia đình mới xảy ra chuyện đáng buồn này.

- Thầy tôi rất nhân từ, đăng báo như thế này là một sự vạn bất đắc dĩ.

- Phải, đến bạn bè khuyên bảo Phú không được, còn phải giận, nữa là ông cụ giáo.

Đức thở dài, than:

- Mà thầy tôi có giàu có như người ta đâu!

- Tôi thấy một vài khi Phú kể cảnh gia đình, thì ra ông cụ giáo chẳng có gì cả. Giá không có nếp nhà của tổ tiên để lại ở nhà quê, thì có lẽ năm về hưu, ông cụ không biết ở vào đâu.

Đức lắng tai nghe, bồn chồn cả dạ.

Bạn lại nói tiếp:

- "Trong nhà ông cụ, từ khi ở Sơn La về, gặp nhiều vận hạn quá: nào người ốm, nào người chết, nào bị mất trộm nữa.

Ông cụ có để dành được ít vốn, nhưng lại sạch sành sanh. Rồi Phú lớn lên, lại không biết nghĩ, tiêu xài hoang phí, thì có núi cũng phải lở, nữa là vốn liếng của một ông giáo học".

Đức tiếp:

- Một ông giáo học hay làm việc phúc đức.

Rồi thở dài, Đức lấy kéo cắt mảnh báo, cất kỹ vào trong hòm.

giavui
06-04-2016, 06:50 PM
Tấm Lòng Vàng



VII

Quan huyện

Đoàn xe lửa sáng vừa đỗ ở ga Vĩnh Yên, một người trẻ tuổi bước xuống, vẻ mặt ngơ ngác

Người ấy, mặt mũi đầy đặn, nước da hồng hào, mặc áo sa tây trơn và đi đôi giày ban bóng lộn.

Trả vé xong, người trẻ tuổi ra sân ga bước lên xe, ngồi khoanh tay, ngửa người tựa vào đệm lưng ra ý nghĩ ngợi.

Phu xe cắm cổ chạy đều.

Hai bên đường, lúa xanh rờn rờn. Làn gió thổi, cả cánh đồng rập rềnh như sóng gợn. Trời râm mát. Những đám mây trắng nổi lên các sắc như xà cừ.

Xe quành sang lối đường nhựa, chạy nhanh tít. Được một quãng, người ngồi xe móc túi lấy ra một cái dây đỏ buộc vào một miếng dẹt trắng hình chữ nhật, to bằng bao diêm. Ngắm nghía một lúc, người ấy quàng cái dây đỏ quanh cổ và gài miếng dẹt trắng vào khuy áo vai.

Từ lúc ấy, những người đi đường gặp xe ấy, đều đứng lại nhìn, hoặc tránh rạp sang bên đường, chắp tay hoặc ngả nón một cách rất lễ phép.

Cũng có một vài người trông theo xe và bảo khẽ nhau:

- Quan huyện.

Phải, người ta biết là quan huyện, vì người ta thấy có mấy chữ nhỏ đỏ khắc trên miếng dẹt trắng ở ngực. Miếng ấy là thẻ bài ngà.

Xe quan huyện đi độ sáu cây số thì đỗ.

Quan huyện trả tiền, rồi trỏ tay hỏi người phu xe một câu, thì người này gãi tai, đáp:

- Dạ, bẩm vâng ạ.

Rồi quan huyện đi bộ, rẽ về phía bên phải, theo một lối con, đến cái làng gần đường cái lúc nãy độ một cây số.

Quan huyện hỏi thăm lối vào trường, thì trường cũng gần đấy.

Lúc ấy đã đến chín giờ rưỡi.

Quan huyện dừng bước ở đằng xa, mắt tròng trọc nhìn mái nhà ngói đỏ xám, như nghĩ ngợi điều chi vậy.

Nhà trường ấy rộng rãi, có hàng rào râm bụt phẳng phiu bao bọc xung quanh. Mấy cây bàng mọc đối nhau, lá xòe ra như lọng.

Thong thả, quan huyện tiễn lại gần. Học trò đang giờ làm việc, nên sân lặng lẽ.

Đến công, quan huyện đứng lại, nhìn vào trong. Một hàng mũ trắng để trên mặt tường hiên rất thứ tự. Trong lớp, những cái đầu nghiêm chỉnh lố nhố trong khung cửa chớp.

Quan huyện lắng tai nghe. Ở hai lớp, lớp nào cũng có tiếng thầy giáo giảng bài sang sảng.

Quan huyện rón rén đi rẽ sang phía lớp đề chữ "Sơ đẳng", rồi lại đứng dừng, như để nghe cho rõ những tiếng nói ở trong; học trò đọc đều nhau, theo nhịp thước gõ vào bàn:

Thấy người hoạn nạn thì thương,

Thấy người tàn tật, lại càng trông nom.

Thấy người già yếu ốm mòn,

Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.

Trời nào phụ kẻ có nhân,

Người mà có đức muôn phần vinh hoa.

Tiếng thước đập mạnh, trong lớp lại im lặng, thầy giáo thong thả giảng:

- Bài này khuyên ta nên thương tất cả mọi người cùng khổ, hoạn nạn, như người tàn tật, già cả, ốm yếu. Làm điều hay thì gặp hay, dù không có nữa, trong bụng cũng được hể hả.

Quan huyện, mắt đăm đăm, rất cảm động. Rồi như không thể đứng lâu ở ngoài sân mãi như thế được, ngài đi thẳng tuột vào trong lớp, chắp tay cúi đầu:

- Lạy thầy ạ!

Quan huyện chào thế. Học trò đứng dậy im phăng phắc, ngơ ngác nhìn nhau.

Thầy giáo, một ông già má hóp, tóc lốm đốm hoa râm, cúi gằm mặt để đưa mắt nhìn lên trên hai miếng kính, cũng ngạc nhiên quá.

Quan huyện lại chắp tay chào lần nữa:

- Lạy thầy ạ!

Ông giáo chắp tay, lễ phép đáp:

- Không dám, lạy quan lớn, mời quan lớn vào chơi.

- Không ạ, thưa thầy, con đây ạ.

Thấy quan huyện nói thế, cả ông giáo lẫn học trò, ai cũng phải lấy làm lạ. Ông giáo nhìn quan huyện, nói:

- Thưa quan lớn, chúng tôi chưa được biết quan lớn.

- Bẩm thầy, con là Đức, học trò cũ thầy đây ạ.

- Vâng.

Ông giáo đáp một cách lạt lẽo nhưng lễ phép, song vẫn chưa nhận ra. Quan huyện lại nói:

- Bẩm thầy, thầy có nhớ Vua Zéro là ai không ạ?

Ông giáo nghĩ ngợi, rồi cười:

- Bẩm quan lớn, lâu ngày chúng tôi cũng quên đi mất.

- Chết chửa, bẩm thầy, thầy đừng gọi thế ạ. Thế thầy còn nhớ ngày trước, tháng tháng thầy cho con ba đồng bạc không ạ?

Ông giáo sực nhớ lại:

- À, thế ra bây giờ là quan lớn đây! Vâng, tôi nhớ ra rồi!

Rồi ông giáo Chính vỗ vào vai Đức, mừng rỡ. Đức sung sướng nói:

- Bẩm thầy, bây giờ con làm nên rồi, con đến chào thầy.

Rồi lập tức quay về phía học trò, Đức trỏ vào chiếc thẻ bài ở ngực và nói:

- "Các em, các em thấy anh đến trường chào thầy, lại đeo thẻ ngà thế này, các em chớ tưởng anh có ý làm bộ ta đây. Song, anh muốn cho các em biết ngay rằng học trò thầy nay đã có người thành đạt được như thế đó. Thầy ta đây, đối với anh, có một cái công to như bể như trời. Hồi mười năm về trước, khi anh học thầy, anh cũng ngồi ở lớp Sơ đẳng như các em đây, thì anh không được như các em bây giờ. Anh nghèo quá, đến nỗi không có đủ lương để trọ học nữa. Anh đã toan mấy lần xin thôi học, nhưng may thay cho anh, là được thầy ta đây thấu tình cảnh anh khổ sở, thầy mới giúp ngầm anh mỗi tháng ba đồng, cho đến khi anh được đỗ Sơ học Pháp Việt.

Bây giờ anh đã làm nên, thì bổn phận anh là phải ăn ở ra một người học trò biết ơn thầy.

Đã mười năm nay, anh không được gặp thầy, trong lòng anh nhớ thầy quá. Hỏi thăm mọi nơi, anh thấy thầy đổi đi bao nhiêu chỗ, anh lo ngại hộ thầy, chỉ cầu Trời khấn Phật phù hộ cho thầy được mạnh khỏe, để anh được gặp thầy mà thôi.

Vậy các em! Thầy ta đây là một bậc rất đáng kính, không những thầy đã thay cha mẹ để dạy dỗ cho ta nên người mà khi thầy thấy một người học trò khá, lỡ ra vì nghèo túng không thể học được, thầy sẵn lòng giúp đỡ. Vậy, anh là học trò trước, cũng kể như anh lớn của các em, anh khuyên các em nên chăm chỉ, ngoan ngoãn, để thầy được bằng lòng, rồi sau, dù các em có làm nên đến gì, mà dẫu chẳng được đội ơn thầy nhiều như anh đây, thì lúc nào cũng nên nhớ ơn thầy, tức là ơn của người cha thứ hai vậy".

Đức nói một thôi một hồi xong, vui vẻ lắm. Học trò thì yên lặng khoanh tay để nghe, đều lấy làm động lòng. Ông giáo đứng tựa vào bàn, vẫn nhũn nhặn nhìn Đức, thỉnh thoảng lấy khăn lau kính.

Rồi Đức quay lại thầy nói luôn:

- Bẩm thầy, ban nãy con đứng ở ngoài kia, lắng tai nghe thầy nói mà văng vẳng ra như cái tiếng của thầy hồi mười năm về trước, khi con còn được học thầy. Mà cũng bài học ấy. Thành ra con không thể nào đứng gan nghe mãi được, con mừng rớt nước mắt, hình như bị cái sức gì mạnh nó đẩy con phải vào ngay để được nom thấy thầy ngay mới hả.

Thầy giáo cười đáp:

- Vâng.

- Con xin thầy cứ coi con như ngày trước. Thầy đừng nói thế! Thầy gọi con là con thôi. Bẩm thầy, thoạt vào đến trong lớp, con trông thấy thầy, con giật nẩy mình. Thầy đã già nhiều quá. Tóc thầy đã bạc. Mắt thầy đã lóa. Thầy gầy nhiều rồi.

Thầy giáo vẫn cười:

- Vâng, đã mười năm nay, quan lớn cũng đổi khác, đến nỗi tôi không nhận là ai nữa.

Đức nhăn nhó, nói:

- Con xin thầy đừng gọi con thế. Bao giờ con cũng là học trò thầy. Thầy gọi con là con, hay là anh thôi.

Ông giáo ngập ngừng, đáp:

- Mời ông về nhà tôi, cũng gần đây. Chốc nữa ta sẽ ôn lại chuyện cũ.

Rồi ông sai một người học trò đưa đường cho Đức.

Đức vái chào thầy, đi ra, vừa đi vừa hỏi han người đưa đường, ra dáng thân mật. Thầy giáo đứng ở cửa lớp trông theo. Học trò xì xào bàn tán với nhau, như vừa được xem một bộ tiểu thuyết sống rất hay vậy.

giavui
06-04-2016, 06:51 PM
Tấm Lòng Vàng




VIII

Thầy trò

Đức ngồi ở nhà thầy giáo, ngắm nghía các đồ đạc. Nhà thầy cũng vẫn không bày biện, trang hoàng, bẳng một thứ gì quý giá cả. Ngày trước, Đức chưa biết nhận ra như thế, Đức càng cảm động.

Độ gần mười một giờ, ông giáo Chính về.

Đức vui vẻ đứng dậy, chạy ra đón. Đức thấy ngoài cửa, đến hàng ba bốn chục học trò bé ngấp nghé nhìn vào, chỉ trỏ và nói nhỏ với nhau.

Thầy giáo mời Đức vào và gọi người nhà đưa nước.

Đức nói:

- Bẩm thầy, con xin phép thầy cho con chào cô con.

Ông giáo cười, lắc đầu, đáp:

- Thôi, không cần, nhà tôi không dám.

Nhưng Đức cố nói, nên ông giáo cho mời bà giáo ở trong nhà ra. Đức chắp tay, vái chào:

- Lạy cô ạ.

- Không dám, lạy quan lớn.

- Bẩm cô, con là học trò cũ của thầy con đây ạ.

Bà giáo ngạc nhiên, nhìn ông giáo. Ông giáo gật đầu, đáp:

- Phải, quan huyện trước học tôi, nay đã đỗ đạt, làm nên, bây giờ ngài về chơi với tôi.

Bà giáo cười, đáp:

- Vâng. Thế thì quý hóa quá.

Rồi nói vởi Đức:

- Xin quan lớn miễn trách, ban nãy chúng tôi không dám ra chào quan lớn, vì chúng tôi tưởng là khách lạ.

- Bẩm cô, con đã được thầy con vẫn coi con là học trò, vậy con xin cô cũng cứ gọi con bằng anh cho con được hả dạ. Con là thằng Đức, ngày trước được thầy con nuôi đấy ạ.

Bà giáo bẽn lẽn, không hiểu:

- Thế ạ?

Đức nói:

- Bẩm thầy cô, nhờ ơn thầy cô, nay con được bổ tri huyện ở Hà Đông. Con mới tiếp nghị định hôm qua. Mai con phải đi làm việc. Nên con vội về đây chào mừng thầy cô, vì con sợ sau này con bận việc không về được thì con ân hận.

Bà giáo lễ phép, vui vẻ đáp:

- Tôi mừng quan lớn.

Nói xong, bà giáo đi vào. Đức hỏi thầy:

- Bẩm thầy, cô con có biết chuyện con không ạ?

Ông giáo cười, lắc đầu:

- Không, mà tôi vẫn yên trí rằng ông cũng không biết.

Đức cảm động, suýt rơi nước mắt:

- Nếu vậy, thầy thật là một người ít có. Con không biết lấy gì báo đáp công thầy được. Xin thầy gọi con là anh để con vẫn được thầy nhận là học trò.

Thầy nhũn nhặn, nói ngượng nghịu:

- Có gì! Công anh học tập nhiều chứ.

Rồi Đức kể rõ câu chuyện từ khi xa cách thầy đến nay, những khi viết thư đi các nơi để hỏi thăm tin thầy, cùng là một hôm xem mục "Bá cáo việc riêng".

Đức vừa nói đến đấy, thì mâm cơm dọn ra ghế ngựa. Thầy giáo giơ tay mời Đức rồi thở dài:

- Tôi thấy anh được như thế này, tôi lại buồn cho tôi, và giận thằng Phú nhà tôi quá.

Đức nói:

- Bẩm thầy, con định về hầu thầy, và nhân tiện, muốn biết anh con bây giờ ở đâu?

Bà giáo xới cơm xong, Đức bắc ghế ngồi dưới. Ông giáo mời Đức lên trên, nhưng Đức nhất định không dám ngồi ngang với thầy.

Ông giáo lại thở dài, nói:

- Tôi không ngờ đâu nó hư, anh ạ.

- Dạ, bẩm thầy, ngày con học thầy thì anh con học lớp nào ạ.

- Không, nó theo chú nó, học ở Nam Định, thỉnh thoảng mới về đây. Nó ở trường Cao đẳng tiểu học đỗ ra thì vào học ban Mỹ thuật trên Hà Nội.

- Tiếc rằng con không biết mặt anh con.

Bà giáo nhanh nhẩu đứng dậy, lấy tấm ảnh treo ở tường, đưa cho Đức và nói:

- Đây, nó đây.

Đức ngắm tấm ảnh chụp cả gia đình nhà thầy giáo. Đức muốn xin để làm kỷ niệm, nhưng ngặt vì trong ảnh ấy có cả một người con gái, nên Đức giữ ý, không dám nói. Thầy giáo bảo:

- Con bé này là em nó, tên là con Mai, hiện nay học năm thứ tư trường nữ Sư phạm. Tôi chỉ được có hai em thôi.

- Dạ, bẩm thầy, hiện nay anh con ở đâu ạ?

- Nào tôi biết đâu!

Bà giáo cảm động, chép môi, nói:

- Có con hư, thật là xấu hổ!

Ông giáo buồn rầu, tiếp:

- Phải, vả tôi có muốn đăng báo như thế làm gì! Nhưng vì những chỗ quen biết tôi, họ nể tôi, nên cứ cho vay mượn nhiều quá. Tôi sợ nó quá dại dột không biết nghĩ, rồi để mãi tai vạ cho tôi. Thế mới biết bạn bè làm ích cho nhau thì khó, chứ làm hại nhau rất dễ. Nó hư vì bạn đấy, anh ạ.

Đức ngậm ngùi, im lặng nhìn thầy cô mà ái ngại thay.

Ông giáo nói:

- Khi em Phú nó học ở Hà Nội, thì nó bị chúng bạn rủ rê đi đánh bạc, rồi thành ra ham, Thua nhiều, lại mong gỡ, thành ra càng ngày nó càng gỡ vào! Nó không biết nghĩ. Tôi làm giáo học, lương hậu có được là bao, mà nó đánh đu với một lũ bạn con nhà giàu, rồi đua nhau chơi bời dại dột.

- Bẩm thầy, hẳn anh con đã biết hối?

- Nào tôi có biết đâu. Nguyên trước nó giấu diếm tôi. Nó đi vay những chỗ bà con quen thuộc, nơi năm chục, nơi một trăm. Tôi ở xa, không rõ. Rồi sau có người nói đến tai tôi. Tôi tra hỏi thì vỡ lở ra, tôi mới biết nó nợ nhiều quá. Tôi đã phải lấy nguyên một bát họ một nghìn để trả cho nó, mà vẫn còn thiếu tám trăm nữa.

- Bẩm thầy, rồi làm thế nào ạ?

- Giá tôi như người ta thì tôi cứ để mặc nó. Nó có thân thì nó lo. Để những chủ nợ làm tình làm tội cho nó biết thân. Nhưng tôi không nỡ. Vả những người ấy bảo rằng nó nói dối là vay cho tôi, và vì tôi mà tin nó, nên họ cứ đưa tiền cho nó một cách dễ dãi. Bởi thế, tôi càng không muốn phụ bụng những người ấy. Cho nên tôi nhận hết tất cả những món lặt vặt chưa trả được, tính ra vừa tám trăm đồng nữa.

Đức thở dài:

- Bẩm, rồi sau thế nào?

- Rồi sau tôi phải viết văn tự vay hẳn một người một món là tám trăm để lấy tiền trang trải các món lặt vặt. Như thế, tức là tôi chỉ nợ một người mà thôi.

- Bẩm, thầy vay từ bao giờ ạ?

- Từ mùng một tháng Sáu tây vừa rồi. Tính đến mùng một tháng Sáu tây sang năm, vừa đúng một năm, lãi hai phân, thì thành ra chỉ kém vài đồng là đúng một nghìn.

- Bẩm, thầy hẹn bao giờ thì trả?

- Một năm.

Đức lẩm bẩm:

- Tám trăm vốn. Lãi hai phân một tháng. Mỗi trăm hai đồng lãi, thì tám trăm là mười sáu đồng lãi một tháng. Miười hai tháng thì tám trăm phải chịu một trăm chín mươi hai đồng?

Rồi nói:

- Bẩm, thế là chín trăm chín mươi hai đồng.

- Phải, tôi đã chịu nhận cho nó từng ấy nợ. Song nó có biết thương tôi đâu. Nó vẫn chứng nào tật ấy. Bất đắc dĩ, tôi mới phải đăng báo.

- Bẩm, có lẽ anh con còn nợ nữa chứ chẳng những tám trăm ấy mà thôi?

- Chắc thế.

- Hôm nay là mồng sáu tháng Chín tây. Vậy ra hơn tám tháng nữa, thầy lại phải lo một nghìn nợ nữa.

Thầy giáo thở dài:

- Tôi viết liều thế, chứ chắc gì tôi lo được, vì tôi còn phải đóng họ để trả cho nó một nghìn rồi.

Đức im lặng ngẫm nghĩ, rồi nói:

- Bẩm thầy cô, thầy cô cho phép con nói một câu. Hôm nay, may con về hầu thầy cô, con lại được thầy cô nói chuyện anh cho con nghe. Vậy con xin thầy cô một điều, là nếu thầy cô coi con như con, thì con xin thầy cô đừng nghĩ ngợi gì đến món nợ ấy nữa. Con xin hết sức thu xếp cho ổn thỏa.

Ông giáo xua tay, lắc đầu, nói:

- Không, không. Anh không nên thế.

Đức nhăn nhó, nói:

- Thầy cho con được gọi là chút ít đền ơn thầy.

- Không, tôi biết bụng anh rồi. Mai anh đi làm, mà hôm nay, vì nhớ đến tôi, anh về đây chơi. Thế là anh làm cho tôi vui sướng, còn như chuyện nhà tôi thì tôi có bổn phận lo liệu lấy. Vả anh cũng có họ hàng thân thuộc, anh nên noi gương tôi mà cưu mang những người nghèo.

Đức nằn nì đến thế nào, thầy giáo cũng nhất định từ chối. Đức buồn bực quá, đến nỗi chảy nước mắt.

Đến chiều, sau khi Đức ra ga, ông giáo Chính nhớ đến con mà tủi thân, ngồi gục mặt một mình trước bàn giấy. Bà giáo cũng ngậm ngùi than thở, rồi sùi sụt khóc.

Rồi, muốn cho khuây khỏa, ông giáo bèn kể lại chuyện Đức. Bà giáo ngẩn người ra nghe, và hỏi:

- Anh ta thật là tử tế. Chẳng hay đi lấy vợ chưa?

Ông giáo cười, đáp:

- Chắc rằng chưa.

- Giá trời se cho anh ấy lấy con Mai nhà này thì phải.

Ông giáo lắc đầu, thong thả đáp:

- Người ta là quan huyện, thiếu gì nhà giàu gọi gả con. Ai thèm để ý đến con nhà mình! Nghĩ làm gì chuyện ấy...

giavui
06-04-2016, 06:51 PM
Tấm Lòng Vàng



IX

Tính việc

Từ hôm Đức về thăm thầy giáo cũ, được nghe thầy than thở nỗi nhà, thì lấy làm ngậm ngùi thương thầy lắm.

Nhất là Đức thấy thầy bực mình vì Phú chơi bời thì lại càng ngao ngán.

Cho nên Đức quyết nhân dịp này đền ơn thầy, trước là cho lương tâm mình được yên, sau là dắt thầy qua cơn hoạn nạn.

Thầy đã có công đưa Đức từ chỗ tôi đòi hèn mọn lên chỗ quan lớn giàu sang, thì nghĩa Đức là phải coi thầy như cha. Đã coi thầy như cha, Đức phải coi Phú như anh ruột. Thế thì cha buồn, con vui sao được? Anh em dại dột, mình hả dạ sao đành?

Vậy bổn phận Đức là phải trả thay cho thầy món nợ, và tìm cho được Phú để khuyên can.

Tức là phải đem lại cho thầy một cảnh gia đình yên vui và sung sướng.

Nhưng khó một nỗi. Đức đã xin thầy cho Đức nhận món nợ tám trăm, mà thầy một mực không nghe. Vậy bây giờ Đức phái ngấm ngầm làm theo ý định của mình, phải hỏi dò xem thầy nợ ai, để đến xin với người ta cho Đức nhận trả vậy.

Định như vậy, ngày chủ nhật sau. Đức ra Hà Nội tìm Phú. Đức đến nhà một người bạn học trường Mỹ thuật hỏi thăm, thì bạn nói:

- Anh Phú vừa mới ở chơi đằng này hôm qua. Nhưng rồi không thấy về.

Đức hỏi:

- Anh đoán anh ấy đi đâu?

- Anh Phú ít lầu nay mê man cờ bạc, lại phải lòng một người cô đầu ở Khâm Thiên. Vậy tìm anh ấy thì phi ở trong sòng, tất ở dưới xóm.

Thấy Đức nghĩ ngợi, bạn bảo:

- Anh là người làm chức việc nhà nước, chớ nên qua lại những nơi đó làm gì, lỡ ra có hại đến danh dự.

Đức hỏi thăm số nhà những nơi mọi khi Phú hay đến, rồi cáo từ ra đi.

Lòng Đức muốn gặp Phú làm cho Đức không còn e ngại điều gì cả. Cho nên Đức liền thuê xe ngay xuống đường Khâm Thiên.

Đến nơi, Đức hỏi thăm nhà một người cô đầu, thì biết rằng Phú vừa ở đó đi khỏi vì một người bạn tên là Tần rủ đi đánh bạc. Đức cũng quen Tần, nên vội đi theo ngay.

Đức vào nhà Tần thì may quá, Tần chưa đi vắng. Mừng rỡ, Đức ngồi chơi, hỏi thăm hỏi nom dăm ba câu qua loa, rồi Đức gợi:

- Hình như ban nãy, anh vừa đi với ai kia mà?

Tần đáp:

- Phải, anh Phú, nhưng nửa đường thì anh ấy chia tay.

Đức vờ:

- Anh ấy vào sòng đánh bạc, phải không?

- Không.

Thấy Tần giấu, Đức phải làm ra dáng thích đánh bạc mà nói:

- Anh có biết sòng nào cẩn thận, cho tôi biết để tôi gỡ nợ với?

Tần kinh ngạc:

- Anh mà cũng phải gỡ à? Vô lý!

Làm bộ thực thà, Đức vờ buồn rầu gật đầu:

- Ít lâu nay, tôi thua nhiều, nên chỉ muốn biết một sòng nào đánh to để tôi vào gỡ một canh mà thôi. Anh thì làm gì chẳng biết, sao anh không mách tôi với?

Tần ngẫm nghĩ, đáp:

- Sòng mà anh Phú mới vào, thì canh phòng khí cẩn mật. Anh là người lạ, không vào được đâu.

- Vậy phải làm hiệu riêng thế nào, anh bảo tôi.

Tần ghé tai nói thầm với Đức, rồi Đức cảm ơn, hăm hở đi ngay.

Nhưng Đức lo ngại lắm. Vì sòng bạc là những nơi mở vụng trộm để cho người ta bóc lột lẫn nhau. Sòng bạc là cái lò đúc nên cả những tội ác. Nhà nước có lệnh cấm và vẫn hết sức bắt. Thế mà Đức lại bén mảng tới. Lỡ có mật thám đến chộp, thì tất Đức cũng sa vào lưới pháp luật, chứ ai thấu đâu được đến nỗi lòng ngay.

Nhưng Đức cứ mạnh bạo vào nơi nguy hiểm. Lòng tốt của Đức đã thúc giục Đức cứ liều để làm phải với lương tâm.

Biết hiệu riêng nên đến sòng, Đức được coi như người khách quen. Người ta đưa Đức qua mấy lần cửa có khóa cẩn thận, mới đến tận chỗ đánh bạc.

Đức nhìn khắp mọi người, tự nhiên động lòng thương. Đức thương vì thấy hình như bọn ấy không phải là người nữa. Họ chỉ là những hạng chực giết hại lẫn nhau, như lũ thú dữ trong rừng.

Đức cố nhận xem Phú đứng đâu, nhưng không sao biết được. Vì Đức chỉ nhớ mặt Phú ở trong ảnh. Nghĩa là khi ấy, Phú còn là một người con trai béo tốt, khỏe mạnh, thông minh.

Vậy mà ba bốn chục người ở chỗ này ai cũng xanh xao, gây còm như bọn ma đói cả, thì Phú là ai?

Đức cố đoán, bỗng bên tai có người phàn nàn:

- Ồ, từ nãy anh Phú thua nhiều nhỉ!

Đức chú ý nghe và nhìn, thì có người đáp:

- Phải, mất gần bốn mươi đồng, trong năm phút.

- Thế là ít đấy. Ban nãy, có hơn một phút đống hồ, tôi thua mấy trăm kia, anh ạ.

Thế là Đức biết mặt Phú.

Ở sòng bạc, người ta làm quen nhau rất dễ, chỉ cần đứng cạnh nhau, bàn tán năm ba câu về nước bạc. Cho nên Đức làm quen nhau ngay được với Phú.

Thấy Phú mặt mũi hốc hác, quần áo bẩn thỉu, tự nhiên Đức lại nhớ đến thầy giáo Chính mà thở dài. Thì ra Phú không nghĩ gì đến cha mẹ đang buồn lo vì mình hư.

Dần dà, biết Phú hết tiền, Đức ra dáng buồn bã, vờ nói với Phú:

- Tôi mất ngót hai trăm rồi. Đen quá!

Rồi Đức móc ví, đưa Phú hai tờ giấy bạc năm đồng:

- Còn mười đồng, anh thử đánh hộ tôi, chứ tôi thò vào, chắc lại mất. May thì anh gỡ được.

Chẳng trù trừ, Phú cầm ngay. Nhưng mà trong chớp mắt, món tiền ấy bay vào trong tay người khác mất.

Đức tức giận, kéo Phú đi:

- Thôi, về đi. Nếu còn đánh còn thua. Bận khác vậy.

Cùng chẳng cần ở lại làm gì nữa, Phú theo Đức đi.

Thế là Đức đã thân được với Phú rồi.

Đến ngoài đường, Đức thở dài, lắc đầu nói.

- Mỗi lần tôi ở sòng ra, là một lần tôi hối hận. Lắm lúc có những sự cần tiêu thì tôi so kè từng trinh. Thế mà đến sòng thì hàng trăm, hàng nghìn, tôi không tiếc. Anh ạ, ở nhà quê, họ làm lụng vất vả từ sáng đến chiều, mà mỗi ngày được có năm xu. Suốt năm, nếu không ốm đau, mới được ngót hai chục bạc để nuôi cả nhà. Thì ra chúng mình, mỗi phút có thì vứt đi như không một món tiền họ kiếm bằng mồ hôi nước mắt cả năm.

Phú ra chiều cảm động. Đức hỏi:

- Anh đã ăn cơm sáng chưa?

- Chưa. Tôi sốt đã ba hôm nay.

- Thế thì anh đi ăn với tôi, rồi về nhà tôi chơi. Mai kiếm tiền, ta lại đi.

Phú thấy Đức tự nhiên lại tử tế thế, có ý ngần ngừ, nhưng Đức nói luôn:

- Anh không ngại gì cả. Tôi chỉ ở có mỗi một mình.

Rồi Đức sờ trán Phú, thấy nóng hôi hổi, bèn qua một hiệu bào chế, mua vài viên thuốc cho Phú dùng, Phú nói:

- Tôi mới quen anh mà anh đã hết lòng với tôi, tôi rất cảm ơn.

Đức cười:

- Không hề gì cái đó. Bạn bè phải giúp nhau là sự thường. À, tên anh là gì nhỉ?

- Phú. Còn anh?

- Trần Đức, Tri huyện.

Phú ngạc nhiên, trố mắt nhìn Đức. Đức nói tiếp:

- Tôi là Tri huyện mới bổ ra được ngót một tuần lễ. Anh sẽ thấy tôi là bạn rất tốt của anh. Tôi không muốn để anh hỏi vì sao tôi muốn âu yếm anh như anh em ruột đâu. Hôm nay thế nào cũng mời anh về nhà tôi chơi với tôi, anh có bằng lòng không?

Phú mỉm cười, không đáp vì còn phân vân quá. Sao một ông huyện chưa quen lại đối đãi với Phú tử tế một cách vô lý thế? Nhưng Đức đã gọi xe để hai người cùng đi.

Ngồi xe cạnh Phú, Đức nói đùa:

- Tôi không lừa gì anh đâu nhé!

- Tôi nào nghĩ thế. Thấy anh có vẻ mặt thực thà, tôi đã có thể tin được một nửa. Song anh dắt tôi đi đâu, tôi chưa hiểu.

- Đi ăn, rồi về nhà tôi trong Hà Đông. Về nhà tôi mà chơi, chả hơn ở sòng bạc hoặc ở nhà cô đầu, vừa hại tiền, vừa hại sức khỏe à? Ở dời, nếu được người bạn hợp tính, có công việc mà làm, thì đỡ nghĩ đến sự chơi bời khác. Tôi muốn từ nay, hai anh em mình cùng chừa đánh bạc. Ta để ý đến công việc mà làm.

Sở dĩ Phú theo Đức đi, vì trước hết thấy được mời ăn, vả Phú cùng đã có bụng tin Đức. Rồi, sau bữa cơm, Phú như thích Đức lắm, cho nên không ngần ngại gì, bèn đi với Đức về Hà Đông. Đến nhà, Đức nói:

- Tôi mới bổ ra nên ở có một mình, tôi buồn quá, vì thế dễ sinh hư. Tôi muốn có bạn để nói chuyện. Vậy anh ở chơi đây với tôi vài hôm. Nếu vui thì anh ở mãi nhé?

Lúc ấy, Phú đã hiểu bụng Đức, bèn mỉm cười, nhưng vẫn không trả lời. Thực ra, Phú còn ham chơi, còn nghỉ đến quân bài lá bạc, còn nhớ đến cuộc vui thú với cô đầu.

Hôm sau, khi hai người đã thân, Đức mới hỏi Phú:

- Độ nọ tôi xem báo, thấy hình như anh bị ông giáo nhà từ phải không?

Phú xấu hổ, nhưng không nỡ giấu diếm, bèn gật đầu. Đức nói:

- Tôi hỏi thế khí bạo quá, song vì tôi rất thành thực với anh, tôi muốn khuyên anh nên nghĩ lại. Đạo làm con là phải giữ trọn chữ hiếu, chứ sao anh nỡ để cha mẹ phiền lòng thế?

Phú thấy Đức quả là người trung hậu, nghe câu ấy, lấy làm cảm động lắm. Đức nhân tiếp luôn:

- Ông giáo có phải trả nợ cho anh không?

Phú gật:

- Có, vì tôi chơi bời quá.

- Ta nên giúp đỡ cha mẹ mới phải. Vậy không những anh chẳng làm cho các ngài nhẹ gánh, anh lại gây thêm một mối lo. Anh đi chời bời thế nào?

Phú thở dài, cau mặt nghĩ ngợi. Bỗng một giọt nước rơi xuống bàn đánh bộp... Đức thương hại, nói:

- Cha mẹ ta mỗi tuổi một già, anh nên biết hối hận.

Phú bâng khuâng nói:

- Anh làm tôi động tâm quá. Tôi chưa biết anh bao giờ, mà thấy anh thực lòng cùng tôi, tôi càng buồn. Thì ra tôi đã bất hiếu. Tôi không đáng lảm người. Tôi nhục quá. Tôi không nên sống nữa.

- Không. Biết hối là đủ rồi. Tôi mong rằng anh biết hối mãi mãi.

- Nhưng mà...

- Nhưng mà làm sao, anh cứ nói.

- Chậm quá, anh ạ. Vì tôi đã bất hiếu với thầy mẹ tôi rồi.

- Anh nên hiểu rằng là cha, tốt như ông nhà ta, tôi chắc thế gian có một, vì ngài đã trả nợ cho anh, hẳn vì xem ra anh không biết hối, nên bất đắc dĩ ngài mới đăng báo chứ gì. Anh còn nợ nữa không?

- Có.

Rồi Phú ngao ngán nói một mình, ra dáng rất buồn bã:

- Khốn nạn, không biết thầy mẹ tôi có được bình yên không!

- Chắc ông bà già thì nhiều lúc buồn và lo cho anh. Nhưng hẳn lúc nào cũng vẫn nhớ, vẫn thương anh.

Bỗng Phú khóc thổn thức. Đức khuyên giải, rồi nói:

- Bây giờ anh còn nghi ngờ gì tôi nữa không?

Phú lau nước mắt, đáp:

- Không, tôi tuy mới gặp anh lần đầu, nhưng thấy anh coi tôi như bạn cũ thì tôi cũng coi anh như ruột thịt. Đây, anh xem, tôi khỏi sốt rồi. Chẳng phải tôi khỏi vì thuốc, chính là tôi cảm động vì anh. Ít lâu nay, đi ra ngoài, tôi gặp toàn những hạng người họ chỉ rình bốc lột tôi, làm hại tôi. Họ chỉ xui tôi làm càn, làm bậy. Cho nên từ lúc tôi được nghe những lời anh khuyên bảo, tôi thấy như nó thấm thía tận đáy lòng. Những lời ấy đã lâu lắm, tôi mới được nghe, nên tôi mới rớt nước mắt. Anh thấy tôi khóc, chắc anh cũng tin rằng tôi cảm tấm lòng tốt của anh lắm. Tôi quyết rằng anh không phải là người chơi bời cờ bạc, có lẽ anh là người nhà Trời muốn tìm tôi để khuyên can tôi đấy.

Đức sung sướng, cười, hỏi:

- Anh còn nợ nhiều nữa phải không?

Phú gật, đáp:

- Tôi còn không dám nói với thầy tôi một món hai trăm rưỡi.

Đức cau mặt:

- Anh vay ai?

- Một người bà con ở phố Cầu Gỗ ngoài Hà Nội.

- Rồi anh cho tôi biết số nhà nhé.

- Vâng. Anh ạ, tôi bất hiếu quá. Thầy tôi đã trả nợ cho tôi một nghìn, thế mà còn thiếu nên lại phải viết văn tự thêm tám trăm nữa.

Đức thở dài, hỏi:

- Ai là chủ món nợ ấy? Chắc anh biết rõ?

- Một ông bạn với thầy tôi, người cùng làng.

- Người ấy cũng ở nhà quê à?

- Không, ở Hà Nội.

- Rồi anh cho tôi biết nhà người ấy nhé. Ông ta tử tế nhỉ.

Phú bĩu môi, đáp:

- Tử tế gì đâu. Chỉ tử tế bề ngoài thôi đấy anh ạ. Người ấy đoán biết cơ thầy tôi không thể trả được, nên cho vay thế để kiện thầy tôi. Vì lão biết, gia sản ở nhà quê của thầy tôi ước vào nghìn bạc.

- Anh nói vô lý.

- Tôi biết rõ thế, vì chính lão nói với tôi cái ý ấy. Lão chưa có cơ nghiệp ở quê.

Đức tỉnh ngộ, nói:

- Gớm, họ thâm ác nhỉ!

- Phải, cho nên tôi quyết rằng đến đầu tháng Sáu sau, sao thầy tôi cũng bị kiện, rồi thế nào nhà tôi cũng về tay lão.

- Đấy, thế mà anh cứ chơi bời.

Phú thở dài:

- Giá ngay từ trước, tôi đã gặp những bạn như anh, thì chi đến nỗi này. Khốn, nhưng tôi gặp toàn những bạn làm hại, rủ rê đi chơi bời bậy bạ. Bây giờ tôi mới biết họ dắt tôi xuống vực sâu.

- Anh là người rất thông minh. Anh nên đem cái thông minh mà làm ích cho đời, có hơn không?

Phú ngượng, không đáp. Đức nói:

- Anh nợ, anh định lấy gì mà trả?

- Nào tôi có ngờ đâu nông nỗi mắc nợ nhiều như thế này. Tôi đánh bạc để hòng gỡ, ai ngờ cứ thua mãi.

- Anh còn nợ ai nữa không?

- Không. Nguyên chỉ có hai trăm rưỡi này, lãi ba phân mà thôi.

- Mấy tháng nữa anh phải trả?

- Tôi đã viết văn tự, hẹn đến mồng một tháng Sáu tây sang năm.

Đức trợn mắt, hỏi:

- Anh chắc vào món nào mà liều thế?

- Tôi chắc vào món tiền bán nhà của thầy tôi ở nhà quê.

Một hôm, ăn cơm xong, tự nhiên Phú nói chuyện với Đức:

- Dù tôi biết rằng thầy me tôi không nỡ từ tôi, tôi cũng chưa dám về nhà, vì tôi sợ thầy me tôi biết tôi còn nợ nữa.

Đức cau mặt, nghĩ một lúc, rồi nói:

- Được, anh ở đây với tôi, bao giờ tôi bảo anh nên về, anh hãy về.

Phú vui sướng lạ lùng:

- Tôi gặp anh thật là một sự may cho tôi. Tôi ước gì ở đời, ai cũng có những bạn tốt như anh cả.

Đức cười, Phú hỏi:

- Lúc nào tôi nên về?

- Tôi muốn rằng anh ở đây với tôi từ nay đến mồng một tháng Sáu sang năm. Tám tháng nữa, chứ lâu lắc gì? Anh cùng tôi, chúng ta sẽ cùng làm một công việc, ta chọn một công việc có ích cho xã hội. Như vậy thì khi anh về, chắc ông nhà cũng vui rằng anh không những đã biết hối, lại biết làm ích cho đời để chuộc tội.

- Công việc gì?

- Để rồi ta bàn sau. Anh hãy nên nhất định ở đây với tôi đã.

- Tôi xin thề rằng tôi hối và nhất định ở đây với anh.

- Được, hay lắm. Vậy tôi giao công việc cho anh nhé. Mỗi tháng anh giữ lấy tiền để chi phí ăn uống nhé.

- Vâng. À, ra anh chưa có vợ à?

- Chưa. Anh làm nội trợ cho tôi.

Hai anh em phá ra cười, đắc chí.

Đức nói:

- Rồi từ mai ta sẽ tìm việc có ích, cùng làm với nhau.

- Vâng.

- Anh có thích đọc sách không?

- Thích lắm.

- Càng hay.

- Anh thích đọc sách gì?

- Tôi thích đọc sách về văn học.

- Quốc văn hay Pháp văn?

- Quốc văn.

- Được. Mai sẽ có.

Một tư tưởng nảy ra trong óc Đức. Đức thấy khoan khoái lạ lùng. Tối hôm ấy, Đức nằm vắt tay lên trán, nghĩ ngợi về Phú. Rồi đợi Phú ngủ say, Đức trở đậy, bật đèn, cầm bút chì tính và lẩm bẩm:

- Hai trăm rưỡi, lãi ba phân. Vậy thì mỗi trăm một tháng lãi ba đồng. Hai trăm rưỡi một tháng, bảy đồng rưỡi lãi, tám tháng, thành ra sáu mươi đồng, cả gốc lẫn lãi thành ba trăm mốt. Ba trăm mốt, cho là ba trăm hai. Ba trăm hai chia cho tám, được bốn chục. Bốn chục, tám chục, trừ bốn chục còn một nửa.

Rồi khoanh tay, Đức nhìn lên trần, vơ vẩn một lúc, Đức lấy giấy viết thư cho một người bạn thân ở Hà Nội rằng:

Bác Tham Tống,

Tôi nghe nói bác mới gọi họ một nghìn, mỗi tháng đóng bốn mươi đồng. Vậy bác làm ơn cho tôi đóng một suất. Bắt đầu từ mồng một tháng Mười, tôi xin gởi tiền ra và từ tháng sau, cứ ngày mồng một, bác cho người về đây mà thu tiền. Nhưng tôi xin nói trước để bác biết rằng: Chợt khi nào tôi có món tiêu, thì bác làm ơn chồng cho.

Kính chúc hai bác bình yên, cháu Gui, cháu Đê và các em nó ngoan ngoãn.

Nay thư

ĐỨC

Dán thư xong, Đức vui vẻ đi ngủ.

giavui
06-04-2016, 06:51 PM
Tấm Lòng Vàng




X

Công việc

Mấy hôm đầu ở nhà Đức, Phú buồn bã lạ thường. Nhất là những giờ Đức đi làm việc thì Phú càng nhớ đến những buổi chơi bời vui vẻ.

Nhưng Đức định dỗ Phú về nhà, có phải Đức không nghĩ trước đến những điều ấy đâu. Cho nên Đức mượn rất nhiều sách vở về cho Phú đọc.

Đầu tiên, Phú thấy chán nản quá. Động giở quyển nào ra đọc vài tờ, Phú đã thấy bâng khuâng, rồi gấp ngay lại mà ngồi thừ ra, thở dài.

Phú chỉ muốn từ giã Đức, để tìm lối cũ mà đi.

Song, Đức khôn khéo lắm. Những khi rỗi việc, Đức thường cùng Phú, hai người đọc chung một quyển sách, rồi cùng bàn bạc nghĩa lý. Cho nên chẳng bao lâu, Phú rất thích đọc và rồi thành ra mê sách. Đức lại nhân lúc đêm khuya thanh vắng mà giảng giải cho Phú nghe, khiến Phú nhiều phen hối hận, vì mình đã trót dại đột.

Đức lại mượn cho Phú rất nhiều sách về văn học.

Một hôm Đức bảo Phú:

- Ngày trước, học ở trong trường, tôi không để ý đến quốc văn, cho nên bây giờ tôi kém về môn học ấy quá.

Phú cười, Đức nói:

- Thật đó, nhất là khi còn bé bằng ngần này, tôi tưởng quốc văn không cần cho sự sống, nên lại có ý khinh mới điên rồ chứ.

Phú lắc đầu:

- Thế thì không được. Khinh quốc văn, cũng như khinh cái thứ của cha mẹ tổ tiên để lại cho mình, cũng như có nhà có đất mà không chịu sửa sang cho đẹp mắt để ở, cũng như thấy người khác có sẵn nhà cửa đẹp, thì mình cứ sẵn đến ở nhờ. Như vậy nhà mình sẽ bị tiều tụy, đổ nát.

Đức gật gù thở dài:

- Bây giờ tôi mới hiểu thế, cho nên tôi đã cố, đã tập, để nói và viết được dễ dàng hơn trước, khỏi phải chêm tiếng Tây vào câu tiếng ta.

Phú buồn cười, nói:

- Ừ, nói hay viết, mà mình lười, không chịu tìm tiếng thì rồi mình sẽ quên mất tiếng ta đi.

- Vậy thỉnh thoảng rỗi, anh giảng cho tôi về quốc văn nhé.

- Được, cái đó không khó. Anh đã làm ích cho tôi, thì tôi xin hết sức để đáp lại tấm lòng anh.

- Nhưng tôi muốn anh giảng rất có thứ tự, nghĩa là anh nói rất kỹ lưỡng cho tôi từng đời nhà văn sĩ một và từng áng văn của người ấy.

- Được, mà tôi lại nói lần lượt từng người từ khi mới có quốc văn đến nay.

- Phải, thế thì hay quá. Nghĩa là anh làm như anh viết một bộ sử về văn học ấy nhé.

Phú ngẫm nghĩ đáp:

- Tôi rất thích việc này, nhưng ngặt vì chưa có đủ sách để tra.

Đức mừng rỡ, nói:

- Tôi có nhiều anh em quen, họ có thể đi kiếm được sách. Để rồi tôi nhớ mượn cho anh.

Phú nhìn lên trần một lúc rồi nói:

- Tôi định thế này, anh ạ. Việc mà anh bảo tôi làm, cũng rất có ích cho tôi. Nhờ đó, tôi lại được đọc và cần nhớ để nói chuyện cho anh nghe. Âu là muốn sau này tôi không quên, thì tôi viết ngay ra giấy. Tôi viết rất kỹ lưỡng, để lỡ có quên chỗ nào, tôi đỡ phải xem lại.

Đứí vỗ tay, nói:

- Thế thì còn gì hơn!

Từ hôm Phú làm việc quốc văn, thì không muốn rời nhà Đức nữa. Mà Đức càng mượn nhiều sách bao nhiêu, Phú càng ham học bấy nhiêu. Không những Phú làm việc trong khi Đức vắng nhà, có khi Đức ở nhà mà Phú cũng không thiết nói chuyện nữa. Đức mừng thầm đã làm đổi được tính bạn.

Nhiều bận, Phú thấy mê man công việc, thì vui vẻ, bảo Đức:

- Tôi đã sống vô ích mất hơn một năm. Tôi đã ăn hại xã hội, mà không làm được nghề ngỗng gì cả. Mới biết ở đời chỉ có sự làm việc mới cho ta cái vui sướng thật thà. Tôi rất tiếc cái buổi đã ăn không ngồi rồi. Giá tôi để cái thì giờ chơi bời dại dột ấy học hành thêm, có phải không đến nỗi làm phiền lòng cha mẹ không.

Rồi ngậm ngùi, Phú nhớ đến gia đình. Một chốc, bỗng Phú nói:

- À, anh chưa có vợ thực đấy à?

Đức cười gật:

- Phải.

Đắn đo, Phú nói:

- Tôi có câu này, nếu anh nghe được thì rất hay, bằng không nghe thì anh quên đi nhé.

- Cái gì, anh cứ nói.

- Anh đã hỏi vợ chưa?

- Chưa.

Vui vẻ, Phú nói:

- Thế thì hay lắm. Này, anh ạ, chắc anh đã hiểu rõ tôi rồi. Anh ạ, thầy tôi làm giáo học, rất trung hậu; mẹ tôi cũng rất hiền lành.

Đức giấu sự cảm động. Phú nói tiếp:

- Tôi có một người em gái. Hiện nay, em tôi đang học năm thứ tư trường nữ Sư phạm. Em tôi rất ngoan ngoãn. Nó có nhiều đức tính giống thầy me tôi lắm, bởi vậy, tôi muốn rằng giá anh chưa hỏi chỗ nào, mà em gái tôi được kết hôn cùng anh, thì chắc thầy me tôi vui sướng lắm.

Đức vờ lắc đâu:

- Tôi cảm ơn anh, nhưng mà...

Phú sửng sốt:

- Nhưng mà làm sao? Tôi nói, thế nào thầy me tôi cũng bằng lòng, anh ạ.

Đức cười đáp:

- Tôi đã định một nơi rồi.

Phú hỏi dồn:

- Nơi nào? Thế thì tôi không may quá nhỉ!

Đức cảm động:

- Với một người con gái, con thầy học cũ của tôi.

Nói xong, Đức thấy Phú thở dài, ra dáng buồn tiếc lắm. Rồi mỗi người nghĩ một nẻo, không ai nói với ai. Thì Phú có hiểu đâu rằng em gái Phú với con thầy học của Đức vẫn chỉ là cô Mai. Cho nên Phú lừ thừ nhìn Đức, rồi bữa cơm hôm ấy, Phú ăn kém hẳn hai bát.

Nhưng mà Đức chẳng để cho Phú buồn lâu. Đức lại khéo làm cho Phú vui vẻ để theo đuổi công việc.

Độ vào tháng Chạp tây, một hôm Đức đi làm về, thấy Phú tươi cười, đưa một tập giấy dày ra, nói:

- Đây, tôi đã làm xong cả rồi.

Đức cầm tập giấy, giở từng tờ. Đến trang cuối, Đức ngạc nhiên nói:

- Ồ! Anh đã viết kỹ lưỡng thế này à? Ra những bốn trăm trang kia nhỉ?

Phú vui sướng, tủm tỉm gật đầu:

- Tôi viết rất công phu. Anh để tôi nói qua loa cho anh nghe một vài đoạn.

Rồi Phú nói cho Đức nghe. Đức chú ý quá, mà Phú thích nói quá, đến nỗi hai anh em suýt quên cả ăn cơm chiều.

Đức nói:

- Anh để tôi đọc thì tôi mới có thể nhớ kỹ được. Vì sợ nghe nói, có đoạn thoảng qua, tôi quên mất thì hoài. Tôi không ngờ anh là người có tài như thế này.

- Đó là nhờ anh, nên tôi mới làm được việc có ích. Nếu không gặp anh, có lẽ bây giờ tôi vẫn hư đốn như trước.

Đêm hôm ấy, Đức thức đến hai giờ sáng, mà mới đọc được có một phần tư sách. Mà vì ham học quá, nên cả một tuần lễ, hôm nào Đức cũng thức rất khuya để đọc và bàn bạc.

Khi đọc xong, Đức vui vẻ nói với Phú:

- Tôi không ngờ quyển này, anh đã soạn rất có công và xếp đặt rất khéo. Thì ra, không những anh viết riêng cho tôi xem, giá để cho ai xem, người ta cũng phải thích và phục.

Rồi ngẫm nghĩ một lúc, Đức nói:

- Vậy mà nếu một quyển sách có ích thế này, ta chỉ để riêng cho ta xem thôi, thì ta ích kỷ quá. Giá có tiền mà đem in để cho nhiều người đọc thì hay.

Phú bẽn lẽn:

- Tôi viết đã ra gì, mà anh quá khen ngợi thế?

- Không. Anh tưởng vậy đấy. Cuốn sách của anh viết là cuốn Sử ký của Văn học Việt Nam, rất cần cho đời.

Phú nhũn nhặn, đáp:

- Tôi đã dàn xếp theo kiểu quyển Sử ký Văn học nước Pháp.

Ngẫm nghĩ một hồi, Đức nói.

- Anh định để tên quyển này là gì?

- Thì để như anh vừa nói.

- Là Việt Nam Văn học sử nhé.

Phú gật đầu. Đức nói:

- Tôi có một người anh em vẫn chuyên xuất bản sách. Để chủ nhật này, tôi ra Hà Nội, đưa anh ấy in cuốn Việt Nam Văn học sử này.

Phú vui sướng, bằng lòng ngay:

- Nếu vậy thì còn gì danh giá cho tôi bằng. Cuốn sách này là cái dấu nó ghi cái tình bè bạn của chúng ta.

Rồi hai anh em vui vẻ múa may, nhảy nhót như trẻ con, và ăn cơm chiều xong, rủ nhau đi chơi và xem chớp bóng để khao sách.

giavui
06-04-2016, 06:52 PM
Tấm Lòng Vàng




XI

Lòng mẹ

Ông giáo Chính và bà giáo Chính dạo này không ngày nào được vui vẻ cả. Hạn trả nợ, chỉ còn hơn một tháng nữa thì đến, cho nên cả hai người cùng lo, lo đến nỗi kém ăn mất ngủ.

Nhất là bà giáo, đã lo nợ, lại còn nhớ con.

Từ ngày Phú bỏ nhà đi, bà giáo vẫn hỏi dò tin. Nhưng chưa ai bảo cho đích xác cả.

Có người mách Phú đã phẫn chí, xin một chân làm bếp phụ ở tàu thủy để sang Tây kiếm việc làm. Có người nói Phú vì nghèo đói mà phải ứng mộ làm phu để đi Tân thế giới. Có người bảo Phú vẫn còn chơi bời cờ bạc, rồi đâm ra trộm cắp, có lẽ đã bị ở tù.

Tuy đó là những lời đồn hão, nhưng con đẻ đứt ruột ra, ai mà không áy náy.

Ngày nào cũng chống hết, lại để lại cho người ta cái buổi chiều. Cái buổi chiều có mặt trời lẩn sau rặng tre, có sương mù che các làng xóm, có bức màn phủ kín cả non sông. Rồi tiếng giun đùn, tiếng dế rúc, tiếng trăm thứ sâu bọ khác rì rì nổi lên, như những giọng than thở, sầu oán không thể dứt.

Cho nên cứ vào buổi chiều, thì y như bà giáo Chính thờ thẫn cả người. Có khi thấy cảnh buồn quá mà động lòng, thì lại một mình ti tỉ khóc.

Nhiều lúc bà giáo bàn với chồng cho mình đi khắp nơi tìm Phú. Nhưng động nói đến tiền hành lý, thì bà lại thở vắn than dài.

Lương của ông giáo Chính đi phải đóng dần để trả món nợ một nghìn của Phú rồi. Còn đâu thừa để bà được đi tìm con nữa.

Một hôm, ông giáo tiếp thư của người chủ nợ nhắc rằng đến đúng mồng một tháng Sáu tây này, thì phải trả tám trăm, cả gốc lẫn lãi. Người ấy lại nói quyết rằng nếu không trả thì sẽ kiện.

Ông giáo thở dài, lau cặp kính trắng, rồi lắc đầu, nói với vợ:

- Như thế này thì nhà ta đến lúc xuống rồi đây.

Bà giáo, ruột rối như mớ bòng bong, đáp:

- Hay là ta liều đi hỏi vay chỗ nào để trả vậy?

- Vay chỗ nào cũng phải chịu lãi. Mà cái tiền lãi lại nguy hiểm hơn vi trùng các bệnh. Nghĩa là nó cũng đẻ rất mau, mà không bao giờ chết. Rồi chẳng mấy chốc, nó sẽ gặm, sẽ đục hết cả đến xương, đến tủy người có nợ.

Bà giáo đáp:

- Nhưng nếu không trả được thì họ kiện.

Ông giáo chán nản, than thở:

- Họ kiện thì thật là lôi thôi! Biết làm thế nào bây giờ?

Bà giáo lắc đầu, chống tay vào bàn, ngẫm nghĩ. Nhưng bỗng bà thấy trên đôi má hóp của chồng có hai dòng nước mắt. Bà giật mình, hỏi cớ. Ông giáo nói:

- Ta đến phải bán nhà ở bên quê đi mất. Mà có lẽ họ định lấy nhà của ta. Khốn nạn! Nhà là của ông cha để lại. Thật là một vật đáng quý. Ông cha ta, mồ hôi nước mắt mới mua được từng ấy đất, dựng được mấy nếp nhà rộng rãi, đẹp đẽ. Thế mà đến nay, mình không những không thể làm cho nó đẹp đẽ, rộng rãi hơn, lại để cho người ngoài chiếm đoạt mất. Xấu hổ quá! Nhục nhã quá!

Nghe ngần ấy lời, bà giáo rưng rưng nước mắt, rồi gục đầu, vừa khóc vừa nói:

- Nhà ta vô phúc quá! Giá thằng Phú nó như người ta, chịu khó chăm chỉ thì bây giờ ta được an nhàn, sung sướng biết bao nhiêu! Ngờ đâu nó dại dột, đến nỗi ngần ấy tuổi đầu còn để khổ cho cha mẹ. Nó ở xa, nó đi vắng, nó có biết đâu những lúc cha mẹ nó bị đau đớn như thế này!

Rồi hai vợ chồng chuyện trò mãi. Sau cùng, ông giáo cố lo tiền cho bà giáo lên Hà Nội để khất lại người chủ nợ thêm mấy tháng nữa.

Nhưng chủ nợ chẳng nể lời bà giáo, cứ khăng khăng một mực dọa kiện. Họ định bụng lấy nhà, thì dại gì chịu bỏ phí dịp tốt. Bà giáo đến chơi những chỗ họ hàng và bạn bè giàu có để thử hỏi vay nhưng chẳng may không ai có sẵn tiền cả.

Không còn kế gì khác, bà giáo đành phải về không, chịu chờ đến ngày khổ nhục vậy.

Song mỗi ngày qua, cái buồn nó lại ray rứt ông giáo và bà giáo hơn lên. Nhưng hễ cứ buổi chiều thì bà giáo lại nhớ đến Phú mà khóc. Bà khóc lắm, đến nỗi sinh ra đau mắt.

Ông giáo thì gan hơn, chỉ ngậm ngùi một mình, chớ không hề than vãn với ai một lời. Ông đành giương mắt ngồi nhìn cho cái việc đời nó qua một cách tàn nhẫn.

Nhiều bận, ông lo cho bà vì buồn quá mà sinh ốm, nên cố lấy lời khéo mà khuyên giải, nhưng đã sáu, bảy tháng nay bà lo sợ, thương con, nay lại tiếc nhà, những nỗi buồn như đã khắc sâu vào trong óc. Vả lại, nhà đành mất, con đành khuất, nợ còn phải trả thì bà quên sao được mà không nẫu ruột, rầu gan.

Một hôm ông giáo Chính xem nhật trình, bỗng mừng rú lên, gọi bà giáo mà bảo rằng:

- Thẳng Phú đã biết hối.

Bà giáo cuống quýt, trống ngực thình thình, chạy ra hỏi:

- Thế nào? Nó đâu?

- Nó đã làm một quyển sách, tên là: Việt Nam Văn học sử. Nó đã đem in để bán. Quyển sách ấy hay lắm. Trong tờ báo này, người ta viết một bài rất dài để khen.

Bà giáo sung sướng, nói:

- Thế là tôi yên tâm rằng nó vẫn còn sống.

Ông giáo gật:

- Và nó đã biết hối, biết tìm những việc có ích mà làm. Như thế này thì đáng giận nó trăm phần, tôi cũng phải khen nó mà sẵn lòng tha thứ cho nó.

Rồi ông giáo vui vẻ đọc lại cả bài báo cho bà giáo nghe. Bà giáo chăm chăm để ý, nở nang khúc ruột.

Đọc xong, ông giáo đặt tờ báo xuống, ngậm ngùi, buồn bã nghĩ ngợi.

Bà giáo cũng ngẩn ngơ bảo chồng:

- Thành ra bây giờ tôi thương thằng Phú bội phần. Tôi biết rằng nó lập công để chuộc tội với lương tâm. Bây giờ nó đã biết nghĩ. Nó làm quyển sách này, được người ta khen ngợi. Thế mà giá nó lại ở nhà, có phải là mình được sung sướng biết bao nhiêu không?

Nói xong, bà rơm rớm nước mắt. Ông giáo không thể giấu được nỗi lòng nữa, cũng nói:

- Phải, vả cuối tháng này em Mai nó thi ra. May nhờ trời đỗ được, thì gia đình mình còn mong hạnh phúc nào hơn được nữa!

Nhưng mà ở đời cái vui bao giờ cững thoáng qua mà thôi. Chỉ cái buồn mới luôn luôn làm bận lòng người ta. Nghĩ đến con trai làm việc ích cho đời, nghĩ đến con gái nay mai đỗ đạt, ông giáo và bà giáo chỉ quên nợ được một lát mà thôi.

Mà mỗi ngày qua, mối buồn càng khổ gỡ. Nó như bị chất đống lên to dần, ngổn ngang trong dạ.

Trước thì hàng tháng, sau thì hàng tuần, nay thì hàng ngày, thì giờ như đưa ông giáo Chính và bà giáo Chính đến gần dần cái cảnh cơ nghiệp tan tác.

Rồi sau hết, có một đêm, trằn trọc mãi không ngủ được, ông giáo bèn mở cửa, bắc ghế ngồi ở hiên để nghĩ ngợi. Nhưng hết ngồi lại đứng, hết đứng lại ngồi, chốc chốc vùng dậy, ông lại đi bách bộ. Xung quanh ông, cảnh tối tăm man mác, làm cho ông rùng rợn sực nghĩ đến nỗi sau này mà kinh. Một là bị cái lụy đi vay, hai là bị cái nhục mất nhà, ba là bị cái khổ ngồi tù. Ông đắn đo, suy nghĩ. Ông chỉ muốn làm thế nào cho vuông tròn tiếng tăm. Đi vay, hẳn không có ai đủ sức giúp được ông. Mất nhà, vậy suốt đời ông bị đau đớn. Ở tù, thế thì xấu hổ, khổ sở gì cho bằng!

Đâm liều, ông mới lẩn quẩn mà lẩm bẩm: "Chỉ còn một kế nữa, ta có thể tránh được nỗi khó khăn, là ta tránh cõi trần. Ta tự tử là thoát hết nợ".

Được ý ấy, ông như thấy nhẹ nhõm cả người. Rồi vào nhà, ông nhìn lên bìa lịch treo trên tường và nghĩ:

"Hai mươi chín tháng Năm rồi. Ba hôm nữa là mồng một tháng Sáu, ta sẽ được thấy cái kết quả sự học của con gái ta. Ta sẽ thấy cái giấy của chủ nợ dọa bỏ tù ta. Thế thì ba hôm nữa, người ta sẽ thấy ta là người thiên cổ".

giavui
06-04-2016, 06:52 PM
Tấm Lòng Vàng


XII

Những ngày cuối cùng

Những ngày cuối cùng của ông giáo Chính cũng làm cho Đức lo mất ăn mất ngủ, suốt cả ngày thờ thẫn như người mất trí. Phú hỏi, Đức thở dài, đáp:

- Tôi có việc gia đình rất khó nghĩ. Nhưng anh không nên biết, vì là việc riêng của tôi.

Phú lại nhận thấy Đức đi Hà Nội luôn.

Nhiều lúc, Phú tưởng bạn giận gì mình nên cố gạn hỏi, song Đức đều nói là chuyện rất kín.

Đức sở dĩ buồn, chỉ tại đầu tháng năm vừa rồi, Đức không được nhà cái chồng họ cho, vì đã bỏ hạ quá.

Nếu không có tiền họ, thì hạn nợ của ông giáo Chính đến nơi rồi, Đức lấy gì mà trả? Mồng một tháng sáu. Cái ngày ác nghiệt ấy cứ lững thững tiến lại gần dần dần. Nó sẽ quyết định cho ông giáo Chính của Đức một bề: Hoặc mất nhà, hoặc sạch nợ. Nhưng mà sạch nợ sao được?

Ông tham Tống hết sức xếp tiền cho Đức vay, nhưng ông không dám nói chắc trước. Vì một nghìn đồng bạc, lo vào lúc này, khó lắm.

Đến ngày mua họ tháng thứ tám, tức là tháng Sáu tây, ông tham Tống viết giấy cho Đức lên hôm hai mươi tháng Năm, vì hôm ấy mua họ.

Đức hồi hộp, đánh liều bỏ hai trăm, may sao lại mua được.

Nhưng mà món tiền một nghìn, đã phải trừ đi hai trăm, chỉ còn có tám trăm. Vậy muốn trả cho hết nợ, Đức còn phải lo thêm hai trăm nữa.

Cho nên Đức phải đâm ngược, chạy xuôi chịu nói khó để vay những chỗ bạn bè thân mà Đức chắc mẩm sẵn tiền, nhưng cũng không ai có cả.

Thôi thì Đức đã có tám trăm, cho nên Đức nhờ ông tham Tống cố xếp cho Đức được tiêu trước ngày mồng một tháng Sáu. Ông tham Tống thấy bạn cần lắm, nhận lời và cam đoan không để cho bạn phải lỡ.

Cùng quá, Đức bèn đến người chủ nợ ông giáo Chính, để xin trả trước tám trăm, còn bao nhiêu khất lại trả dần, nhưng người ấy không nghe, nói:

- Tôi không thể cho chịu được một đồng xu nhỏ. Ông cứ bảo ông giáo cố xoay cho được một nghìn, rồi tôi trả văn tự. Bằng không, tôi sẽ kiện tại tòa.

Đức nói sao, người ấy cũng vẫn một niềm sắt đá.

Hôm ấy cũng là hai mươi chín tháng Năm. Đức nóng cả ruột, cả gan. Còn ba hôm nữa là hết hạn nợ. Đức lo quá, thành ra phát sốt, phải xin nghỉ ba ngày.

Phú săn sóc, trông nom cho Đức, giục Đức uống thuốc. Nhưng Đức chỉ thở dài thành những tiếng rên kinh hồn.

Nào Phú có hiểu Đức đang vì cha Phú và Phú mà đến nỗi này đâu. Khốn nạn thân Đức! Chỉ một mình biết tấm lòng của mình, hết lòng vì thầy, đến nỗi vất vã, khổ sở.

Lúc ấy, Đức đang nằm trùm kín chăn và Phú ngồi ở cạnh giường, bỗng thằng đầy tớ đưa cho Phú một phong thư.

Phú nhìn phong bì, ngạc nhiên, nói:

- Lạ quá, anh ơi! Sao Hội Việt Nam Hàn Lâm lại viết thư cho tôi?

Đức vừa rên hừ hừ, vừa nói:

- Anh thử xem họ nói gì?

Phú bóc thư ra đọc:

Thưa Ngài!

Hội Việt Nam Hàn Lâm có giải hàng năm để thưởng cho những tác phẩm nào có ích.

Nay xét quyển Việt Nam Văn học sử của Ngài thực là có ích, soạn rất công phu, vậy hội định thưởng giải nhất.

Vậy Việt Nam Văn Học hội xin kính tặng Ngài số tiền ba trăm bạc, xin Ngài vui lòng nhận cho.

Nay kính thư

Hội trưởng

(ký tên)

Tái bút. - Mời Ngài quá bộ đến Hội quán hồi tám giờ sáng ngày ba mươi tháng năm, để Hội đồng được tiếp chuyện và giao số tiền thưởng.

Phú chưa đọc xong thư, Đức ngồi nhỏm dậy, sửng sốt cả người, run lẩy bẩy và châu đầu vào tờ giấy để cùng đọc.

Rồi hai anh em reo rầm, vỗ tay, nhảy nhót như trẻ con.

Một lát, Phú ngẫm nghĩ, nói:

- Phần thưởng này là của riêng anh, anh nhận lấy, vì công anh.

Đức cảm động, lắc đầu:

- Không. Anh không sẵn tiền, vậy anh lấy mà tiêu.

Phú đáp ngay:

- Thế này thì công bằng: ta để làm của công, rồi đem tiêu vào những việc công ích của xã hội.

Đức gật:

- Phải lắm.

Nhưng kỳ thực, Đức đã sướng mê lên, vì món tiền này, thêm vào với tám trăm kia thì thừa trả nợ.

Cho nên Đức khỏi sốt liền, và mong cho chóng đến ngày hôm sau.

Hai anh em hôm ấy rất vui vẻ, mở tiệc ăn mừng.

Cơm xong, Đức nghiêm trang, bảo Phú:

- Bây giờ là lúc anh về nhà, cho ông bà đỡ mong.

Phú ngậm ngùi như quyến luyến bạn, nhìn Đức, không đáp. Đức lại bảo:

- Đến mồng một tháng Sáu thì anh về. Rồi nếu tiện, anh lại đến đây ở chung với tôi ngại gì.

Phú lau nước mắt, đáp:

- Nhưng tôi lo lắm. Vì có lẽ tôi sẽ bị thầy tôi bắt ở nhà.

- Anh không lo. Rồi ta sẽ gặp nhau luôn luôn. Tôi quyết thế.

Phú thở dài:

- Ngày mông một tháng Sáu là ngày rất buồn của gia đình tôi. Món nợ của thầy tôi và món nợ của tôi đều hết hạn... Sao anh lại bảo tôi về?

Đức lắc đầu:

- Anh không ngại. Ngày ấy, gia đình anh sẽ rất vui vẻ.

Phú cho là Đức muốn khuyên mình về, và nói cho mình yên tâm, cho nên càng gần hôm mồng một tháng Sáu bao nhiêu, Phú càng buồn bấy nhiêu.

Rồi khi ra xe lửa về nhà, Phú bơ phờ vừa nhớ bạn, vừa lo lắng.

Chẳng mang theo quần áo gì cả, Phú chỉ lấy cái ảnh của Đức làm đồ hành lý là đủ thôi.

Lúc chia tay, Phú gạt nước mắt, bắt tay bạn.

Đi xe gần đến nhà, Phú trống ngực thình thình, lo quá. Tới nơi, Phú không dám vào thẳng nhà vội, còn lảng vảng ở ngoài công để dò la.

Lúc ấy, ở trong nhà, ông giáo Chính đang mong tin con gái. ông đã quyết định trút sạch nợ đời.

Ông ngồi thần trên ghế, thỉnh thoảng thở dài, ra ý chán nản quá.

Bỗng có người phu trạm đem vào hai bức thư. Ông giáo thấy chữ đề bì rất lạ thì xám ngắt mặt lại. Bà giáo ở trong nhà đi ra, thấy chồng có vẻ lo sợ quá, bèn hỏi:

- Thư của ai vậy?

- Không biết. Nguy lắm rồi! Tôi đoán là chủ nợ dọa bỏ tù.

Bà giáo hết vía, hỏi:

- Nhưng mà hai bức thư à?

- Phải.

Rồi run run, ông đeo kính, mở cái thư dày ra xem trước. Bỗng ông rú lên một tiếng, mừng rỡ bảo vợ:

- Trời ơi! Thằng Phú đã trả hết nợ hai trăm rưỡi riêng của nó rồi. Đây là cái biên lai người ta gửi lại cho nó.

Bà giáo mừng rộn người lên, hỏi dồn:

- Thế à? Thế à?

- Phải, trong biên lai nào cũng có viết một câu: "Nhận một món tiền bốn mươi đồng của ông Nguyễn văn Phú".

- À, ra nó trả dần từng tháng một.

Nhưng vui vẻ chỉ được một lát, ông giáo lại bắt đầu lo. Còn cái phong bì dẹt chưa mở ra. Đấy có lẽ mới là cái thư nó quyết định cái đời ông. Vì vậy, trong khi bóc, ông đã tưởng tượng đến chiều nay, ông chỉ còn là cái xác không hồn, xung quanh thì vợ con ăn mặc sô gai mà gào khóc thảm thiết.

Phong bì vừa bóc ra, ông giáo nhìn tờ giấy bỗng đứng phắt dậy, kinh ngạc:

- Ồ! Nó lại trả được cả món nợ một nghìn! Đây là cái văn tự ấy, có chua một câu: "Trả cả gồc lẫn lãi, ngày ba mươi tháng Năm tây".

Rồi hai người nhìn nhau nghẹn ngào, không nói được một câu nào cả. Một lúc, bà giáo buồn bã, bảo:

- Bây giờ tôi thương nó quá! Biết nó ở đâu mà tìm nó về?

Bỗng bà òa lên khóc:

- Con ơi!

Nhưng vừa lúc ấy, Phú ở ngoài bước vào vẻ mặt lo lắng. Nhất là Phú thấy trong nhà có tiếng khóc, chắc cha mẹ đang có tin buồn.

Phú cúi chào, sợ hãi.

- Ố kìa! Con! Trời ôi!

Rồi hai cha mẹ chạy ra, ôm choàng lấy Phú, khiến Phú hết hồn, chẳng hiểu làm sao cả. Bà giáo mừng quá, nói một thôi, một hồi như mê sảng. Ông giáo lặng một lúc, thong thả bảo Phú:

- Thầy me thấy con biết hối, làm sách có ích và được giải thưởng đầu của Việt Nam Hàn Lâm hội, thì thầy me rất vui lòng. Vả con lại trả được nợ cho thầy và nợ riêng của con, thầy me rất sung sướng.

Phú ngơ ngác. Ông giáo đứa cho Phú xem tám cái biên lai và một cái văn tự. Phú càng ngạc nhiên.

Bỗng có tiếng gót giày mang cá ở ngoài cửa bước vào, và tiếng reo lanh lảnh:

- Lạy thầy ạ, lạy me ạ. Con đỗ rồi! Ô kìa, anh Phú!

Mọi người quay lại, thì ra cô Mai. Mai cười khanh khách:

- Con đỗ rồi! Con đi ô-tô với bà đốc nên về được sớm.

Cả nhà như chiêm bao, cuống quýt lên. Bà giáo rối rít hỏi han và kể chuyện Phú cho Mai nghe. Lúc bấy giờ, Phú mới hiểu đầu đuôi việc

Cảm động quá, Phú bèn rút cái ảnh của Đức trong túi ra, nói:

- Thưa thầy me, thế thì ân nhân của gia đình ta là người này. Chính người này đã khuyên bảo cho con nên người. Chính người này đã trả nợ cho nhà ta. Chính người này bấy lâu đã nuôi con.

Ông giáo Chính ngẩn mặt ra nghe, rồi đeo lại kính để nhìn ảnh cho rõ. Bỗng ông giật mình:

- Ồ, anh huyện Đức! Trời đất ơi!

Bà giáo sửng sốt nhìn ảnh, rồi chảy nước mắt, nói với Phú và Mai:

- Tức là cái anh học trò thầy, ngày xưa được thầy giúp cho mỗi tháng ba đồng để ăn học, các con ạ.

Mọi người đều cảm động, hết lời khen ngợi Đức.

Ông giáo Chính thấy gia đình không ngờ đoàn tụ vào giữa lúc trong nhà được bao nhiêu tin mừng, sung sướng quá, nói cười rất vui vẻ và kể lại chuyện Đức cho mọi người nghe.

Nhưng chỉ vui vẻ, độ năm phút thôi, tự nhiên ông bỗng nghĩ ngợi nhăn mặt, ra ý buồn bã.

Rồi ông chống tay vào má, hai mắt mơ màng. Mọi người im lặng, chẳng hiểu vì sao, thì thấy ông thở dài và than rằng:

- Ta không ngờ trước ta làm cái ơn nhỏ mọn đến nỗi ta quên đi, mà người chịu ơn nhớ mãi và đền ta một cách trung hậu như thế này. Thật là tấm lòng vàng, ta lấy làm khó nghĩ quá.

Nói đoạn, ông lại thở dài. Rồi như chợt nghĩ ra điều gì, ông đưa mắt nhìn Mai, ngồi trước mặt.

Lúc ấy, hai má hây hây, Mai đang cầm cái ảnh Đức, ngắm nghía bằng đôi mắt ngây thơ, ra chiều bồi hồi, man mác...


Hết