duyanh
06-01-2016, 11:07 AM
Sau hai tháng, vẫn chưa công bố nguyên nhân cá chết
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/mass-fish-deaths-two-months-arter-gm-05312016071124.html/quang-binh-ca-chet-622.jpg/image (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/mass-fish-deaths-two-months-arter-gm-05312016071124.html/quang-binh-ca-chet-622.jpg/image)
Người dân thu gom cá chết ở bờ biển Quảng Bình hồi tháng 4 năm 2016.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/mass-fish-deaths-two-months-arter-gm-05312016071124.html/vgm053116.mp3
Thảm họa môi trường cá chết hàng loạt dọc khu vực biển bắc miền Trung từ khu công nghiệp Vũng Áng Hà Tĩnh xuống đến Đà Nẵng đến nay sắp gần tròn hai tháng, tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn chưa công bố nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Dù cho trước đây chính thủ tướng chính phủ từng phát biểu phải sớm tìm cho ra nguyên nhân và công bố. Thực tiễn ra sao qua những diễn tiến mới nhất?
Dân trông đợi
Những người dân trong vùng có cá chết hàng loạt từ ngày 6 tháng tư cho đến nay cho biết hoạt động đánh bắt gần bờ hầu như ngưng trệ cho lượng hải sản hầu như chẳng còn để tiếp tục làm nghề. Trong khi đó hải sản đánh bắt được từ những chuyến đi xa bờ về bán cũng không được giá để bù phí tổn.
Một phụ nữ tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào chiều ngày 30 tháng 5 cho biết thực tế về chuyện công bố nguyên nhân, nguyện vọng của người dân và hỗ trợ sau thảm họa mà những gia đình bị tác động như gia đình chị nhận được:
Họ chưa tuyên bố nguyên nhân vì sao cá chết. Từ đó đến nay cá chết càng ngày càng nhiều. Bữa nay đi đánh bắt cá thì không có (cá nữa); thuyền nhỏ, thuyền lớn đều không đi đánh bắt.
-Người dân Kỳ Anh
“Họ chưa tuyên bố nguyên nhân vì sao cá chết. Từ đó đến nay cá chết càng ngày càng nhiều. Bữa nay đi đánh bắt cá thì không có (cá nữa); thuyền nhỏ, thuyền lớn đều không đi đánh bắt.
Người dân thì cho rằng nguyên nhân cá chết là do Formosa xả thải. Tại nơi ống thải nước đỏ, những người thợ lặn xuống về cho biết như thế chứ tỉnh Hà Tĩnh chưa cho biết nguyên nhân gì cả.
Nguyện vọng của người dân là làm sao có cá để dân đi đánh bắt vì dân tại đây làm biển nhiều, chứ không phải làm nông. Giải tỏa nguyên nhân cá chết càng ngày càng sớm.”
Sau khi xảy ra thảm họa cá chết hàng loạt tấp vào bờ biển và nhiều thợ lặn cho biết họ phát hiện hải sinh vật nằm chết ‘sắp lớp’dưới đáy biển, thì nhiều người không dám ăn cá.
Linh mục Hoàng Biên Cương thuộc địa phận Vinh cho biết thực tiễn liên quan như sau:
“Nói thật hơn cả tháng nay tôi không dám ăn cá; không ăn thịt thì ăn rau chứ không ăn cá vì sợ không an toàn. Chúng tôi đợi tuyên bố nguyên nhân chính thức rồi mới dám ăn.
Tôi chưa nghe, chưa thấy trường hợp ăn cá rồi bị chết nhưng ăn cá vào đau bụng thì có.
Tại vùng Đông Yên, Kỳ Lợi thì lúc đầu người ta vẫn ăn; họ nói không sợ những sau có người ăn vào đau bụng nên họ ngại, sợ ăn cá.”
Ngành nghề liên quan lên tiếng
Mạng báo Dân Trí vào ngày 27 tháng 5 vừa qua trích dẫn phát biểu của ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội nghề Cá Việt Nam, bày tỏ lo ngại ‘càng kéo dài thì chất độc trong trầm tích ở đáy biển sẽ bị pha loãng dần, các mẫu cá chết ở thời điểm đầu tháng 4/2016 đã được lưu tại các phòng kiểm nghiệm hết hạn lưu mẫu sẽ được tiêu hủy, điều đó khiến cho việc truy tìm chính xác nguyên nhân sẽ khó khăn hơn rất nhiều.”
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/mass-fish-deaths-two-months-arter-gm-05312016071124.html/ca-chet-hue-400.jpg/@@images/015d17a3-8ae4-41d6-8590-4d34a229dbd4.jpeg
Cá chết ở bờ biển Huế được thu gom đem chôn hồi tháng 4 năm 2016. File photo.
Hội Nghề cá Việt Nam có công văn gửi Văn Phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp - Phát triển Nông Thôn, Khoa học - Công nghệ, Tài chính đề nghị đẩy nhanh tiến độ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ngoài biển các tỉnh Hà Tĩnh cho đến Thừa Thiên- Huế.
Hội Nghề Cá Việt Nam nhắc lại việc xác định chính xác nguyên nhân cá chết hàng loạt như thế là tuân thủ qui định tại điều 5 Hiệp định Các biện pháp về Kiểm dịch Động thực vật - SPS của Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO.
Quan điểm của Hội Nghề Cá Việt Nam được Dân Trí nêu rõ là nếu nguyên nhân cá chết do con người gây ra thì thủ phạm ngoài việc phải chịu những hình phạt do pháp luật qui định, còn phải chi trả toàn bộ chi phí hỗ trợ ngư dân mà chính phủ ứng ra, chi trả cho chính phủ những thiệt hại về tài nguyên sinh vật biển bị hủy hoại cũng như chi phí phục hồi môi trường sinh thái vùng biển chịu tác động.
Qua thảm họa xảy ra, Hội Nghề Cá Việt Nam cũng đề nghị bộ Tài nguyên - Môi trường cũng như các bộ, ngành liên quan xem xét bổ sung những chính sách kiểm soát môi trường; đặc biệt là các chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm có được môi trường bền vững.
Mạng báo Tuổi trẻ vào ngày 14 tháng 5 vừa qua trích dẫn phát biểu của ông Phạm Công Tạc, thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Việt Nam cho rằng đến ngày 26 tháng tư, tức cách đây hơn một tháng, các kết quả phân tích cho thấy đã có đủ căn cứ khoa học để loại trừ hầu hết những nhóm nguyên nhân tự nhiên làm cá chết hàng loạt như địa chấn, sốc nhiệt, dịch bệnh… Cũng theo ông này thì khu trú vào hai nhóm nguyên nhân chính là độc tố hóa học và tảo độc.
Ý kiến chuyên gia
Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Hùng Việt thuộc Phòng thí nghiệm Trọng điểm Đại học Quốc gia - Hà Nội, người có những bài viết phân tích nguyên nhân cá chết tại miền Trung, có những ý kiến khoa học mà theo ông là nhằm gợi mở hướng điều tra để đi đến kết luận về nguyên nhân cá chết hàng loạt vừa qua.
Ông trình bày:
Người dân sốt ruột, họ tưởng vài ba ngày có kết quả ngay; nhưng câu chuyện không phải giản đơn như thế, có khi phải vài ba tuần. Tôi cũng nghe nói chính phủ cũng có một số thông tin nhưng trước khi kết luận phải thu thập đầy đủ.
-GS Phạm Hùng Việt
“Người dân sốt ruột, họ tưởng vài ba ngày có kết quả ngay; nhưng câu chuyện không phải giản đơn như thế, có khi phải vài ba tuần. Tôi cũng nghe nói chính phủ cũng có một số thông tin nhưng trước khi kết luận phải thu thập đầy đủ. Mình là nhà khoa học thì phải nói sao cho khoa học.
Khả năng cũng có thể từ Vũng Áng; tức từ hoạt động của khu công nghiệp có lò cốc mà; cho nên có thể nhỡ đâu họ xả thải không đúng qui trình hoặc xử lý chưa hết. Tuy nhiên có thể có kịch bản như thế này: khi xả thải ra thì đúng qui chuẩn Việt Nam: hàm lượng của những độc chất thải ra như phenol, cianur, kim loại nặng… và khi tính nồng độ ra vẫn đủ. Thế nhưng như kịch bản tôi đưa ra là do nó tại thành sắt citrate, nó lại bị polymer hóa thành loại keo. Dạng keo này thư thứ bắt các anion xếp vào chung quanh và làm giàu chất độc, thay vì hòa tan vào nước biển. Đó là sự vô tình hoặc ngẫu nhiên, một kịch bản rất hiếm nhưng cũng không phải không xảy ra. Cái đó chuyển động theo dòng hải lưu và đến đâu thì chết cá đến đó.
Tất cả tôi giả định về mặt lý thuyết, để suy ngẫm thôi, còn nếu tìm ra lý do thật đúng là do nước thải từ đó ra thì họ phải rút kinh nghiệm, phải điều chỉnh trong tương lai. Có trạm quan trắc và phải thay đổi qui trình khi rửa đường ống. Ví dụ giả sử tạo thể keo sắt citrate thì sau này khi họ sục rửa phải để cho kiềm đi. Nghe nói đo hàm lượng sắt ở biển Quảng Bình thì cũng hơi lớn 0,7mg/L; tức sắc không bị kết tủa hết. Sắt không quá độc nhưng nó tạo ra huyền phù, tạo ra citrate. Citrate khi ra gặp nước sẽ thủy phân và tạo ra hệ cao phân tử. Các nguyên tử sắt lại liên kết với nhau.
Ví dụ để làm trong nước thì người ta tạo thành hệ keo để kết tủa tất cả những chất rắn lơ lửng hay mọi thứ lắng xuống khiến nước thành trong; thế nhưng do nó ra biển - nơi có sóng chuyển động chứ không lắng đọng nên chất keo bị lơ lửng theo dòng hải lưu chạy.”
Vào ngày 19 tháng 5 vừa qua, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản-Nafiqad thuộc Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam phát đi công văn khẩn yêu cầu các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận và các trung tâm vùng thuộc Nafiqad tổ chức lấy mẫu muối, kiểm tra khẩn cấp các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.
Cục này cho biết để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng cho nên đề nghị các tỉnh vừa nêu lấy mẫu muối từ 3 cơ sở tại địa phương được sản xuất ngay trong năm nay đi kiểm tra về các chỉ tiêu kim loại nặng như chì, asen, cadimi, thủy ngân.
Phản hồi từ chính quyền
Ngay sau khi xảy ra thảm họa môi trường cá và hải sinh vật chết hàng loạt dọc theo bờ biển các tình bắc Trung bộ từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng, các linh mục Công giáo, hạt Kỳ Anh, địa phận Vinh nơi có hơn 18 ngàn giáo dân chịu tác động nặng nề nhất, vào ngày 3 tháng 5 đã có bản kiến nghị gửi đến các cấp lãnh đạo nhà nước và giáo hội về vụ việc đó.
Linh mục Hoàng Biên Cương quản hạt Kỳ Anh, vào chiều ngày 30 tháng 5 cho biết phản hồi nhận được sau bản kiến nghị đi:
“Chỉ nhận được một văn bản phản hồi của Ủy ban Nhân dân thị xã Kỳ Anh vàu sau đó nhận được một văn bản làm việc của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trả lời vấn đề hỗ trợ cho bà con vùng thiệt hại.
Theo văn bản trả lời thì hỗ trợ bằng cách qua doanh nghiệp mua muối hỗ trợ cho bà con diêm dân; mua cá cho bà con khi đánh bắt về mà bị thiệt hại do giá thấp đi.
Trên báo chí Nhà nước có trả lời chưa công bố nguyên nhân cụ thể nhưng trước mắt giải pháp tạm thời là hỗ trợ cho bà con.”
Một số người dân tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu… sau khi xảy ra thảm họa môi trường cá và hải sinh vật biển chết hàng loạt đã xuống đường yêu cầu chính quyền minh bạch về nguyên nhân cá chết vào các chủ nhật 1, 8, 15, 22 cho đến 29 tháng 5 vừa qua.
Tuy nhiên sau những lần đầu với số lượng tham gia chừng vài ngàn người, các lần sau chính quyền huy động các cơ quan chức năng mạnh tay giải tán những người tham gia biểu tình.
Đối với những nhà hoạt động công khai thì lực lượng an ninh canh gác chặt chẽ quanh tư gia của họ vào những ngày cuối tuần có kêu gọi cùng xuống đường yêu cầu chính quyền phải sớm minh bạch nguyên nhân dẫn đến thảm họa môi trường cá và hải sinh vật biển chết hằng hoạt tại khu vực các tỉnh bắc trung bộ Việt Nam.
Trở lại công văn của Hội Nghề Cá gửi Văn phòng chính phủ và các bộ thì việc xác định nguyên nhân cá chết hết sức cần thiết: giúp trấn an dư luận, làm cho người tiêu dùng an tâm hơn.
Mục Khoa học - Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí vị tuần sau.
https://www.youtube.com/watch?v=3Gx53GfNRBQ
RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/mass-fish-deaths-two-months-arter-gm-05312016071124.html/quang-binh-ca-chet-622.jpg/image (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/mass-fish-deaths-two-months-arter-gm-05312016071124.html/quang-binh-ca-chet-622.jpg/image)
Người dân thu gom cá chết ở bờ biển Quảng Bình hồi tháng 4 năm 2016.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/mass-fish-deaths-two-months-arter-gm-05312016071124.html/vgm053116.mp3
Thảm họa môi trường cá chết hàng loạt dọc khu vực biển bắc miền Trung từ khu công nghiệp Vũng Áng Hà Tĩnh xuống đến Đà Nẵng đến nay sắp gần tròn hai tháng, tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn chưa công bố nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Dù cho trước đây chính thủ tướng chính phủ từng phát biểu phải sớm tìm cho ra nguyên nhân và công bố. Thực tiễn ra sao qua những diễn tiến mới nhất?
Dân trông đợi
Những người dân trong vùng có cá chết hàng loạt từ ngày 6 tháng tư cho đến nay cho biết hoạt động đánh bắt gần bờ hầu như ngưng trệ cho lượng hải sản hầu như chẳng còn để tiếp tục làm nghề. Trong khi đó hải sản đánh bắt được từ những chuyến đi xa bờ về bán cũng không được giá để bù phí tổn.
Một phụ nữ tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào chiều ngày 30 tháng 5 cho biết thực tế về chuyện công bố nguyên nhân, nguyện vọng của người dân và hỗ trợ sau thảm họa mà những gia đình bị tác động như gia đình chị nhận được:
Họ chưa tuyên bố nguyên nhân vì sao cá chết. Từ đó đến nay cá chết càng ngày càng nhiều. Bữa nay đi đánh bắt cá thì không có (cá nữa); thuyền nhỏ, thuyền lớn đều không đi đánh bắt.
-Người dân Kỳ Anh
“Họ chưa tuyên bố nguyên nhân vì sao cá chết. Từ đó đến nay cá chết càng ngày càng nhiều. Bữa nay đi đánh bắt cá thì không có (cá nữa); thuyền nhỏ, thuyền lớn đều không đi đánh bắt.
Người dân thì cho rằng nguyên nhân cá chết là do Formosa xả thải. Tại nơi ống thải nước đỏ, những người thợ lặn xuống về cho biết như thế chứ tỉnh Hà Tĩnh chưa cho biết nguyên nhân gì cả.
Nguyện vọng của người dân là làm sao có cá để dân đi đánh bắt vì dân tại đây làm biển nhiều, chứ không phải làm nông. Giải tỏa nguyên nhân cá chết càng ngày càng sớm.”
Sau khi xảy ra thảm họa cá chết hàng loạt tấp vào bờ biển và nhiều thợ lặn cho biết họ phát hiện hải sinh vật nằm chết ‘sắp lớp’dưới đáy biển, thì nhiều người không dám ăn cá.
Linh mục Hoàng Biên Cương thuộc địa phận Vinh cho biết thực tiễn liên quan như sau:
“Nói thật hơn cả tháng nay tôi không dám ăn cá; không ăn thịt thì ăn rau chứ không ăn cá vì sợ không an toàn. Chúng tôi đợi tuyên bố nguyên nhân chính thức rồi mới dám ăn.
Tôi chưa nghe, chưa thấy trường hợp ăn cá rồi bị chết nhưng ăn cá vào đau bụng thì có.
Tại vùng Đông Yên, Kỳ Lợi thì lúc đầu người ta vẫn ăn; họ nói không sợ những sau có người ăn vào đau bụng nên họ ngại, sợ ăn cá.”
Ngành nghề liên quan lên tiếng
Mạng báo Dân Trí vào ngày 27 tháng 5 vừa qua trích dẫn phát biểu của ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội nghề Cá Việt Nam, bày tỏ lo ngại ‘càng kéo dài thì chất độc trong trầm tích ở đáy biển sẽ bị pha loãng dần, các mẫu cá chết ở thời điểm đầu tháng 4/2016 đã được lưu tại các phòng kiểm nghiệm hết hạn lưu mẫu sẽ được tiêu hủy, điều đó khiến cho việc truy tìm chính xác nguyên nhân sẽ khó khăn hơn rất nhiều.”
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/mass-fish-deaths-two-months-arter-gm-05312016071124.html/ca-chet-hue-400.jpg/@@images/015d17a3-8ae4-41d6-8590-4d34a229dbd4.jpeg
Cá chết ở bờ biển Huế được thu gom đem chôn hồi tháng 4 năm 2016. File photo.
Hội Nghề cá Việt Nam có công văn gửi Văn Phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp - Phát triển Nông Thôn, Khoa học - Công nghệ, Tài chính đề nghị đẩy nhanh tiến độ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ngoài biển các tỉnh Hà Tĩnh cho đến Thừa Thiên- Huế.
Hội Nghề Cá Việt Nam nhắc lại việc xác định chính xác nguyên nhân cá chết hàng loạt như thế là tuân thủ qui định tại điều 5 Hiệp định Các biện pháp về Kiểm dịch Động thực vật - SPS của Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO.
Quan điểm của Hội Nghề Cá Việt Nam được Dân Trí nêu rõ là nếu nguyên nhân cá chết do con người gây ra thì thủ phạm ngoài việc phải chịu những hình phạt do pháp luật qui định, còn phải chi trả toàn bộ chi phí hỗ trợ ngư dân mà chính phủ ứng ra, chi trả cho chính phủ những thiệt hại về tài nguyên sinh vật biển bị hủy hoại cũng như chi phí phục hồi môi trường sinh thái vùng biển chịu tác động.
Qua thảm họa xảy ra, Hội Nghề Cá Việt Nam cũng đề nghị bộ Tài nguyên - Môi trường cũng như các bộ, ngành liên quan xem xét bổ sung những chính sách kiểm soát môi trường; đặc biệt là các chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm có được môi trường bền vững.
Mạng báo Tuổi trẻ vào ngày 14 tháng 5 vừa qua trích dẫn phát biểu của ông Phạm Công Tạc, thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Việt Nam cho rằng đến ngày 26 tháng tư, tức cách đây hơn một tháng, các kết quả phân tích cho thấy đã có đủ căn cứ khoa học để loại trừ hầu hết những nhóm nguyên nhân tự nhiên làm cá chết hàng loạt như địa chấn, sốc nhiệt, dịch bệnh… Cũng theo ông này thì khu trú vào hai nhóm nguyên nhân chính là độc tố hóa học và tảo độc.
Ý kiến chuyên gia
Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Hùng Việt thuộc Phòng thí nghiệm Trọng điểm Đại học Quốc gia - Hà Nội, người có những bài viết phân tích nguyên nhân cá chết tại miền Trung, có những ý kiến khoa học mà theo ông là nhằm gợi mở hướng điều tra để đi đến kết luận về nguyên nhân cá chết hàng loạt vừa qua.
Ông trình bày:
Người dân sốt ruột, họ tưởng vài ba ngày có kết quả ngay; nhưng câu chuyện không phải giản đơn như thế, có khi phải vài ba tuần. Tôi cũng nghe nói chính phủ cũng có một số thông tin nhưng trước khi kết luận phải thu thập đầy đủ.
-GS Phạm Hùng Việt
“Người dân sốt ruột, họ tưởng vài ba ngày có kết quả ngay; nhưng câu chuyện không phải giản đơn như thế, có khi phải vài ba tuần. Tôi cũng nghe nói chính phủ cũng có một số thông tin nhưng trước khi kết luận phải thu thập đầy đủ. Mình là nhà khoa học thì phải nói sao cho khoa học.
Khả năng cũng có thể từ Vũng Áng; tức từ hoạt động của khu công nghiệp có lò cốc mà; cho nên có thể nhỡ đâu họ xả thải không đúng qui trình hoặc xử lý chưa hết. Tuy nhiên có thể có kịch bản như thế này: khi xả thải ra thì đúng qui chuẩn Việt Nam: hàm lượng của những độc chất thải ra như phenol, cianur, kim loại nặng… và khi tính nồng độ ra vẫn đủ. Thế nhưng như kịch bản tôi đưa ra là do nó tại thành sắt citrate, nó lại bị polymer hóa thành loại keo. Dạng keo này thư thứ bắt các anion xếp vào chung quanh và làm giàu chất độc, thay vì hòa tan vào nước biển. Đó là sự vô tình hoặc ngẫu nhiên, một kịch bản rất hiếm nhưng cũng không phải không xảy ra. Cái đó chuyển động theo dòng hải lưu và đến đâu thì chết cá đến đó.
Tất cả tôi giả định về mặt lý thuyết, để suy ngẫm thôi, còn nếu tìm ra lý do thật đúng là do nước thải từ đó ra thì họ phải rút kinh nghiệm, phải điều chỉnh trong tương lai. Có trạm quan trắc và phải thay đổi qui trình khi rửa đường ống. Ví dụ giả sử tạo thể keo sắt citrate thì sau này khi họ sục rửa phải để cho kiềm đi. Nghe nói đo hàm lượng sắt ở biển Quảng Bình thì cũng hơi lớn 0,7mg/L; tức sắc không bị kết tủa hết. Sắt không quá độc nhưng nó tạo ra huyền phù, tạo ra citrate. Citrate khi ra gặp nước sẽ thủy phân và tạo ra hệ cao phân tử. Các nguyên tử sắt lại liên kết với nhau.
Ví dụ để làm trong nước thì người ta tạo thành hệ keo để kết tủa tất cả những chất rắn lơ lửng hay mọi thứ lắng xuống khiến nước thành trong; thế nhưng do nó ra biển - nơi có sóng chuyển động chứ không lắng đọng nên chất keo bị lơ lửng theo dòng hải lưu chạy.”
Vào ngày 19 tháng 5 vừa qua, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản-Nafiqad thuộc Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam phát đi công văn khẩn yêu cầu các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận và các trung tâm vùng thuộc Nafiqad tổ chức lấy mẫu muối, kiểm tra khẩn cấp các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.
Cục này cho biết để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng cho nên đề nghị các tỉnh vừa nêu lấy mẫu muối từ 3 cơ sở tại địa phương được sản xuất ngay trong năm nay đi kiểm tra về các chỉ tiêu kim loại nặng như chì, asen, cadimi, thủy ngân.
Phản hồi từ chính quyền
Ngay sau khi xảy ra thảm họa môi trường cá và hải sinh vật chết hàng loạt dọc theo bờ biển các tình bắc Trung bộ từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng, các linh mục Công giáo, hạt Kỳ Anh, địa phận Vinh nơi có hơn 18 ngàn giáo dân chịu tác động nặng nề nhất, vào ngày 3 tháng 5 đã có bản kiến nghị gửi đến các cấp lãnh đạo nhà nước và giáo hội về vụ việc đó.
Linh mục Hoàng Biên Cương quản hạt Kỳ Anh, vào chiều ngày 30 tháng 5 cho biết phản hồi nhận được sau bản kiến nghị đi:
“Chỉ nhận được một văn bản phản hồi của Ủy ban Nhân dân thị xã Kỳ Anh vàu sau đó nhận được một văn bản làm việc của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trả lời vấn đề hỗ trợ cho bà con vùng thiệt hại.
Theo văn bản trả lời thì hỗ trợ bằng cách qua doanh nghiệp mua muối hỗ trợ cho bà con diêm dân; mua cá cho bà con khi đánh bắt về mà bị thiệt hại do giá thấp đi.
Trên báo chí Nhà nước có trả lời chưa công bố nguyên nhân cụ thể nhưng trước mắt giải pháp tạm thời là hỗ trợ cho bà con.”
Một số người dân tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu… sau khi xảy ra thảm họa môi trường cá và hải sinh vật biển chết hàng loạt đã xuống đường yêu cầu chính quyền minh bạch về nguyên nhân cá chết vào các chủ nhật 1, 8, 15, 22 cho đến 29 tháng 5 vừa qua.
Tuy nhiên sau những lần đầu với số lượng tham gia chừng vài ngàn người, các lần sau chính quyền huy động các cơ quan chức năng mạnh tay giải tán những người tham gia biểu tình.
Đối với những nhà hoạt động công khai thì lực lượng an ninh canh gác chặt chẽ quanh tư gia của họ vào những ngày cuối tuần có kêu gọi cùng xuống đường yêu cầu chính quyền phải sớm minh bạch nguyên nhân dẫn đến thảm họa môi trường cá và hải sinh vật biển chết hằng hoạt tại khu vực các tỉnh bắc trung bộ Việt Nam.
Trở lại công văn của Hội Nghề Cá gửi Văn phòng chính phủ và các bộ thì việc xác định nguyên nhân cá chết hết sức cần thiết: giúp trấn an dư luận, làm cho người tiêu dùng an tâm hơn.
Mục Khoa học - Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí vị tuần sau.
https://www.youtube.com/watch?v=3Gx53GfNRBQ
RFA