duyanh
05-23-2016, 01:08 PM
Kì lạ gôi làng trồng 111 cây xanh mỗi khi có bé gái chào đời
Mỗi khi có bé gái được sinh ra, người dân trong làng sẽ trồng đủ 111 cây xanh và sẽ phải đảm bảo những cái cây được chăm sóc chu đáo cho đến khi trưởng thành. Đây là câu chuyện có thật tại làng Piplantri nhỏ bé nằm tại Rajasthan, Ấn Độ.
[
http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=888779&stc=1&d=1464004945
Shyam Sundar Paliwal, cựu trưởng làng của ngôi làng Piplantri nhỏ bé nằm tại Rajasthan, Ấn Độ, đã mất con gái nhỏ Kiran. Thế là, năm 2006, Shyam đã tự đặt ra cho mình trách nhiệm phải đảm bảo toàn bộ dân làng của ông sẽ trân trọng cuộc sống của mỗi bé gái khi các em ra đời.
Shyam đã cho thực thi việc trồng 111 cây non để chào mừng ngày sinh của từng bé gái sinh ra trong làng. Người dân trồng đủ số cây đó trên các bãi đất công của Piplantri, và tất cả họ phải đảm bảo những cái cây phải được chăm sóc đến khi thành cây trưởng thành. Ngoài ra, dân làng sẽ quyên góp 21,000 rúp (khoảng 7,000,000 đồng), và bố mẹ cô bé cũng phải chi 10,000 rúp (khoảng 3,345,000 đồng) để gộp vào thành tiền đặt trước dành riêng cho cô bé khi nào cô lớn lên.
Theo truyền thông địa phương, ngoài việc trồng cây, bố mẹ của các bé gái còn phải kí một bản khai pháp lý để đảm bảo con gái mình sẽ được học hành đầy đủ và không lấy chồng trước khi cô bé đến tuổi hợp pháp là 18.
Shyam cho biết, có khoảng 60 bé gái được sinh ra tại Piplantri mỗi năm. Hơn một nửa số này có bố mẹ có thái độ miễn cưỡng không muốn nuôi con gái vì họ không coi trọng con gái bằng con trai và cho là nuôi con gái chỉ tốn tiền. Chính vì thế, dự án trồng cây của ông là điều khuyến khích các họ chào mừng các bé gái đến với gia đình mình, và cũng là thứ có thể đấu tranh chống lại văn hóa trọng nam khinh nữ đã cắm rễ sâu sắc trong xã hội.
Được biết, chính phủ Ấn Độ đã cho thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng này, ví dụ như cấm không được kiểm tra giới tính của trẻ trước khi sinh, hay cấm việc biếu của hồi môn cho nhà trai – thứ khiến con gái hay bị cho là tốn tiền hơn con trai.
Dự án trồng cây của Piplantri là một bước tiến bộ vượt bậc vì nó không chỉ khuyến khích các gia đình sinh con gái, mà còn coi việc các em ra đời là một niềm vui.
Đã 10 năm kể từ năm đầu tiên bắt đầu dự án, ngôi làng Piplantri dần dần nổi tiếng là nơi có “chủ nghĩa ủng hộ nữ quyền xanh”, nơi mà đã có hơn 250.000 cây đã được trồng trong 7 năm đầu tiên. Những giống cây đa dạng nơi đây, bao gồm cây xoài, cây nim Ấn Độ, cây gỗ chi Sưa, cây lý gai và nhiều cây khác, mang lại nhiều giá trị kinh tế cho dân làng.
Đặc biệt, những cây lô hội được dân làng trồng quanh các cây gỗ để giúp cây không bị mối mọt đang tạo ra thu nhập cho một số hộ dân, sau khi họ chế biến và buôn bán các sản phẩm như nước uống, dầu bôi. Tất cả chúng là nguồn sinh nhai cho toàn bộ 8.000 người dân trong làng.
Dù vậy, so với các làng khác trong khu vực, mức độ phát triển của Piplantri chưa được cao. Shyam nói lên hi vọng của mình: “Chúng ta cần phải cố gắng hơn nữa để tạo ra thật nhiều thật nhiều các ngôi làng tiến bộ và có thể tự cung tự cấp cho mình
Mỗi khi có bé gái được sinh ra, người dân trong làng sẽ trồng đủ 111 cây xanh và sẽ phải đảm bảo những cái cây được chăm sóc chu đáo cho đến khi trưởng thành. Đây là câu chuyện có thật tại làng Piplantri nhỏ bé nằm tại Rajasthan, Ấn Độ.
[
http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=888779&stc=1&d=1464004945
Shyam Sundar Paliwal, cựu trưởng làng của ngôi làng Piplantri nhỏ bé nằm tại Rajasthan, Ấn Độ, đã mất con gái nhỏ Kiran. Thế là, năm 2006, Shyam đã tự đặt ra cho mình trách nhiệm phải đảm bảo toàn bộ dân làng của ông sẽ trân trọng cuộc sống của mỗi bé gái khi các em ra đời.
Shyam đã cho thực thi việc trồng 111 cây non để chào mừng ngày sinh của từng bé gái sinh ra trong làng. Người dân trồng đủ số cây đó trên các bãi đất công của Piplantri, và tất cả họ phải đảm bảo những cái cây phải được chăm sóc đến khi thành cây trưởng thành. Ngoài ra, dân làng sẽ quyên góp 21,000 rúp (khoảng 7,000,000 đồng), và bố mẹ cô bé cũng phải chi 10,000 rúp (khoảng 3,345,000 đồng) để gộp vào thành tiền đặt trước dành riêng cho cô bé khi nào cô lớn lên.
Theo truyền thông địa phương, ngoài việc trồng cây, bố mẹ của các bé gái còn phải kí một bản khai pháp lý để đảm bảo con gái mình sẽ được học hành đầy đủ và không lấy chồng trước khi cô bé đến tuổi hợp pháp là 18.
Shyam cho biết, có khoảng 60 bé gái được sinh ra tại Piplantri mỗi năm. Hơn một nửa số này có bố mẹ có thái độ miễn cưỡng không muốn nuôi con gái vì họ không coi trọng con gái bằng con trai và cho là nuôi con gái chỉ tốn tiền. Chính vì thế, dự án trồng cây của ông là điều khuyến khích các họ chào mừng các bé gái đến với gia đình mình, và cũng là thứ có thể đấu tranh chống lại văn hóa trọng nam khinh nữ đã cắm rễ sâu sắc trong xã hội.
Được biết, chính phủ Ấn Độ đã cho thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng này, ví dụ như cấm không được kiểm tra giới tính của trẻ trước khi sinh, hay cấm việc biếu của hồi môn cho nhà trai – thứ khiến con gái hay bị cho là tốn tiền hơn con trai.
Dự án trồng cây của Piplantri là một bước tiến bộ vượt bậc vì nó không chỉ khuyến khích các gia đình sinh con gái, mà còn coi việc các em ra đời là một niềm vui.
Đã 10 năm kể từ năm đầu tiên bắt đầu dự án, ngôi làng Piplantri dần dần nổi tiếng là nơi có “chủ nghĩa ủng hộ nữ quyền xanh”, nơi mà đã có hơn 250.000 cây đã được trồng trong 7 năm đầu tiên. Những giống cây đa dạng nơi đây, bao gồm cây xoài, cây nim Ấn Độ, cây gỗ chi Sưa, cây lý gai và nhiều cây khác, mang lại nhiều giá trị kinh tế cho dân làng.
Đặc biệt, những cây lô hội được dân làng trồng quanh các cây gỗ để giúp cây không bị mối mọt đang tạo ra thu nhập cho một số hộ dân, sau khi họ chế biến và buôn bán các sản phẩm như nước uống, dầu bôi. Tất cả chúng là nguồn sinh nhai cho toàn bộ 8.000 người dân trong làng.
Dù vậy, so với các làng khác trong khu vực, mức độ phát triển của Piplantri chưa được cao. Shyam nói lên hi vọng của mình: “Chúng ta cần phải cố gắng hơn nữa để tạo ra thật nhiều thật nhiều các ngôi làng tiến bộ và có thể tự cung tự cấp cho mình