PDA

View Full Version : Những hệ lụy có thể xảy ra sau phán quyết của tòa trọng tài về Biển Đông



khieman
04-30-2016, 03:25 PM
.


Những hệ lụy có thể xảy ra
sau phán quyết của tòa trọng tài về Biển Đông





http://gdb.voanews.com/03ACA619-0482-411A-8C95-914FB85C6E18_w640_r1_s_cx0_cy4_cw0.jpg (http://gdb.voanews.com/03ACA619-0482-411A-8C95-914FB85C6E18_cx0_cy4_cw0_mw1024_s_n_r1.jpg)

Sinh viên Philiipines trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc
tại Manila ngày 3/3/2016 về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.


Một tòa trọng tài của Liên Hiệp Quốc sẽ đưa ra phán quyết trong tháng 5 hoặc tháng 6 về tranh chấp biển giữa Trung Quốc và Philippines. Manila đã nộp đơn khiếu nại vào năm 2013.

Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và một số nước châu Á khác có tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau ở Biển Đông.

Theo các chuyên gia, việc tòa trọng tài ở La Haye sắp ra phán quyết đang làm cho Bắc Kinh khó chịu. Giáo sư quan hệ quốc tế Thi Ngân Hồng tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh nói: “Người ta tin rằng phán quyết sẽ bất lợi cho Trung Quốc, và có những lo ngại rằng các nước khác như Mỹ và Nhật sẽ nhân cơ hội này thách thức thêm đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực”. Giáo sư Thi tiên liệu Trung Quốc có thể đáp trả bằng cách bắt đầu bồi đắp bãi Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham gần Philippines. Đang có những dấu hiệu củng cố cho nhận định này.

Trong khi chờ phán quyết và cảnh giác với các hành động của Trung Quốc, các nước khác có tuyên bố chủ quyền đang tìm cách mua sắm vũ khí mới để đối phó với Trung Quốc. Ông Carl Baker, giám đốc chương trình thuộc tổ chức cố vấn Diễn đàn Thái Bình Dương, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói: “Điều chắc chắn là hầu hết các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, đã chọn cải thiện quan hệ với Mỹ và Nhật Bản trong một nỗ lực rộng lớn hơn để tăng cường năng lực tuần tra và bảo vệ những tuyên bố về biển của họ ở khu vực”.

Trong một bài viết được Forbes Asia đăng tải hôm 28/4, cây viết Ralph Jennings, người theo dõi Trung Quốc và Đài Loan trong nhiều năm, cho rằng tòa La Haye được nhiều người trông đợi sẽ đứng về phía Philippines. Trung Quốc tin rằng tòa không có đủ thẩm quyền để phán quyết. Trung Quốc đưa ra đường chín đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, để đòi chủ quyền ở Biển Đông. Nhưng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển thông thường chỉ trao cho các nước vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ biển, tức là nhỏ hơn nhiều so với đòi hỏi của Trung Quốc.

Nhận định về tình hình sau khi có phán quyết, cây viết Ralph Jennings cho rằng việc sử dụng Biển Đông với những tranh cãi đi kèm sẽ vẫn diễn ra như trước đây. Không nước nào trong số 6 nước đòi chủ quyền sẽ thay đổi quan điểm cũng như không sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền. Điều đó có nghĩa là việc đánh bắt cá, khoan dầu khí và vận tải biển sẽ tuân theo nguyên trạng, theo nguyên tắc ai đến trước sẽ giành được quyền trước.

Manila sẽ được công chúng trong nước và các nước khác ca ngợi, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc sẽ tức giận và tỏ ra thách thức, tiếp sau đó, họ có thể nhanh chóng cho phi cơ hạ cánh hay bồi đắp một thực thể ở vùng biển. Các quan chức Trung Quốc có thể phản đối nhiều bên, từ Manila cho đến Washington, thậm chí ngay cả tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc.

Ông Sean King, phó giám đốc hãng tư vấn Park Strategies ở New York, nhận định: “Bắc Kinh sẽ thể hiện cơn thịnh nộ tối đa về phán quyết, từ chối công nhận giá trị của nó. Việt Nam và các nước khác sẽ lịch sự hoan nghênh một phán quyết có lợi cho Manila, vì phán quyết sẽ làm mất thể diện của Trung Quốc một chút, trong khi làm tăng vị thế của các nước kia đối với Bắc Kinh.”


29-4-2016
Theo Forbes, Washington Post.




https://www.youtube.com/watch?v=6PSNc_84Ino




.