giavui
04-27-2016, 03:24 AM
Hơn 60% hàng hóa Trung Quốc nhập vào EU bị cảnh báo nguy hiểm
Trong danh mục các hàng hóa nguy hiểm của năm 2015 được cảnh báo trên toàn EU hôm 25/4 có tới 62% hàng hóa Trung Quốc nhập vào khối này bị cảnh báo nguy hiểm.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-BnkEIa-20160427-hon-60-hang-hoa-trung-quoc-nhap-vao-eu-bi-canh-bao-nguy-hiem.jpg
Nhiều sản phẩm may mặc “made in china” nằm trong danh sách này.
Theo EU Business, danh mục các hàng hóa nguy hiểm không phải thực phẩm do hệ thống cảnh báo nhanh của Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là RAPEX, vừa công bố ngày 25/4.
Cụ thể trong năm 2015 đã có 2.072 loại hàng hóa bị RAPEX dán nhãn cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe con người.
Nguyên tắc hoạt động của RAPEX là khi một quốc gia thành viên EU phát hiện thấy nguy cơ sức khỏe từ một loại sản phẩm nào đó trên thị trường nước họ và phát đi cảnh báo, lập tức các quốc gia khác trong EU cũng sẽ phản ứng tức thời với sản phẩm này tại thị trường của họ.
Trung Quốc hiện là đối tác cung cấp hàng hóa lớn nhất cho EU. Tuy nhiên trong năm 2015, đây cũng là nước có tới 62% hàng hóa bị cảnh báo nguy hiểm.
Theo Ủy viên EU phụ trách các vấn đề của người tiêu dùng, bà Vera Jourova, khó khăn lớn nhất với hàng hóa Trung Quốc là chuyện truy nguyên nguồn gốc. Nhà chức trách Trung Quốc không thể biết được đâu là nơi sản xuất của 1/3 số hàng hóa bị dán nhãn nguy hiểm của họ, mặc dù mỗi khi có cảnh báo về một mặt hàng nào đó, ngay lập tức RAPEX sẽ gửi thông báo tới chính quyền nước này.
Theo bà Jourova, việc tăng cường hợp tác với chính quyền Trung Quốc trong vấn đề kiểm soát chất lượng hàng hóa vẫn sẽ là ưu tiên của EU.
Dự kiến trong tháng 6 tới, bà Jourova sẽ tới Trung Quốc để thảo luận với những người đồng cấp nước này về vấn đề an toàn cho các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu vào EU.
Cũng theo bà Jourova, thách thức lớn nhất với Ủy ban châu Âu là xác minh được các loại hàng hóa bán qua mạng đang ngày càng tăng mạnh.
Việc đăng ký mua hàng trực tuyến, sau đó hàng hóa được gửi trực tiếp qua dịch vụ chuyển phát tới người mua đã khiến hàng hóa không được đưa qua các khâu kiểm định chất lượng đúng quy trình.
Thực tế, hiện nay hơn 65% người dân châu Âu mua hàng qua mạng, tỉ lệ này đã tăng hơn 27% so với thập kỷ trước đó.
Theo Tuổi Trẻ
Trong danh mục các hàng hóa nguy hiểm của năm 2015 được cảnh báo trên toàn EU hôm 25/4 có tới 62% hàng hóa Trung Quốc nhập vào khối này bị cảnh báo nguy hiểm.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-BnkEIa-20160427-hon-60-hang-hoa-trung-quoc-nhap-vao-eu-bi-canh-bao-nguy-hiem.jpg
Nhiều sản phẩm may mặc “made in china” nằm trong danh sách này.
Theo EU Business, danh mục các hàng hóa nguy hiểm không phải thực phẩm do hệ thống cảnh báo nhanh của Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là RAPEX, vừa công bố ngày 25/4.
Cụ thể trong năm 2015 đã có 2.072 loại hàng hóa bị RAPEX dán nhãn cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe con người.
Nguyên tắc hoạt động của RAPEX là khi một quốc gia thành viên EU phát hiện thấy nguy cơ sức khỏe từ một loại sản phẩm nào đó trên thị trường nước họ và phát đi cảnh báo, lập tức các quốc gia khác trong EU cũng sẽ phản ứng tức thời với sản phẩm này tại thị trường của họ.
Trung Quốc hiện là đối tác cung cấp hàng hóa lớn nhất cho EU. Tuy nhiên trong năm 2015, đây cũng là nước có tới 62% hàng hóa bị cảnh báo nguy hiểm.
Theo Ủy viên EU phụ trách các vấn đề của người tiêu dùng, bà Vera Jourova, khó khăn lớn nhất với hàng hóa Trung Quốc là chuyện truy nguyên nguồn gốc. Nhà chức trách Trung Quốc không thể biết được đâu là nơi sản xuất của 1/3 số hàng hóa bị dán nhãn nguy hiểm của họ, mặc dù mỗi khi có cảnh báo về một mặt hàng nào đó, ngay lập tức RAPEX sẽ gửi thông báo tới chính quyền nước này.
Theo bà Jourova, việc tăng cường hợp tác với chính quyền Trung Quốc trong vấn đề kiểm soát chất lượng hàng hóa vẫn sẽ là ưu tiên của EU.
Dự kiến trong tháng 6 tới, bà Jourova sẽ tới Trung Quốc để thảo luận với những người đồng cấp nước này về vấn đề an toàn cho các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu vào EU.
Cũng theo bà Jourova, thách thức lớn nhất với Ủy ban châu Âu là xác minh được các loại hàng hóa bán qua mạng đang ngày càng tăng mạnh.
Việc đăng ký mua hàng trực tuyến, sau đó hàng hóa được gửi trực tiếp qua dịch vụ chuyển phát tới người mua đã khiến hàng hóa không được đưa qua các khâu kiểm định chất lượng đúng quy trình.
Thực tế, hiện nay hơn 65% người dân châu Âu mua hàng qua mạng, tỉ lệ này đã tăng hơn 27% so với thập kỷ trước đó.
Theo Tuổi Trẻ