giavui
11-10-2010, 02:44 AM
Thuyền viên Trần Văn Trí (làm việc trên tàu Tai Yuan 227, Đài Loan), 1 trong số 3 thuyền viên Việt Nam bị hải tặc Somalia bắt cóc đã gọi điện thoại về nhà cho bố mẹ (ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) vào ngày 8/11.
Báo PL TP.HCM đưa tin, bà Trần Thị Huệ (mẹ của Trí) cho biết, sức khỏe của Trí và 2 thuyền viên người Việt khác (cùng bị bắt cóc) đều ổn định. Tuy nhiên, Trí cũng cho hay, có thể phải 1 năm sau hải tặc mới thả các anh ra. Vào ngày 6/5/2010, anh Trí cùng 2 thuyền viên Nguyễn Tiến Anh (quê Hà Tĩnh) và Trương Văn Hiếu (quê Kon Tum) đang làm việc trên tàu đánh cá Tai Yuan 227 ở Ấn Độ Dương thì bị hải tặc Somalia bắt cả người lẫn tàu.
Trên tàu lúc đó còn có 9 người Trung Quốc, 3 người Philippines, 7 người Kenya và 2 người Mozambique. Tháng 9/2010, Trí lén gọi về nhà cho biết, các thuyền viên đang chờ chủ tàu nộp tiền chuộc và không được rời khỏi tàu.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1289357018_images553897_images385401_1.jpg
2 tay cướp biển Somali chuẩn bị lên ca nô ra biển. Ảnh AFP
Nhận định về vụ việc này, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, đối với những trường hợp bị bắt cóc, bọn bắt cóc bao giờ cũng yêu cầu chủ tàu 1 khoản tiền chuộc.
Vì vậy chủ tàu cùng với chính quyền nước đó sẽ đứng ra thương thuyết với bọn bắt cóc để đảm bảo an toàn tính mạng cho các thủy thủ.
"Nếu công dân bị bắt vì vi phạm pháp luật thì chúng tôi còn có thể can thiệp trực tiếp. Còn trong trường hợp này, chúng tôi cũng không có cách nào khác vì người có quyền thương thuyết là các chủ tàu chứ không phải là các nước. Mục đích của bọn bắt cóc là đòi tiền chuộc từ phía chủ tàu”, ông Quỳnh nhấn mạnh.
V.A (Tổng hợp)
Bee
Báo PL TP.HCM đưa tin, bà Trần Thị Huệ (mẹ của Trí) cho biết, sức khỏe của Trí và 2 thuyền viên người Việt khác (cùng bị bắt cóc) đều ổn định. Tuy nhiên, Trí cũng cho hay, có thể phải 1 năm sau hải tặc mới thả các anh ra. Vào ngày 6/5/2010, anh Trí cùng 2 thuyền viên Nguyễn Tiến Anh (quê Hà Tĩnh) và Trương Văn Hiếu (quê Kon Tum) đang làm việc trên tàu đánh cá Tai Yuan 227 ở Ấn Độ Dương thì bị hải tặc Somalia bắt cả người lẫn tàu.
Trên tàu lúc đó còn có 9 người Trung Quốc, 3 người Philippines, 7 người Kenya và 2 người Mozambique. Tháng 9/2010, Trí lén gọi về nhà cho biết, các thuyền viên đang chờ chủ tàu nộp tiền chuộc và không được rời khỏi tàu.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1289357018_images553897_images385401_1.jpg
2 tay cướp biển Somali chuẩn bị lên ca nô ra biển. Ảnh AFP
Nhận định về vụ việc này, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, đối với những trường hợp bị bắt cóc, bọn bắt cóc bao giờ cũng yêu cầu chủ tàu 1 khoản tiền chuộc.
Vì vậy chủ tàu cùng với chính quyền nước đó sẽ đứng ra thương thuyết với bọn bắt cóc để đảm bảo an toàn tính mạng cho các thủy thủ.
"Nếu công dân bị bắt vì vi phạm pháp luật thì chúng tôi còn có thể can thiệp trực tiếp. Còn trong trường hợp này, chúng tôi cũng không có cách nào khác vì người có quyền thương thuyết là các chủ tàu chứ không phải là các nước. Mục đích của bọn bắt cóc là đòi tiền chuộc từ phía chủ tàu”, ông Quỳnh nhấn mạnh.
V.A (Tổng hợp)
Bee