sophienguyen
04-19-2016, 03:14 AM
Trung Quốc “xả nước hời hợt” để chứng tỏ quyền lực trên sông Mekong?
Nhiều chuyện gia cho rằng hành động “xả nước hời hợt” của Bắc Kinh là để nhấn mạnh quyền lực của nước này trong việc nắm giữ môi trường ở lưu vực sông Mekong, được người Trung Quốc gọi là sông Lan Thương.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-zuJ2OZ-20160419-trung-quoc-xa-nuoc-hoi-hot-de-chung-to-quyen-luc-tren-song-mekong.jpg
Những con đập của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong đang làm thay đổi rất lớn chất lượng nước và dòng chảy.
Báo South China Morning Post dẫn lời giới chuyên gia nhận định, việc Trung Quốc mở cửa đập xả nước xuống khu vực hạ lưu để giúp các nước Đông Nam Á ”giải hạn” chỉ là “sự hời hợt”, và không thế làm lắng dịu mối hồ nghi của các nước vùng hạ lưu về chính sách “ngoại giao nguồn nước” của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã xả nước trong đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam từ ngày 15/3 đến ngày 10/4. Bộ ngoại giao nước này còn khẳng định, họ có thể sẽ tiếp tục xả nước từ con đập trên cho đến khi “mùa nước thấp” kết thúc.
Trong khi một số nhà quan sát hoan nghênh hành động này thì cũng không ít người chỉ trích rằng, Trung Quốc đang làm tình hình hạn hán ở khu vực hạ lưu trầm trọng hơn khi xây quá nhiều đập trên dòng Mekong.
Phó giáo sư Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Tế Nam, Trung Quốc, Trương Minh Lượng cho rằng, các đợt xả nước của Trung Quốc chỉ là bề ngoài, không thể lấn át được những chỉ trích đã có từ lâu về việc kiểm soát nguồn nước ở các nhánh sông trên thượng nguồn Mekong của Bắc Kinh.
Đỗ Kế Phong, chuyên gia các vấn đề Đông Nam Á từ Học viện Chiến lược quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, nước này quá thụ động trong việc xả nước khi chỉ xả đập Cảnh Hồng “đáp ứng yêu cầu của Việt Nam”.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-mcWbI6-20160419-trung-quoc-xa-nuoc-hoi-hot-de-chung-to-quyen-luc-tren-song-mekong.jpg
Nông dân ở vùng hạ lưu sông Mekong đang lao đao vì hạn hán. (Ảnh: SCMP)
Trong khi đó, báo Mizzima của Myanmar nhận định, Trung Quốc cho “xả nước” nhằm nhấn mạnh quyền lực của nước này trong việc nắm giữ môi trường ở lưu vực sông Mekong.
Còn Giám đốc tổ chức ủng hộ Các dòng sông quốc tế của Thái Lan và Myanmar, bà Pianporn Deetes cáo buộc, hành động xả nước của Trung Quốc mang động cơ chính trị.
“Trung Quốc chính thức thông báo cho các nước ở vùng hạ lưu rằng họ sẽ xả nước chỉ khoảng một tuần trước khi nước này chủ trì hội nghị Hợp tác Lan Thương – Mekong, cho nên tôi cho rằng đây là động cơ chính trị”, bà Deetes nói.
Ông Đỗ Kỳ Phong, chuyên gia tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc cũng thừa nhận Trung Quốc đã quá thờ ơ trong việc xả nước xuống hạ nguồn Mekong.
“Bắc Kinh cần tích cực phối hợp hơn với các nước vùng Mekong trong việc phát triển thủy điện và phân phối nguồn nước, để sự phát triển đó không chỉ phục vụ cho lợi ích phát triển kinh tế của Trung Quốc”, ông Đỗ nhấn mạnh.
Các nước Đông Nam Á đang hứng chịu những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vài chục năm qua do nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu từ dòng Mekong đang bị giảm mạnh.
Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy xuyên qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đến Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Trên hệ thống sông Mekong – dòng chảy cung cấp nước ngọt huyết mạch của Đông Nam Á, Trung Quốc đã xây dựng 6 con đập và đang có kế hoạch xây thêm 14 con đập nữa.
Những con đập này đang làm thay đổi rất lớn chất lượng nước và dòng chảy, làm giảm đáng kể lượng phù sa màu mỡ xuống hạ nguồn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu nông dân, ngư dân sinh sống nhờ vào những dòng sông này.
Theo Tuổi Trẻ
Nhiều chuyện gia cho rằng hành động “xả nước hời hợt” của Bắc Kinh là để nhấn mạnh quyền lực của nước này trong việc nắm giữ môi trường ở lưu vực sông Mekong, được người Trung Quốc gọi là sông Lan Thương.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-zuJ2OZ-20160419-trung-quoc-xa-nuoc-hoi-hot-de-chung-to-quyen-luc-tren-song-mekong.jpg
Những con đập của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong đang làm thay đổi rất lớn chất lượng nước và dòng chảy.
Báo South China Morning Post dẫn lời giới chuyên gia nhận định, việc Trung Quốc mở cửa đập xả nước xuống khu vực hạ lưu để giúp các nước Đông Nam Á ”giải hạn” chỉ là “sự hời hợt”, và không thế làm lắng dịu mối hồ nghi của các nước vùng hạ lưu về chính sách “ngoại giao nguồn nước” của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã xả nước trong đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam từ ngày 15/3 đến ngày 10/4. Bộ ngoại giao nước này còn khẳng định, họ có thể sẽ tiếp tục xả nước từ con đập trên cho đến khi “mùa nước thấp” kết thúc.
Trong khi một số nhà quan sát hoan nghênh hành động này thì cũng không ít người chỉ trích rằng, Trung Quốc đang làm tình hình hạn hán ở khu vực hạ lưu trầm trọng hơn khi xây quá nhiều đập trên dòng Mekong.
Phó giáo sư Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Tế Nam, Trung Quốc, Trương Minh Lượng cho rằng, các đợt xả nước của Trung Quốc chỉ là bề ngoài, không thể lấn át được những chỉ trích đã có từ lâu về việc kiểm soát nguồn nước ở các nhánh sông trên thượng nguồn Mekong của Bắc Kinh.
Đỗ Kế Phong, chuyên gia các vấn đề Đông Nam Á từ Học viện Chiến lược quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, nước này quá thụ động trong việc xả nước khi chỉ xả đập Cảnh Hồng “đáp ứng yêu cầu của Việt Nam”.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-mcWbI6-20160419-trung-quoc-xa-nuoc-hoi-hot-de-chung-to-quyen-luc-tren-song-mekong.jpg
Nông dân ở vùng hạ lưu sông Mekong đang lao đao vì hạn hán. (Ảnh: SCMP)
Trong khi đó, báo Mizzima của Myanmar nhận định, Trung Quốc cho “xả nước” nhằm nhấn mạnh quyền lực của nước này trong việc nắm giữ môi trường ở lưu vực sông Mekong.
Còn Giám đốc tổ chức ủng hộ Các dòng sông quốc tế của Thái Lan và Myanmar, bà Pianporn Deetes cáo buộc, hành động xả nước của Trung Quốc mang động cơ chính trị.
“Trung Quốc chính thức thông báo cho các nước ở vùng hạ lưu rằng họ sẽ xả nước chỉ khoảng một tuần trước khi nước này chủ trì hội nghị Hợp tác Lan Thương – Mekong, cho nên tôi cho rằng đây là động cơ chính trị”, bà Deetes nói.
Ông Đỗ Kỳ Phong, chuyên gia tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc cũng thừa nhận Trung Quốc đã quá thờ ơ trong việc xả nước xuống hạ nguồn Mekong.
“Bắc Kinh cần tích cực phối hợp hơn với các nước vùng Mekong trong việc phát triển thủy điện và phân phối nguồn nước, để sự phát triển đó không chỉ phục vụ cho lợi ích phát triển kinh tế của Trung Quốc”, ông Đỗ nhấn mạnh.
Các nước Đông Nam Á đang hứng chịu những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vài chục năm qua do nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu từ dòng Mekong đang bị giảm mạnh.
Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy xuyên qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đến Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Trên hệ thống sông Mekong – dòng chảy cung cấp nước ngọt huyết mạch của Đông Nam Á, Trung Quốc đã xây dựng 6 con đập và đang có kế hoạch xây thêm 14 con đập nữa.
Những con đập này đang làm thay đổi rất lớn chất lượng nước và dòng chảy, làm giảm đáng kể lượng phù sa màu mỡ xuống hạ nguồn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu nông dân, ngư dân sinh sống nhờ vào những dòng sông này.
Theo Tuổi Trẻ