PDA

View Full Version : Bát phở Việt 300 ngàn và cái cúi đầu xin lỗi vì 2 ngàn của người Nhật



sophienguyen
04-14-2016, 01:32 AM
Bát phở Việt 300 ngàn và cái cúi đầu xin lỗi vì 2 ngàn của người Nhật


Người Nhật “đánh Đông dẹp Bắc” khắp thị trường thế giới, ngoài tài năng, yếu tố không thể thiếu đó chính là minh bạch và trách nhiệm. Nhưng còn người Việt?



http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/11355.jpg
Toàn thể nhân viên công ty kem Akagi xin lỗi người tiêu dùng vì tăng giá 2.000 đồng.

Từ câu chuyện que kem tăng 2.000…

Mấy ngày gần đây, cộng đồng mạng đang phát sốt vì một đoạn clip ngắn ghi lại hình ảnh công ty sản xuất kem Akagi của Nhật với khoảng 100 người cả giám đốc lẫn nhân viên cúi gập người xin lỗi vì đã tăng giá kem sau 25 năm bình ổn. Mức tăng là 10 Yên, quy đổi ngang với 2.000 VND. Đó là một mức tăng không đáng kể, ít ai nghĩ đến việc xin lỗi khách hàng, chứ đừng nói tới việc kéo cả công ty từ giới chóp bu tới những người lao động cúi gập người xin lỗi công khai như vậy.

Đoạn clip nho nhỏ, hành động nho nhỏ nhưng đã tóm gọn hai đặc điểm mấu chốt làm nên thành công của người Nhật: Minh bạch và trách nhiệm. Chúng tôi làm gì với sản phẩm, chúng tôi phải thông báo với người tiêu dùng – đó là minh bạch. Chúng tôi tăng giá sản phẩm, làm ảnh hưởng tới người tiêu dùng, chúng tôi phải xin lỗi – đó là trách nhiệm. Nghĩ rộng ra, minh bạch và trách nhiệm hay là câu chuyện đối nhân xử thế của người Nhật, xã hội được coi là chuẩn mực trên thế giới giải thích lí do tại sao một quốc gia nhỏ bé, nghèo nàn tài nguyên lại có thể vươn mình sánh vai với hàng loạt “ông kẹ” trên thế giới. Người Nhật “đánh đông dẹp bắc” khắp thị trường thế giới, ngoài tài năng, yếu tố không thể thiếu đó chính là minh bạch và trách nhiệm. Nhưng còn người Việt?

…tới bát phở 300.000 (có giảm 4 chục) Trong “ngày của phở” ở Nhật Bản, tại một hàng phở nho nhỏ ở Việt Nam, một sự việc to to đã diễn ra. Không phải là lễ kỉ niệm gì, mà là chuyện một bát phở có giá 300.000 đồng giữa lòng thủ đô hoa lệ. Bà Phương, chủ “quán phở 300”, trần tình: “Muốn ăn gà ngon, ăn hàng sang thì phải chịu chi tiền chứ!” Ngoài ra, bà Phương cũng “thẳng thắn” nhận lỗi về mình: “Cái dở của tôi trong việc này chính là đã không báo giá cụ thể, trước những yêu cầu của khách hàng”. Không cần quay clip, chỉ bằng hai câu nói bà Phương đã đề cập tới hai vấn đề trách nhiệm và minh bạch – nhưng với tâm lý khác xa hãng kem Nhật nọ. Câu thứ nhất, bà tuyên bố anh muốn ăn ngon, ăn hàng sang thì anh phải bỏ nhiều tiền , đó là cái lẽ tất dĩ ngẫu phải thế, trách nhiệm nào ở đây mà quy cho bà? Câu thứ hai, bà Phương tự nhận lỗi là đã không báo giá cụ thể. Đó là bà gián tiếp thừa nhận, ừ, tôi đúng là không minh bạch. Nhưng chồng bà Phương cũng giải thích: “Nếu có vấn đề gì thì làm sao mà tồn tại được bấy nhiêu năm”.

Cũng có nghĩa là sự không minh bạch đã trở thành một chân lý hiển nhiên rồi. Kết thúc câu chuyện, bà Phương không cúi đầu xin lỗi, dĩ nhiên. Và trách nhiệm của bà có lẽ chỉ dừng ở 40.000 miễn cưỡng trả lại.

Minh bạch và trách nhiệm nơi đâu? Trước khi “sự kiện 300” xảy ra, vào ngày 1/4, Bộ trưởng Cao Đức Phát, trước toàn thể Quốc hội đưa ra một khẳng định chắc nịch: “Đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn”. Tất nhiên Bộ trưởng không đem tinh thần bông đùa của ngày Quốc tế nói dối tới phiên họp Quốc hội.
Nhưng lời nói của Bộ trưởng, kể cả lời xin lỗi vài ngày sau đó, lại càng làm dân tình thêm hoang mang. Phải chăng đúng là người dân “không biết”? Nhưng nếu như người dân không biết thì phải chăng nhiệm vụ của chính quyền là giúp người dân hiểu rõ về điều đó, thay vì bắt họ cứ tin tưởng đã? Câu chuyện minh bạch và trách nhiệm đã được đề cập đến rất nhiều lần trong suốt những năm qua, không chỉ ở trong kinh tế mà còn ở trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Thậm chí, minh bạch còn là một trong những chủ trương lớn của Nhà nước, được đề cập đến trong Hiến pháp và rất nhiều Luật, Bộ luật. Nhưng cho đến bây giờ, có vẻ như ở Việt Nam vẫn thật hiếm thấy một Akagi. Nếu như bà Phương hồn hậu nói: “Phở gà 50.000, thêm đùi xé vào phở, giá 150.000/đùi, 4 quả kê gà (ngoài chợ bán 150.000/lạng) và thêm tràng trứng, cộng lại với giá 300.000 con ơi!” trước khi phù phép bát phở; nếu như ông Phát, thay vì tuyên bố như một lời nói đùa, hãy học những người Nhật (không tới mức phải cúi đầu) khẩn thiết và có trách nhiệm tới mức có thể biến những cảm xúc tiêu cực của người dân thành sự ủng hộ tích cực – nếu như vậy thì ngày hôm nay mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều. Minh bạch và trách nhiệm là đấy chứ đâu!


Theo vntinnhanh.vn