duyanh
04-08-2016, 12:05 PM
Trục xuất di dân sang Thổ Nhĩ Kỳ
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/08/160408013738_greece_migrants_640x360_getty.jpg
Hầu hết di dân bị trục xuất là người Pakistan
Làn sóng di dân thứ hai được dự kiến gửi từ Hy Lạp sang Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Sáu 8/4 như một phần của thỏa thuận EU giảm lượng người tới châu Âu.
Nhóm lần đầu tiên đến Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Hai 4/4, nhưng từ thời điểm đó, quá trình trục xuất bị tạm ngưng, một phần do lượng đơn xin tỵ nạn tăng đột biến vào phút chót ở Hy Lạp.
Người ta cho rằng hai tàu khác sẽ đến hôm thứ Sáu 8/4 chở người di cư bị trục xuất từ Hy Lạp theo thỏa thuận của EU.
Khoảng 200 người, chủ yếu là người Pakistan, đã được gửi trở lại Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Hai 4/4.
Theo thỏa thuận của EU với Thổ Nhĩ Kỳ, những người di cư bất hợp pháp đến Hy Lạp sau ngày 20/3 phải được đưa trở lại Thổ Nhĩ Kỳ nếu họ không xin tỵ nạn hoặc nếu yêu cầu của họ bị từ chối.
Và đối với mỗi di dân Syria bị gửi trả Thổ Nhĩ Kỳ, EU nhận một người Syria khác có đơn hợp pháp.
Trong số những người được trả Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Sáu 8/4, những người không phải dân Syria sẽ được đưa đến các trung tâm trục xuất trong khi người Syria được đưa đến các trại tỵ nạn thay vào chỗ những người sẽ được tái định cư trực tiếp tại EU.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/08/160408000057_moira_migrants_640x360_afp_nocredit.j pg
Một triệu người di cư và người tỵ nạn đã đến EU bằng tàu trên hành trình từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp từ năm ngoái
Nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết hôm thứ Năm 7/4 rằng nước ông sẽ chỉ thực hiện thỏa thuận này nếu EU chịu các điều kiện:
Cấp thêm 3,4 tỷ đôla Mỹ để ngăn dòng di dân
Thúc đẩy tiến trình giúp Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU
Cấp cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ quyền được phép đi lại trong khu vực Schengen của châu u mà không cần visa kể từ cuối tháng 6/2016
"Nếu Liên minh châu Âu không thực hiện các yêu cầu này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thực hiện các thỏa thuận", ông Erdogan phát biểu tại dinh tổng thống tại Ankara.
Nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel, quốc gia tiếp nhận phần lớn người tỵ nạn đến nay, tỏ vẻ lạc quan.
"Hôm nay, yôi rất vui. Tuy nhiên, tôi biết rằng chúng tôi vẫn còn nhiều việc chưa hoàn tất trước mắt," bà nói trong cuộc họp báo với Tổng thống Pháp Francois Hollande ở miền đông nước Pháp.
'Thiếu thông tin pháp lý'
Việc dàn xếp đã đánh động các nhóm nhân quyền, những người nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một đất nước an toàn cho người di cư.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/05/160405223057_greece_lesbos_migrants_640x360_afp_no credit.jpg
Những người đang bị giữ tại đảo Lesbos và Chios hầu như không có quyền nhờ trợ giúp pháp lý
Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ gửi trả trái phép những người Syria về quê nhà họ, Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận chuyện này.
Hôm thứ Năm 7/4, Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng cảnh báo về việc người di cư tại Hy Lạp thiếu thông tin pháp lý.
Những người đang bị giữ tại đảo Lesbos và Chios hầu như không có quyền nhờ trợ giúp pháp lý, bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ, và không có thông tin về hiện trạng và giải pháp cho họ", bà Gauri van Gulik, Phó giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Ân xá nói.
"Ngoài việc Thổ Nhĩ Kỳ không phải là an toàn cho người tỵ nạn tại thời điểm này, cũng có những sai sót nghiêm trọng về phía Hy Lạp trong thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ.", Reuters dẫn lời bà.
Những người di cư tại biên giới Hy Lạp với Macedonia đụng độ với cảnh sát hôm thứ Năm 7/4, đòi mở cửa biên giới trở lại để họ có thể tiếp tục cuộc hành trình.
Một triệu người di cư và người tỵ nạn đã đến EU bằng tàu trên hành trình từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp từ năm ngoái.
Nhiều người đặt mục tiêu đến Đức và các nước Bắc Âu, và các chuyên gia cảnh báo thỏa thuận này có thể buộc họ phải đổi sang các tuyến đường khác nguy hiểm hơn.
BBC
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/08/160408013738_greece_migrants_640x360_getty.jpg
Hầu hết di dân bị trục xuất là người Pakistan
Làn sóng di dân thứ hai được dự kiến gửi từ Hy Lạp sang Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Sáu 8/4 như một phần của thỏa thuận EU giảm lượng người tới châu Âu.
Nhóm lần đầu tiên đến Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Hai 4/4, nhưng từ thời điểm đó, quá trình trục xuất bị tạm ngưng, một phần do lượng đơn xin tỵ nạn tăng đột biến vào phút chót ở Hy Lạp.
Người ta cho rằng hai tàu khác sẽ đến hôm thứ Sáu 8/4 chở người di cư bị trục xuất từ Hy Lạp theo thỏa thuận của EU.
Khoảng 200 người, chủ yếu là người Pakistan, đã được gửi trở lại Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Hai 4/4.
Theo thỏa thuận của EU với Thổ Nhĩ Kỳ, những người di cư bất hợp pháp đến Hy Lạp sau ngày 20/3 phải được đưa trở lại Thổ Nhĩ Kỳ nếu họ không xin tỵ nạn hoặc nếu yêu cầu của họ bị từ chối.
Và đối với mỗi di dân Syria bị gửi trả Thổ Nhĩ Kỳ, EU nhận một người Syria khác có đơn hợp pháp.
Trong số những người được trả Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Sáu 8/4, những người không phải dân Syria sẽ được đưa đến các trung tâm trục xuất trong khi người Syria được đưa đến các trại tỵ nạn thay vào chỗ những người sẽ được tái định cư trực tiếp tại EU.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/08/160408000057_moira_migrants_640x360_afp_nocredit.j pg
Một triệu người di cư và người tỵ nạn đã đến EU bằng tàu trên hành trình từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp từ năm ngoái
Nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết hôm thứ Năm 7/4 rằng nước ông sẽ chỉ thực hiện thỏa thuận này nếu EU chịu các điều kiện:
Cấp thêm 3,4 tỷ đôla Mỹ để ngăn dòng di dân
Thúc đẩy tiến trình giúp Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU
Cấp cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ quyền được phép đi lại trong khu vực Schengen của châu u mà không cần visa kể từ cuối tháng 6/2016
"Nếu Liên minh châu Âu không thực hiện các yêu cầu này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thực hiện các thỏa thuận", ông Erdogan phát biểu tại dinh tổng thống tại Ankara.
Nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel, quốc gia tiếp nhận phần lớn người tỵ nạn đến nay, tỏ vẻ lạc quan.
"Hôm nay, yôi rất vui. Tuy nhiên, tôi biết rằng chúng tôi vẫn còn nhiều việc chưa hoàn tất trước mắt," bà nói trong cuộc họp báo với Tổng thống Pháp Francois Hollande ở miền đông nước Pháp.
'Thiếu thông tin pháp lý'
Việc dàn xếp đã đánh động các nhóm nhân quyền, những người nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một đất nước an toàn cho người di cư.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/05/160405223057_greece_lesbos_migrants_640x360_afp_no credit.jpg
Những người đang bị giữ tại đảo Lesbos và Chios hầu như không có quyền nhờ trợ giúp pháp lý
Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ gửi trả trái phép những người Syria về quê nhà họ, Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận chuyện này.
Hôm thứ Năm 7/4, Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng cảnh báo về việc người di cư tại Hy Lạp thiếu thông tin pháp lý.
Những người đang bị giữ tại đảo Lesbos và Chios hầu như không có quyền nhờ trợ giúp pháp lý, bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ, và không có thông tin về hiện trạng và giải pháp cho họ", bà Gauri van Gulik, Phó giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Ân xá nói.
"Ngoài việc Thổ Nhĩ Kỳ không phải là an toàn cho người tỵ nạn tại thời điểm này, cũng có những sai sót nghiêm trọng về phía Hy Lạp trong thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ.", Reuters dẫn lời bà.
Những người di cư tại biên giới Hy Lạp với Macedonia đụng độ với cảnh sát hôm thứ Năm 7/4, đòi mở cửa biên giới trở lại để họ có thể tiếp tục cuộc hành trình.
Một triệu người di cư và người tỵ nạn đã đến EU bằng tàu trên hành trình từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp từ năm ngoái.
Nhiều người đặt mục tiêu đến Đức và các nước Bắc Âu, và các chuyên gia cảnh báo thỏa thuận này có thể buộc họ phải đổi sang các tuyến đường khác nguy hiểm hơn.
BBC