duyanh
04-07-2016, 01:05 PM
ĐBSCL và nguy cơ thiếu hụt vitamin
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mekong-delta-n-risk-of-vitamin-deficiency-04062016110012.html/620.jpg/image
Rau ở chợ Trà Vinh
Nắng hạn và nhiễm mặn đã nhanh chóng biến những vườn rau ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trở thành cánh đồng chết. Người dân nơi đây đang đối mặt với nguy cơ thiếu vitamin, trẻ em bị giảm kháng thể và về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, tương lai thiếu vitamin là một tương lai mù cho đồng bằng Sông Cửu Long nếu như tình trạng thiếu nước tiếp tục kéo dài. Câu chuyện rau xanh khan hiếm ở đồng bằng sông Cửu Long đang là câu chuyện gây đau đầu với những bà nội trợ.
Giá rau tăng đột biến
Chị Mười, người buôn rau ở chợ Cà Mau, chia sẻ: “Nắng hạn và nhiễm mặn nặng quá nên không có rau cải gì hết, giá rau tăng và không chất lượng, cằn cỗi lắm. Người nông dân khổ và chợ búa cũng không còn đông đúc, đắt đỏ như trước đây…”.
Chị Mười cho biết thêm là hầu hết rau củ quả của chợ Cà Mau đều do các đầu mối từ Vĩnh Long, Cần Thơ và Bến Tre cung cấp. Hiện tại, các vườn rau ở Vĩnh Long, Bến Tre và Cần Thơ đều trở nên khô khốc bởi hạn, mặn. Và giá rau nhanh chóng đội lên đột ngột gấp đôi, gấp ba lần so với trước. Trong khi giá rau tăng cao nhưng độ an toàn của rau xanh lại tuột xuống mức thấp nhất.
Giải thích cho nghịch lý này, chị Mười cho rằng hầu hết nguồn rau xanh cung cấp trong các chợ đồng bằng sông Cửu Long đều phải chống chọi với nắng hạn. Và để giữ một vườn rau đủ sức chịu đựng với nắng hạn, không còn cách nào khác, người nông dân phải dùng thuốc chống nấm, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc giữ cho cây xanh mượt. Với ba loại thuốc này kết hợp, không bao giờ có cây rau xanh an toàn trong các chợ.
Nắng hạn và nhiễm mặn nặng quá nên không có rau cải gì hết, giá rau tăng và không chất lượng, cằn cỗi lắm. Người nông dân khổ và chợ búa cũng không còn đông đúc, đắt đỏ như trước đây.
- Chị Mười, chợ Cà Mau
Bên cạnh đó, nguồn nước để tưới rau cũng như xử lý rau cho sạch trước khi mang ra chợ bán cũng là một vấn đề tế nhị. Bởi hầu hết các ao chứa nước, các kênh rạch đều khô hạn, những vũng nước sót lại ít ỏi sẽ là các ổ chứa vi trùng và trứng giun, trứng muỗi.
Người nông dân còn biết làm gì khi nguồn nước tưới quá khan hiếm, họ buộc phải dùng nước dơ bẩn còn sót lại trong kênh rạch và ao tù để tưới rau. Và trước khi mang rau ra chợ, họ cũng rửa rau từ những vũng nước đen đúa này. Như vậy, cây rau ngoài yếu tố chứa độc trong quá trình chăm bón, nó tiếp tục nhận thêm vi trùng và trứng giun trước khi đưa ra chợ.
Với độ nguy hiểm như đã nói, e rằng cây rau ở các chợ đồng bằng sông Cửu Long không những không an toàn mà còn rất độc hại. Và điều làm cho một người buôn rau như chị Mười cảm thấy lo ngại là nguy cơ rau Trung Quốc thâm nhập thị trường Tây Nam Bộ. Đây là chuyện tối kị đối với người dân nơi đây. Bởi suốt nhiều năm nay, mặc dù rau củ quả Trung Quốc thâm nhập từ Hà Nội tới Sài Gòn nhưng chưa bao giờ thứ hàng hóa này lọt vào được xứ Tây Nam Bộ. Bởi lẽ sự trù phú, tính đa dạng về cây trồng ở đồng bằng sông Cửu Long luôn là cánh cửa vững chãi để đẩy mọi loại rau củ quả Trung Quốc ra khỏi vùng đất này.
Tuy nhiên, với đà rau củ quả tăng giá vùn vụt, thiếu nguồn cung cấp và mức độ nguy hiểm tăng cao như đang thấy, rau Trung Quốc đã có cánh cửa mở rộng để bước vào đồng bằng sông Cửu Long. Chị Mười tỏ ra lo lắng nếu như thực phẩm rau củ quả Trung Quốc tấn công vào thị trường đồng bằng sông Cửu Long được thì một lúc nào đó nơi đây sẽ thành cái chợ Trung Quốc và người nông dân miệt Tây Nam Bộ không có đất để sống.
Người trồng rau dở khóc dở cười
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mekong-delta-n-risk-of-vitamin-deficiency-04062016110012.html/400.jpg/image (http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mekong-delta-n-risk-of-vitamin-deficiency-04062016110012.html/400.jpg/image)
Vườn rau độc nhất vô nhị của gia đình ông Út ở Đất Mũi, Cà Mau. RFA photo
Ông Út, một người chủ trang trại rau xanh tại Đất Mũi, Cà Mau, buồn bã chia sẻ: “Nông dân năm nay thua lỗ, lúa thì chết khô vì nắng hạn, đất đai nứt nẻ. Mấy hộ có nhiều tiền thì khoan giếng nên còn vớt vác được. Năm nay lúa và rau thua lỗ hết, trái dưa hấu cằn cỗi, không được gì hết. Nói chung là thua lỗ nặng về nông nghiệp…”.
Ông Út cho biết thêm là nguồn nước giếng khoan để tưới rau của trang trại rau nhà ông năm nay hoàn toàn thiếu hụt. Mà nếu có bơm được thì cũng nhiễm mặn quá nặng, không thể dùng để tưới rau. Những năm trước, vào mùa này gia đình ông Út thu hoạch được vài tấn dưa hấu, vài tấn cải xanh và xà lách. Bên cạnh đó đàn dê và gà vịt của nhà ông cũng cho một khoản lãi khá lớn. Nhưng năm nay, số lượng của đàn dê xuống còn chưa đầy 30% năm trước vì thiếu cỏ, thiếu nguồn nước, chết dần chết mòn, rau xanh và dưa hấu hoàn toàn thất thu.
Ông Út buồn rầu cho biết rằng năm nay ông thật sự thất thu bởi với số lượng điện tiêu thụ để tưới trang trại tăng cao, tiền phạt sử dụng quá mức quy định cũng tăng cao trong khi sản lượng thu được quá thấp, thu không thể bù chi. Và với một nông dân chuyên trồng rau củ quả như ông Út, thất thu một năm sẽ kéo theo hệ lụy lâu dài cho quá trình sản xuất bởi tiền vốn vay ngân hàng của gia đình ông vẫn chưa trả xong.
Một nông dân khác tên Tiệp, ở huyện Giồng Trôm, Bến tre, chia sẻ thêm: “Nắng hạn này trồng thì thiếu nước, cây trồng không tốt. Sâu rất là nhiều, cho dù có thuốc trừ sâu đi chăng nữa thì cũng chỉ giữ cho khỏi bị sâu ăn chứ làm sao cứu được cây rau cằn. Vài năm trở lại đây không có lũ nữa nên đất đai khô cằn và trồng rau không được. Nói chung là đời sống khó khăn, khổ sở quá!”.
Nông dân năm nay thua lỗ, lúa thì chết khô vì nắng hạn, đất đai nứt nẻ...Nói chung là thua lỗ nặng về nông nghiệp.
- Ông Út, Cà Mau
Theo ông Tiệp, tình hình hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn kéo dài và mối nguy của nó không đơn giản là một vài năm mà có thể làm phá sản nhiều gia đình nông dân nơi đây. Bởi lẽ một khi đất bị nhiễm mặn thì thời gian để xử lý mặn tốn ít nhất cũng hai đến ba năm. Trong khi đó chỉ cần một năm thất thu thì người nông dân có thể mất tất cả và khó bề phục hồi một sớm một chiều.
Ông Tiệp cho biết thêm là không riêng gì ông mà có rất nhiều nông dân ở Bến Tre đang lâm vào tình cảnh như ông, người làm vườn lại quay sang nguồn thu từ trái dừa để trang trải. Nhưng rất tiếc trong thời buổi gạo châu củi quế như hiện tại, trái dừa lại rớt giá thê thảm bởi người tat hi nhau bán dừa để tránh nắng hạn và cũng là để tìm nguồn thu nhập bù lấp cho việc làm vườn, làm ruộng. Lượng cung quá cao dẫn đến việc tư thương ép giá, hiện tại, giá một chục mười hai trái dừa chỉ dao động từ hai mươi lăm ngàn đồng đến bốn mươi ngàn đồng.
Chưa có năm nào giá dừa rớt thê thảm như năm nay, trong khi đó giá rau xanh lại tăng vùn vụt nhưng không có rau để bán. Và với đà rau xanh không an toàn, giá cao ngất ngưỡng từ mười ngàn đồng đến mười hai ngàn đồng mỗi bó rau, nguy cơ thiếu vitamin trầm trọng do thiếu rau xanh ở miệt Tây Nam Bộ đang đến rất gần.
Miền Tây đang đối mặt với nạn thiếu vitamin một khi trái cây và rau xanh không thể phát triển do hạn mặn. Và một khi thiếu hụt những thứ này, rất có thể tây Nam Bộ sẽ thành một khu chợ mới của Trung Quốc.
Ông Tiệp đã đưa ra nhận định như vậy trước khi chia tay chúng tôi.
https://www.youtube.com/watch?v=LR6ib2iEGcU
RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mekong-delta-n-risk-of-vitamin-deficiency-04062016110012.html/620.jpg/image
Rau ở chợ Trà Vinh
Nắng hạn và nhiễm mặn đã nhanh chóng biến những vườn rau ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trở thành cánh đồng chết. Người dân nơi đây đang đối mặt với nguy cơ thiếu vitamin, trẻ em bị giảm kháng thể và về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, tương lai thiếu vitamin là một tương lai mù cho đồng bằng Sông Cửu Long nếu như tình trạng thiếu nước tiếp tục kéo dài. Câu chuyện rau xanh khan hiếm ở đồng bằng sông Cửu Long đang là câu chuyện gây đau đầu với những bà nội trợ.
Giá rau tăng đột biến
Chị Mười, người buôn rau ở chợ Cà Mau, chia sẻ: “Nắng hạn và nhiễm mặn nặng quá nên không có rau cải gì hết, giá rau tăng và không chất lượng, cằn cỗi lắm. Người nông dân khổ và chợ búa cũng không còn đông đúc, đắt đỏ như trước đây…”.
Chị Mười cho biết thêm là hầu hết rau củ quả của chợ Cà Mau đều do các đầu mối từ Vĩnh Long, Cần Thơ và Bến Tre cung cấp. Hiện tại, các vườn rau ở Vĩnh Long, Bến Tre và Cần Thơ đều trở nên khô khốc bởi hạn, mặn. Và giá rau nhanh chóng đội lên đột ngột gấp đôi, gấp ba lần so với trước. Trong khi giá rau tăng cao nhưng độ an toàn của rau xanh lại tuột xuống mức thấp nhất.
Giải thích cho nghịch lý này, chị Mười cho rằng hầu hết nguồn rau xanh cung cấp trong các chợ đồng bằng sông Cửu Long đều phải chống chọi với nắng hạn. Và để giữ một vườn rau đủ sức chịu đựng với nắng hạn, không còn cách nào khác, người nông dân phải dùng thuốc chống nấm, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc giữ cho cây xanh mượt. Với ba loại thuốc này kết hợp, không bao giờ có cây rau xanh an toàn trong các chợ.
Nắng hạn và nhiễm mặn nặng quá nên không có rau cải gì hết, giá rau tăng và không chất lượng, cằn cỗi lắm. Người nông dân khổ và chợ búa cũng không còn đông đúc, đắt đỏ như trước đây.
- Chị Mười, chợ Cà Mau
Bên cạnh đó, nguồn nước để tưới rau cũng như xử lý rau cho sạch trước khi mang ra chợ bán cũng là một vấn đề tế nhị. Bởi hầu hết các ao chứa nước, các kênh rạch đều khô hạn, những vũng nước sót lại ít ỏi sẽ là các ổ chứa vi trùng và trứng giun, trứng muỗi.
Người nông dân còn biết làm gì khi nguồn nước tưới quá khan hiếm, họ buộc phải dùng nước dơ bẩn còn sót lại trong kênh rạch và ao tù để tưới rau. Và trước khi mang rau ra chợ, họ cũng rửa rau từ những vũng nước đen đúa này. Như vậy, cây rau ngoài yếu tố chứa độc trong quá trình chăm bón, nó tiếp tục nhận thêm vi trùng và trứng giun trước khi đưa ra chợ.
Với độ nguy hiểm như đã nói, e rằng cây rau ở các chợ đồng bằng sông Cửu Long không những không an toàn mà còn rất độc hại. Và điều làm cho một người buôn rau như chị Mười cảm thấy lo ngại là nguy cơ rau Trung Quốc thâm nhập thị trường Tây Nam Bộ. Đây là chuyện tối kị đối với người dân nơi đây. Bởi suốt nhiều năm nay, mặc dù rau củ quả Trung Quốc thâm nhập từ Hà Nội tới Sài Gòn nhưng chưa bao giờ thứ hàng hóa này lọt vào được xứ Tây Nam Bộ. Bởi lẽ sự trù phú, tính đa dạng về cây trồng ở đồng bằng sông Cửu Long luôn là cánh cửa vững chãi để đẩy mọi loại rau củ quả Trung Quốc ra khỏi vùng đất này.
Tuy nhiên, với đà rau củ quả tăng giá vùn vụt, thiếu nguồn cung cấp và mức độ nguy hiểm tăng cao như đang thấy, rau Trung Quốc đã có cánh cửa mở rộng để bước vào đồng bằng sông Cửu Long. Chị Mười tỏ ra lo lắng nếu như thực phẩm rau củ quả Trung Quốc tấn công vào thị trường đồng bằng sông Cửu Long được thì một lúc nào đó nơi đây sẽ thành cái chợ Trung Quốc và người nông dân miệt Tây Nam Bộ không có đất để sống.
Người trồng rau dở khóc dở cười
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mekong-delta-n-risk-of-vitamin-deficiency-04062016110012.html/400.jpg/image (http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mekong-delta-n-risk-of-vitamin-deficiency-04062016110012.html/400.jpg/image)
Vườn rau độc nhất vô nhị của gia đình ông Út ở Đất Mũi, Cà Mau. RFA photo
Ông Út, một người chủ trang trại rau xanh tại Đất Mũi, Cà Mau, buồn bã chia sẻ: “Nông dân năm nay thua lỗ, lúa thì chết khô vì nắng hạn, đất đai nứt nẻ. Mấy hộ có nhiều tiền thì khoan giếng nên còn vớt vác được. Năm nay lúa và rau thua lỗ hết, trái dưa hấu cằn cỗi, không được gì hết. Nói chung là thua lỗ nặng về nông nghiệp…”.
Ông Út cho biết thêm là nguồn nước giếng khoan để tưới rau của trang trại rau nhà ông năm nay hoàn toàn thiếu hụt. Mà nếu có bơm được thì cũng nhiễm mặn quá nặng, không thể dùng để tưới rau. Những năm trước, vào mùa này gia đình ông Út thu hoạch được vài tấn dưa hấu, vài tấn cải xanh và xà lách. Bên cạnh đó đàn dê và gà vịt của nhà ông cũng cho một khoản lãi khá lớn. Nhưng năm nay, số lượng của đàn dê xuống còn chưa đầy 30% năm trước vì thiếu cỏ, thiếu nguồn nước, chết dần chết mòn, rau xanh và dưa hấu hoàn toàn thất thu.
Ông Út buồn rầu cho biết rằng năm nay ông thật sự thất thu bởi với số lượng điện tiêu thụ để tưới trang trại tăng cao, tiền phạt sử dụng quá mức quy định cũng tăng cao trong khi sản lượng thu được quá thấp, thu không thể bù chi. Và với một nông dân chuyên trồng rau củ quả như ông Út, thất thu một năm sẽ kéo theo hệ lụy lâu dài cho quá trình sản xuất bởi tiền vốn vay ngân hàng của gia đình ông vẫn chưa trả xong.
Một nông dân khác tên Tiệp, ở huyện Giồng Trôm, Bến tre, chia sẻ thêm: “Nắng hạn này trồng thì thiếu nước, cây trồng không tốt. Sâu rất là nhiều, cho dù có thuốc trừ sâu đi chăng nữa thì cũng chỉ giữ cho khỏi bị sâu ăn chứ làm sao cứu được cây rau cằn. Vài năm trở lại đây không có lũ nữa nên đất đai khô cằn và trồng rau không được. Nói chung là đời sống khó khăn, khổ sở quá!”.
Nông dân năm nay thua lỗ, lúa thì chết khô vì nắng hạn, đất đai nứt nẻ...Nói chung là thua lỗ nặng về nông nghiệp.
- Ông Út, Cà Mau
Theo ông Tiệp, tình hình hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn kéo dài và mối nguy của nó không đơn giản là một vài năm mà có thể làm phá sản nhiều gia đình nông dân nơi đây. Bởi lẽ một khi đất bị nhiễm mặn thì thời gian để xử lý mặn tốn ít nhất cũng hai đến ba năm. Trong khi đó chỉ cần một năm thất thu thì người nông dân có thể mất tất cả và khó bề phục hồi một sớm một chiều.
Ông Tiệp cho biết thêm là không riêng gì ông mà có rất nhiều nông dân ở Bến Tre đang lâm vào tình cảnh như ông, người làm vườn lại quay sang nguồn thu từ trái dừa để trang trải. Nhưng rất tiếc trong thời buổi gạo châu củi quế như hiện tại, trái dừa lại rớt giá thê thảm bởi người tat hi nhau bán dừa để tránh nắng hạn và cũng là để tìm nguồn thu nhập bù lấp cho việc làm vườn, làm ruộng. Lượng cung quá cao dẫn đến việc tư thương ép giá, hiện tại, giá một chục mười hai trái dừa chỉ dao động từ hai mươi lăm ngàn đồng đến bốn mươi ngàn đồng.
Chưa có năm nào giá dừa rớt thê thảm như năm nay, trong khi đó giá rau xanh lại tăng vùn vụt nhưng không có rau để bán. Và với đà rau xanh không an toàn, giá cao ngất ngưỡng từ mười ngàn đồng đến mười hai ngàn đồng mỗi bó rau, nguy cơ thiếu vitamin trầm trọng do thiếu rau xanh ở miệt Tây Nam Bộ đang đến rất gần.
Miền Tây đang đối mặt với nạn thiếu vitamin một khi trái cây và rau xanh không thể phát triển do hạn mặn. Và một khi thiếu hụt những thứ này, rất có thể tây Nam Bộ sẽ thành một khu chợ mới của Trung Quốc.
Ông Tiệp đã đưa ra nhận định như vậy trước khi chia tay chúng tôi.
https://www.youtube.com/watch?v=LR6ib2iEGcU
RFA