PDA

View Full Version : Đụng độ đẫm máu ở biên giới Armenia-Azerbaijan



duyanh
04-03-2016, 12:15 PM
Đụng độ đẫm máu ở biên giới Armenia-Azerbaijan





http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/03/160403043118_nagorno-karabakh_violence_640x360_afp_nocredit.jpg

Hàng chục người thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa người Azerbaijan và người Armenia khi bạo lực bùng phát ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Armenia cho biết 18 lính người thiểu số Armenia thiệt mạng trong trận đánh. Đây là một trong những xung đột tồi tệ nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Azerbaijan cho biết họ mất 12 người và có tin chưa xác nhận cho biết dân thường ở cả hai phía thiệt mạng.

Khu vực Nagorno-Karabakh do những người ly khai thiểu số Armenia chiếm giữ từ khi chiến tranh kết thúc năm 1994.

Nga bán vũ khí cho cả hai bên giao tranh. Nước này cũng kêu gọi hai phe ngừng bắn và kiềm chế.

Azerbaijan nói lực lượng vũ trang của họ bị tấn công trước bằng đại bác và súng phóng lựu. Nước này cũng cho biết đã chiếm được hai ngọn đồi chiến lược và một ngôi làng.

Chính phủ Armenia nói Azerbaijan đã tiến hành "càn quét" với xe tăng, đại bác và trực thăng.


http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/03/160403042804_nagorno-karabakh_violence_624x351_afp_nocredit.jpg


Azerbaijan nói họ chiếm được hai ngọn đồi và làng

Bộ Quốc phòng ở Karabakh được Armenia ủng hộ nói một bé trai 12 tuổi thiệt mạng và hai trẻ em khác bị thương.

Hãng tin Interfax tường thuật Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với người đồng nhiệm từ phía Armenia ông Seyran Ohanyan và Bộ trưởng quốc phòng Azerbaijan Zakir Hasanov qua điện thoại nhằm làm dịu tình hình.

Giao tranh giữa hai bên đã bắt đầu từ thập kỷ 1980 và leo thang thành chiến tranh vào năm 1991, khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Cuộc chiến làm 30.000 người thiệt mạng và đã có thỏa thuận ngừng bắn vào năm 1994.

Khu vực giao tranh này nằm trong lãnh thổ Azerbaijan nhưng lại do quân đội Armenia chiếm đóng. Từ khi hết chiến tranh, vùng này có quan hệ riêng với quân đội Armenia và hỗ trợ tài chính, nhưng đụng độ vẫn thường xảy ra.

Phóng viên Konul Khalilova của BBC Azerbaijan nhận định cuộc giao tranh bùng phát đêm thứ Sáu 1/4 là tồi tệ nhất từ sau lệnh ngừng bắn năm 1994.

Azerbaijan cho biết họ đã chiếm lại hai ngôi làng chiến lược từ quân Armenia, một tuyên bộ bị Armenia phủ nhận. Như thường lệ, hai bên đều cáo bộc phe kia nổ súng trước. Các nhân chứng cho BBC Azerbaijan biết người dân được di tản khỏi khu làng gần nơi xảy ra sung đột, và một số người trú ẩn trong hầm.

Azerbaijan đã mua ít nhất 4 tỷ đô-la vũ khí từ Nga. Armenia, một đối tác chiến lược của Nga trong khu vực Caucasus cũng mua vũ khí từ Nga. Nhiều lo ngại dấy lên, sợ các đụng độ này sẽ dẫn đến những xung đột vũ trang trên diện rộng.


http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/03/160403042858_nagorno-karabakh_violence_624x351_epa_nocredit.jpg

Cuộc đụng độ có thể sẽ dẫn đến việc tuyển quân rầm rộ ở Nagorno-Karabakh

Lãnh đạo cả hai bên đều bị cáo buộc không thực sự nỗ lực để tiến tới hòa bình, thay vào đó, sử dụng xung đột làm công cụ duy trì quyền lực. Truyền thông nhà nước ở cả hai quốc gia này đều tăng cường nói về tinh thần dân tộc trong những năm qua, phóng viên Konul Khalilova cho biết.

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thể hiện sự "quan ngại sâu sắc" trước các bạo lực trong khu vực ngừng bắn.

Đồng chủ tịch khối Minsk - Các đại sứ Igor Popv của Nga, James Warlick của Hoa Kỳ và Pierre Andrieu của Pháp ra một thông cáo chung cho biết: "Chúng tôi cực lực lên án sử dụng vũ trang và thương tiếc những người đã thiệt mạng, kể cả thường dân".
Chiến tranh Nagorno-Karabakh

Xung đột có nguồn gốc hơn một thế kỷ trước giữa những người Thiên Chúa giáo Armenia, người Hồi giáo Turk và người Ba Tư.

Xích mích bùng phát thành bạo lực khi nghị viện vùng này bỏ phiếu ủng hộ sát nhập vào Armenia vào cuối thập niên 1980.

Dân số Azerbaijzan thiểu số chiếm khoảng 25% trước chiến tranh đã rời khỏi Karabakh và Armenia, khi người thiểu số Armenia lánh đến phần còn lại của Azerbaijzan.

Thỏa thuận ngừng bắn năm 1994 do Nga dàn xếp, để lại khu vực Karabakh và các vùng rìa của Azerbaijan vào tay người Armenia.

Tiến trình hòa bình bị đình trệ sau cuộc đàm phán giữa lãnh đạo Armenia và Azerbaijan vào năm 2009. Sau đó, các vi phạm ngừng bắn tăng cao.

BBC