khieman
03-22-2016, 11:32 PM
.
Mỹ nhức đầu
vì Úc cho hãng Trung Quốc thuê cảng Darwin chiến lược
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/usa%20australie%2017112011.jpg (http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/usa%20australie%2017112011.jpg)
Lính Úc và Mỹ nghe phát biểu của tổng thống Obama tại căn cứ RAAF Base ở Darwin,
Ảnh 17/11/ 2011.REUTERS/Larry Downing
Vụ vùng Lãnh Thổ Phía Bắc của nước Úc đồng ý cho một tập đoàn Trung Quốc thuê cảng Darwin đã xảy ra từ tháng 10 năm ngoái, 2015, nhưng trong những ngày qua lại nổi cộm trở lại với thông báo hôm 18/03/2016 vừa qua của Bộ trưởng Tài chính Úc Scott Morrison. Theo quan chức này, kể từ ngày 31/03 tới đây, mọi dự án bán hoặc cho thuê các hạ tầng cơ sở quan trọng gồm cảng, sân bay, mạng lưới điện…, cho giới đầu tư tư nhân nước ngoài đều phải xin ý kiến Hội Đồng Thẩm Định Đầu Tư Ngoại Quốc của chính quyền liên bang Úc.
Vấn đề tuy nhiên là quy định này đã ra quá muộn, lại không có tính chất hồi tố, cho nên một cảng tuy nhỏ, nhưng có giá trị chiến lược rất lớn trong chính sách xoay trục của Mỹ - mà đối tượng nhắm tới là Trung Quốc – lại lọt vào vòng kiểm soát của một công ty Trung Quốc, trên danh nghĩa là tư nhân, nhưng lại rất gần gụi với bộ Quốc Phòng Trung Quốc.
Cũng chính vì vậy mà ngay từ khi thông tin về vụ này được tiết lộ, Hoa Kỳ đã nhiều lần tỏ ý bất bình, thậm chí phê phán nước đồng minh là thiếu cẩn trọng, trong lúc chính quyền liên bang Úc thì cố tìm cách vớt vát.
Nhật báo uy tín của Mỹ, trong số đề ngày hôm qua, 21/03/2016, đã phân tích trở lại tác động của thương vụ trong đó chính quyền Lãnh Thổ Phía Bắc (Northern Territory) của Úc, đã cho tập đoàn Landbridge của Trung Quốc thuê cảng Darwin trong thời hạn 99 năm với giá chỉ hơn 500 triệu đô la Úc một chút, tương đương với khoảng 360 triệu đô la Mỹ.
Phía Úc đã biện minh cho thương vụ này như thế nào ?
The New York Times đã trích lời ông John Robinson,một nhà tài phiệt địa phương được mệnh danh là Cáo già (Foxy), tuyên bố một cách hết sức thản nhiên :
« Lãnh Thổ Phía Bắc không có tiền để phát triển. Chính quyền Liên Bang Úc cũng không có. (Vì thế) chúng tôi cần những đại gia như Trung Quốc ».
Theo luật lệ cũ tại Úc, các địa phương cấp bang và cấp lãnh thổ có một quyền tự trị tương đối, nên không cần phải xin phép trước như trong thương vụ cho thuê cảng Darwin. Một cuộc điều tra của quốc hội Úc đã cho thấy là chính quyền bị mang tiếng là tham nhũng và không được lòng dân của Lãnh Thổ Phía Bắc, mà Darwin là thủ phủ, đã vội vã cho thuê cảng để lấy tiền làm dự án mới trước khi có bầu cử.
Về phần mình, chính quyền Liên Bang Úc thì lại thiếu quan tâm đến vụ việc, nên không tham khảo ý kiến của Washington.
Khi tổng thống Mỹ Obama gặp Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ở Manila vào tháng Mười Một, ông tỏ ý không hài lòng vì không được thông báo về việc Úc cho thuê cảng Darwin. Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, ông Obama đã nói :
« Lần sau, xin vui lòng cho chúng tôi biết trước ».
Riêng quốc vụ khanh đặc trách Quốc Phòng Úc Dennis Richardson, thì bác bỏ những lời chỉ trích theo đó việc một hãng Trung Quốc làm chủ cảng Darwin sẽ cho phép nước này dọ thám các động tĩnh của lực lượng Mỹ và Úc rất đông ở khu vực này. Theo New York Times, ông Richardson đã khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn có thể tìm ra những gì họ muốn chỉ bằng cách « ngồi trên một chiếc ghế tại một quán cóc trên bến tàu » và ghi nhận các chiến hạm đi vào cảng.
Mỹ lo ngại điều gì từ vụ cảng Darwin « rơi vào tay » Trung Quốc ?
Trong tháng Ba này, Mỹ cho biết họ rất lo ngại trước việc Trung Quốc, nhờ tiếp cận trực tiếp với cảng Darwin, « có thể thu thập thông tin tình báo về lực lượng Hoa Kỳ và các lực lượng quân đội Úc đóng quân gần đó. »
Ngoài ra, cảng Darwin là cửa ngõ chiến lược mở ra Biển Đông, nơi Trung Quốc đang thách thức Hoa Kỳ, và là nơi đồn trú của 2500 lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ sẽ được luân phiên triển khai tại Darwin và liên tục thao dượt tại đấy sáu tháng trong một năm.
Giới phê phán quyết định của Úc cho hãng Trung Quốc thuê căn cứ Darwin đã ví von rằng Trung Quốc đã mua được một chỗ ngồi ở hàng ghế thứ nhất để do thám các hoạt động của Hải Quân Mỹ và Úc.
Phát biểu nhân một cuộc điều tra của Quốc Hội Úc, ông Peter Jennings, một cựu quan chức quốc phòng hiện là giám đốc Viện Chính Sách Chiến Lược Úc ASPI khẳng định :
« Trung Quốc có một sư chú ý sâu sắc đến việc tìm hiểu xem các lực lượng quân sự phương Tây hoạt động như thế nào, ngay cả trong những chi tiết nhỏ nhặt nhất như cho một con tàu hoạt động ra sao, chất hàng và bốc dỡ hàng như thế nào, các loại tín hiệu mà tàu sẽ phát ra thông qua một loạt thiết bị cảm biến và hệ thống là gì. »
Trung Quốc đã đầu tư vào hơn hai chục cảng nước ngoài trên toàn thế giới, trong đó có một cảng ở Djibouti, sát cạnh một căn cứ quân sự của Mỹ. Thế nhưng với việc thuê cảng Darwin trong 99 năm, đây là lần đầu tiên Trung Quốc đã « mua » được một hải cảng của một đồng minh thân cận của Mỹ, đang cho quân đội Mỹ đồn trú.
Một vấn đề tối quan trọng là cảng Darwin từ lâu đã có giá trị chiến lược to lớn
Theo New York Times, các quan chức Mỹ cho việc hãng Landbridge của Trung Quốc thuê cảng Darwin là một động thái chiến lược, chứ không phải là một thỏa thuận thương mại thuần túy. Họ nêu bật độ dài của hợp đồng thuê – lên đến 99 năm - và việc công ty Landbridge đã đề nghị thuê với giá 20 phần trăm cao hơn so với hai nhà đấu thầu gần nhất.
Một quan chức quốc phòng Úc từng cho rằng cảng Darwin là nơi gần nhất để Úc nước này tiến vào Biển Đông, nơi mà Trung Quốc muốn độc chiếm. Úc cũng không loại trừ khả năng cùng tuần tra Biển Đông với Mỹ, và có khả năng tàu chiến hai nước cùng xuất phát từ cảng Darwin.
Và mới đây, Hoa Kỳ đã có đề xuất cho oanh tạc cơ chiến lược B-1 đặt căn cứ tạm tại vùng Lãnh Thổ Phía Bắc của Úc.
Trong số những lo lắng cụ thể, theo ông Jennings, có vấn đề là các bồn chứa nhiên liệu do quân đội Mỹ sử dụng lại nằm trong khu vực cho Landbridge thuê.
Việc cho thuê cảng Darwin trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng ở khu vực Đông Nam Á, có thể sẽ đe dọa an ninh quốc gia và ảnh hưởng đến quan hệ quân sự, chính trị chiến lược với Mỹ.
Bản thân người dân Úc cũng lo ngại. Một cuộc thăm dò dư luận tại Úc nhưng do Mỹ thực hiện, đã cho thấy là gần một nửa cho rằng việc cho thuê đặt ra « rất nhiều rủi ro » cho an ninh quốc gia, và chín trên 10 người cho biết điều đó hàm chứa ít nhất một số rủi ro.
Úc và Mỹ lo ngại vì tập đoàn thuê cảng Darwin có thể là công cụ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc
Vì sao giới chức quốc phòng Mỹ và Úc lại lo ngại trước việc tập đoàn Landbridge tạm thời làm chủ cảng Darwin ? nhất là khi đó chỉ là một công ty tư nhân, chứ không phải là một doanh nghiệp nhà nước ?
Nguyên nhân, theo The New York Times, đó là vì tại Trung Quốc, sự phân biệt giữa công ty tư nhân và công ty nhà nước chẳng có ý nghĩa gì, vì các tâp đoàn gọi là tư nhân của nước này thường xuyên làm việc tay trong tay với chính phủ.
Trên trang web của mình, tập đoàn Landbridge - trụ sở tại Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông - đã không che giấu quan hệ chặt chẽ của họ với chính quyền Bắc Kinh : Nhà tỷ phú Hiệp Thành (Ye Cheng), chủ tịch kiêm sáng lập viên của tập đoàn đã được chính quyền tỉnh Sơn Đông vinh danh là một trong « 10 cá nhân quan tâm đến sự phát triển của nền quốc phòng » vào năm 2013.
Tóm lại, Mỹ không thể không lo ngại trước việc Trung Quốc thao túng cảng Darwin. Mỹ cũng đang theo dõi sát xem liệu các công ty Trung Quốc có mua thêm cơ sở hạ tầng quan trọng nào khác ở Úc hay không.
Hải cảng chiến lược ở Fremantle, miền Tây Úc, nơi tàu chiến Hoa Kỳ thường xuyên neo đậu cũng đã được đưa ra đấu thầu.
RFI
Đăng ngày 22-03-2016
Mỹ nhức đầu
vì Úc cho hãng Trung Quốc thuê cảng Darwin chiến lược
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/usa%20australie%2017112011.jpg (http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/usa%20australie%2017112011.jpg)
Lính Úc và Mỹ nghe phát biểu của tổng thống Obama tại căn cứ RAAF Base ở Darwin,
Ảnh 17/11/ 2011.REUTERS/Larry Downing
Vụ vùng Lãnh Thổ Phía Bắc của nước Úc đồng ý cho một tập đoàn Trung Quốc thuê cảng Darwin đã xảy ra từ tháng 10 năm ngoái, 2015, nhưng trong những ngày qua lại nổi cộm trở lại với thông báo hôm 18/03/2016 vừa qua của Bộ trưởng Tài chính Úc Scott Morrison. Theo quan chức này, kể từ ngày 31/03 tới đây, mọi dự án bán hoặc cho thuê các hạ tầng cơ sở quan trọng gồm cảng, sân bay, mạng lưới điện…, cho giới đầu tư tư nhân nước ngoài đều phải xin ý kiến Hội Đồng Thẩm Định Đầu Tư Ngoại Quốc của chính quyền liên bang Úc.
Vấn đề tuy nhiên là quy định này đã ra quá muộn, lại không có tính chất hồi tố, cho nên một cảng tuy nhỏ, nhưng có giá trị chiến lược rất lớn trong chính sách xoay trục của Mỹ - mà đối tượng nhắm tới là Trung Quốc – lại lọt vào vòng kiểm soát của một công ty Trung Quốc, trên danh nghĩa là tư nhân, nhưng lại rất gần gụi với bộ Quốc Phòng Trung Quốc.
Cũng chính vì vậy mà ngay từ khi thông tin về vụ này được tiết lộ, Hoa Kỳ đã nhiều lần tỏ ý bất bình, thậm chí phê phán nước đồng minh là thiếu cẩn trọng, trong lúc chính quyền liên bang Úc thì cố tìm cách vớt vát.
Nhật báo uy tín của Mỹ, trong số đề ngày hôm qua, 21/03/2016, đã phân tích trở lại tác động của thương vụ trong đó chính quyền Lãnh Thổ Phía Bắc (Northern Territory) của Úc, đã cho tập đoàn Landbridge của Trung Quốc thuê cảng Darwin trong thời hạn 99 năm với giá chỉ hơn 500 triệu đô la Úc một chút, tương đương với khoảng 360 triệu đô la Mỹ.
Phía Úc đã biện minh cho thương vụ này như thế nào ?
The New York Times đã trích lời ông John Robinson,một nhà tài phiệt địa phương được mệnh danh là Cáo già (Foxy), tuyên bố một cách hết sức thản nhiên :
« Lãnh Thổ Phía Bắc không có tiền để phát triển. Chính quyền Liên Bang Úc cũng không có. (Vì thế) chúng tôi cần những đại gia như Trung Quốc ».
Theo luật lệ cũ tại Úc, các địa phương cấp bang và cấp lãnh thổ có một quyền tự trị tương đối, nên không cần phải xin phép trước như trong thương vụ cho thuê cảng Darwin. Một cuộc điều tra của quốc hội Úc đã cho thấy là chính quyền bị mang tiếng là tham nhũng và không được lòng dân của Lãnh Thổ Phía Bắc, mà Darwin là thủ phủ, đã vội vã cho thuê cảng để lấy tiền làm dự án mới trước khi có bầu cử.
Về phần mình, chính quyền Liên Bang Úc thì lại thiếu quan tâm đến vụ việc, nên không tham khảo ý kiến của Washington.
Khi tổng thống Mỹ Obama gặp Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ở Manila vào tháng Mười Một, ông tỏ ý không hài lòng vì không được thông báo về việc Úc cho thuê cảng Darwin. Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, ông Obama đã nói :
« Lần sau, xin vui lòng cho chúng tôi biết trước ».
Riêng quốc vụ khanh đặc trách Quốc Phòng Úc Dennis Richardson, thì bác bỏ những lời chỉ trích theo đó việc một hãng Trung Quốc làm chủ cảng Darwin sẽ cho phép nước này dọ thám các động tĩnh của lực lượng Mỹ và Úc rất đông ở khu vực này. Theo New York Times, ông Richardson đã khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn có thể tìm ra những gì họ muốn chỉ bằng cách « ngồi trên một chiếc ghế tại một quán cóc trên bến tàu » và ghi nhận các chiến hạm đi vào cảng.
Mỹ lo ngại điều gì từ vụ cảng Darwin « rơi vào tay » Trung Quốc ?
Trong tháng Ba này, Mỹ cho biết họ rất lo ngại trước việc Trung Quốc, nhờ tiếp cận trực tiếp với cảng Darwin, « có thể thu thập thông tin tình báo về lực lượng Hoa Kỳ và các lực lượng quân đội Úc đóng quân gần đó. »
Ngoài ra, cảng Darwin là cửa ngõ chiến lược mở ra Biển Đông, nơi Trung Quốc đang thách thức Hoa Kỳ, và là nơi đồn trú của 2500 lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ sẽ được luân phiên triển khai tại Darwin và liên tục thao dượt tại đấy sáu tháng trong một năm.
Giới phê phán quyết định của Úc cho hãng Trung Quốc thuê căn cứ Darwin đã ví von rằng Trung Quốc đã mua được một chỗ ngồi ở hàng ghế thứ nhất để do thám các hoạt động của Hải Quân Mỹ và Úc.
Phát biểu nhân một cuộc điều tra của Quốc Hội Úc, ông Peter Jennings, một cựu quan chức quốc phòng hiện là giám đốc Viện Chính Sách Chiến Lược Úc ASPI khẳng định :
« Trung Quốc có một sư chú ý sâu sắc đến việc tìm hiểu xem các lực lượng quân sự phương Tây hoạt động như thế nào, ngay cả trong những chi tiết nhỏ nhặt nhất như cho một con tàu hoạt động ra sao, chất hàng và bốc dỡ hàng như thế nào, các loại tín hiệu mà tàu sẽ phát ra thông qua một loạt thiết bị cảm biến và hệ thống là gì. »
Trung Quốc đã đầu tư vào hơn hai chục cảng nước ngoài trên toàn thế giới, trong đó có một cảng ở Djibouti, sát cạnh một căn cứ quân sự của Mỹ. Thế nhưng với việc thuê cảng Darwin trong 99 năm, đây là lần đầu tiên Trung Quốc đã « mua » được một hải cảng của một đồng minh thân cận của Mỹ, đang cho quân đội Mỹ đồn trú.
Một vấn đề tối quan trọng là cảng Darwin từ lâu đã có giá trị chiến lược to lớn
Theo New York Times, các quan chức Mỹ cho việc hãng Landbridge của Trung Quốc thuê cảng Darwin là một động thái chiến lược, chứ không phải là một thỏa thuận thương mại thuần túy. Họ nêu bật độ dài của hợp đồng thuê – lên đến 99 năm - và việc công ty Landbridge đã đề nghị thuê với giá 20 phần trăm cao hơn so với hai nhà đấu thầu gần nhất.
Một quan chức quốc phòng Úc từng cho rằng cảng Darwin là nơi gần nhất để Úc nước này tiến vào Biển Đông, nơi mà Trung Quốc muốn độc chiếm. Úc cũng không loại trừ khả năng cùng tuần tra Biển Đông với Mỹ, và có khả năng tàu chiến hai nước cùng xuất phát từ cảng Darwin.
Và mới đây, Hoa Kỳ đã có đề xuất cho oanh tạc cơ chiến lược B-1 đặt căn cứ tạm tại vùng Lãnh Thổ Phía Bắc của Úc.
Trong số những lo lắng cụ thể, theo ông Jennings, có vấn đề là các bồn chứa nhiên liệu do quân đội Mỹ sử dụng lại nằm trong khu vực cho Landbridge thuê.
Việc cho thuê cảng Darwin trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng ở khu vực Đông Nam Á, có thể sẽ đe dọa an ninh quốc gia và ảnh hưởng đến quan hệ quân sự, chính trị chiến lược với Mỹ.
Bản thân người dân Úc cũng lo ngại. Một cuộc thăm dò dư luận tại Úc nhưng do Mỹ thực hiện, đã cho thấy là gần một nửa cho rằng việc cho thuê đặt ra « rất nhiều rủi ro » cho an ninh quốc gia, và chín trên 10 người cho biết điều đó hàm chứa ít nhất một số rủi ro.
Úc và Mỹ lo ngại vì tập đoàn thuê cảng Darwin có thể là công cụ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc
Vì sao giới chức quốc phòng Mỹ và Úc lại lo ngại trước việc tập đoàn Landbridge tạm thời làm chủ cảng Darwin ? nhất là khi đó chỉ là một công ty tư nhân, chứ không phải là một doanh nghiệp nhà nước ?
Nguyên nhân, theo The New York Times, đó là vì tại Trung Quốc, sự phân biệt giữa công ty tư nhân và công ty nhà nước chẳng có ý nghĩa gì, vì các tâp đoàn gọi là tư nhân của nước này thường xuyên làm việc tay trong tay với chính phủ.
Trên trang web của mình, tập đoàn Landbridge - trụ sở tại Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông - đã không che giấu quan hệ chặt chẽ của họ với chính quyền Bắc Kinh : Nhà tỷ phú Hiệp Thành (Ye Cheng), chủ tịch kiêm sáng lập viên của tập đoàn đã được chính quyền tỉnh Sơn Đông vinh danh là một trong « 10 cá nhân quan tâm đến sự phát triển của nền quốc phòng » vào năm 2013.
Tóm lại, Mỹ không thể không lo ngại trước việc Trung Quốc thao túng cảng Darwin. Mỹ cũng đang theo dõi sát xem liệu các công ty Trung Quốc có mua thêm cơ sở hạ tầng quan trọng nào khác ở Úc hay không.
Hải cảng chiến lược ở Fremantle, miền Tây Úc, nơi tàu chiến Hoa Kỳ thường xuyên neo đậu cũng đã được đưa ra đấu thầu.
RFI
Đăng ngày 22-03-2016