sophienguyen
03-21-2016, 01:52 AM
Tuần dương Trung Quốc ngăn cản Indonesia bắt giữ tàu cá đánh bắt trái phép
Hôm 19/3, một cuộc đối đầu căng thẳng đã xảy ra giữa Bắc Kinh và Jakarta ở Biển Đông, khi tàu tuần dương Trung Quốc ngăn việc bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng biển Natuna của Indonesia.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-FdyG1y-20160321-tuan-duong-trung-quoc-ngan-can-indonesia-bat-giu-tau-ca-danh-bat-trai-phep.jpg
Tàu đánh cá neo tại vịnh Ulugan, Philippines. (Ảnh: AFP)
Tờ Jakarta Globe đưa tin, lực lượng bảo vệ bờ biển Indonesia ngày 19/3 đã lên một tàu cá của Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển cách quần đảo Natuna 4,34 km, trong vùng đặc quyền kinh tế của Jakarta.
8 thủy thủ trên tàu Kway Fey 10078 đã bị bắt, nhưng sau đó một tàu hải cảnh Trung Quốc can thiệp và đẩy tàu cá này trở lại vùng biển quốc tế.
Indonesia đã không phản ứng trực tiếp đối với hành động khiêu khích trên, nhưng bày tỏ lo ngại và sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc tới để làm rõ về các hành động của nước này.
Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Ngư nghiệp Indonesia cho hay, bà tin rằng hải cảnh Trung Quốc đã ngăn tàu cá nước này, vốn đang bị kéo đi, để đề phòng việc đánh chìm tàu.
Bà thông tin rằng Jakarta sẽ triệu đại sứ Trung Quốc trong ngày 21/3.
“Điều chúng tôi muốn hỏi viên đại sứ là nếu họ nói rằng đường chín đoạn của họ không bao gồm Natuna thì tại sao vẫn xảy ra việc đánh bắt trái phép ở đó”, Reuters dẫn lời nữ Bộ trưởng này nói. “Chính phủ của họ không nên đứng sau các hoạt động đánh bắt cá vô kiểm soát và bất hợp pháp”.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề này.
* Trong diễn biến khác, Trung Quốc ngày 19/3 phản ứng giận dữ sau khi Washington và Manila nhất trí về việc chọn năm địa điểm đặt căn cứ quân sự Mỹ ở Philippines theo Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) đạt được hồi năm 2014.
Tân Hoa xã cáo buộc Mỹ làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông với những lời lẽ ít ngoại giao.
Bài xã luận trên Tân Hoa xã viết kiểu đe dọa: “Khuấy đục biển Đông và biến châu Á – Thái Bình Dương thành một Trung Đông thứ hai sẽ không tốt cho Mỹ. Thực hiện thỏa thuận quốc phòng đã ký hai năm trước đây với Philippines – một trong các bên tranh chấp Biển Đông hung hăng nhất, và chọn lựa một căn cứ không quân nằm đối diện với quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa) là 1 trong 5 vị trí đóng quân sắp tới của lực lượng Mỹ đã cho phép suy đoán về mục đích thực sự của Washington đằng sau những động thái này“.
Theo Tuổi Trẻ, Dân Trí
Hôm 19/3, một cuộc đối đầu căng thẳng đã xảy ra giữa Bắc Kinh và Jakarta ở Biển Đông, khi tàu tuần dương Trung Quốc ngăn việc bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng biển Natuna của Indonesia.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-FdyG1y-20160321-tuan-duong-trung-quoc-ngan-can-indonesia-bat-giu-tau-ca-danh-bat-trai-phep.jpg
Tàu đánh cá neo tại vịnh Ulugan, Philippines. (Ảnh: AFP)
Tờ Jakarta Globe đưa tin, lực lượng bảo vệ bờ biển Indonesia ngày 19/3 đã lên một tàu cá của Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển cách quần đảo Natuna 4,34 km, trong vùng đặc quyền kinh tế của Jakarta.
8 thủy thủ trên tàu Kway Fey 10078 đã bị bắt, nhưng sau đó một tàu hải cảnh Trung Quốc can thiệp và đẩy tàu cá này trở lại vùng biển quốc tế.
Indonesia đã không phản ứng trực tiếp đối với hành động khiêu khích trên, nhưng bày tỏ lo ngại và sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc tới để làm rõ về các hành động của nước này.
Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Ngư nghiệp Indonesia cho hay, bà tin rằng hải cảnh Trung Quốc đã ngăn tàu cá nước này, vốn đang bị kéo đi, để đề phòng việc đánh chìm tàu.
Bà thông tin rằng Jakarta sẽ triệu đại sứ Trung Quốc trong ngày 21/3.
“Điều chúng tôi muốn hỏi viên đại sứ là nếu họ nói rằng đường chín đoạn của họ không bao gồm Natuna thì tại sao vẫn xảy ra việc đánh bắt trái phép ở đó”, Reuters dẫn lời nữ Bộ trưởng này nói. “Chính phủ của họ không nên đứng sau các hoạt động đánh bắt cá vô kiểm soát và bất hợp pháp”.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề này.
* Trong diễn biến khác, Trung Quốc ngày 19/3 phản ứng giận dữ sau khi Washington và Manila nhất trí về việc chọn năm địa điểm đặt căn cứ quân sự Mỹ ở Philippines theo Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) đạt được hồi năm 2014.
Tân Hoa xã cáo buộc Mỹ làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông với những lời lẽ ít ngoại giao.
Bài xã luận trên Tân Hoa xã viết kiểu đe dọa: “Khuấy đục biển Đông và biến châu Á – Thái Bình Dương thành một Trung Đông thứ hai sẽ không tốt cho Mỹ. Thực hiện thỏa thuận quốc phòng đã ký hai năm trước đây với Philippines – một trong các bên tranh chấp Biển Đông hung hăng nhất, và chọn lựa một căn cứ không quân nằm đối diện với quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa) là 1 trong 5 vị trí đóng quân sắp tới của lực lượng Mỹ đã cho phép suy đoán về mục đích thực sự của Washington đằng sau những động thái này“.
Theo Tuổi Trẻ, Dân Trí