khieman
03-10-2016, 03:54 PM
.
Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu !
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay ngang ngược nói rằng việc Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông là "hợp lý" vì Trung Quốc là “nước đầu tiên phát hiện ra nó”.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:2016/1-1457428987457/trung-quoc-ngang-nguoc-tu-nhan-la-nuoc-dau-tien-phat-hien-ra-bien-dong.jpg
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
(Ảnh: Reuters)
Trung Quốc trong những tháng gần đây đã bị chỉ trích nặng nề do các hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông. Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông khi triển khai các tên lửa tiên tiến, máy bay chiến đấu và thiết bị radar tới khu vực.
Hải quân Mỹ đã tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, áp sát các đảo do Trung Quốc chiếm đóng để khẳng định quyền hoạt động trong các vùng biển quốc tế.
Phát biểu hôm nay trong một cuộc họp báo bên lề kỳ họp quốc hội thường niên, ông Wang nói rằng “tự do hàng hải không đồng nghĩa với tự do chạy lung tung. Trên thực tế, dựa trên các nỗ lực chung của Trung Quốc và các quốc gia khu vực, Biển Đông là một trong những tuyến đường biển tự do và an toàn nhất thế giới”.
“Trung Quốc là bên đầu tiên phát hiện, đặt tên, phát triển và quản lý các đảo ở Biển Đông. Tổ tiên của chúng tôi đã hoạt động ở đây trong nhiều thế hệ”, ông Vương trắng trợn nói.
“Lịch sử sẽ chứng minh ai là khách, ai là chủ”, ông Vương lớn tiếng, nói thêm rằng Trung quốc có thể “cân nhắc mời” các phóng viên quốc tế tới các đảo mà nước này kiểm soát khi điều kiện cho phép.
Ông Vương còn bao biện rằng Trung Quốc không phải quốc gia đầu tiên đưa vũ khí tới Biển Đông và cũng không phải quốc gia có nhiều vũ khí nhất ở đó, nhưng không nói rõ nước nào.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông dựa trên cái gọi là "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò", chồng lấn lên các vùng biển của Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã cảnh báo “các hậu quả nghiêm trọng” nếu Trung Quốc có hành động “khiêu khích” trong khu vực.
Ông Carter cho hay quân đội Mỹ đã gia tăng các cuộc triển khai tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương và có thể chi 425 triệu USD cho tới năm 2020 để gia tăng các cuộc tập trận và huấn luyện với các quốc gia trong khu vực, vốn lo ngại về các hành động của Trung Quốc.
An Bình
Có lẽ chưa bao giờ Trung Quốc lại thể hiện khẩu khí quyết tâm chiếm Biển Đông một cách ngông cuồng ra mặt như bây giờ! Phải chăng Bắc Kinh đang muốn đẩy nhanh tiến độ phát động một cuộc chiến trên Biển Đông?
https://dantri4.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/1-cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau-5-1457491501331/cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau.jpg
National Interest ước tính Trung Quốc ước tính có khoảng 700.000 tàu cá
Dư luận quốc tế đang hết sức chú ý đến các diễn biến, thông tin xung quanh kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, trong đó, chính sách và hành động của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông là một trong những chủ đề được quan tâm nhất.
Có một điều lạ rằng, năm nay trong khẩu khí của giới lãnh đạo Bắc Kinh, từ hàng chóp bu như Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, cho đến quan chức địa phương như Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam La Bảo Minh, tất cả dường như đều thể hiện sôi sục một quyết tâm: Làm thế nào để độc chiếm Biển Đông!
Trong khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hùng hồn khẳng định trong báo cáo trước Quốc hội nước này:
“Trung Quốc sẵn sàng trên tất cả các mặt trận, với tất cả các kịch bản, nỗ lực để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không”, rồi cam kết Trung ương sẽ hỗ trợ ngân sách cho tỉnh Hải Nam để “khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông”, thì nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh – Ngoại trưởng Vương Nghị ngông nghênh tuyên bố với báo chí quốc tế rằng: Trung Quốc là nước khám phá, đặt tên, phát triển và quản lý các đảo khác nhau ở Biển Đông sớm nhất. Tổ tiên người Trung Quốc đã làm việc siêng năng ở đây qua nhiều thế hệ”, do đó, việc Bắc Kinh kiểm soát vùng biển này là “hợp lý”!?
Nhưng nếu như câu chuyện của ông Lý hay ông Vương còn nằm ở tầm vĩ mô, thì La Bảo Minh - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Nam - hòn đảo cực Nam Trung Quốc, giữ vị trí chiến lược giúp Trung Quốc vươn ra Biển Đông, khống chế khu vực đã "hiến kế” thiết thực, cụ thể hơn để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông: Đó là xua ngư dân ra chiếm biển, hay nói mĩ miều hơn là khuyến khích ngư dân dấn thân ra Biển Đông, để bảo vệ cái gọi là “chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”, bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp và đào tạo an ninh.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/2-cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau-1457491499685/cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau.jpg
Bí thư tỉnh ủy Hải Nam (Trung Quốc): Kẻ đã "hiến kế" xua 100.000 ngư dân ra biển
Tờ South China Morning Post dẫn lời ông La phát biểu bên lề kỳ họp Quốc hội Trung Quốc:
“Với tình hình hiện nay ở Biển Đông, ngư dân phải bảo vệ (cái gọi là) hoạt động đánh bắt bình thường của họ trong khu vực”.
Theo Bí thư tỉnh ủy Hải Nam, tỉnh này có hơn 100 nghìn ngư dân. Lực lượng này đã được chính quyền Hải Nam cung cấp hỗ trợ trong việc đóng tàu lớn, trợ cấp nhiên liệu khi đánh bắt (bất hợp pháp) trên Biển Đông, đồng thời còn được “đào tạo năng lực tự vệ”. Đó là còn chưa kể, một số tàu cá Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông còn “lớn hơn cả một số tàu chiến hải quân của các nước Đông Nam Á”.
Điều này không lạ, bởi năm 2014, một bài báo trên Reuters đã ví 50.000 tàu cá là vũ khí bí mật lợi hại của Trung Quốc trên tiền tuyến Biển Đông. Bài báo phản ánh:
“Trên đảo Hải Nam, một thuyền trưởng tàu cá đang khoe với phóng viên chiếc tàu cũ kỹ của mình. Thế nhưng, trên tàu lại có một thiết bị rất hiện đại, đó là một hệ thống định vị vệ tinh được kết nối trực tiếp với hải cảnh Trung Quốc trong trường hợp có biến xảy ra khi đánh bắt trên Biển Đông”.
Cũng theo bài báo, đến đầu năm 2014, Trung Quốc đã cho lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh Beidou cho hơn 50.000 tàu đánh cá của họ. Tại đảo Hải Nam, các chủ tàu cá chỉ phải trả chưa đầy 10% chi phí cho việc lắp đặt hệ thống này, còn chính phủ Trung Quốc sẽ hỗ trợ phần còn lại. Nhiều ngư dân ở Hải Nam cho phóng viên Reuters biết, chính quyền khuyến khích họ đến đánh bắt ở những vùng biển tranh chấp, còn chi phí xăng dầu sẽ do chính quyền lo.
Cứ theo “kế” của ông La, với lực lượng ngư dân của riêng tỉnh Hải Nam một khi tràn ra Biển Đông đã chẳng khác gì một đội dân binh khổng lồ, sẽ đem lại cho Trung Quốc rất nhiều ưu thế trong cuộc chiến giành biển, bảo vệ cái gọi là “quyền lợi hàng hải” của Bắc Kinh, bởi vì nó không bị cấm bởi luật pháp quốc tế và luật biển.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/3-cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau-2-1457491497546/cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau.jpg
Ngư dân Trung Quốc được chính phủ hỗ trợ đóng tàu lớn cùng nhiều ưu đãi khác
và được khuyến khích dấn thân đi chiếm biển
Tuy nhiên, chiến thuật "biển tàu" này cũng chẳng khác gì chiến thuật “biển người” như Bắc Kinh đã dùng hồi năm 1979, khi đem quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Và mức độ tàn nhẫn cũng giống nhau, bởi tất cả những người lính Trung Quốc năm nào bị đẩy ra chiến trường xâm lược Việt Nam, hay những người ngư dân Trung Quốc ngày nay đều được sử dụng cho những mục đích làm “bia sống”, làm “lá chắn” cho những mục đích mang đầy cuồng vọng lãnh thổ của chính phủ Trung Quốc.
Cùng với hải quân, hải cảnh, tàu thương mại và tàu cá tư nhân, ngư dân và các tàu cá nước này đang được chính phủ Bắc Kinh sử dụng như một lực lượng hỗn hợp phục vụ chiến dịch bành trướng lãnh thổ, hàng hải ở Biển Đông nhằm hóa giải bất kỳ khả năng nào sử dụng vũ lực quân sự để phản ứng.
Đây là sự thật bởi Bắc Kinh vốn được biết đến là nước thường xuyên sử dụng tàu dân sự làm lá chắn cho chính phủ. Họ thường điều động lực lượng này quấy rối tàu thuyền nước ngoài, đặc biệt là các tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông.
Tháng 10 năm ngoái khi khu trục hạm USS Lassen tuần tra bên trong 12 hải lý đá Su Bi, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng (bất hợp pháp), nó đã bị theo đuôi bởi một số tàu chiến hải quân, tàu buôn và tàu cá Trung Quốc. Theo tờ Defence News, các tàu cá Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng, khiêu khích “cắt mũi” chiến hạm USS Lassen.
Với các tàu chiến lớn thì tàu cá Trung Quốc còn khiêu khích, “cắt mũi”, với các tàu cá nhỏ hơn của các nước khác thì tàu cá Trung Quốc lại hung hăng cậy “to hơn”, “đông hơn”, chủ động va đụng, đâm chìm. Đây là những hành vi rất vô nhân đạo đã bị ngư dân nhiều nước như Việt Nam, Philippines lên án và cung cấp những bằng chứng xác đáng trước công luận quốc tế.
Giáo sư sinh học hải dương của Đại học James Cook ở Australia, ông Terry Hughes, mới đây còn trưng ra những bằng chứng là các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy sự phá hoại chưa từng có đối với các rạn san hô ở Biển Đông mà thủ phạm không ai khác là Trung Quốc và lực lượng ngư dân nước này.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/4-cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau-3-1457491495532/cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau.jpg
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các rạn san hô ở phía đông đảo Thị Tứ,
thuộc quần đảo Trường Sa bị ngư dân Trung Quốc tàn phá
Theo ông Hughes, trong nhiều năm qua, việc đánh bắt quá độ ở Biển Đông đã làm cho nguồn cá trong khu vực bị tổn hại nghiêm trọng. Nhưng từ năm 2012, hệ thống sinh thái của vùng biển có tranh chấp này đã bị tán phá bởi các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh, được phổ biến hồi gần đây, cho thấy ít nhất 28 rạn san hô bị hư hại vì những hoạt động của con người.
Ông Hughes nói:
“Nhiều nước dính líu tới Biển Đông trong quá khứ hoặc hiện tại đã xây đảo nhân tạo và điều đó tạo ra một tác động rất lớn. Tác động của việc nạo vét và lấp biển lấy đất đang làm nghiêm trọng thêm gấp bội những ảnh hưởng trước đó của hoạt động ngư nghiệp”.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, ngư dân Trung Quốc đã dùng những cánh quạt lớn gắn vào tàu đa dụng để chặt san hô và chuẩn bị cho việc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.
Những người đó cũng lùng sục khắp đáy biển để bắt những con sò khổng lồ, được dùng để làm đồ trang sức và chế tạo những món hàng đắt tiền và có thể bán với giá 150.000 USD một con.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/5-cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau-4-1457491493881/cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau.jpg
Những con rùa biển khổng lồ bị ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép
ở vùng biển quần đảo Trường Sa
Ngư dân Trung Quốc vốn cũng như những ngư dân Việt Nam, Philippines… hay các nước khác bên bờ Biển Đông, mưu sinh và sống dựa vào các nguồn lợi từ biển từ nhiều đời, nhưng có lẽ “nhờ” những chính sách ưu đãi, khuyến khích của chính phủ Trung Quốc, họ đã trở thành những kẻ “đầu gấu” trên biển, những kẻ săn trộm động vật quý hiếm, những kẻ phá hoại hệ sinh thái biển. Họ đã bị biến thành công cụ cho một cuộc chiến bành trướng trên Biển Đông mà chính phủ Trung Quốc âm mưu tiến hành!
Theo Linh Phương/ PetroTimes
Mỹ quyết không để Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông
Hải quân Mỹ cho biết có rất nhiều tàu chiến Trung Quốc hoạt động ở gần tàu Mỹ trong thời gian qua. Khi tàu sân bay John C. Stennis và bốn tàu chiến khác của Mỹ tới Biển Đông hồi tuần trước, thông điệp được đưa ra rất rõ ràng: Mỹ vẫn là thế lực quân sự chủ đạo trong khu vực và sẽ không bao giờ từ bỏ vị thế này, báo New York Times bình luận.
Thông tin này được đưa ra giữa lúc một quan chức Trung Quốc trả lời truyền thông nước này rằng các tàu chiến Trung Quốc đã có mặt ở Biển Đông để "quan sát, nhận diện, theo dõi và trục xuất" các tàu chiến và máy bay nước ngoài vào gần cái mà họ gọi là “đảo của chúng tôi”.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:61d1ee7a70/2016/03/09/uss-john-c-stennis-january-2016-1457514140520/my-quyet-khong-de-trung-quoc-banh-truong-o-bien-dong.jpg
Tàu sân bay John C. Stennis. (Ảnh: AFP)
Tình thế "mèo vờn chuột" nêu trên dù không kéo theo bất cứ va chạm nào, nhưng là diễn biến mới nhất trong sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.
Kể từ khi nhậm chức cách đây 3 năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tận dụng tình hình tại vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền để ngang nhiên mở rộng sự hiện diện quân sự của nước này trong khu vực, cũng như tiến gần hơn tới tham vọng xây dựng và triển khai các tiền đồn của quân đội Trung Quốc bên ngoài lãnh thổ nước này, bất chấp phản đối của quốc tế.
Dù gây ra những căng thẳng trong khu vực từ hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, nhưng hoạt động này giúp Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chủ quyền phi pháp ở vùng biển này. Ngoài ra, các đảo nhân tạo cũng đang thay đổi hiện trạng quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương kể từ khi Thế Chiến II chấm dứt, giúp Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu thiết lập một vùng đệm an ninh.
"Trung Quốc muốn vùng biển đó là của họ, nơi họ có thể triển khai tàu chiến và tàu của hải cảnh mà không lo ngại sự hiện diện của Mỹ hay hải quân các nước Philippines, Việt Nam hoặc Ấn Độ", ông Marc Lanteigne, chuyên viên nghiên cứu cấp cao về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Học viện Các vấn đề Quốc tế Na Uy, nhận định.
Quá trình xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông được tiến hành từng bước nhưng những sự kiện gần đây đang đặt Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng vào thế đối đầu trong vấn đề tranh chấp chủ quyền vùng biển. Từ đầu năm 2014, Trung Quốc bắt đầu nạo vét cát để xây dựng đảo nhân tạo trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Từ năm ngoái, tốc độ xây dựng được đẩy nhanh và hiện Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng trái phép ở đây các cảng nước sâu và đường băng dài sử dụng cho tàu chiến và chiến đấu cơ. Mới đây, Trung Quốc còn triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không lên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Các hình ảnh vệ tinh thu thập được cho thấy, Bắc Kinh cũng đã trắng trợn lắp đặt các hệ thống radar cao tần ở Trường Sa để kiểm soát tàu và máy bay ra vào khu vực.
Theo giới quan sát, các công trình quân sự mới của Trung Quốc ở Biển Đông chưa tạo ra được mối đe dọa lớn với quân đội Mỹ, ngược lại, Mỹ có thể dễ dàng phá hủy những công trình này trong trường hợp xảy ra xung đột. Tuy nhiên, giới chức Mỹ ngày càng lo ngại rằng hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông nếu không được kiểm soát chặt chẽ, Bắc Kinh sẽ làm thay đổi hiện trạng ở vùng biển này, qua đó nắm quyền kiểm soát ở vùng biển rộng lớn có diện tích như Mexico và sử dụng ưu thế quân sự nhằm lấn át các quốc gia láng giềng trong tranh chấp chủ quyền. Ngoài ra, cũng có ý kiến lo ngại hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ dẫn tới một cuộc đua vũ trang trong khu vực và gia tăng nguy cơ xung đột.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:61d1ee7a70/2016/03/09/gettyimages-481262245-1457514162325/my-quyet-khong-de-trung-quoc-banh-truong-o-bien-dong.jpg
Tàu hải giám của Trung Quốc bên cạnh một tàu cá Philippines ở Biển Đông.
(Ảnh: PhilStar)
Trong khi giới chức ở thủ đô Washington cho rằng, Trung Quốc chưa đủ khả năng đẩy lùi các lực lượng Mỹ khỏi Biển Đông, giới phân tích cho rằng hoạt động xây dựng ở Biển Đông của Bắc Kinh có thể gây thêm nhiều khó khăn cho Hải quân Mỹ trong quá trình bảo vệ các đồng minh. Máy bay chiến đấu, tên lửa chống hạm và hệ thống radar có thể giúp Hải quân Trung Quốc tự tin hơn trong cuộc đối đầu với các lực lượng Mỹ ở Biển Đông.
Trong phiên điều trần hồi tháng trước tại Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, cảnh báo các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông "nhằm thay đổi hiện trạng vùng biển này".
Trong một bài viết gửi lên ủy ban này, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ông James R. Clapper dự đoán Trung Quốc "có năng lực đáng kể để triển khai nhanh các lực lượng tới những điểm nóng trong vùng biển này" vào đầu năm tới. Theo ông Clapper, dù Trung Quốc chưa hoàn thành các hoạt động xây dựng, nước này vẫn có thể tiếp tục triển khai thêm máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không, các hệ thống tên lửa, cũng như tàu chiến cỡ lớn và các tàu thuộc lực lượng hải giám nước này. Ông Clapper cũng xác nhận, Trung Quốc đang lắp đặt hệ thống radar quân sự ở đá Châu Viên, khu vực cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 960km. Với hệ thống này, tên lửa diệt hạm DF-21D của Trung Quốc có thể nhắm tới các mục tiêu hay cản trở những nỗ lực của Hải quân Mỹ.
Trong khi đó, Thượng nghị sỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, mới đây cũng cảnh báo rằng Trung Quốc dường như đang tìm cách "đánh đuổi" các lực lượng Phillipines khỏi những vị trí mà nước này đang giữ hiện nay ở Biển Đông. Ông cũng đồng thời hối thúc chính quyền của Tổng thống Barack Obama cân nhắc hành động đáp trả thích đáng đối với Bắc Kinh.
Giới phân tích cho rằng các đảo nhân tạo sẽ giúp tàu chiến Trung Quốc dễ dàng hoạt động dài ngày ở quần đảo Trường Sa, thay vì phải quay trở về đất liền để sửa chữa và lấy các nhu yếu phẩm như trước. Ông Gregory B. Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington, cho rằng:
"Giờ đây, tàu chiến Trung Quốc có thể hoạt động ở quần đảo Trường Sa bất cứ lúc nào".
Ngoài ra, ông cũng cho rằng hệ thống radar mới trên đá Châu Viên sẽ cho phép Trung Quốc quan sát trọn cả khu vực và có thể theo dõi các mục tiêu ở xa tới Eo biển Malacca.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:61d1ee7a70/2016/03/09/nyt-1457514235817/my-quyet-khong-de-trung-quoc-banh-truong-o-bien-dong.jpg
Tại cuộc hội đàm tháng 9 năm ngoái với Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái),
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cam kết không quân sự hóa Trường Sa.
(Ảnh: NYTimes)
Tại cuộc gặp với Tổng thống Obama hồi tháng 9 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc sẽ không "theo đuổi giấc mơ quân sự hóa" quần đảo Trường Sa, không nhắc tới quần đảo Hoàng Sa. Kể từ đó, Bắc Kinh luôn nhấn mạnh rằng nước này có quyền xây dựng "các cơ sở phòng vệ giới hạn" ở Biển Đông, như cách mà Mỹ đặt căn cứ tại Hawaii.
Theo giới chức Mỹ, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một kho nhiên liệu quy mô lớn trên các đảo nhân tạo trong thời gian tới. Kế hoạch này nếu được thực hiện sẽ cho phép các máy bay chiến đấu Trung Quốc nán lại ở Biển Đông lâu hơn và giúp nước này dễ dàng thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" (ADIZ) tại vùng biển này, một động thái tương tự mà Bắc Kinh đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013. Khi đó, Trung Quốc đã đòi quyền được nhận dạng các máy bay khi vào không phận tại biển Hoa Đông và sẵn sàng thực hiện các hành động quân sự nếu máy bay đối phương không tuân thủ yêu cầu. Thế nhưng, Mỹ và Nhật Bản đã từ chối công nhận ADIZ của Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình Hoa Đông lại khác ở Biển Đông. Chính quyền Tổng thống Obama tới nay chưa có chính sách cụ thể nào để ngăn chặn hoặc trì hoãn quá trình quân sự hóa của Trung Quốc ở vùng biển này.
Một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ lưu ý rằng quá trình thực hiện tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy các quốc gia trong khu vực phải mở rộng quan hệ quân sự với Mỹ. Trong những tháng vừa qua, Lầu Năm Góc đã đẩy mạnh hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, điều tàu chiến và máy bay tới những khu vực mà Bắc Kinh đòi chủ quyền để thể hiện quan điểm của Washington rằng những khu vực này là vùng biển và không phận quốc tế.
Hải quân Mỹ tuần qua đã điều tàu sân bay hạt nhân cùng các tàu chiến, tuần dương hạm tới hoạt động ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có các hành động gia tăng căng thẳng trong khu vực
Ngọc Anh/Theo NYTimes
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a6/USS_John_C._Stennis,_2007May11.jpg/300px-USS_John_C._Stennis,_2007May11.jpg
Hãng tin Hoa Kỳ Fox News đưa tin hôm 4/3, Hải quân Mỹ đã điều một hàng không mẫu hạm cùng 5 tàu chiến hộ tống vào biển Đông, vài ngày sau khi có tin Trung Quốc chặn tàu cá của Philippines – một đồng minh của Mỹ.
http://thumbnails-visually.netdna-ssl.com/uss-john-c-stennis-aircraft-carrier_5029175056cb8_w1500.png
Tiểu hạm đội tàu sân bay Mỹ bao gồm hàng không mẫu hạm John C. Stennis, 2 khu trục hạm là tàu Stockdale và Chung-Hoon, 2 tuần dương hạm là Antietam và Mobile Bay. Tàu chỉ huy Blue Ridge, nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội 7, cũng đang hiện diện trong khu vực và trên đường tới Philippines.
Cùng với đội tàu nói trên là hàng nghìn lính thủy.
http://daikynguyenvn.com/wp-content/uploads/2016/03/John-C.-Stennis-CVN-74-675x400.jpg
Gần đây, Hoa Kỳ đã liên tục chỉ trích Trung Quốc tăng tốc độ quân sự hóa biển Đông, triển khai tên lửa đất đối không HQ-9 và máy bay tiêm kích trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), xây dựng sân bay và đài radar tần số cao trên một số đảo nhân tạo vừa bối đắp tại Trường Sa.
Theo các nhà quan sát, vào lúc tình hình biển Đông căng thẳng hẳn lên do các hành động triển khai vũ khí và xây dựng cơ sở có mục tiêu quân sự của Trung Quốc, việc Mỹ phái một nhóm tàu sân bay tấn công hùng hậu đến đây là một động thái thị uy trước Bắc Kinh đồng thời trấn an các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là Philippines.
Về phần mình, Hải Quân Mỹ khẳng định rằng việc tiểu hạm đội tàu sân bay Stennis đến biển Đông chỉ là một hoạt động bình thường.
Trang Navy Times dẫn lời Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Clay Doss nói máy bay, tàu chiến của họ đang thực hiện chuyến tuần tra thường kỳ ở vùng Tây Thái Bình Dương, trong đó có cả biển Đông.
Ông này cũng khẳng định hải quân Mỹ sẽ thường xuyên xuất hiện ở vùng biển này. Riêng năm 2015, các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương đã có tổng cộng 700 ngày hoạt ̣động ở khu vực.
Tuần trước, hai tàu chiến khác là USS McCambell và USS Ashland cũng đã tuần tra biển Đông. Ngoài ra hôm 02/03 Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris loan báo kế hoạch tập trận chung cùng với Ấn Độ và Nhật Bản tại tại vùng biển ngoài khơi miền Bắc Philippines, gần biển Đông. Động thái này được cho là sẽ làm Trung Quốc tức giận.
Trong một diễn biến có liên quan, hôm 3/3 tại Hà Nội, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho hay cơ quan chức năng của Việt Nam đang nghiên cứu kỹ nội dung của thông báo mời thầu mà Trung Quốc công bố mới đây đối với các mỏ dầu khí ở biển Đông, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải.
Hiện Việt Nam còn đang xác định liệu các lô dầu khí mời thầu này có nằm trong vùng biển của Việt Nam hay vùng biển chưa phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc hay không.
Ông Bình nói tại cuộc họp báo:
“Lập trường nhất quán của Việt Nam là tại khu vực mà hai nước đang đàm phán, phân định đối với vùng biển thực sự chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thì theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không một bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò khai thác dầu khí“.
Wednesday, March 9, 2016
Posted by VĂN NGHỆ at 2:42 PM
Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu !
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay ngang ngược nói rằng việc Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông là "hợp lý" vì Trung Quốc là “nước đầu tiên phát hiện ra nó”.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:2016/1-1457428987457/trung-quoc-ngang-nguoc-tu-nhan-la-nuoc-dau-tien-phat-hien-ra-bien-dong.jpg
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
(Ảnh: Reuters)
Trung Quốc trong những tháng gần đây đã bị chỉ trích nặng nề do các hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông. Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông khi triển khai các tên lửa tiên tiến, máy bay chiến đấu và thiết bị radar tới khu vực.
Hải quân Mỹ đã tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, áp sát các đảo do Trung Quốc chiếm đóng để khẳng định quyền hoạt động trong các vùng biển quốc tế.
Phát biểu hôm nay trong một cuộc họp báo bên lề kỳ họp quốc hội thường niên, ông Wang nói rằng “tự do hàng hải không đồng nghĩa với tự do chạy lung tung. Trên thực tế, dựa trên các nỗ lực chung của Trung Quốc và các quốc gia khu vực, Biển Đông là một trong những tuyến đường biển tự do và an toàn nhất thế giới”.
“Trung Quốc là bên đầu tiên phát hiện, đặt tên, phát triển và quản lý các đảo ở Biển Đông. Tổ tiên của chúng tôi đã hoạt động ở đây trong nhiều thế hệ”, ông Vương trắng trợn nói.
“Lịch sử sẽ chứng minh ai là khách, ai là chủ”, ông Vương lớn tiếng, nói thêm rằng Trung quốc có thể “cân nhắc mời” các phóng viên quốc tế tới các đảo mà nước này kiểm soát khi điều kiện cho phép.
Ông Vương còn bao biện rằng Trung Quốc không phải quốc gia đầu tiên đưa vũ khí tới Biển Đông và cũng không phải quốc gia có nhiều vũ khí nhất ở đó, nhưng không nói rõ nước nào.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông dựa trên cái gọi là "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò", chồng lấn lên các vùng biển của Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã cảnh báo “các hậu quả nghiêm trọng” nếu Trung Quốc có hành động “khiêu khích” trong khu vực.
Ông Carter cho hay quân đội Mỹ đã gia tăng các cuộc triển khai tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương và có thể chi 425 triệu USD cho tới năm 2020 để gia tăng các cuộc tập trận và huấn luyện với các quốc gia trong khu vực, vốn lo ngại về các hành động của Trung Quốc.
An Bình
Có lẽ chưa bao giờ Trung Quốc lại thể hiện khẩu khí quyết tâm chiếm Biển Đông một cách ngông cuồng ra mặt như bây giờ! Phải chăng Bắc Kinh đang muốn đẩy nhanh tiến độ phát động một cuộc chiến trên Biển Đông?
https://dantri4.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/1-cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau-5-1457491501331/cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau.jpg
National Interest ước tính Trung Quốc ước tính có khoảng 700.000 tàu cá
Dư luận quốc tế đang hết sức chú ý đến các diễn biến, thông tin xung quanh kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, trong đó, chính sách và hành động của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông là một trong những chủ đề được quan tâm nhất.
Có một điều lạ rằng, năm nay trong khẩu khí của giới lãnh đạo Bắc Kinh, từ hàng chóp bu như Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, cho đến quan chức địa phương như Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam La Bảo Minh, tất cả dường như đều thể hiện sôi sục một quyết tâm: Làm thế nào để độc chiếm Biển Đông!
Trong khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hùng hồn khẳng định trong báo cáo trước Quốc hội nước này:
“Trung Quốc sẵn sàng trên tất cả các mặt trận, với tất cả các kịch bản, nỗ lực để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không”, rồi cam kết Trung ương sẽ hỗ trợ ngân sách cho tỉnh Hải Nam để “khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông”, thì nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh – Ngoại trưởng Vương Nghị ngông nghênh tuyên bố với báo chí quốc tế rằng: Trung Quốc là nước khám phá, đặt tên, phát triển và quản lý các đảo khác nhau ở Biển Đông sớm nhất. Tổ tiên người Trung Quốc đã làm việc siêng năng ở đây qua nhiều thế hệ”, do đó, việc Bắc Kinh kiểm soát vùng biển này là “hợp lý”!?
Nhưng nếu như câu chuyện của ông Lý hay ông Vương còn nằm ở tầm vĩ mô, thì La Bảo Minh - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Nam - hòn đảo cực Nam Trung Quốc, giữ vị trí chiến lược giúp Trung Quốc vươn ra Biển Đông, khống chế khu vực đã "hiến kế” thiết thực, cụ thể hơn để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông: Đó là xua ngư dân ra chiếm biển, hay nói mĩ miều hơn là khuyến khích ngư dân dấn thân ra Biển Đông, để bảo vệ cái gọi là “chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”, bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp và đào tạo an ninh.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/2-cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau-1457491499685/cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau.jpg
Bí thư tỉnh ủy Hải Nam (Trung Quốc): Kẻ đã "hiến kế" xua 100.000 ngư dân ra biển
Tờ South China Morning Post dẫn lời ông La phát biểu bên lề kỳ họp Quốc hội Trung Quốc:
“Với tình hình hiện nay ở Biển Đông, ngư dân phải bảo vệ (cái gọi là) hoạt động đánh bắt bình thường của họ trong khu vực”.
Theo Bí thư tỉnh ủy Hải Nam, tỉnh này có hơn 100 nghìn ngư dân. Lực lượng này đã được chính quyền Hải Nam cung cấp hỗ trợ trong việc đóng tàu lớn, trợ cấp nhiên liệu khi đánh bắt (bất hợp pháp) trên Biển Đông, đồng thời còn được “đào tạo năng lực tự vệ”. Đó là còn chưa kể, một số tàu cá Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông còn “lớn hơn cả một số tàu chiến hải quân của các nước Đông Nam Á”.
Điều này không lạ, bởi năm 2014, một bài báo trên Reuters đã ví 50.000 tàu cá là vũ khí bí mật lợi hại của Trung Quốc trên tiền tuyến Biển Đông. Bài báo phản ánh:
“Trên đảo Hải Nam, một thuyền trưởng tàu cá đang khoe với phóng viên chiếc tàu cũ kỹ của mình. Thế nhưng, trên tàu lại có một thiết bị rất hiện đại, đó là một hệ thống định vị vệ tinh được kết nối trực tiếp với hải cảnh Trung Quốc trong trường hợp có biến xảy ra khi đánh bắt trên Biển Đông”.
Cũng theo bài báo, đến đầu năm 2014, Trung Quốc đã cho lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh Beidou cho hơn 50.000 tàu đánh cá của họ. Tại đảo Hải Nam, các chủ tàu cá chỉ phải trả chưa đầy 10% chi phí cho việc lắp đặt hệ thống này, còn chính phủ Trung Quốc sẽ hỗ trợ phần còn lại. Nhiều ngư dân ở Hải Nam cho phóng viên Reuters biết, chính quyền khuyến khích họ đến đánh bắt ở những vùng biển tranh chấp, còn chi phí xăng dầu sẽ do chính quyền lo.
Cứ theo “kế” của ông La, với lực lượng ngư dân của riêng tỉnh Hải Nam một khi tràn ra Biển Đông đã chẳng khác gì một đội dân binh khổng lồ, sẽ đem lại cho Trung Quốc rất nhiều ưu thế trong cuộc chiến giành biển, bảo vệ cái gọi là “quyền lợi hàng hải” của Bắc Kinh, bởi vì nó không bị cấm bởi luật pháp quốc tế và luật biển.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/3-cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau-2-1457491497546/cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau.jpg
Ngư dân Trung Quốc được chính phủ hỗ trợ đóng tàu lớn cùng nhiều ưu đãi khác
và được khuyến khích dấn thân đi chiếm biển
Tuy nhiên, chiến thuật "biển tàu" này cũng chẳng khác gì chiến thuật “biển người” như Bắc Kinh đã dùng hồi năm 1979, khi đem quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Và mức độ tàn nhẫn cũng giống nhau, bởi tất cả những người lính Trung Quốc năm nào bị đẩy ra chiến trường xâm lược Việt Nam, hay những người ngư dân Trung Quốc ngày nay đều được sử dụng cho những mục đích làm “bia sống”, làm “lá chắn” cho những mục đích mang đầy cuồng vọng lãnh thổ của chính phủ Trung Quốc.
Cùng với hải quân, hải cảnh, tàu thương mại và tàu cá tư nhân, ngư dân và các tàu cá nước này đang được chính phủ Bắc Kinh sử dụng như một lực lượng hỗn hợp phục vụ chiến dịch bành trướng lãnh thổ, hàng hải ở Biển Đông nhằm hóa giải bất kỳ khả năng nào sử dụng vũ lực quân sự để phản ứng.
Đây là sự thật bởi Bắc Kinh vốn được biết đến là nước thường xuyên sử dụng tàu dân sự làm lá chắn cho chính phủ. Họ thường điều động lực lượng này quấy rối tàu thuyền nước ngoài, đặc biệt là các tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông.
Tháng 10 năm ngoái khi khu trục hạm USS Lassen tuần tra bên trong 12 hải lý đá Su Bi, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng (bất hợp pháp), nó đã bị theo đuôi bởi một số tàu chiến hải quân, tàu buôn và tàu cá Trung Quốc. Theo tờ Defence News, các tàu cá Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng, khiêu khích “cắt mũi” chiến hạm USS Lassen.
Với các tàu chiến lớn thì tàu cá Trung Quốc còn khiêu khích, “cắt mũi”, với các tàu cá nhỏ hơn của các nước khác thì tàu cá Trung Quốc lại hung hăng cậy “to hơn”, “đông hơn”, chủ động va đụng, đâm chìm. Đây là những hành vi rất vô nhân đạo đã bị ngư dân nhiều nước như Việt Nam, Philippines lên án và cung cấp những bằng chứng xác đáng trước công luận quốc tế.
Giáo sư sinh học hải dương của Đại học James Cook ở Australia, ông Terry Hughes, mới đây còn trưng ra những bằng chứng là các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy sự phá hoại chưa từng có đối với các rạn san hô ở Biển Đông mà thủ phạm không ai khác là Trung Quốc và lực lượng ngư dân nước này.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/4-cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau-3-1457491495532/cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau.jpg
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các rạn san hô ở phía đông đảo Thị Tứ,
thuộc quần đảo Trường Sa bị ngư dân Trung Quốc tàn phá
Theo ông Hughes, trong nhiều năm qua, việc đánh bắt quá độ ở Biển Đông đã làm cho nguồn cá trong khu vực bị tổn hại nghiêm trọng. Nhưng từ năm 2012, hệ thống sinh thái của vùng biển có tranh chấp này đã bị tán phá bởi các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh, được phổ biến hồi gần đây, cho thấy ít nhất 28 rạn san hô bị hư hại vì những hoạt động của con người.
Ông Hughes nói:
“Nhiều nước dính líu tới Biển Đông trong quá khứ hoặc hiện tại đã xây đảo nhân tạo và điều đó tạo ra một tác động rất lớn. Tác động của việc nạo vét và lấp biển lấy đất đang làm nghiêm trọng thêm gấp bội những ảnh hưởng trước đó của hoạt động ngư nghiệp”.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, ngư dân Trung Quốc đã dùng những cánh quạt lớn gắn vào tàu đa dụng để chặt san hô và chuẩn bị cho việc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.
Những người đó cũng lùng sục khắp đáy biển để bắt những con sò khổng lồ, được dùng để làm đồ trang sức và chế tạo những món hàng đắt tiền và có thể bán với giá 150.000 USD một con.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/5-cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau-4-1457491493881/cuoc-chien-bien-dong-da-bat-dau.jpg
Những con rùa biển khổng lồ bị ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép
ở vùng biển quần đảo Trường Sa
Ngư dân Trung Quốc vốn cũng như những ngư dân Việt Nam, Philippines… hay các nước khác bên bờ Biển Đông, mưu sinh và sống dựa vào các nguồn lợi từ biển từ nhiều đời, nhưng có lẽ “nhờ” những chính sách ưu đãi, khuyến khích của chính phủ Trung Quốc, họ đã trở thành những kẻ “đầu gấu” trên biển, những kẻ săn trộm động vật quý hiếm, những kẻ phá hoại hệ sinh thái biển. Họ đã bị biến thành công cụ cho một cuộc chiến bành trướng trên Biển Đông mà chính phủ Trung Quốc âm mưu tiến hành!
Theo Linh Phương/ PetroTimes
Mỹ quyết không để Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông
Hải quân Mỹ cho biết có rất nhiều tàu chiến Trung Quốc hoạt động ở gần tàu Mỹ trong thời gian qua. Khi tàu sân bay John C. Stennis và bốn tàu chiến khác của Mỹ tới Biển Đông hồi tuần trước, thông điệp được đưa ra rất rõ ràng: Mỹ vẫn là thế lực quân sự chủ đạo trong khu vực và sẽ không bao giờ từ bỏ vị thế này, báo New York Times bình luận.
Thông tin này được đưa ra giữa lúc một quan chức Trung Quốc trả lời truyền thông nước này rằng các tàu chiến Trung Quốc đã có mặt ở Biển Đông để "quan sát, nhận diện, theo dõi và trục xuất" các tàu chiến và máy bay nước ngoài vào gần cái mà họ gọi là “đảo của chúng tôi”.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:61d1ee7a70/2016/03/09/uss-john-c-stennis-january-2016-1457514140520/my-quyet-khong-de-trung-quoc-banh-truong-o-bien-dong.jpg
Tàu sân bay John C. Stennis. (Ảnh: AFP)
Tình thế "mèo vờn chuột" nêu trên dù không kéo theo bất cứ va chạm nào, nhưng là diễn biến mới nhất trong sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.
Kể từ khi nhậm chức cách đây 3 năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tận dụng tình hình tại vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền để ngang nhiên mở rộng sự hiện diện quân sự của nước này trong khu vực, cũng như tiến gần hơn tới tham vọng xây dựng và triển khai các tiền đồn của quân đội Trung Quốc bên ngoài lãnh thổ nước này, bất chấp phản đối của quốc tế.
Dù gây ra những căng thẳng trong khu vực từ hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, nhưng hoạt động này giúp Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chủ quyền phi pháp ở vùng biển này. Ngoài ra, các đảo nhân tạo cũng đang thay đổi hiện trạng quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương kể từ khi Thế Chiến II chấm dứt, giúp Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu thiết lập một vùng đệm an ninh.
"Trung Quốc muốn vùng biển đó là của họ, nơi họ có thể triển khai tàu chiến và tàu của hải cảnh mà không lo ngại sự hiện diện của Mỹ hay hải quân các nước Philippines, Việt Nam hoặc Ấn Độ", ông Marc Lanteigne, chuyên viên nghiên cứu cấp cao về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Học viện Các vấn đề Quốc tế Na Uy, nhận định.
Quá trình xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông được tiến hành từng bước nhưng những sự kiện gần đây đang đặt Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng vào thế đối đầu trong vấn đề tranh chấp chủ quyền vùng biển. Từ đầu năm 2014, Trung Quốc bắt đầu nạo vét cát để xây dựng đảo nhân tạo trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Từ năm ngoái, tốc độ xây dựng được đẩy nhanh và hiện Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng trái phép ở đây các cảng nước sâu và đường băng dài sử dụng cho tàu chiến và chiến đấu cơ. Mới đây, Trung Quốc còn triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không lên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Các hình ảnh vệ tinh thu thập được cho thấy, Bắc Kinh cũng đã trắng trợn lắp đặt các hệ thống radar cao tần ở Trường Sa để kiểm soát tàu và máy bay ra vào khu vực.
Theo giới quan sát, các công trình quân sự mới của Trung Quốc ở Biển Đông chưa tạo ra được mối đe dọa lớn với quân đội Mỹ, ngược lại, Mỹ có thể dễ dàng phá hủy những công trình này trong trường hợp xảy ra xung đột. Tuy nhiên, giới chức Mỹ ngày càng lo ngại rằng hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông nếu không được kiểm soát chặt chẽ, Bắc Kinh sẽ làm thay đổi hiện trạng ở vùng biển này, qua đó nắm quyền kiểm soát ở vùng biển rộng lớn có diện tích như Mexico và sử dụng ưu thế quân sự nhằm lấn át các quốc gia láng giềng trong tranh chấp chủ quyền. Ngoài ra, cũng có ý kiến lo ngại hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ dẫn tới một cuộc đua vũ trang trong khu vực và gia tăng nguy cơ xung đột.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:61d1ee7a70/2016/03/09/gettyimages-481262245-1457514162325/my-quyet-khong-de-trung-quoc-banh-truong-o-bien-dong.jpg
Tàu hải giám của Trung Quốc bên cạnh một tàu cá Philippines ở Biển Đông.
(Ảnh: PhilStar)
Trong khi giới chức ở thủ đô Washington cho rằng, Trung Quốc chưa đủ khả năng đẩy lùi các lực lượng Mỹ khỏi Biển Đông, giới phân tích cho rằng hoạt động xây dựng ở Biển Đông của Bắc Kinh có thể gây thêm nhiều khó khăn cho Hải quân Mỹ trong quá trình bảo vệ các đồng minh. Máy bay chiến đấu, tên lửa chống hạm và hệ thống radar có thể giúp Hải quân Trung Quốc tự tin hơn trong cuộc đối đầu với các lực lượng Mỹ ở Biển Đông.
Trong phiên điều trần hồi tháng trước tại Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, cảnh báo các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông "nhằm thay đổi hiện trạng vùng biển này".
Trong một bài viết gửi lên ủy ban này, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ông James R. Clapper dự đoán Trung Quốc "có năng lực đáng kể để triển khai nhanh các lực lượng tới những điểm nóng trong vùng biển này" vào đầu năm tới. Theo ông Clapper, dù Trung Quốc chưa hoàn thành các hoạt động xây dựng, nước này vẫn có thể tiếp tục triển khai thêm máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không, các hệ thống tên lửa, cũng như tàu chiến cỡ lớn và các tàu thuộc lực lượng hải giám nước này. Ông Clapper cũng xác nhận, Trung Quốc đang lắp đặt hệ thống radar quân sự ở đá Châu Viên, khu vực cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 960km. Với hệ thống này, tên lửa diệt hạm DF-21D của Trung Quốc có thể nhắm tới các mục tiêu hay cản trở những nỗ lực của Hải quân Mỹ.
Trong khi đó, Thượng nghị sỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, mới đây cũng cảnh báo rằng Trung Quốc dường như đang tìm cách "đánh đuổi" các lực lượng Phillipines khỏi những vị trí mà nước này đang giữ hiện nay ở Biển Đông. Ông cũng đồng thời hối thúc chính quyền của Tổng thống Barack Obama cân nhắc hành động đáp trả thích đáng đối với Bắc Kinh.
Giới phân tích cho rằng các đảo nhân tạo sẽ giúp tàu chiến Trung Quốc dễ dàng hoạt động dài ngày ở quần đảo Trường Sa, thay vì phải quay trở về đất liền để sửa chữa và lấy các nhu yếu phẩm như trước. Ông Gregory B. Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington, cho rằng:
"Giờ đây, tàu chiến Trung Quốc có thể hoạt động ở quần đảo Trường Sa bất cứ lúc nào".
Ngoài ra, ông cũng cho rằng hệ thống radar mới trên đá Châu Viên sẽ cho phép Trung Quốc quan sát trọn cả khu vực và có thể theo dõi các mục tiêu ở xa tới Eo biển Malacca.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:61d1ee7a70/2016/03/09/nyt-1457514235817/my-quyet-khong-de-trung-quoc-banh-truong-o-bien-dong.jpg
Tại cuộc hội đàm tháng 9 năm ngoái với Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái),
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cam kết không quân sự hóa Trường Sa.
(Ảnh: NYTimes)
Tại cuộc gặp với Tổng thống Obama hồi tháng 9 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc sẽ không "theo đuổi giấc mơ quân sự hóa" quần đảo Trường Sa, không nhắc tới quần đảo Hoàng Sa. Kể từ đó, Bắc Kinh luôn nhấn mạnh rằng nước này có quyền xây dựng "các cơ sở phòng vệ giới hạn" ở Biển Đông, như cách mà Mỹ đặt căn cứ tại Hawaii.
Theo giới chức Mỹ, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một kho nhiên liệu quy mô lớn trên các đảo nhân tạo trong thời gian tới. Kế hoạch này nếu được thực hiện sẽ cho phép các máy bay chiến đấu Trung Quốc nán lại ở Biển Đông lâu hơn và giúp nước này dễ dàng thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" (ADIZ) tại vùng biển này, một động thái tương tự mà Bắc Kinh đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013. Khi đó, Trung Quốc đã đòi quyền được nhận dạng các máy bay khi vào không phận tại biển Hoa Đông và sẵn sàng thực hiện các hành động quân sự nếu máy bay đối phương không tuân thủ yêu cầu. Thế nhưng, Mỹ và Nhật Bản đã từ chối công nhận ADIZ của Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình Hoa Đông lại khác ở Biển Đông. Chính quyền Tổng thống Obama tới nay chưa có chính sách cụ thể nào để ngăn chặn hoặc trì hoãn quá trình quân sự hóa của Trung Quốc ở vùng biển này.
Một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ lưu ý rằng quá trình thực hiện tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy các quốc gia trong khu vực phải mở rộng quan hệ quân sự với Mỹ. Trong những tháng vừa qua, Lầu Năm Góc đã đẩy mạnh hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, điều tàu chiến và máy bay tới những khu vực mà Bắc Kinh đòi chủ quyền để thể hiện quan điểm của Washington rằng những khu vực này là vùng biển và không phận quốc tế.
Hải quân Mỹ tuần qua đã điều tàu sân bay hạt nhân cùng các tàu chiến, tuần dương hạm tới hoạt động ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có các hành động gia tăng căng thẳng trong khu vực
Ngọc Anh/Theo NYTimes
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a6/USS_John_C._Stennis,_2007May11.jpg/300px-USS_John_C._Stennis,_2007May11.jpg
Hãng tin Hoa Kỳ Fox News đưa tin hôm 4/3, Hải quân Mỹ đã điều một hàng không mẫu hạm cùng 5 tàu chiến hộ tống vào biển Đông, vài ngày sau khi có tin Trung Quốc chặn tàu cá của Philippines – một đồng minh của Mỹ.
http://thumbnails-visually.netdna-ssl.com/uss-john-c-stennis-aircraft-carrier_5029175056cb8_w1500.png
Tiểu hạm đội tàu sân bay Mỹ bao gồm hàng không mẫu hạm John C. Stennis, 2 khu trục hạm là tàu Stockdale và Chung-Hoon, 2 tuần dương hạm là Antietam và Mobile Bay. Tàu chỉ huy Blue Ridge, nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội 7, cũng đang hiện diện trong khu vực và trên đường tới Philippines.
Cùng với đội tàu nói trên là hàng nghìn lính thủy.
http://daikynguyenvn.com/wp-content/uploads/2016/03/John-C.-Stennis-CVN-74-675x400.jpg
Gần đây, Hoa Kỳ đã liên tục chỉ trích Trung Quốc tăng tốc độ quân sự hóa biển Đông, triển khai tên lửa đất đối không HQ-9 và máy bay tiêm kích trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), xây dựng sân bay và đài radar tần số cao trên một số đảo nhân tạo vừa bối đắp tại Trường Sa.
Theo các nhà quan sát, vào lúc tình hình biển Đông căng thẳng hẳn lên do các hành động triển khai vũ khí và xây dựng cơ sở có mục tiêu quân sự của Trung Quốc, việc Mỹ phái một nhóm tàu sân bay tấn công hùng hậu đến đây là một động thái thị uy trước Bắc Kinh đồng thời trấn an các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là Philippines.
Về phần mình, Hải Quân Mỹ khẳng định rằng việc tiểu hạm đội tàu sân bay Stennis đến biển Đông chỉ là một hoạt động bình thường.
Trang Navy Times dẫn lời Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Clay Doss nói máy bay, tàu chiến của họ đang thực hiện chuyến tuần tra thường kỳ ở vùng Tây Thái Bình Dương, trong đó có cả biển Đông.
Ông này cũng khẳng định hải quân Mỹ sẽ thường xuyên xuất hiện ở vùng biển này. Riêng năm 2015, các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương đã có tổng cộng 700 ngày hoạt ̣động ở khu vực.
Tuần trước, hai tàu chiến khác là USS McCambell và USS Ashland cũng đã tuần tra biển Đông. Ngoài ra hôm 02/03 Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris loan báo kế hoạch tập trận chung cùng với Ấn Độ và Nhật Bản tại tại vùng biển ngoài khơi miền Bắc Philippines, gần biển Đông. Động thái này được cho là sẽ làm Trung Quốc tức giận.
Trong một diễn biến có liên quan, hôm 3/3 tại Hà Nội, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho hay cơ quan chức năng của Việt Nam đang nghiên cứu kỹ nội dung của thông báo mời thầu mà Trung Quốc công bố mới đây đối với các mỏ dầu khí ở biển Đông, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải.
Hiện Việt Nam còn đang xác định liệu các lô dầu khí mời thầu này có nằm trong vùng biển của Việt Nam hay vùng biển chưa phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc hay không.
Ông Bình nói tại cuộc họp báo:
“Lập trường nhất quán của Việt Nam là tại khu vực mà hai nước đang đàm phán, phân định đối với vùng biển thực sự chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thì theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không một bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò khai thác dầu khí“.
Wednesday, March 9, 2016
Posted by VĂN NGHỆ at 2:42 PM