duyanh
03-10-2016, 01:47 PM
Biểu tình chống cải cách lao động ở Pháp
http://gdb.voanews.com/61A02AF7-7AA1-4E5E-A137-FEBD5FE77C00_w640_r1_s.jpg
Sinh viên hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình ở Marseille, Pháp, thứ Tư ngày 9/3/2016.
PARIS—
Hàng chục ngàn người Pháp đã xuống đường biểu tình trên khắp nước hôm thứ Tư phản đối các đề xuất về cải cách lao động, trong một dấu hiệu mọi chuyện đang trở lại bình thường sau các cuộc tấn công khủng bố hồi năm ngoái.
Những người biểu tình Pháp quay trở lại Place de La Republique. Lần này không phải để tuần hành chống khủng bố, nhưng là để chống lại các cải cách về lao động do chính phủ cánh tả đề xuất. Cuộc biểu tình của các công nhân đường sắt góp phần thêm vào sự bất ổn xã hội.
Nhiều người tham gia tuần hành là sinh viên, giống như cô Juliette, 17 tuổi, đang lo mất các khoản phụ trội lâu năm dành cho lao động khi cô bước vào thị trường việc làm.
Cô Juliette nói: “Họ đang giết chết các quyền lợi của chúng tôi. Chúng tôi là những công nhân tương lai. Do đó chúng tôi tới đây để đòi quyền lợi của mình”.
Âm thanh của một vài tiếng pháo làm cho một số người tham gia giật mình. Các biện pháp khẩn cấp đã được áp đặt sau các vụ tấn công khủng bố hồi tháng 11 tại đây tạm thời cấm tuần hành công cộng. Tình trạng của lệnh khẩn cấp này vẫn còn hiệu lực, nhưng mọi người bây giờ có thể tuần hành…với sự canh phòng của cảnh sát…
Nhiều người nói họ không lo sợ. Sonia và Thomas Aziza đang ở đây với 2 đứa con.
Cô Sonia nói: “Chúng tôi không sợ gì cả, không có vấn đề gì. Cuộc sống vẫn tiếp diễn và chúng ta không phải thay đổi lối sống của mình ở Paris”.
Tổng thống Francois Hollande đã ra tái đắc cử với lời hứa sẽ cắt giảm tỉ lệ thất nghiệp. Các kinh tế gia, như giáo sư kinh doanh Tomasz Mikalski, cho rằng những cải cách, nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp thuê mướn và sa thải nhân công, là một trong số các vấn đề quan trọng khác.
Giáo sư Mikalski nói: “Pháp là nước cuối cùng trong số các quốc gia lớn trong Liên hiệp châu Âu chưa có một cải cách về lao động nào trong những năm gần đây”.
Những người biểu tình cho rằng chính phủ cánh tả đã phản bội họ. Nhưng các chủ doanh nghiệp phần lớn ủng hộ các cải cách. Các công đoàn thì bị chia rẽ… trong khi có bên thậm chí muốn cải cách nhiều hơn nữa. Tất cả đều sẽ dẫn tới sự bất ổn hơn ở Pháp trong những tháng sắp tới.
VOA
http://gdb.voanews.com/61A02AF7-7AA1-4E5E-A137-FEBD5FE77C00_w640_r1_s.jpg
Sinh viên hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình ở Marseille, Pháp, thứ Tư ngày 9/3/2016.
PARIS—
Hàng chục ngàn người Pháp đã xuống đường biểu tình trên khắp nước hôm thứ Tư phản đối các đề xuất về cải cách lao động, trong một dấu hiệu mọi chuyện đang trở lại bình thường sau các cuộc tấn công khủng bố hồi năm ngoái.
Những người biểu tình Pháp quay trở lại Place de La Republique. Lần này không phải để tuần hành chống khủng bố, nhưng là để chống lại các cải cách về lao động do chính phủ cánh tả đề xuất. Cuộc biểu tình của các công nhân đường sắt góp phần thêm vào sự bất ổn xã hội.
Nhiều người tham gia tuần hành là sinh viên, giống như cô Juliette, 17 tuổi, đang lo mất các khoản phụ trội lâu năm dành cho lao động khi cô bước vào thị trường việc làm.
Cô Juliette nói: “Họ đang giết chết các quyền lợi của chúng tôi. Chúng tôi là những công nhân tương lai. Do đó chúng tôi tới đây để đòi quyền lợi của mình”.
Âm thanh của một vài tiếng pháo làm cho một số người tham gia giật mình. Các biện pháp khẩn cấp đã được áp đặt sau các vụ tấn công khủng bố hồi tháng 11 tại đây tạm thời cấm tuần hành công cộng. Tình trạng của lệnh khẩn cấp này vẫn còn hiệu lực, nhưng mọi người bây giờ có thể tuần hành…với sự canh phòng của cảnh sát…
Nhiều người nói họ không lo sợ. Sonia và Thomas Aziza đang ở đây với 2 đứa con.
Cô Sonia nói: “Chúng tôi không sợ gì cả, không có vấn đề gì. Cuộc sống vẫn tiếp diễn và chúng ta không phải thay đổi lối sống của mình ở Paris”.
Tổng thống Francois Hollande đã ra tái đắc cử với lời hứa sẽ cắt giảm tỉ lệ thất nghiệp. Các kinh tế gia, như giáo sư kinh doanh Tomasz Mikalski, cho rằng những cải cách, nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp thuê mướn và sa thải nhân công, là một trong số các vấn đề quan trọng khác.
Giáo sư Mikalski nói: “Pháp là nước cuối cùng trong số các quốc gia lớn trong Liên hiệp châu Âu chưa có một cải cách về lao động nào trong những năm gần đây”.
Những người biểu tình cho rằng chính phủ cánh tả đã phản bội họ. Nhưng các chủ doanh nghiệp phần lớn ủng hộ các cải cách. Các công đoàn thì bị chia rẽ… trong khi có bên thậm chí muốn cải cách nhiều hơn nữa. Tất cả đều sẽ dẫn tới sự bất ổn hơn ở Pháp trong những tháng sắp tới.
VOA