khieman
03-10-2016, 10:29 AM
.
VTV bị khóa kênh YouTube: Chủ nhân vụ khiếu nại nói gì ?
http://gdb.voanews.com/6844F17C-9446-4F10-9557-700B9C0F3684_w640_r1_s_cx0_cy11_cw0.jpg (http://gdb.voanews.com/6844F17C-9446-4F10-9557-700B9C0F3684_cx0_cy11_cw0_mw1024_s_n_r1.jpg)
Thông báo của trang Yamaha Trung Tá đăng tải về vụ VTV bị khóa kênh YouTube.
Đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) hôm 1/3 đã lên tiếng thừa nhận việc vi phạm bản quyền sau khi người sử dụng internet phát hiện kênh YouTube chính thức của đài này đã bị ngừng hoạt động. Việc lần đầu tiên một cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước bị một đơn vị quốc tế trừng phạt đã nhận được không ít sự ủng hộ trong cộng đồng mạng cũng như những nạn nhân của nạn vi phạm bản quyền tràn lan tại Việt Nam. VOA liên hệ với chủ nhân vụ khiếu nại VTV lên YouTube, anh Bùi Minh Tuấn, để tìm hiểu thêm chi tiết sự việc.
Lên tiếng phản hồi về việc bị khóa kênh trên YouTube, Đài truyền hình Việt Nam cho biết hôm 28/2 đã ‘nhận được thông báo tạm ngưng hoạt động do có khiếu nại của bên thứ ba về vấn đề bản quyền’.
Bên thứ 3 chính là anh Bùi Minh Tuấn, chủ sở hữu của kênh Yamaha Trung Tá trên YouTube, kênh chuyên sản xuất ra các sản phẩm video giới thiệu cảnh đẹp tại Việt Nam qua các góc quay bằng flying camera. Anh Tuấn chia sẻ:
“Mình không phải làm nghề quay phim, chụp ảnh này, chỉ là sở thích muốn làm ra những sản phẩm chia sẻ cho bà con trong nước cũng như quốc tế biết Việt Nam mình đẹp, giống như một lời kêu gọi mọi người đến tham quan du lịch Việt Nam thôi. Ý của mình là như thế. Nhưng những đơn vị khác người ta biến những đam mê, sở thích của mình thành công cụ để người ta kiếm ra đồng tiền."
‘Chém trước, tấu sau’
Anh Bùi Minh Tuấn cho biết đây không phải là lần đầu tiên VTV sử dụng các clip của anh trái phép. Lần đầu tiên, VTV vi phạm việc sử dụng sản phẩm của anh Bùi Minh Tuấn là từ tháng 4/2015 và cơ quan này tiếp tục lặp lại vi phạm này trên 20 lần (tính theo số lần phát sóng), dù anh Tuấn đã phản hồi việc này và nhận được lời hứa từ ban lãnh đạo của đài sẽ không tiếp tục vi phạm nữa.
VTV bị khóa kênh YouTube: Chủ nhân vụ khiếu nại nói gì?
Ngoài VTV, một đơn vị khác sản xuất clip quảng bá du lịch Việt Nam cho Bộ ngoại giao Việt Nam cũng đã từng sử dụng sản phẩm của anh Tuấn trái phép.
“Đơn vị sản xuất clip ‘Welcome to Vietnam’ cho Bộ Ngoại giao sử dụng clip đấy để quảng bá lĩnh vực du lịch Việt Nam. Đầu tiên, người ta lấy trắng trợn [sản phẩm của anh Tuấn] rồi người ta up lên mạng. Sau khi mình phản hồi, người ta bảo bản đấy chỉ là bản demo, mà bản demo làm gì mà tung ra đến 7, 8 thứ tiếng. Đến khi mình phản ánh thì bên kia họ đòi mua lại, nhưng mình không bán và yêu cầu người ta rút ra, không cho sử dụng nữa. Sau đó họ đưa ra bản sau thì không có nhưng lại mập mờ giữa bản trước và bản sau, cứ mập mờ như thế, kiểu giống như ‘chém trước, tâu sau’, đưa ra xong rồi gửi giấy tờ về cảm ơn, nhưng mà tôi chưa đồng ý thì ông lấy gì ông cảm ơn?!”
Một cảnh cáo quốc tế cho nạn vi phạm bản quyền?
Việc YouTube khóa kênh vi phạm bản quyền của VTV đã nhận được không ít sự ủng hộ của cộng đồng, xem đây như một cảnh cáo quốc tế cho nạn vi phạm bản quyền tràn lan ở Việt Nam.
Nhà thơ Bùi Chí Vinh, một trong những nạn nhân của vấn nạn này nói đây là một vấn đề liên quan đến ‘nhân cách’.
“Tôi nghĩ bản quyền bao giờ cũng thuộc về vấn đề nhân cách và lòng tự trọng. Người vi phạm bản quyền bản thân người ta đã tự phản trắc lại tất cả những tính chất nhân văn. Họ phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã cướp đoạt của người khác, không thuộc bản quyền của họ làm ra.”
Trong khi đó, nhiều người trong cộng đồng mạng ủng hộ việc khiếu nại của anh Bùi Minh Tuấn và bày tỏ sự thất vọng đối với kênh truyền hình lớn được cho là khá uy tín.
Chủ nhân vụ khiếu nại, anh Bùi Minh Tuấn nói cách làm việc của YouTube là ‘quá chuyên nghiệp’:
“Họ làm việc chuyên nghiệp là thứ nhất, thứ hai là hợp tình hợp lý. Khi mình thông báo cho người ta là VTV vi phạm bản quyền thì khi người ta tháo clip đấy xuống, người ta cũng gửi mail thông báo luôn cho VTV rằng là ông phải liên lạc với người khiếu nại này, làm việc với họ để tháo gỡ vi phạm bản quyền này. Sau đó khi VTV truy cập vào kênh, YouTube còn bắt phải học cái lớp gọi là lớp bản quyền, trả lời 5 câu hỏi về bản quyền thì mới truy cập được vào kênh.”
Không mấy hy vọng tình hình cải thiện
Mặc dù có sự can thiệp của YouTube trong sự việc lần này, nhưng anh Bùi Minh Tuấn cho biết anh không mấy hy vọng là tình hình vi phạm bản quyền sẽ được cải thiện. Anh nói:
“Không có hy vọng gì cả. Bây giờ, hy vọng duy nhất là làm sao bảo vệ được đứa con tinh thần của mình là sản phẩm mình làm ra, không để cho người khác lấy tiếp nữa, không để cho VTV cũng như những đơn vị khác lấy nữa. Nếu người ta sử dụng thì bắt buộc phải gọi điện xin phép.”
Nhà thơ Bùi Chí Vinh cũng không lạc quan về khả năng chấn chỉnh nạn vi phạm bản quyền tại Việt Nam.
“Việt Nam là một đất nước rất tùy hứng về mặt pháp luật, nay cảm thấy luật này có lý, mai người ta lại thấy không có lý người ta lại bỏ đi. Chuyện đó rất thường ở xứ sở này. Bây giờ ở đây mà (mong) có một cái gì đó ổn định, nguyên tắc thì chắc không có đâu. Thành ra việc vi phạm bản quyền này, theo tôi, không thể giải quyết một sớm một chiều được, bởi vì Việt Nam không phải là một đất nước có luật pháp theo tiêu chuẩn quốc tế. Người ta lấy thơ, lấy văn, rất nhiều thứ của tôi mà tôi không kiện cáo gì được cả. Thậm chí người ta không để tên tôi trong bài thơ lấy của tôi nhưng tôi cũng không làm gì được cả. Bởi vì nếu tôi làm thì không có ai bảo vệ tôi chuyện này. Pháp luật không bảo vệ tôi và kiện cáo thì rất tốn tiền và mất thì giờ. Không có nhà thơ nào muốn làm chuyện đó vì tốn kém thời gian của mình. Thành ra mọi thứ tiếp tục ‘cuốn theo chiều gió’ như vậy.”
Anh Bùi Minh Tuấn cho biết cho đến tối 1/3, anh vẫn chưa nhận được liên lạc từ phía VTV dù đài truyền hình này nói ‘đã tích cực làm việc với các bên liên quan để giải quyết triệt để vấn đề bản quyền khai thác và sớm khôi phục lại kênh YouTube bị tạm ngừng’.
_http://www.voatiengviet.com/
VTV bị khóa kênh YouTube: Chủ nhân vụ khiếu nại nói gì ?
http://gdb.voanews.com/6844F17C-9446-4F10-9557-700B9C0F3684_w640_r1_s_cx0_cy11_cw0.jpg (http://gdb.voanews.com/6844F17C-9446-4F10-9557-700B9C0F3684_cx0_cy11_cw0_mw1024_s_n_r1.jpg)
Thông báo của trang Yamaha Trung Tá đăng tải về vụ VTV bị khóa kênh YouTube.
Đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) hôm 1/3 đã lên tiếng thừa nhận việc vi phạm bản quyền sau khi người sử dụng internet phát hiện kênh YouTube chính thức của đài này đã bị ngừng hoạt động. Việc lần đầu tiên một cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước bị một đơn vị quốc tế trừng phạt đã nhận được không ít sự ủng hộ trong cộng đồng mạng cũng như những nạn nhân của nạn vi phạm bản quyền tràn lan tại Việt Nam. VOA liên hệ với chủ nhân vụ khiếu nại VTV lên YouTube, anh Bùi Minh Tuấn, để tìm hiểu thêm chi tiết sự việc.
Lên tiếng phản hồi về việc bị khóa kênh trên YouTube, Đài truyền hình Việt Nam cho biết hôm 28/2 đã ‘nhận được thông báo tạm ngưng hoạt động do có khiếu nại của bên thứ ba về vấn đề bản quyền’.
Bên thứ 3 chính là anh Bùi Minh Tuấn, chủ sở hữu của kênh Yamaha Trung Tá trên YouTube, kênh chuyên sản xuất ra các sản phẩm video giới thiệu cảnh đẹp tại Việt Nam qua các góc quay bằng flying camera. Anh Tuấn chia sẻ:
“Mình không phải làm nghề quay phim, chụp ảnh này, chỉ là sở thích muốn làm ra những sản phẩm chia sẻ cho bà con trong nước cũng như quốc tế biết Việt Nam mình đẹp, giống như một lời kêu gọi mọi người đến tham quan du lịch Việt Nam thôi. Ý của mình là như thế. Nhưng những đơn vị khác người ta biến những đam mê, sở thích của mình thành công cụ để người ta kiếm ra đồng tiền."
‘Chém trước, tấu sau’
Anh Bùi Minh Tuấn cho biết đây không phải là lần đầu tiên VTV sử dụng các clip của anh trái phép. Lần đầu tiên, VTV vi phạm việc sử dụng sản phẩm của anh Bùi Minh Tuấn là từ tháng 4/2015 và cơ quan này tiếp tục lặp lại vi phạm này trên 20 lần (tính theo số lần phát sóng), dù anh Tuấn đã phản hồi việc này và nhận được lời hứa từ ban lãnh đạo của đài sẽ không tiếp tục vi phạm nữa.
VTV bị khóa kênh YouTube: Chủ nhân vụ khiếu nại nói gì?
Ngoài VTV, một đơn vị khác sản xuất clip quảng bá du lịch Việt Nam cho Bộ ngoại giao Việt Nam cũng đã từng sử dụng sản phẩm của anh Tuấn trái phép.
“Đơn vị sản xuất clip ‘Welcome to Vietnam’ cho Bộ Ngoại giao sử dụng clip đấy để quảng bá lĩnh vực du lịch Việt Nam. Đầu tiên, người ta lấy trắng trợn [sản phẩm của anh Tuấn] rồi người ta up lên mạng. Sau khi mình phản hồi, người ta bảo bản đấy chỉ là bản demo, mà bản demo làm gì mà tung ra đến 7, 8 thứ tiếng. Đến khi mình phản ánh thì bên kia họ đòi mua lại, nhưng mình không bán và yêu cầu người ta rút ra, không cho sử dụng nữa. Sau đó họ đưa ra bản sau thì không có nhưng lại mập mờ giữa bản trước và bản sau, cứ mập mờ như thế, kiểu giống như ‘chém trước, tâu sau’, đưa ra xong rồi gửi giấy tờ về cảm ơn, nhưng mà tôi chưa đồng ý thì ông lấy gì ông cảm ơn?!”
Một cảnh cáo quốc tế cho nạn vi phạm bản quyền?
Việc YouTube khóa kênh vi phạm bản quyền của VTV đã nhận được không ít sự ủng hộ của cộng đồng, xem đây như một cảnh cáo quốc tế cho nạn vi phạm bản quyền tràn lan ở Việt Nam.
Nhà thơ Bùi Chí Vinh, một trong những nạn nhân của vấn nạn này nói đây là một vấn đề liên quan đến ‘nhân cách’.
“Tôi nghĩ bản quyền bao giờ cũng thuộc về vấn đề nhân cách và lòng tự trọng. Người vi phạm bản quyền bản thân người ta đã tự phản trắc lại tất cả những tính chất nhân văn. Họ phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã cướp đoạt của người khác, không thuộc bản quyền của họ làm ra.”
Trong khi đó, nhiều người trong cộng đồng mạng ủng hộ việc khiếu nại của anh Bùi Minh Tuấn và bày tỏ sự thất vọng đối với kênh truyền hình lớn được cho là khá uy tín.
Chủ nhân vụ khiếu nại, anh Bùi Minh Tuấn nói cách làm việc của YouTube là ‘quá chuyên nghiệp’:
“Họ làm việc chuyên nghiệp là thứ nhất, thứ hai là hợp tình hợp lý. Khi mình thông báo cho người ta là VTV vi phạm bản quyền thì khi người ta tháo clip đấy xuống, người ta cũng gửi mail thông báo luôn cho VTV rằng là ông phải liên lạc với người khiếu nại này, làm việc với họ để tháo gỡ vi phạm bản quyền này. Sau đó khi VTV truy cập vào kênh, YouTube còn bắt phải học cái lớp gọi là lớp bản quyền, trả lời 5 câu hỏi về bản quyền thì mới truy cập được vào kênh.”
Không mấy hy vọng tình hình cải thiện
Mặc dù có sự can thiệp của YouTube trong sự việc lần này, nhưng anh Bùi Minh Tuấn cho biết anh không mấy hy vọng là tình hình vi phạm bản quyền sẽ được cải thiện. Anh nói:
“Không có hy vọng gì cả. Bây giờ, hy vọng duy nhất là làm sao bảo vệ được đứa con tinh thần của mình là sản phẩm mình làm ra, không để cho người khác lấy tiếp nữa, không để cho VTV cũng như những đơn vị khác lấy nữa. Nếu người ta sử dụng thì bắt buộc phải gọi điện xin phép.”
Nhà thơ Bùi Chí Vinh cũng không lạc quan về khả năng chấn chỉnh nạn vi phạm bản quyền tại Việt Nam.
“Việt Nam là một đất nước rất tùy hứng về mặt pháp luật, nay cảm thấy luật này có lý, mai người ta lại thấy không có lý người ta lại bỏ đi. Chuyện đó rất thường ở xứ sở này. Bây giờ ở đây mà (mong) có một cái gì đó ổn định, nguyên tắc thì chắc không có đâu. Thành ra việc vi phạm bản quyền này, theo tôi, không thể giải quyết một sớm một chiều được, bởi vì Việt Nam không phải là một đất nước có luật pháp theo tiêu chuẩn quốc tế. Người ta lấy thơ, lấy văn, rất nhiều thứ của tôi mà tôi không kiện cáo gì được cả. Thậm chí người ta không để tên tôi trong bài thơ lấy của tôi nhưng tôi cũng không làm gì được cả. Bởi vì nếu tôi làm thì không có ai bảo vệ tôi chuyện này. Pháp luật không bảo vệ tôi và kiện cáo thì rất tốn tiền và mất thì giờ. Không có nhà thơ nào muốn làm chuyện đó vì tốn kém thời gian của mình. Thành ra mọi thứ tiếp tục ‘cuốn theo chiều gió’ như vậy.”
Anh Bùi Minh Tuấn cho biết cho đến tối 1/3, anh vẫn chưa nhận được liên lạc từ phía VTV dù đài truyền hình này nói ‘đã tích cực làm việc với các bên liên quan để giải quyết triệt để vấn đề bản quyền khai thác và sớm khôi phục lại kênh YouTube bị tạm ngừng’.
_http://www.voatiengviet.com/