duyanh
03-06-2016, 02:19 PM
Vụ MH370: Hai năm, hai mảnh vỡ và một bí ẩn tuyệt đối
http://saigonecho.com/images/2016/TinNong/MALAYSIA-MH370-AFRICA.JPG
Một chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines trên bầu trời Ba Lan ngày 05/02/2014.
REUTERS/Tomasz Bartkowiak
Gần đúng 2 năm sau vụ chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 mất tích một cách bí ẩn, một mảnh vỡ máy bay được phát hiện lại làm dấy lên nhưng suy đoán và hy vọng giải mã được số phận chuyến bay định mệnh này.
Ngày 8/3/2014, chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đang trên đường bay từ Kuala Lumpur và Bắc Kinh cùng với 239 hành khách và phi hành đoàn thì bỗng nhiên bị mất tích khi bay vào vùng biển giữa bờ đông Malaysia và phía nam Việt Nam.
Chiếc Boeing 777, cất cánh lúc 24 giờ 41, giờ địa phương, khi đó đã đạt độ cao 10600 mét.
Liên lạc bị mất lúc 01 giờ 30, các số liệu hành trình bay cho rằng đến thời điểm mất liên lạc, chiếc máy bay đã thay đổi hướng bay sang phía tây, và bay ngược hoàn toàn với hành trình dự định.
Vệ tinh InmarSat và cơ quan điều tra các tai nạn hàng không của Anh đã đưa ra kết luận là vị trí cuối cùng của chiếc máy bay MH370 ở giữa Ấn Độ Dương, cách rất xa với mọi đường băng có thể hạ cánh.
Một mảnh vỡ máy bay đã được tìm thấy hồi tháng 7 năm 2015 trên đảo Réunion của Pháp.
Mảnh vỡ đã được xác định của máy bay Boeing 777. Đó là một mảnh cánh phụ, chỉ được phi công cho hoạt động lúc cất và hạ cánh.
Chiếc máy bay mất tích trong điều kiện và hoàn cảnh thế nào thì đến giờ vẫn là một bí ẩn tuyệt đối.
Hôm 02/03/2016, một du khách Mỹ bất ngờ tìm được một mảnh vỡ được cho là của vỏ máy bay bên bờ biển Mozambique.
Sự việc ngay lập tức được liên hệ với vụ mất tích của chuyến bay MH370.
Bộ trưởng Giao Thông Malaysia, Liow Tiong Lai ngay sau đó đã nhận định rằng « dựa trên những thông tin ban đầu, có rất nhiều khả năng mảnh vỡ tìm thấy tại Mozambique là của một chiếc Boeing 777 », đúng chủng loại của chiếc máy bay mất tích.
Tuy nhiên, ông cũng thận trọng nói rằng lúc này chưa thể kết luận được đó là mảnh vỡ của máy bay mang số hiệu MH370.
Có thể biết được gì từ mảnh vỡ mới tìm thấy ?
Chính quyền Mozambique đã khẳng định rằng mảnh vỡ của máy bay đó được một người Mỹ tên là Blaine Gibson tìm thấy và giao nộp cho cơ quan chức năng.
Ông này không chỉ là một du khách đơn thuần mà còn là một luật sư, người đã tự tìm hiểu điều tra riêng về vụ mất tích của chuyến bay MH370.
Theo ông Joao de Abreu, chủ tịch Cơ Quan Hàng Không Dân Dụng Mozambique (IACM), du khách người Mỹ cho biết, trong khi đi dạo trên bãi biển trước đó 2 ngày, ông ta đã tìm thấy mảnh vỡ dạt vào bờ cát.
Mảnh vỡ có kích thước 57cm trên 90 cm có chất liệu là vật liệu tổng hợp màu xám, bên trên có khi dòng chữ « no step » ( không giẫm chân).
Tuy nhiên, đại diện chính quyền Mozambique cho rằng vẫn còn sớm để kết luận mảnh võ trên của chiếc Boeing hay của một chiếc Airbus nào đó.
Về phần minh, bộ trưởng Giao Thông Úc, ông Darren Chester cho biết mảnh vỡ có thể sẽ được chuyển về Úc để các chuyên gia phân tích.
Nếu xác định được mảnh vỡ này là đúng của chiếc máy bay mất tích, thì đây là bộ phận thứ hai của chiếc Boeing đã được tìm thấy.
Hồi tháng 7 năm ngoái, một mảnh cánh phụ của máy bay đã được tìm thấy trên một bãi biển thuộc đảo Réunion của Pháp.
Sau khi được đưa về phân tích tại phòng thí nghiệm của Tổng Cục Vũ Khí Kỹ - Thuật Hàng Không ( DGA-TA) tại Toulouse, hôm 3/9/2015, Viện Công Tố Paris đã ra thông cáo rằng có thể « khẳng định chắc chắn mảnh cánh phụ tìm thấy là tương ứng với chi tiết của máy bay số hiệu MH370 ».
Khẳng định này dựa trên ba con số tìm thấy trên mảnh vỡ trùng hợp với số hiệu chế tạo máy bay.
Ngoài ra, khi phân tích các mẫu vỏ ốc, rong rêu bám trên mảnh vỡ các chuyên gia khẳng định vật thể này đã nằm dưới biển ít nhất một năm.
Trong khi đó, các chuyên gia hàng không của Pháp đã khẳng định đã có nhiều chi tiết có thể kết luật chắc chắn chiếc máy bay MH370 đã rơi xuống Ấn Độ Dương.
Những câu hỏi không có câu trả lời
Câu hỏi vẫn đeo đẳng từ đầu vụ mất tích : Điều gì đã xảy ra ? Làm sao chiếc máy bay lại bay tới tận đó ? Vẫn chưa có câu trả lời nào cho những thắc mắc này.
Cho đến nay, các gia đình nạn nhân đi trên chuyến bay mới chỉ được giải thích duy nhất một điều là có thể chiếc máy bay đã lao đầu xuống biển chứ không phải bị nổ vỡ trên không.
Thế nhưng, điều quan trọng là trong hoàn cảnh như thế nào ? Vẫn lại lại là một bí ẩn. Người ta mới chỉ dám chắc được một điều : Liên lạc của máy bay đã bị « ngắt một cách cố ý » và việc thay đổi đường bay được thực hiện « một cách có chủ ý ».
Chiếc máy bay sau đó tiếp tục bay trong khoảng 7 giờ.
Đến đây, không một ai hiểu tại sao và để làm gì khi máy bay chuyển đường bay.
Công ty vệ tinh Anh Inmarsat phân tích các tin hiệu thu từ vệ tinh đã cố gắng định vị được vị trí cuối cùng của chiếc máy bay MH370 là ở phía nam Ấn Độ Dương, các rất xa bờ tây nước Úc, ngược hẳn với kế hoạch bay ban đầu.
Chính vì không có giải thích nào thấu đáo, nên vụ MH370 trở thành một mảnh đất tốt để nảy sinh mọi giả thuyết có thể : Khủng bố cướp máy bay, hành động cố ý của một trong số phi công, hay vấn đề kỹ thuật…. Nhưng không một giả thuyết nào đứng vững được lâu.
Kéo dài nỗi đau khổ các gia đình nạn nhân
Mỗi khi có thông báo hay giả thuyết, bất luận thế nào, thì dường như nỗi đau của các gia đình nạn nhân lại bị khơi dậy và kéo theo phẫn nộ hơn là hy vọng.
Khi tìm được mảnh vỡ hồi tháng 7 năm ngoái, ông Ghislain Wattrelos , người có vợ và 2 con đi trên chuyến bay MH370, đã tuyên bố rằng : « Người ta phải nhanh chóng xác định mảnh vỡ này và nếu khẳng định thì lật sang trang mới và điều quan trọng là mảnh vỡ phải nói lên điều gì ».
Thế nhưng, các câu trả lời vẫn quá vắn tắt không đáp ứng được mong đợi của thân nhân những người mất tích.
Hôm thứ năm vừa qua (02/03/2016) , khi thông tin về mảnh vỡ được tìm thấy tại Mozambique rộ lên, hiệp hội các gia đình nạn nhân mang tên Voice 370 đã ra thông cáo nhấn mạnh nỗi đau khổ của họ không hề dịu đi sau 2 năm khắc khoải trong tuyệt vọng bởi nỗi mất mát người thân cũng như là không được biết thực sự số phận chuyến bay mất tích.
Thân nhân của những người đi trên chuyến bay định mệnh đó kêu gọi chính quyền các nước liên quan tiếp tục chiến dịch tìm kiếm đừng để vụ việc được kết luận là một bí ẩn không giải thích được.
Mặc dù chưa có được phát hiện đáng kể từ đó đến nay, nhưng Úc vẫn tin tưởng đang tìm kiếm đúng chỗ, đồng thời Canberra dự trù chấm dứt các chiến dịch tìm kiếm vào tháng 7 năm 2016.
Nếu điều này xảy ra mà không có thêm tiến triển gì thì các gia đình nạn nhân sẽ phải tạm hài lòng với bản báo cáo sơ bộ mà nhóm điều tra quốc tế sẽ giao nộp cho chính quyền Malaysia vào ngày 8/3 tới đây, tức là ngày đánh dấu đúng 2 năm chiếc máy bay MH370 mất tích.
Vụ mất tích máy bay MH370 không phải là bí ẩn duy nhất của ngành hàng không dân dụng thế giới.
Theo thống kê của Aviation Safety Network đã có 82 chiếc máy bay mất tích không để lại dấu vết. Trong đó, đáng chú ý là vụ chiếc máy bay Airbus A330 số hiệu AF447 của Air France, bay từ Rio đến Paris đã lao xuống Đại Tây Dương ngày 1/6/2009 cùng 228 người trên máy bay.
Phải đợi gần 2 năm sau người ta mới tìm được chiếc hộp đen và trục vợt được một phần xác của máy bay, cho dù địa điểm máy bay lâm nạn đã xác định được ngay sau đó 2 ngày.
Vụ MH370 đến giờ vẫn là vụ mất tích khó hiểu nhất trong lịch sử hàng không dân dụng hiện đại.
Mức độ huy động cho việc tìm kiếm trong vụ mất tích này cũng lớn chưa từng có : Ban đầu đã có 25 nước huy động mọi phương tiện có thể để tìm kiếm, đến giờ chỉ còn Malaysia và Úc là hai nước tiếp tục chiến dịch săn tìm dấu vết.
Đã có hàng trăm tàu thủy và máy bay tham gia vào cuộc tìm kiếm trên một diện tích rộng 52.000 km2, chưa kể các hệ thống vệ tinh, radar quân sự cũng như dân sự của nhiều nước cũng được huy động cố gắng lần tìm được những dấu vết nhỏ nhất liên quan đến chuyến bay.
Kết quả cho đến giờ chỉ là hai mảnh vỡ máy bay trôi dạt vào bờ và do những người dân thường nhặt được một cách vô tình.
RFI
http://saigonecho.com/images/2016/TinNong/MALAYSIA-MH370-AFRICA.JPG
Một chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines trên bầu trời Ba Lan ngày 05/02/2014.
REUTERS/Tomasz Bartkowiak
Gần đúng 2 năm sau vụ chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 mất tích một cách bí ẩn, một mảnh vỡ máy bay được phát hiện lại làm dấy lên nhưng suy đoán và hy vọng giải mã được số phận chuyến bay định mệnh này.
Ngày 8/3/2014, chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đang trên đường bay từ Kuala Lumpur và Bắc Kinh cùng với 239 hành khách và phi hành đoàn thì bỗng nhiên bị mất tích khi bay vào vùng biển giữa bờ đông Malaysia và phía nam Việt Nam.
Chiếc Boeing 777, cất cánh lúc 24 giờ 41, giờ địa phương, khi đó đã đạt độ cao 10600 mét.
Liên lạc bị mất lúc 01 giờ 30, các số liệu hành trình bay cho rằng đến thời điểm mất liên lạc, chiếc máy bay đã thay đổi hướng bay sang phía tây, và bay ngược hoàn toàn với hành trình dự định.
Vệ tinh InmarSat và cơ quan điều tra các tai nạn hàng không của Anh đã đưa ra kết luận là vị trí cuối cùng của chiếc máy bay MH370 ở giữa Ấn Độ Dương, cách rất xa với mọi đường băng có thể hạ cánh.
Một mảnh vỡ máy bay đã được tìm thấy hồi tháng 7 năm 2015 trên đảo Réunion của Pháp.
Mảnh vỡ đã được xác định của máy bay Boeing 777. Đó là một mảnh cánh phụ, chỉ được phi công cho hoạt động lúc cất và hạ cánh.
Chiếc máy bay mất tích trong điều kiện và hoàn cảnh thế nào thì đến giờ vẫn là một bí ẩn tuyệt đối.
Hôm 02/03/2016, một du khách Mỹ bất ngờ tìm được một mảnh vỡ được cho là của vỏ máy bay bên bờ biển Mozambique.
Sự việc ngay lập tức được liên hệ với vụ mất tích của chuyến bay MH370.
Bộ trưởng Giao Thông Malaysia, Liow Tiong Lai ngay sau đó đã nhận định rằng « dựa trên những thông tin ban đầu, có rất nhiều khả năng mảnh vỡ tìm thấy tại Mozambique là của một chiếc Boeing 777 », đúng chủng loại của chiếc máy bay mất tích.
Tuy nhiên, ông cũng thận trọng nói rằng lúc này chưa thể kết luận được đó là mảnh vỡ của máy bay mang số hiệu MH370.
Có thể biết được gì từ mảnh vỡ mới tìm thấy ?
Chính quyền Mozambique đã khẳng định rằng mảnh vỡ của máy bay đó được một người Mỹ tên là Blaine Gibson tìm thấy và giao nộp cho cơ quan chức năng.
Ông này không chỉ là một du khách đơn thuần mà còn là một luật sư, người đã tự tìm hiểu điều tra riêng về vụ mất tích của chuyến bay MH370.
Theo ông Joao de Abreu, chủ tịch Cơ Quan Hàng Không Dân Dụng Mozambique (IACM), du khách người Mỹ cho biết, trong khi đi dạo trên bãi biển trước đó 2 ngày, ông ta đã tìm thấy mảnh vỡ dạt vào bờ cát.
Mảnh vỡ có kích thước 57cm trên 90 cm có chất liệu là vật liệu tổng hợp màu xám, bên trên có khi dòng chữ « no step » ( không giẫm chân).
Tuy nhiên, đại diện chính quyền Mozambique cho rằng vẫn còn sớm để kết luận mảnh võ trên của chiếc Boeing hay của một chiếc Airbus nào đó.
Về phần minh, bộ trưởng Giao Thông Úc, ông Darren Chester cho biết mảnh vỡ có thể sẽ được chuyển về Úc để các chuyên gia phân tích.
Nếu xác định được mảnh vỡ này là đúng của chiếc máy bay mất tích, thì đây là bộ phận thứ hai của chiếc Boeing đã được tìm thấy.
Hồi tháng 7 năm ngoái, một mảnh cánh phụ của máy bay đã được tìm thấy trên một bãi biển thuộc đảo Réunion của Pháp.
Sau khi được đưa về phân tích tại phòng thí nghiệm của Tổng Cục Vũ Khí Kỹ - Thuật Hàng Không ( DGA-TA) tại Toulouse, hôm 3/9/2015, Viện Công Tố Paris đã ra thông cáo rằng có thể « khẳng định chắc chắn mảnh cánh phụ tìm thấy là tương ứng với chi tiết của máy bay số hiệu MH370 ».
Khẳng định này dựa trên ba con số tìm thấy trên mảnh vỡ trùng hợp với số hiệu chế tạo máy bay.
Ngoài ra, khi phân tích các mẫu vỏ ốc, rong rêu bám trên mảnh vỡ các chuyên gia khẳng định vật thể này đã nằm dưới biển ít nhất một năm.
Trong khi đó, các chuyên gia hàng không của Pháp đã khẳng định đã có nhiều chi tiết có thể kết luật chắc chắn chiếc máy bay MH370 đã rơi xuống Ấn Độ Dương.
Những câu hỏi không có câu trả lời
Câu hỏi vẫn đeo đẳng từ đầu vụ mất tích : Điều gì đã xảy ra ? Làm sao chiếc máy bay lại bay tới tận đó ? Vẫn chưa có câu trả lời nào cho những thắc mắc này.
Cho đến nay, các gia đình nạn nhân đi trên chuyến bay mới chỉ được giải thích duy nhất một điều là có thể chiếc máy bay đã lao đầu xuống biển chứ không phải bị nổ vỡ trên không.
Thế nhưng, điều quan trọng là trong hoàn cảnh như thế nào ? Vẫn lại lại là một bí ẩn. Người ta mới chỉ dám chắc được một điều : Liên lạc của máy bay đã bị « ngắt một cách cố ý » và việc thay đổi đường bay được thực hiện « một cách có chủ ý ».
Chiếc máy bay sau đó tiếp tục bay trong khoảng 7 giờ.
Đến đây, không một ai hiểu tại sao và để làm gì khi máy bay chuyển đường bay.
Công ty vệ tinh Anh Inmarsat phân tích các tin hiệu thu từ vệ tinh đã cố gắng định vị được vị trí cuối cùng của chiếc máy bay MH370 là ở phía nam Ấn Độ Dương, các rất xa bờ tây nước Úc, ngược hẳn với kế hoạch bay ban đầu.
Chính vì không có giải thích nào thấu đáo, nên vụ MH370 trở thành một mảnh đất tốt để nảy sinh mọi giả thuyết có thể : Khủng bố cướp máy bay, hành động cố ý của một trong số phi công, hay vấn đề kỹ thuật…. Nhưng không một giả thuyết nào đứng vững được lâu.
Kéo dài nỗi đau khổ các gia đình nạn nhân
Mỗi khi có thông báo hay giả thuyết, bất luận thế nào, thì dường như nỗi đau của các gia đình nạn nhân lại bị khơi dậy và kéo theo phẫn nộ hơn là hy vọng.
Khi tìm được mảnh vỡ hồi tháng 7 năm ngoái, ông Ghislain Wattrelos , người có vợ và 2 con đi trên chuyến bay MH370, đã tuyên bố rằng : « Người ta phải nhanh chóng xác định mảnh vỡ này và nếu khẳng định thì lật sang trang mới và điều quan trọng là mảnh vỡ phải nói lên điều gì ».
Thế nhưng, các câu trả lời vẫn quá vắn tắt không đáp ứng được mong đợi của thân nhân những người mất tích.
Hôm thứ năm vừa qua (02/03/2016) , khi thông tin về mảnh vỡ được tìm thấy tại Mozambique rộ lên, hiệp hội các gia đình nạn nhân mang tên Voice 370 đã ra thông cáo nhấn mạnh nỗi đau khổ của họ không hề dịu đi sau 2 năm khắc khoải trong tuyệt vọng bởi nỗi mất mát người thân cũng như là không được biết thực sự số phận chuyến bay mất tích.
Thân nhân của những người đi trên chuyến bay định mệnh đó kêu gọi chính quyền các nước liên quan tiếp tục chiến dịch tìm kiếm đừng để vụ việc được kết luận là một bí ẩn không giải thích được.
Mặc dù chưa có được phát hiện đáng kể từ đó đến nay, nhưng Úc vẫn tin tưởng đang tìm kiếm đúng chỗ, đồng thời Canberra dự trù chấm dứt các chiến dịch tìm kiếm vào tháng 7 năm 2016.
Nếu điều này xảy ra mà không có thêm tiến triển gì thì các gia đình nạn nhân sẽ phải tạm hài lòng với bản báo cáo sơ bộ mà nhóm điều tra quốc tế sẽ giao nộp cho chính quyền Malaysia vào ngày 8/3 tới đây, tức là ngày đánh dấu đúng 2 năm chiếc máy bay MH370 mất tích.
Vụ mất tích máy bay MH370 không phải là bí ẩn duy nhất của ngành hàng không dân dụng thế giới.
Theo thống kê của Aviation Safety Network đã có 82 chiếc máy bay mất tích không để lại dấu vết. Trong đó, đáng chú ý là vụ chiếc máy bay Airbus A330 số hiệu AF447 của Air France, bay từ Rio đến Paris đã lao xuống Đại Tây Dương ngày 1/6/2009 cùng 228 người trên máy bay.
Phải đợi gần 2 năm sau người ta mới tìm được chiếc hộp đen và trục vợt được một phần xác của máy bay, cho dù địa điểm máy bay lâm nạn đã xác định được ngay sau đó 2 ngày.
Vụ MH370 đến giờ vẫn là vụ mất tích khó hiểu nhất trong lịch sử hàng không dân dụng hiện đại.
Mức độ huy động cho việc tìm kiếm trong vụ mất tích này cũng lớn chưa từng có : Ban đầu đã có 25 nước huy động mọi phương tiện có thể để tìm kiếm, đến giờ chỉ còn Malaysia và Úc là hai nước tiếp tục chiến dịch săn tìm dấu vết.
Đã có hàng trăm tàu thủy và máy bay tham gia vào cuộc tìm kiếm trên một diện tích rộng 52.000 km2, chưa kể các hệ thống vệ tinh, radar quân sự cũng như dân sự của nhiều nước cũng được huy động cố gắng lần tìm được những dấu vết nhỏ nhất liên quan đến chuyến bay.
Kết quả cho đến giờ chỉ là hai mảnh vỡ máy bay trôi dạt vào bờ và do những người dân thường nhặt được một cách vô tình.
RFI