duyanh
11-10-2010, 01:27 AM
Hương Bồ Kết
Tác giả: La Thị Ánh Hường
Đi hết khúc đường đất đỏ lầy lội, thấy tấm bảng để chữ ấp Xóm Mới, hỏi thăm ai cũng biết nhà ông ba Vườn. Đó là vườn trái cây lớn nhất huyện. Ông trồng đủ thứ loại trái cây, những cây cho trái theo mùa và cả những cây cho trái quanh năm. Thế nên vườn nhà ông lúc nào cũng có khách đều. Khách, có khi là ở những vùng rất xa, họ đến để thưởng thức hương vị thơm ngọt của từng loại cây trái.
Khác với những người khách, mấy người bạn già của ông Ba thỉnh thoảng cũng ghé thăm. Nhìn vườn cây tươi tốt, họ không ngớt lời khen ngợi thành quả lao động của ông Ba, thế nên mới có vườn cây sung túc trĩu trái bốn mùa như thế này. ông Ba cười móm mém, tay chỉ ra sau vườn, bảo, đấy là nhờ nó. Thằng Lãm ấy mà!
Chỉ có ông mới gọi anh một cách trìu mến thế thôi, chứ bọn con nít trong xóm đứa nào cũng gọi anh là “Lãm khùng”. Anh không giận, mặc ai nói gì vẫn cứ nhăn răng cười. Hai mươi bốn tuổi mà chiều nào cũng mặc tà lỏn, ở trần, chơi trò rượt đuổi với bọn con nít trong xóm. Thân hình vạm vỡ, ra hẳn dáng một thanh niên, chỉ cái đầu là không lớn được. Thế nên bọn con nít cứ mặc sức mà bắt nạt, luôn miệng gọi Lãm khùng. Gọi thế mà anh cứ nhăn răng cười thì đúng là khùng thật rồi!
Khùng gì mà khùng. Ông Ba vẫn nạt tụi con nít trong xóm, thử hỏi cái xóm này có được đứa nào siêng năng, chịu khó như nó không? Mà anh chịu khó thật, từ việc vườn tược, đến việc trong nhà, kiêm luôn việc làm “bảo mẫu” cho đứa con gái duy nhất của ông, anh làm tất. Ngày vợ ông mất, đứa con gái ba tuổi cứ khóc ngoe ngoe suốt ngày. Ông có thể xới ba công đất, gánh cả trăm đôi nước mỗi ngày, nhưng lại chẳng biết làm sao cho con gái bớt nhớ mẹ mà thôi khóc.
Đấy, anh xuất hiện vào đúng khoảng thời gian ấy ! Ông thấy anh ngồi co quắp dưới gốc cây cuối vườn, hỏi gì cũng chẳng nói. Mãi đến bây giờ anh cũng không nói gì về thân thế của mình, hỏi cứ ú ớ, cười cười. Ông Ba cũng thôi không hỏi nữa, mà có cần thiết gì đâu, cứ thấy nó sống vui vẻ, chẳng phiền toái chuyện gì vậy là tốt rồi. Cần chi phải đào bới lên cho thêm rối rắm.
Mà cô con gái của ông cũng hợp với anh lắm, anh bảo gì cũng nghe. Bảo vô ăn cơm, nó ngoan ngoãn xếp gọn đống đồ chơi đi vào, hai chân xếp bằng ăn hết sạch tô cơm anh lấy. Bảo đi tắm, nó cũng tung tăng xách sẵn gàu nước chạy ra sau giếng, ngồi đó chờ anh ra múc nước. Chẳng thế mà ông Ba rất yên tâm khi có anh.
Bây giờ thì anh không phải làm những việc đó nữa rồi. Cô chủ đã lớn và biết tự lo cho mình. Chỉ thỉnh thoảng cô nhờ anh gội đầu giúp. Tóc cô dài và đẹp mê hồn. Mỗi lần được cô nhờ, không hiểu sao mặt anh cứ tươi tắn hẳn lên. Anh chổng mông thổi lửa đốt bồ kết, giã ra nấu nồi nước to đùng rồi mang ra giếng nước. Công việc đó anh làm rất hăng say và tỉ mỉ, nhất là cái đoạn đốt bồ kết. Phải làm sao cho thật khéo, cháy quá thì mất hết tác dụng, còn non lửa lại không thơm. Là anh kỹ thế thôi, chứ cô chủ có cằn nhằn anh tiếng nào bao giờ. Cô hiền khô, vẫn ngoan ngoãn nghe lời anh như hồi còn nhỏ.
Dạo này anh thường xuyên xem lịch hơn, có khi sợ không chắc chắn, anh đi hỏi ông Ba cho rõ. Là vì cô chủ thường hay gội đầu vào ngày thứ bảy. Cũng có khi anh ra mở cổng lúc cô đi học về, cô mặc bộ áo dài màu trắng, tóc buông xoã xuống bờ vai. Cô nhìn anh, giọng nói vẫn pha chút nũng nịu như hồi còn nhỏ: “Đường bụi quá, tóc em lại giơ nữa rồi nè!”. Chỉ cần có vậy, anh thấy sung sướng mê tơi trong lòng. Buổi trưa đó anh bỏ hẳn giấc ngủ, lại chổng mông thổi lửa đốt bồ kết.
Nhưng cảm giác sung sướng ấy của anh chẳng kéo dài được bao lâu.
Một buổi trưa.
Như mọi lần khác, anh đang gôị đầu cho cô chủ, từng ngón tay anh luồn vào chân sợi tóc, anh làm nhẹ nhàng lắm, như sợ nếu mạnh tay mảng tóc kia sẽ rời khỏi da đầu cô, và sẽ đau lắm. Còn nữa, anh muốn làm chậm thôi, thật chậm để anh được đứng thế này với cô chủ lâu hơn nữa. Đấy, giữa cái lúc anh nghĩ thế, bất chợt có tiếng ông Ba gắt gỏng:
“Thôi đi, Lãm!”.
Anh giật mình, chút xíu đánh rơi gàu nước trên tay, quay lại, anh ngơ ngác:
“Vẫn chưa gội xong mà ông!”
“Ta bảo thôi đi, vô đây mau!”
Từ trước đến nay, chưa có việc gì mà anh làm trái ý ông, anh chậm rãi bước vô, lòng vẫn thấy khó hiểu. Ông Ba dịu giọng:
“Nó lớn rồi, để tự nó làm được. Từ nay con không phải làm giúp!”
Anh gật đầu lia lịa mà lòng thì buồn so.
Anh không còn mặc tà lỏn, ở trần chơi với bọn trẻ con trong xóm. Buổi sáng, anh thức thật sớm, chờ mở cửa cho cô chủ đi học. đến khi mặt trời đứng bóng trên đỉnh đầu, anh quốc đất mà cứ ngoái cổ ngó xem cô chủ về chưa, lại lật đật chạy ra mở cổng. Trưa, có hôm anh ngủ luôn dưới mấy gốc cây, ngậm mớ lá non trong miệng, anh lại nhớ tới mái tóc mát rượi của cô chủ, mát hơn cả đám lá non đang nằm trong miệng anh.
Ông ba ốm nặng cả tuần nay, mấy người bạn đến chơi khuyên ông lên bệnh viện Thị xã cho người ta điều trị. Ông lắc đầu nguồi nguội, bệnh già thì làm sao chữa, ai rồi cũng phải chết thôi, chỉ thấy thương cho đứa con gái của ông. Ai biểu ngày đó ông lấy vợ trễ quá, nên giờ con ông mới nhỏ dại như vậy.
Tối đó, cô chủ chạy ra từ phòng ông, tay ôm mặt khóc ngất. Anh lo lắng, lẽ nào ông chủ ...
Ông chưa chết được đâu, dân lao động chân tay sống thọ lắm. Ông không những chẳng chết mà còn tổ chức một đám cưới linh đình cho cô chủ. Mảng sân trước nhà lúc nào cũng mát rượi nên không cần phải dựng rạp. Sáng sớm, mấy cô, mấy dì trong xóm kéo đến phụ nấu bếp. Mọi việc đều phải làm cho khéo léo. Từ củ cà rốt tỉa thành bông hoa làm sao cho thật đẹp, đến cả cái khăn trải bàn cũng không được có một vết lọ nào. Dù gì họ cũng là con trai ông chủ tịch xã, gả được chỗ ấy cũng là phước cả đời của ông Ba rồi. Nên nhất định không được để xảy ra bất cứ sơ xót nào. Tay chân anh vốn đã cũng vụng về, quanh năm chỉ giỏi cầm quốc nên không ai dám nhờ vả những việc hoa mỹ ấy.
Sáng hôm sau, họ sang rước cô về bên chồng. Cô đẹp đến lộng lẫy trong chiếc áo dài đỏ cổ cao. Mái tóc của cô, mái tóc mà cách đây vài tháng cô còn cúi đầu cho anh gội, được người ta tết gọn lại, quấn thành một vành tròn trên đầu, vì thế mà nhìn cô cao lên thêm. Anh chưa bao giờ thấy cô buồn đến vậy. Khuân mặt non chanh ấy, đúng ra là chưa biết buồn mới phải. Mà buồn gì kia chứ! Họ rước cô bằng xe ngựa, cả loại xe nhìn cũng sang trọng. Bọn con gái ở cái xóm nghèo nàn này có mơ cũng không được như thế. Vậy mà thấy cô vẫn buồn.
Đám con nít đầu trần, chân đất ríu rít chạy theo đoàn xe ngựa, miệng ê a những câu quen thuộc: “Cô dâu chú rể. Đội rế trên đầu. Đi qua đầu cầu. Gặp bãi cứt trâu”.
Đúng ra, anh cũng có mặt trong đoàn người ấy. Hôm qua, ông Ba ủi sẵn cho anh bộ đồ mới mua ở Thị xã về, bảo anh sáng mai mặc vô rồi đưa em nó sang bên chồng. Đến phút cuối cùng, anh đổi ý không đi nữa, nói ở nhà trông nhà. Lúc đàng trai tới, anh nằm vắt vẻo trên cành cây. Mát quá, mát thế anh phải ngủ một giấc cho đã. Mắt anh nhắm mà lòng anh có chịu yên đâu, cứ như có ngọn lửa đang bừng bừng trong ấy. Anh men theo đám cây cối rậm rạp ven đường, nhìn cô thêm một lần nữa, chẳng biết để làm gì nhưng anh vẫn muốn nhìn.
Sau đám cưới vài tháng, ông Ba mất. Cô chủ hay trở về nhà hơn, nhìn cô chững chạc nhưng xanh sao và gầy đi nhiều, cô nhờ anh ráng chăm sóc vườn cây. Dù gì nó cũng là tất cả tâm huyết thời trai trẻ ba cô đổ vào đó. Anh biết mà, hơn nữa chỉ cần thỉnh thoảng được nhìn thấy cô, thì cho dù có quốc bao nhiêu đất, tưới bao nhiêu nước, mệt mỏi mấy anh cũng sẵn sàng cam lòng.
Một buổi, anh đang loay hoay ngoài vườn thì cô về. Cái nón rộng vành của cô kéo xụp xuống hơn mọi ngày. Nhưng làm sao giấu được anh. Mấy lần lên thị xã mua đồ, anh đã nghe người ta nói hết rồi, anh thanh niên chồng cô ấy, từ nhỏ đã mang sẵn giòng máu của những gã công tử lắm tiền, chỉ biết hung hăng, ỷ quyền ỷ thế, xem trời bằng vung.
Cô nằm yên cho anh đắp muối. Nhìn khuân mặt tím bầm của cô, lòng anh đau thắt lại. Anh cần có cô để mà yêu thương biết bao, vậy mà cái gã kia ...
Anh bảo cô cứ nằm nghỉ cho khoẻ. Trưa ở lại ăn cơm với anh, anh sẽ làm mấy món ăn mà ngày trước cô thích. Cô bảo anh yên tâm đi, lần này em về là về luôn, không đi nữa. Anh nghe cô nói mà vừa mừng vừa lo.
Cái món cá rô nấu với mẻ và chuối chát này là món ruột của cô. Anh bưng lên cho cô một tô thật đầy, có cả mùi rau mò om bốc lên thơm phức. Cô nôn thốc nôn tháo, gồng mình lên mà nôn, đến khi không còn gì trong bụng nữa thì cô nằm vật ra, gân cổ nổi lên từng đường xanh lét, da mặt cô xạm lại. Anh hốt hoảng vơ giỏ đồ, bảo bế cô lên trạm y tế xã. Cô gạt đi, em không sao đâu mà, chỉ tại đứa con trong bụng nó hành em thế!
Cô ở hẳn luôn lại nhà thật, cái bụng cô dần nổi lên trong bộ đồ ngủ mà thời con gái cô hay mặc. Ngày nào cũng ra vườn phụ anh những việc lặt vặt, tối về anh bắc nồi nước sôi, pha loãng cho cô tắm.
Ngày cứ thế trôi.
Chồng cô xuất hiện trong một buổi sáng đẹp trời. Anh nhìn chăm chăm vào cái bụng tròn lẩn của cô, mắt quắc lên giận giữ:
“Cô mới bỏ tôi đi vài tháng mà đã ăn ngủ với thằng khác rồi hả? Cái đồ con gái hư thân!”.
Cô nghĩ đến đứa con lớn dần trong bụng, nó cần có cha biết bao. Nuốt nỗi oan ức, giọng cô dịu nhẹ:
“Anh hiểu lầm mẹ con em rồi, nó là con anh!”.
Anh vẫn khăng khăng:
“Cô nói dối. Nó là con cái thằng người làm nhà cô. Đừng tưởng trong lòng cô nghĩ gì mà tôi không biết! Đi luôn đi, tôi không có người vợ phản bội như cô!”.
bỏ đi. Cô ôm mặt khóc ngất.
Nãy giờ đứng bên trong, anh đã nghe hết câu chuyện. Anh nói cô cứ yên tâm, anh sẽ sang nói chuyện đầu đuôi cho họ hiểu, không để cô mang tiếng oan ức như vậy được. Nhưng cô gạt đi. Bảo là thôi không nghĩ tới nữa, cứ để cho nó tự nhiên, chuyện gì đến ắt phải đến. Nói vậy nhưng anh biết cơn sóng trong lòng cô đang trào dâng. Cô thấy tim mình như có ai sát muối, đau lắm!
Cuối cùng cô lại mang tiếng phụ tình như thế này!
Anh bảo cô thèm ăn gì thì cứ nói, bằng mọi giá anh sẽ kiếm mua bằng được cho cô ăn, những bà bầu bà nào chẳng thế, đừng ngại. Cô suy nghĩ lâu lắm, rồi bảo em thèm được anh Lãm gội đầu, gội bằng nước bồ kết nướng ấy. Mùi thơm của nó mới dễ chịu làm sao.
Anh nghe mà lòng rưng rưng muốn khóc. Bao nhiêu măm rồi mà cô chủ vẫn còn nhớ sao? Anh cũng có quên chuyện gì đâu. Anh nhớ cả ngày còn nhỏ, cô mê típ trò chơi anh làm bò cho cô cưỡi. Mỗi khi cô khóc nhè, anh chỉ cần khom lưng xuống cho cô ngồi lên là cô nín khóc ngay.
Đấy, chẳng phải anh rất khéo dỗ con nít là gì. Bây giờ cũng vậy, anh mong chờ đứa con trong bụng cô chủ biết bao, nó lớn lên, nhất định anh sẽ lại làm bò cho nó cưỡi.
Cô bảo sao anh cứ gọi em bằng “cô”, nghe xa lạ quá!
Ừ, thì gọi em.
Mà khoan, bây giờ đi gội đầu đã nào, mùi bồ kết bốc lên thơm lừng rồi kìa!
Tác giả: La Thị Ánh Hường
Đi hết khúc đường đất đỏ lầy lội, thấy tấm bảng để chữ ấp Xóm Mới, hỏi thăm ai cũng biết nhà ông ba Vườn. Đó là vườn trái cây lớn nhất huyện. Ông trồng đủ thứ loại trái cây, những cây cho trái theo mùa và cả những cây cho trái quanh năm. Thế nên vườn nhà ông lúc nào cũng có khách đều. Khách, có khi là ở những vùng rất xa, họ đến để thưởng thức hương vị thơm ngọt của từng loại cây trái.
Khác với những người khách, mấy người bạn già của ông Ba thỉnh thoảng cũng ghé thăm. Nhìn vườn cây tươi tốt, họ không ngớt lời khen ngợi thành quả lao động của ông Ba, thế nên mới có vườn cây sung túc trĩu trái bốn mùa như thế này. ông Ba cười móm mém, tay chỉ ra sau vườn, bảo, đấy là nhờ nó. Thằng Lãm ấy mà!
Chỉ có ông mới gọi anh một cách trìu mến thế thôi, chứ bọn con nít trong xóm đứa nào cũng gọi anh là “Lãm khùng”. Anh không giận, mặc ai nói gì vẫn cứ nhăn răng cười. Hai mươi bốn tuổi mà chiều nào cũng mặc tà lỏn, ở trần, chơi trò rượt đuổi với bọn con nít trong xóm. Thân hình vạm vỡ, ra hẳn dáng một thanh niên, chỉ cái đầu là không lớn được. Thế nên bọn con nít cứ mặc sức mà bắt nạt, luôn miệng gọi Lãm khùng. Gọi thế mà anh cứ nhăn răng cười thì đúng là khùng thật rồi!
Khùng gì mà khùng. Ông Ba vẫn nạt tụi con nít trong xóm, thử hỏi cái xóm này có được đứa nào siêng năng, chịu khó như nó không? Mà anh chịu khó thật, từ việc vườn tược, đến việc trong nhà, kiêm luôn việc làm “bảo mẫu” cho đứa con gái duy nhất của ông, anh làm tất. Ngày vợ ông mất, đứa con gái ba tuổi cứ khóc ngoe ngoe suốt ngày. Ông có thể xới ba công đất, gánh cả trăm đôi nước mỗi ngày, nhưng lại chẳng biết làm sao cho con gái bớt nhớ mẹ mà thôi khóc.
Đấy, anh xuất hiện vào đúng khoảng thời gian ấy ! Ông thấy anh ngồi co quắp dưới gốc cây cuối vườn, hỏi gì cũng chẳng nói. Mãi đến bây giờ anh cũng không nói gì về thân thế của mình, hỏi cứ ú ớ, cười cười. Ông Ba cũng thôi không hỏi nữa, mà có cần thiết gì đâu, cứ thấy nó sống vui vẻ, chẳng phiền toái chuyện gì vậy là tốt rồi. Cần chi phải đào bới lên cho thêm rối rắm.
Mà cô con gái của ông cũng hợp với anh lắm, anh bảo gì cũng nghe. Bảo vô ăn cơm, nó ngoan ngoãn xếp gọn đống đồ chơi đi vào, hai chân xếp bằng ăn hết sạch tô cơm anh lấy. Bảo đi tắm, nó cũng tung tăng xách sẵn gàu nước chạy ra sau giếng, ngồi đó chờ anh ra múc nước. Chẳng thế mà ông Ba rất yên tâm khi có anh.
Bây giờ thì anh không phải làm những việc đó nữa rồi. Cô chủ đã lớn và biết tự lo cho mình. Chỉ thỉnh thoảng cô nhờ anh gội đầu giúp. Tóc cô dài và đẹp mê hồn. Mỗi lần được cô nhờ, không hiểu sao mặt anh cứ tươi tắn hẳn lên. Anh chổng mông thổi lửa đốt bồ kết, giã ra nấu nồi nước to đùng rồi mang ra giếng nước. Công việc đó anh làm rất hăng say và tỉ mỉ, nhất là cái đoạn đốt bồ kết. Phải làm sao cho thật khéo, cháy quá thì mất hết tác dụng, còn non lửa lại không thơm. Là anh kỹ thế thôi, chứ cô chủ có cằn nhằn anh tiếng nào bao giờ. Cô hiền khô, vẫn ngoan ngoãn nghe lời anh như hồi còn nhỏ.
Dạo này anh thường xuyên xem lịch hơn, có khi sợ không chắc chắn, anh đi hỏi ông Ba cho rõ. Là vì cô chủ thường hay gội đầu vào ngày thứ bảy. Cũng có khi anh ra mở cổng lúc cô đi học về, cô mặc bộ áo dài màu trắng, tóc buông xoã xuống bờ vai. Cô nhìn anh, giọng nói vẫn pha chút nũng nịu như hồi còn nhỏ: “Đường bụi quá, tóc em lại giơ nữa rồi nè!”. Chỉ cần có vậy, anh thấy sung sướng mê tơi trong lòng. Buổi trưa đó anh bỏ hẳn giấc ngủ, lại chổng mông thổi lửa đốt bồ kết.
Nhưng cảm giác sung sướng ấy của anh chẳng kéo dài được bao lâu.
Một buổi trưa.
Như mọi lần khác, anh đang gôị đầu cho cô chủ, từng ngón tay anh luồn vào chân sợi tóc, anh làm nhẹ nhàng lắm, như sợ nếu mạnh tay mảng tóc kia sẽ rời khỏi da đầu cô, và sẽ đau lắm. Còn nữa, anh muốn làm chậm thôi, thật chậm để anh được đứng thế này với cô chủ lâu hơn nữa. Đấy, giữa cái lúc anh nghĩ thế, bất chợt có tiếng ông Ba gắt gỏng:
“Thôi đi, Lãm!”.
Anh giật mình, chút xíu đánh rơi gàu nước trên tay, quay lại, anh ngơ ngác:
“Vẫn chưa gội xong mà ông!”
“Ta bảo thôi đi, vô đây mau!”
Từ trước đến nay, chưa có việc gì mà anh làm trái ý ông, anh chậm rãi bước vô, lòng vẫn thấy khó hiểu. Ông Ba dịu giọng:
“Nó lớn rồi, để tự nó làm được. Từ nay con không phải làm giúp!”
Anh gật đầu lia lịa mà lòng thì buồn so.
Anh không còn mặc tà lỏn, ở trần chơi với bọn trẻ con trong xóm. Buổi sáng, anh thức thật sớm, chờ mở cửa cho cô chủ đi học. đến khi mặt trời đứng bóng trên đỉnh đầu, anh quốc đất mà cứ ngoái cổ ngó xem cô chủ về chưa, lại lật đật chạy ra mở cổng. Trưa, có hôm anh ngủ luôn dưới mấy gốc cây, ngậm mớ lá non trong miệng, anh lại nhớ tới mái tóc mát rượi của cô chủ, mát hơn cả đám lá non đang nằm trong miệng anh.
Ông ba ốm nặng cả tuần nay, mấy người bạn đến chơi khuyên ông lên bệnh viện Thị xã cho người ta điều trị. Ông lắc đầu nguồi nguội, bệnh già thì làm sao chữa, ai rồi cũng phải chết thôi, chỉ thấy thương cho đứa con gái của ông. Ai biểu ngày đó ông lấy vợ trễ quá, nên giờ con ông mới nhỏ dại như vậy.
Tối đó, cô chủ chạy ra từ phòng ông, tay ôm mặt khóc ngất. Anh lo lắng, lẽ nào ông chủ ...
Ông chưa chết được đâu, dân lao động chân tay sống thọ lắm. Ông không những chẳng chết mà còn tổ chức một đám cưới linh đình cho cô chủ. Mảng sân trước nhà lúc nào cũng mát rượi nên không cần phải dựng rạp. Sáng sớm, mấy cô, mấy dì trong xóm kéo đến phụ nấu bếp. Mọi việc đều phải làm cho khéo léo. Từ củ cà rốt tỉa thành bông hoa làm sao cho thật đẹp, đến cả cái khăn trải bàn cũng không được có một vết lọ nào. Dù gì họ cũng là con trai ông chủ tịch xã, gả được chỗ ấy cũng là phước cả đời của ông Ba rồi. Nên nhất định không được để xảy ra bất cứ sơ xót nào. Tay chân anh vốn đã cũng vụng về, quanh năm chỉ giỏi cầm quốc nên không ai dám nhờ vả những việc hoa mỹ ấy.
Sáng hôm sau, họ sang rước cô về bên chồng. Cô đẹp đến lộng lẫy trong chiếc áo dài đỏ cổ cao. Mái tóc của cô, mái tóc mà cách đây vài tháng cô còn cúi đầu cho anh gội, được người ta tết gọn lại, quấn thành một vành tròn trên đầu, vì thế mà nhìn cô cao lên thêm. Anh chưa bao giờ thấy cô buồn đến vậy. Khuân mặt non chanh ấy, đúng ra là chưa biết buồn mới phải. Mà buồn gì kia chứ! Họ rước cô bằng xe ngựa, cả loại xe nhìn cũng sang trọng. Bọn con gái ở cái xóm nghèo nàn này có mơ cũng không được như thế. Vậy mà thấy cô vẫn buồn.
Đám con nít đầu trần, chân đất ríu rít chạy theo đoàn xe ngựa, miệng ê a những câu quen thuộc: “Cô dâu chú rể. Đội rế trên đầu. Đi qua đầu cầu. Gặp bãi cứt trâu”.
Đúng ra, anh cũng có mặt trong đoàn người ấy. Hôm qua, ông Ba ủi sẵn cho anh bộ đồ mới mua ở Thị xã về, bảo anh sáng mai mặc vô rồi đưa em nó sang bên chồng. Đến phút cuối cùng, anh đổi ý không đi nữa, nói ở nhà trông nhà. Lúc đàng trai tới, anh nằm vắt vẻo trên cành cây. Mát quá, mát thế anh phải ngủ một giấc cho đã. Mắt anh nhắm mà lòng anh có chịu yên đâu, cứ như có ngọn lửa đang bừng bừng trong ấy. Anh men theo đám cây cối rậm rạp ven đường, nhìn cô thêm một lần nữa, chẳng biết để làm gì nhưng anh vẫn muốn nhìn.
Sau đám cưới vài tháng, ông Ba mất. Cô chủ hay trở về nhà hơn, nhìn cô chững chạc nhưng xanh sao và gầy đi nhiều, cô nhờ anh ráng chăm sóc vườn cây. Dù gì nó cũng là tất cả tâm huyết thời trai trẻ ba cô đổ vào đó. Anh biết mà, hơn nữa chỉ cần thỉnh thoảng được nhìn thấy cô, thì cho dù có quốc bao nhiêu đất, tưới bao nhiêu nước, mệt mỏi mấy anh cũng sẵn sàng cam lòng.
Một buổi, anh đang loay hoay ngoài vườn thì cô về. Cái nón rộng vành của cô kéo xụp xuống hơn mọi ngày. Nhưng làm sao giấu được anh. Mấy lần lên thị xã mua đồ, anh đã nghe người ta nói hết rồi, anh thanh niên chồng cô ấy, từ nhỏ đã mang sẵn giòng máu của những gã công tử lắm tiền, chỉ biết hung hăng, ỷ quyền ỷ thế, xem trời bằng vung.
Cô nằm yên cho anh đắp muối. Nhìn khuân mặt tím bầm của cô, lòng anh đau thắt lại. Anh cần có cô để mà yêu thương biết bao, vậy mà cái gã kia ...
Anh bảo cô cứ nằm nghỉ cho khoẻ. Trưa ở lại ăn cơm với anh, anh sẽ làm mấy món ăn mà ngày trước cô thích. Cô bảo anh yên tâm đi, lần này em về là về luôn, không đi nữa. Anh nghe cô nói mà vừa mừng vừa lo.
Cái món cá rô nấu với mẻ và chuối chát này là món ruột của cô. Anh bưng lên cho cô một tô thật đầy, có cả mùi rau mò om bốc lên thơm phức. Cô nôn thốc nôn tháo, gồng mình lên mà nôn, đến khi không còn gì trong bụng nữa thì cô nằm vật ra, gân cổ nổi lên từng đường xanh lét, da mặt cô xạm lại. Anh hốt hoảng vơ giỏ đồ, bảo bế cô lên trạm y tế xã. Cô gạt đi, em không sao đâu mà, chỉ tại đứa con trong bụng nó hành em thế!
Cô ở hẳn luôn lại nhà thật, cái bụng cô dần nổi lên trong bộ đồ ngủ mà thời con gái cô hay mặc. Ngày nào cũng ra vườn phụ anh những việc lặt vặt, tối về anh bắc nồi nước sôi, pha loãng cho cô tắm.
Ngày cứ thế trôi.
Chồng cô xuất hiện trong một buổi sáng đẹp trời. Anh nhìn chăm chăm vào cái bụng tròn lẩn của cô, mắt quắc lên giận giữ:
“Cô mới bỏ tôi đi vài tháng mà đã ăn ngủ với thằng khác rồi hả? Cái đồ con gái hư thân!”.
Cô nghĩ đến đứa con lớn dần trong bụng, nó cần có cha biết bao. Nuốt nỗi oan ức, giọng cô dịu nhẹ:
“Anh hiểu lầm mẹ con em rồi, nó là con anh!”.
Anh vẫn khăng khăng:
“Cô nói dối. Nó là con cái thằng người làm nhà cô. Đừng tưởng trong lòng cô nghĩ gì mà tôi không biết! Đi luôn đi, tôi không có người vợ phản bội như cô!”.
bỏ đi. Cô ôm mặt khóc ngất.
Nãy giờ đứng bên trong, anh đã nghe hết câu chuyện. Anh nói cô cứ yên tâm, anh sẽ sang nói chuyện đầu đuôi cho họ hiểu, không để cô mang tiếng oan ức như vậy được. Nhưng cô gạt đi. Bảo là thôi không nghĩ tới nữa, cứ để cho nó tự nhiên, chuyện gì đến ắt phải đến. Nói vậy nhưng anh biết cơn sóng trong lòng cô đang trào dâng. Cô thấy tim mình như có ai sát muối, đau lắm!
Cuối cùng cô lại mang tiếng phụ tình như thế này!
Anh bảo cô thèm ăn gì thì cứ nói, bằng mọi giá anh sẽ kiếm mua bằng được cho cô ăn, những bà bầu bà nào chẳng thế, đừng ngại. Cô suy nghĩ lâu lắm, rồi bảo em thèm được anh Lãm gội đầu, gội bằng nước bồ kết nướng ấy. Mùi thơm của nó mới dễ chịu làm sao.
Anh nghe mà lòng rưng rưng muốn khóc. Bao nhiêu măm rồi mà cô chủ vẫn còn nhớ sao? Anh cũng có quên chuyện gì đâu. Anh nhớ cả ngày còn nhỏ, cô mê típ trò chơi anh làm bò cho cô cưỡi. Mỗi khi cô khóc nhè, anh chỉ cần khom lưng xuống cho cô ngồi lên là cô nín khóc ngay.
Đấy, chẳng phải anh rất khéo dỗ con nít là gì. Bây giờ cũng vậy, anh mong chờ đứa con trong bụng cô chủ biết bao, nó lớn lên, nhất định anh sẽ lại làm bò cho nó cưỡi.
Cô bảo sao anh cứ gọi em bằng “cô”, nghe xa lạ quá!
Ừ, thì gọi em.
Mà khoan, bây giờ đi gội đầu đã nào, mùi bồ kết bốc lên thơm lừng rồi kìa!