duyanh
03-01-2016, 02:16 PM
Đụng độ khi Pháp dỡ bỏ trại tỵ nạn
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/29/160229141010_calais_jungle_camp_640x360_getty_nocr edit.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/29/160229141010_calais_jungle_camp_640x360_getty_nocr edit.jpg)
Nhiều di dân không muốn rời khỏi khu vực Calais
Các cuộc đụng độ nổ ra khi nhà chức trách tháo dỡ lều trong trại tỵ nạn được gọi là Jungle tại cảng Calais, Pháp.
Cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay sau khi người nhập cư ném đá bên trong trại. Ít nhất 12 lều bị đốt cháy, báo cáo ghi nhận.
Dường như các đội phá dỡ không đụng đến những lều có người khi họ di chuyển qua khu phía nam của trại.
Chính phủ Pháp có kế hoạch tái định cư di dân đến các trung tâm tiếp nhận.
Những người sống trong trại, phần lớn là từ Trung Đông, Afghanistan và châu Phi, hy vọng vượt qua đường hầm Anh - Pháp để nhập cư bất hợp pháp.
Anna Holligan, phóng viên BBC tại Calais tường thuật: Trong bóng đêm, các nhóm người di cư cố chặn những xe tải trên đường cao tốc hướng về phía cảng Calais. Cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay, buộc họ trở lại.
Hôm thứ Hai 29/2, các đội phá dỡ di chuyển qua trại Jungle và bị một số người chống đối. Một vài di dân và người biểu tình đã ném đá để trì hoãn việc bị trục xuất.
Chính phủ Pháp đang khuyến khích di dân chuyển đến nơi ở chính thức là khu nhà làm bằng container gần đó. Nhưng hầu hết di dân từ chối do lo ngại họ sẽ bị buộc phải xin tỵ nạn tại Pháp.
'Cưỡng chế'
Hiện vẫn chưa rõ hàng trăm người bị đẩy ra khỏi trại sẽ đi về đâu.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/29/160229173456_calais_migrant_640x360__nocredit.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/29/160229173456_calais_migrant_640x360__nocredit.jpg)
Vòi rồng đã được dùng để dập tắt đám cháy tại trại Jungle ở cảng Calais
Họ lo sợ phải cung cấp dấu vân tay và xin tỵ nạn tại Pháp, khiến giấc mơ đến Anh Quốc tan vỡ.
Nhà chức trách tin rằng khoảng 1.000 di dân sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch cưỡng chế, trong khi cơ quan cứu trợ cho biết số lượng người sống ở trại cao hơn nhiều.
Xung đột tiếp diễn vào tối thứ Hai 29/2 khi nhóm người nhập cư tràn ra đường cao tốc hướng về cảng Calais, theo ghi nhận của phóng viên Holligan.
Báo chí Pháp cho biết khoảng 150 người, một số cầm thanh sắt, leo lên đường để chặn xe.
Cảnh sát chống bạo động đẩy họ trở lại vào trại. Trước đó, vòi rồng cũng đã được dùng để dập tắt một đám cháy lều trại.
Khoảng 100 căn nhà bị tháo dỡ hôm thứ Hai 29/2, đội phá dỡ dự kiến trở lại vào sáng hôm sau, phóng viên cho hay.
Ít nhất bốn người, trong có các nhà hoạt động từ nhóm No Borders có trụ sở tại Anh, đã bị bắt giữ, cảnh sát cho biết.
Trước đó, Good Chance, một nhóm tình nguyện ở trong trại, nói cảnh sát ngăn các tình nguyện viên vào trại.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/29/160229164820_calais_640x360_afp_nocredit.jpg
Cảnh sát cưỡng chế đối mặt với di dân
"Tình nguyện viên không được vào" họ viết trên Twitter. "Người ta bị đẩy ra khỏi nhà. Cảnh sát chặn lối vào. Đây là những gì họ gọi là 'giải tỏa nhẹ'."
Các quan chức Pháp cho biết các khu vực công cộng trong trại như nơi thờ tự hoặc trường học sẽ không bị ảnh hưởng và mô tả việc giải tỏa là "hoạt động nhân đạo".
Khu vực phía nam mất vệ sinh và sự lan rộng của khu trại đã trở thành vấn đề gây tranh cãi ở cả Pháp và Anh.
Trại Jungle
Số lượng người nhập cư tại trại không khớp nhau - quan chức Calais cho hay trại có 3.700 người, trong khi tổ chức Help Refugees nói có 5.497 người
Khu vực trại phía nam (đang có nguy cơ bị cưỡng chế ngay lập tức) ước tính có 800-1.000 hoặc 3.455 người
Trại có 205 phụ nữ và 651 trẻ em (423 trong số đó không có người lớn đi kèm), tổ chức Help Refugees cho hay
Mục tiêu dài hạn của chính quyền địa phương là không có trên 2.000 người nhập cư ở Calais, bà Fabienne Buccio, Quận trưởng Calais cho biết.
Các quan chức nói rằng di dân có thể chuyển vào các nhà container có lò sưởi ở khu bắc của trại, nơi đủ chỗ cho 1.500 người hoặc chuyển đến các trung tâm tương tự ở Pháp hay yêu cầu xin tỵ nạn tại Pháp.
Tuy nhiên, nhiều di dân không muốn rời khỏi khu vực Calais.
"Những người [ở đây]... chỉ muốn đến nước Anh", Hayat Sirat, một người nhập cư đến từ Afghanistan nói với AP. "Vì vậy, phá hủy một phần của khu trại không phải là giải pháp."
BBC
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/29/160229141010_calais_jungle_camp_640x360_getty_nocr edit.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/29/160229141010_calais_jungle_camp_640x360_getty_nocr edit.jpg)
Nhiều di dân không muốn rời khỏi khu vực Calais
Các cuộc đụng độ nổ ra khi nhà chức trách tháo dỡ lều trong trại tỵ nạn được gọi là Jungle tại cảng Calais, Pháp.
Cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay sau khi người nhập cư ném đá bên trong trại. Ít nhất 12 lều bị đốt cháy, báo cáo ghi nhận.
Dường như các đội phá dỡ không đụng đến những lều có người khi họ di chuyển qua khu phía nam của trại.
Chính phủ Pháp có kế hoạch tái định cư di dân đến các trung tâm tiếp nhận.
Những người sống trong trại, phần lớn là từ Trung Đông, Afghanistan và châu Phi, hy vọng vượt qua đường hầm Anh - Pháp để nhập cư bất hợp pháp.
Anna Holligan, phóng viên BBC tại Calais tường thuật: Trong bóng đêm, các nhóm người di cư cố chặn những xe tải trên đường cao tốc hướng về phía cảng Calais. Cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay, buộc họ trở lại.
Hôm thứ Hai 29/2, các đội phá dỡ di chuyển qua trại Jungle và bị một số người chống đối. Một vài di dân và người biểu tình đã ném đá để trì hoãn việc bị trục xuất.
Chính phủ Pháp đang khuyến khích di dân chuyển đến nơi ở chính thức là khu nhà làm bằng container gần đó. Nhưng hầu hết di dân từ chối do lo ngại họ sẽ bị buộc phải xin tỵ nạn tại Pháp.
'Cưỡng chế'
Hiện vẫn chưa rõ hàng trăm người bị đẩy ra khỏi trại sẽ đi về đâu.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/29/160229173456_calais_migrant_640x360__nocredit.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/29/160229173456_calais_migrant_640x360__nocredit.jpg)
Vòi rồng đã được dùng để dập tắt đám cháy tại trại Jungle ở cảng Calais
Họ lo sợ phải cung cấp dấu vân tay và xin tỵ nạn tại Pháp, khiến giấc mơ đến Anh Quốc tan vỡ.
Nhà chức trách tin rằng khoảng 1.000 di dân sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch cưỡng chế, trong khi cơ quan cứu trợ cho biết số lượng người sống ở trại cao hơn nhiều.
Xung đột tiếp diễn vào tối thứ Hai 29/2 khi nhóm người nhập cư tràn ra đường cao tốc hướng về cảng Calais, theo ghi nhận của phóng viên Holligan.
Báo chí Pháp cho biết khoảng 150 người, một số cầm thanh sắt, leo lên đường để chặn xe.
Cảnh sát chống bạo động đẩy họ trở lại vào trại. Trước đó, vòi rồng cũng đã được dùng để dập tắt một đám cháy lều trại.
Khoảng 100 căn nhà bị tháo dỡ hôm thứ Hai 29/2, đội phá dỡ dự kiến trở lại vào sáng hôm sau, phóng viên cho hay.
Ít nhất bốn người, trong có các nhà hoạt động từ nhóm No Borders có trụ sở tại Anh, đã bị bắt giữ, cảnh sát cho biết.
Trước đó, Good Chance, một nhóm tình nguyện ở trong trại, nói cảnh sát ngăn các tình nguyện viên vào trại.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/29/160229164820_calais_640x360_afp_nocredit.jpg
Cảnh sát cưỡng chế đối mặt với di dân
"Tình nguyện viên không được vào" họ viết trên Twitter. "Người ta bị đẩy ra khỏi nhà. Cảnh sát chặn lối vào. Đây là những gì họ gọi là 'giải tỏa nhẹ'."
Các quan chức Pháp cho biết các khu vực công cộng trong trại như nơi thờ tự hoặc trường học sẽ không bị ảnh hưởng và mô tả việc giải tỏa là "hoạt động nhân đạo".
Khu vực phía nam mất vệ sinh và sự lan rộng của khu trại đã trở thành vấn đề gây tranh cãi ở cả Pháp và Anh.
Trại Jungle
Số lượng người nhập cư tại trại không khớp nhau - quan chức Calais cho hay trại có 3.700 người, trong khi tổ chức Help Refugees nói có 5.497 người
Khu vực trại phía nam (đang có nguy cơ bị cưỡng chế ngay lập tức) ước tính có 800-1.000 hoặc 3.455 người
Trại có 205 phụ nữ và 651 trẻ em (423 trong số đó không có người lớn đi kèm), tổ chức Help Refugees cho hay
Mục tiêu dài hạn của chính quyền địa phương là không có trên 2.000 người nhập cư ở Calais, bà Fabienne Buccio, Quận trưởng Calais cho biết.
Các quan chức nói rằng di dân có thể chuyển vào các nhà container có lò sưởi ở khu bắc của trại, nơi đủ chỗ cho 1.500 người hoặc chuyển đến các trung tâm tương tự ở Pháp hay yêu cầu xin tỵ nạn tại Pháp.
Tuy nhiên, nhiều di dân không muốn rời khỏi khu vực Calais.
"Những người [ở đây]... chỉ muốn đến nước Anh", Hayat Sirat, một người nhập cư đến từ Afghanistan nói với AP. "Vì vậy, phá hủy một phần của khu trại không phải là giải pháp."
BBC