duyanh
02-25-2016, 02:32 PM
Mỹ ngưng nhập khẩu hàng hóa do lao động nô lệ làm ra
http://gdb.voanews.com/A0AB371A-E3B2-4F6E-B998-BA64270562E1_w640_r1_s.jpg
Ảnh tư liệu hai người Myanmar từng làm ngư dân nô lệ ở Yangon, Myanmar.
Trong 84 năm qua, một điều khoản miễn trừ trong luật Mỹ cho phép, trong trường hợp mức cầu vượt quá cung, Hoa Kỳ có thể nhập cảng những mặt hàng sản xuất bởi nô lệ hoặc những người bị cưỡng bức lao động trong đó có trẻ em. Trong hai tuần nữa, điều này sẽ trở thành bất hợp pháp.
Tổng thống Barack Obama hôm 24 tháng 2 ký một dự luật thương mại trong đó có điều khoản khép lại khe hở của một đạo luật có hiệu lực từ năm 1932.
Đạo luật Thuế quan 1930 có ngăn cấm nhập khẩu các sản phẩm do lao động nô lệ làm ra nhưng quy định này không áp dụng cho các mặt hàng không được sản xuất với số lượng lớn đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Mỹ.
Dự luật mới được đệ trình năm ngoái giữa lúc các tổ chức bảo vệ nhân quyền kêu gọi sự chú ý về tình trạng lạm dụng lao động đặc biệt trong ngành công nghiệp đánh bắt cá ở Đông Nam Á.
Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hiệp quốc, trên toàn cầu có khoảng 21 triệu người là nạn nhân bị cưỡng bức lao động, hơn một nửa trong số này ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Liên hiệp quốc nói những thành phần lao động này mang về hơn 150 tỷ đô la lợi tức bất hợp pháp cho các công ty.
VOA
http://gdb.voanews.com/A0AB371A-E3B2-4F6E-B998-BA64270562E1_w640_r1_s.jpg
Ảnh tư liệu hai người Myanmar từng làm ngư dân nô lệ ở Yangon, Myanmar.
Trong 84 năm qua, một điều khoản miễn trừ trong luật Mỹ cho phép, trong trường hợp mức cầu vượt quá cung, Hoa Kỳ có thể nhập cảng những mặt hàng sản xuất bởi nô lệ hoặc những người bị cưỡng bức lao động trong đó có trẻ em. Trong hai tuần nữa, điều này sẽ trở thành bất hợp pháp.
Tổng thống Barack Obama hôm 24 tháng 2 ký một dự luật thương mại trong đó có điều khoản khép lại khe hở của một đạo luật có hiệu lực từ năm 1932.
Đạo luật Thuế quan 1930 có ngăn cấm nhập khẩu các sản phẩm do lao động nô lệ làm ra nhưng quy định này không áp dụng cho các mặt hàng không được sản xuất với số lượng lớn đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Mỹ.
Dự luật mới được đệ trình năm ngoái giữa lúc các tổ chức bảo vệ nhân quyền kêu gọi sự chú ý về tình trạng lạm dụng lao động đặc biệt trong ngành công nghiệp đánh bắt cá ở Đông Nam Á.
Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hiệp quốc, trên toàn cầu có khoảng 21 triệu người là nạn nhân bị cưỡng bức lao động, hơn một nửa trong số này ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Liên hiệp quốc nói những thành phần lao động này mang về hơn 150 tỷ đô la lợi tức bất hợp pháp cho các công ty.
VOA