PDA

View Full Version : Giáo dưỡng tốt không phải đọc sách nhiều mà là thực hành được bao nhiêu



tini
02-24-2016, 02:06 PM
Giáo dưỡng tốt không phải đọc sách nhiều mà là thực hành được bao nhiêu



Người đọc sách nhiều, học thức cao có nhất định là người được giáo dưỡng tốt? Điều quan trọng không phải là bạn học được bao nhiêu, mà chính là bạn có thể thực hành được bao nhiêu…


http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/t8.jpg

(Ảnh: Internet)

Nghỉ hè năm nay, tôi đi xem phim cùng với bạn. Trước khi chiếu phim khoảng 40 phút, tôi nhàm chán ngồi một mình trong phòng chờ chơi điện thoại. Lúc này, có một cặp tình nhân trẻ đến ngồi bên cạnh tôi, nhìn họ có vẻ vừa tốt nghiệp đại học và mới đi làm thôi.
Lúc đầu, tôi không chú ý quá nhiều tới họ, cho tới khi những tiếng nói chuyện khá lớn của họ khiến tôi phải ngẩng đầu lên. Lúc ấy, tôi thấy cô gái ngồi trên đùi của chàng trai, đòi ăn kem, rồi lại đòi mua nước, sau đó hai người cùng đi mua một chai nước khoáng. Tôi cứ nghĩ họ đi rồi sẽ yên tĩnh, không ngờ họ càng đùa nhau nhiều hơn, cả khu sảnh chờ đều là tiếng cười đùa của họ. Một câu chuyện khác, đây là câu chuyện của một người bạn học cùng thời đại học kể cho tôi nghe. Trong kí túc xá các nữ sinh đều rất tiết kiệm, từ ngày nhập trường họ đã có một thói quen, gom góp tất cả những vỏ chai nước khoáng và các thùng giấy lại, cuối cùng bán cho người ve chai, số tiền bán được trả phí ở ký túc xá. Tới gần thời điểm nghỉ hè, họ đã gom được một sân thượng phế phẩm và gọi người mua ve chai. Bạn của tôi cùng hai người bạn cùng phòng gói gọn phế phẩm trong bao và khiêng xuống đi bán. Người mua ve chai là một bà cụ, mái tóc trắng như cước, quần áo giản dị, lưng còng, nhìn bề ngoài có thể biết được cuộc sống của bà rất gian khổ. Hai bên thảo luận về giá, hai cô bạn cùng phòng lại không chịu giá bà cụ đưa ra, nhất định đòi giá cao hơn. Lúc ấy là giữa trưa, mặt trời lên cao nhất, bà cụ đã ướt đẫm mồ hôi. Sau đó, cô bạn ấy nói với tôi, hai cô bạn kia đối xử với bà cụ bằng thái độ rất kém cỏi, chỉ vì mấy ngàn lẻ, thực sự quá mức.


http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/3227.jpg

(Ảnh: Internet)

Thời mà tôi mới học cấp hai, có một người thầy dạy tiếng Anh, nhìn thầy cao lớn, dáng người thô kệch. Có lần người thầy này đang dạy, trong lúc cao hứng, đột nhiên quay lại hỏi nữ sinh G – một người có thành tích học tập không tốt – rằng trong lớp người bạn tốt nhất là ai. G trả lời là B. Người thầy liền hỏi rằng tại sao B học giỏi như vậy lại chơi với một người như G.

Lúc ấy, cả lớp im lặng, B ngồi cùng bàn tôi, nên tôi nghe rất rõ ràng B nói một câu “Teacher, you are wrong!”. Sau đó, G và B hàng ngày vẫn chơi với nhau rất vui vẻ, nhưng G không còn gọi thầy dạy tiếng Anh là thầy nữa.

Các bạn thân mến! Từ nhỏ, cha mẹ đã dạy chúng ta, phải lễ phép với người khác, nhưng chỉ có lễ phép không có nghĩa là giáo dưỡng tốt. Bạn có thể đối đãi nho nhã, lịch sự với đồng nghiệp khi đi làm, nhưng vẫn có thể chửi những nhân viên phục vụ trong nhà ăn; thầy giáo dạy học sinh lễ phép, thật lòng, tôn trọng thầy cô, nhưng cũng có thể ngay tại lớp học, thầy lại cho mình cái quyền đấm đá học sinh, cười nhạo học sinh, mắng nhiếc học sinh. Có đôi khi, chúng ta chưa kiểm soát được mỗi lời nói, hành động của mình. Dựa vào đó có thể đánh giá vô cùng tinh tế về quá trình bạn được dạy dỗ cũng như quá trình tu dưỡng bản thân bạn. Có người nói, muốn nâng cao văn hóa, cần phải đọc nhiều sách. Tuy nhiên, văn hóa có nhất định liên quan đến đọc sách không? Người đọc một ngàn cuốn tiểu thuyết, không nhất định có thể nói một câu “cảm ơn” khi nhân viên phục vụ mang thức ăn tới. Ai cũng học môn đạo đức từ hồi tiểu học, nhưng không phải ai cũng trở thành người có văn hóa cao.

Có một người bạn ở nước ngoài từng nói với tôi: “Cậu đọc qua rất nhiều sách, trong sách cậu gặp qua đủ loại câu chuyện về cuộc đời, nhưng cái nào mới là cuộc đời của cậu?”. Tôi cho rằng, văn hóa cũng tương tự như vậy. Chúng ta nhận thấy, trong sách cổ nhân giảng cử chỉ khéo léo, lời nói văn minh như thế nào, chúng ta chưa hẳn thực sự đón nhận lời dạy đó. Nhưng nếu như chúng ta tự mình một lần đi phát tờ rơi trên đường, lần sau khi gặp người khác phát tờ rơi cho chúng ta, chúng ta nhất định sẽ không giống như trước kia mà từ chối thô lỗ. Có một lần, tôi ở trên tàu điện ngầm, đã vô tình đánh đổ sữa lên người ta, cảm thấy sợ hãi vô cùng, chờ đợi người ta trách móc mình. Nhưng chàng trai tuấn tú kia lại tự lấy khăn tay ra lau sạch sẽ, mỉm cười tỏ vẻ thân thiện, không một câu trách cứ, vừa lúc tới bến anh ấy xuống xe. Tôi đột nhiên hiểu ra rằng, một người được đối xử một cách nhẹ nhàng mới có thể biết được cách đối xử nhẹ nhàng với người khác.


http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/2404.jpg

(Ảnh: Internet)


Con người ta cần những khoảng lặng để suy nghĩ lại những chuyện đã qua, sau đó mới dần dần từng bước trưởng thành. Khi bạn nếm qua mùi vị của việc bị mất cắp, chắc hẳn bạn sẽ không lựa chọn việc đi ăn cắp đồ vật của người khác. Khi bạn nếm qua mùi vị bị người khác nói những lời ác ý, hẳn bạn tuyệt đối không bao giờ nói lời làm tổn thương người ta. Bạn thấy rằng những lời chửi thề rất thấp hèn, liền lựa chọn những câu văn minh, lịch sự khi trao đổi; khi thấy được các công ty thường có hiện tượng “ma cũ bắt nạt ma mới”, liền phát triển công ty của mình trở thành nơi mọi người luôn giúp đỡ nhau, nhất là người mới; khi bạn được người khác đối xử hòa ái, về sau hẳn bạn cũng tự lựa chọn cách đối xử hòa ái với mọi người. Bạn hãy suy ngẫm lại những chuyện đã qua, nghĩ thật kỹ, quyết định lựa chọn bản thân trở thành người như thế nào? Đơn thuần đọc sách, cũng không nhất định giúp bạn trở thành người có văn hóa cao, bởi vì suy cho cùng lý luận luôn liên hệ với thực tế. Đọc cả vạn quyển sách hay, mà không áp dụng được nó vào thực tế thì cũng không có ý nghĩa gì. Kinh nghiệm đa dạng cho phép bạn hiểu được nhiều cuộc đời khác nhau, từ đó trái tim bạn cũng sẽ trở nên khoan dung hơn. Bạn không cần cố gắng biểu hiện nó, mỗi tiếng nói, hành động thường ngày của bạn đều là tấm gương phản chiếu những điều mà bạn được giáo dưỡng.


Hoàng Sâm, dịch từ Kannewyork