PDA

View Full Version : Úc cương quyết đưa trẻ tỵ nạn ra đảo



duyanh
02-22-2016, 01:58 PM
Úc cương quyết đưa trẻ tỵ nạn ra đảo




http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/05/27/150527112541__83242842_dutton.jpg

Bộ trưởng Di trú Dutton nói một khi việc chữa trị y tế kết thúc và các vấn đề pháp lý được xử lý, bé Asha cùng gia đình sẽ phải tới đảo Nauru

Một em bé ở tâm điểm của cuộc tranh cãi về người tỵ nạn tại Úc đã được cho xuất viện và trở lại trại tạm giữ của cộng đồng địa phương.

Tuy nhiên chính phủ nói bé Asha sẽ được đưa tới một khu trại ở ngoài khơi, trên đảo Nauru một khi bé khỏe mạnh trở lại.

Các bác sỹ đã không cho bé ra viện cho tới khi bé được cung cấp một "môi trường sống thích hợp"; em bé phải vào điều trị vì bị các vết bỏng nghiêm trọng.

Các cuộc biểu tình đã nổ ra bên ngoài Bệnh viện Lady Cilento ở Brisbane nhằm biểu thị sự đồng tình với các bác sỹ.

Asha nay sẽ ở cùng gia đình trong đó có người mẹ của bé tại trại tạm giữ. Một nhân viên di trú sẽ giám sát gia đình bé và mọi hoạt động của họ sẽ bị hạn chế.

Bộ trưởng di trú Peter Dutton nói bé gái một tuổi này sẽ được đưa ra trung tâm xử lý hồ sơ xin tỵ nạn ở ngoài khơi, trên đảo Nauru, một khi việc chữa trị y tế cho bé kết thúc và các vấn đề pháp lý liên quan tới việc bé bị thương được giải quyết.

"Chúng tôi sẽ không cho phép những kẻ buôn người lậu phát ra thông điệp là nếu bạn xin được chữa trị trong một bệnh viện Úc thì rồi bạn có cơ hội trở thành công dân Úc," ông nói với hãng truyền thông Úc Australian Broadcasting Corp.

"Tôi nói rõ ràng thế này, một khi việc chữa trị y tế đã được cung cấp và các vấn đề pháp lý đã được giải quyết thì họ sẽ trở lại Nauru."


http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/21/160221152906_brisbanes_lady_cilento_childrens_hosp ital_624x351_epa_nocredit.jpg

Nhiều cuộc biểu tình diễn ra nhằm biểu thị đồng tình với các bác sỹ chữa trị cho bé Asha
'Bước đi có kế hoạch từ trước'

Ông Dutton bác bỏ việc các cuộc biểu tình đã dẫn tới quyết định này, và nói đó là bước đi có kế hoạch từ trước.

Trước đó, ông Dutton nói với các phóng viên: "Lời khuyên mà tôi nhận được là các bác sỹ trong bệnh viện nói việc chữa trị cho bé đã xong và họ thấy hài lòng với việc để bé vào trại tạm giữ."

"Đó là điều chúng tôi đã đề xuất, nhưng một khi các vấn đề đã được xử lý xong tại Úc thì họ sẽ trở lại Nauru."

Tuy nhiên, những người vận động bảo vệ người xin tỵ nạn đã coi việc đưa bé Asha vào cộng đồng là một chiến thắng trước chính sách tạm giữ cứng rắn của chính phủ.

Hồi đầu tháng Hai, Tòa Thượng thẩm đã giữ nguyên phán quyết về chính sách tỵ nạn của Úc, coi đó là hợp hiến.

Phán quyết mở đường cho việc khoảng 267 người trong đó có 37 trẻ nhỏ sẽ bị trục xuất tới Nauru.

Úc và người xin tỵ nạn

Số người xin tỵ nạn tới Úc bằng tàu thuyền tăng mạnh trong năm 2012 và đầu 2013

Số người thiệt mạng trong hành trình tới Úc tăng cao kỷ lục

Để chặn làn sóng này, chính phủ Úc áp dụng các biện pháp ngăn chặn cứng rắn

Tất cả những ai tới Úc xin tỵ nạn đều bị tạm giam. Theo chính sách hiện hành, các đối tượng xin tỵ nạn đang được xét duyệt hồ sơ tại các trung tâm giam giữ đặt ở ngoài khơi, như trên đảo Nauru.

Chính phủ cũng áp dụng chính sách kéo tàu thuyền quay trở ra, hoặc xua tàu thuyền ra khỏi vùng biển của Úc.


BBC