duyanh
02-18-2016, 02:45 PM
Mỹ tiếp tục tuần tra bất chấp TQ bố trí phi đạn ở Biển Đông
http://gdb.voanews.com/4873A46C-43CE-4B1A-A4C5-DB9BE06E055A_w640_r1_s_cx0_cy5_cw0.jpg
Ngày 30/1/2016, Mỹ đã cho tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Wilbur Curtis áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Việc Trung Quốc bố trí các phi đạn địa đối không ở Biển Đông có thể gây phức tạp cho vụ tranh chấp lãnh hải trong vùng, nhưng các giới chức nói nó không đưa đến sự kết thúc các cuộc tuần tra và bay trên không của Hoa Kỳ.
Một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với đài VOA rằng, “Chúng ta có khả năng chống lại các phi đạn địa đối không thuộc loại này.”
Một giới chức khác nói với đài VOA với điều kiện không nêu danh tính vì tính chất nhạy cảm của vấn đề: “Chúng ta đang tăng cường trật tự chính ở Biển Đông và tôn trọng luật quốc tế.”
Hình ảnh do công ty ImageSat International công bố tuần này cho thấy các phi đạn địa đối không tối tân trên đảo Phú Lâm đang có tranh chấp ở vùng Biển Đông đã “gây quan ngại” cho Ngũ Giác Đài, theo lời ông Bill Urban, giới chức phụ trách giao tế của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc – hệ thống mà các giới chức nói với đài VOA đã được chụp hình ở đảo Phú Lâm – có tầm xa khoảng 200 kilomet.
Các chuyên gia phân tích nói đó sẽ là hệ thống phòng thủ phi đạn tầm xa tối tân nhất bố trí ở một hòn đảo trong Biển Đông. Một hệ thống như thế tiêu biểu cho một mối đe dọa lớn đối với các máy bay bay gần đó.
'Quân sự hóa'
http://gdb.voanews.com/EA7AE5BE-27EF-446B-88CA-61D670F28F15_w640_s.png (http://gdb.voanews.com/EA7AE5BE-27EF-446B-88CA-61D670F28F15_mw1024_s_n.png)
Ảnh vệ tinh cho thấy các công trình xây dựng gần đây của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm.
Hình ảnh các phi đạn Trung Quốc trên đảo Phú Lâm được đưa ra chưa đầy một tháng sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố nước ông sẽ không tham gia vào việc “quân sự hóa” ở vùng Biển Đông. Tuy nhiên, ông Nghị nói thêm rằng có thể cần đến “sự tự vệ.”
Một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ bác bỏ khái niệm một quốc gia sẽ tìm cách phân loại các phi đạn địa đối không vào hạng mục nào khác hơn là quân sự hóa.
Giới chức này nói với Đài VOA, cũng với điều kiện không nêu danh tính, và cũng vì tính cách nhạy cảm của vấn đề: “Đây có phải là một hệ thống chào mừng? Một cách để bảo đảm an toàn hàng hải?... Rõ ràng là không phải thế.”
Các giới chức Hoa Kỳ đã bày tỏ sự chống đối việc Bắc Kinh ồ ạt xây dựng các hòn đảo ở Biển Đông, biến những bãi đá bị chìm một phần dưới nước và những bãi cạn thành những sân bay khổng lồ có khả năng cung cấp tiện nghi cho máy bay quân sự. Nhưng việc bố trí các phi đạn tối tân đánh dấu một sự lấn lướt khác mà một giới chức quốc phòng cấp cao nói là chứng tỏ “ý đồ” của Trung Quốc.
Hệ thống phản công 'Chaff and Flares'
http://gdb.voanews.com/512255E7-7D53-4723-ADD8-07A7B677BB89_w640_s.jpg (http://gdb.voanews.com/512255E7-7D53-4723-ADD8-07A7B677BB89_mw1024_s_n.jpg)
Phi đạn Tomahawk được phóng đi từ tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Barry. (Ảnh tư liệu). Một trong những công cụ quân đội Mỹ sử dụng để chống lại các phi đạn địa đối không là phi đạn cruise Tomahawk.
Bởi lẽ các phi đạn đe dọa đến máy bay hoạt động trong khu vực, các phi cơ quân sự của Hoa Kỳ đã sử dụng các hệ thống phản công gọi là “chaff and flares” để chống lại mối đe dọa.
Các phi đạn địa đối không đi tìm hơi nóng phát ra từ một máy bay phản lực, vì thế hệ thống phản công có tác dụng đánh lạc hướng định vị nhiệt của các phi đạn.
Một giới chức Hoa Kỳ mô tả chất liệu sử dụng trong hệ thống phản công này gọi là “chaff” như “một trái bom hoa giấy làm bằng vụn nhôm.” Đám mây kim khí phản chiếu được phát ra có thể đánh lạc hướng sự chú ý của phi đạn ra khỏi máy bay phản lực.
“Flares” là những chất kim khí nóng cháy ở các nhiệt độ thường là cao hơn hơi thoát ra từ động cơ phản lực. Điều này cũng gây khó khăn cho phi đạn nhắm trúng vào nhiệt của phản lực cơ, giúp cho phi cơ có đủ thời giờ bay ra khỏi tầm ngắm.
Một công cụ khác mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng để chống lại các phi đạn địa đối không là phi đạn cruise Tomahawk.
Các phi đạn này có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất từ ngoài tầm của hệ thống HQ-9.
Một giới chức Hoa Kỳ giải thích “Phản công tốt nhất là một cách tự vệ tốt.”
Tuy nhiên, một giới chức khác cảnh báo rằng một hệ thống phi đạn địa đối không như HQ-9 có thể đi kèm với các loại vũ khí khác, vì thế bảo vệ một máy bay phản lực sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng có một công cụ.
Ngoại giao trước hết
Bất kể việc củng cố quân sự đang diễn tiến, các giới chức Hoa Kỳ vẫn kêu gọi tất cả các bên trong vùng giải quyết các tranh chấp lãnh hải qua đường lối ngoại giao.
Sĩ quan phụ trách giao tế của Ngũ Giác Đài Bill Urban nói, “Chúng tôi tiếp tục khuyến khích tất cả các nước đòi chủ quyền xác minh những khẳng định lãnh địa và lãnh hải theo đúng luật pháp quốc tế và cam kết xử lý hay giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.
https://www.youtube.com/watch?v=vBdk5AklMRw
VOA
http://gdb.voanews.com/4873A46C-43CE-4B1A-A4C5-DB9BE06E055A_w640_r1_s_cx0_cy5_cw0.jpg
Ngày 30/1/2016, Mỹ đã cho tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Wilbur Curtis áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Việc Trung Quốc bố trí các phi đạn địa đối không ở Biển Đông có thể gây phức tạp cho vụ tranh chấp lãnh hải trong vùng, nhưng các giới chức nói nó không đưa đến sự kết thúc các cuộc tuần tra và bay trên không của Hoa Kỳ.
Một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với đài VOA rằng, “Chúng ta có khả năng chống lại các phi đạn địa đối không thuộc loại này.”
Một giới chức khác nói với đài VOA với điều kiện không nêu danh tính vì tính chất nhạy cảm của vấn đề: “Chúng ta đang tăng cường trật tự chính ở Biển Đông và tôn trọng luật quốc tế.”
Hình ảnh do công ty ImageSat International công bố tuần này cho thấy các phi đạn địa đối không tối tân trên đảo Phú Lâm đang có tranh chấp ở vùng Biển Đông đã “gây quan ngại” cho Ngũ Giác Đài, theo lời ông Bill Urban, giới chức phụ trách giao tế của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc – hệ thống mà các giới chức nói với đài VOA đã được chụp hình ở đảo Phú Lâm – có tầm xa khoảng 200 kilomet.
Các chuyên gia phân tích nói đó sẽ là hệ thống phòng thủ phi đạn tầm xa tối tân nhất bố trí ở một hòn đảo trong Biển Đông. Một hệ thống như thế tiêu biểu cho một mối đe dọa lớn đối với các máy bay bay gần đó.
'Quân sự hóa'
http://gdb.voanews.com/EA7AE5BE-27EF-446B-88CA-61D670F28F15_w640_s.png (http://gdb.voanews.com/EA7AE5BE-27EF-446B-88CA-61D670F28F15_mw1024_s_n.png)
Ảnh vệ tinh cho thấy các công trình xây dựng gần đây của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm.
Hình ảnh các phi đạn Trung Quốc trên đảo Phú Lâm được đưa ra chưa đầy một tháng sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố nước ông sẽ không tham gia vào việc “quân sự hóa” ở vùng Biển Đông. Tuy nhiên, ông Nghị nói thêm rằng có thể cần đến “sự tự vệ.”
Một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ bác bỏ khái niệm một quốc gia sẽ tìm cách phân loại các phi đạn địa đối không vào hạng mục nào khác hơn là quân sự hóa.
Giới chức này nói với Đài VOA, cũng với điều kiện không nêu danh tính, và cũng vì tính cách nhạy cảm của vấn đề: “Đây có phải là một hệ thống chào mừng? Một cách để bảo đảm an toàn hàng hải?... Rõ ràng là không phải thế.”
Các giới chức Hoa Kỳ đã bày tỏ sự chống đối việc Bắc Kinh ồ ạt xây dựng các hòn đảo ở Biển Đông, biến những bãi đá bị chìm một phần dưới nước và những bãi cạn thành những sân bay khổng lồ có khả năng cung cấp tiện nghi cho máy bay quân sự. Nhưng việc bố trí các phi đạn tối tân đánh dấu một sự lấn lướt khác mà một giới chức quốc phòng cấp cao nói là chứng tỏ “ý đồ” của Trung Quốc.
Hệ thống phản công 'Chaff and Flares'
http://gdb.voanews.com/512255E7-7D53-4723-ADD8-07A7B677BB89_w640_s.jpg (http://gdb.voanews.com/512255E7-7D53-4723-ADD8-07A7B677BB89_mw1024_s_n.jpg)
Phi đạn Tomahawk được phóng đi từ tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Barry. (Ảnh tư liệu). Một trong những công cụ quân đội Mỹ sử dụng để chống lại các phi đạn địa đối không là phi đạn cruise Tomahawk.
Bởi lẽ các phi đạn đe dọa đến máy bay hoạt động trong khu vực, các phi cơ quân sự của Hoa Kỳ đã sử dụng các hệ thống phản công gọi là “chaff and flares” để chống lại mối đe dọa.
Các phi đạn địa đối không đi tìm hơi nóng phát ra từ một máy bay phản lực, vì thế hệ thống phản công có tác dụng đánh lạc hướng định vị nhiệt của các phi đạn.
Một giới chức Hoa Kỳ mô tả chất liệu sử dụng trong hệ thống phản công này gọi là “chaff” như “một trái bom hoa giấy làm bằng vụn nhôm.” Đám mây kim khí phản chiếu được phát ra có thể đánh lạc hướng sự chú ý của phi đạn ra khỏi máy bay phản lực.
“Flares” là những chất kim khí nóng cháy ở các nhiệt độ thường là cao hơn hơi thoát ra từ động cơ phản lực. Điều này cũng gây khó khăn cho phi đạn nhắm trúng vào nhiệt của phản lực cơ, giúp cho phi cơ có đủ thời giờ bay ra khỏi tầm ngắm.
Một công cụ khác mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng để chống lại các phi đạn địa đối không là phi đạn cruise Tomahawk.
Các phi đạn này có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất từ ngoài tầm của hệ thống HQ-9.
Một giới chức Hoa Kỳ giải thích “Phản công tốt nhất là một cách tự vệ tốt.”
Tuy nhiên, một giới chức khác cảnh báo rằng một hệ thống phi đạn địa đối không như HQ-9 có thể đi kèm với các loại vũ khí khác, vì thế bảo vệ một máy bay phản lực sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng có một công cụ.
Ngoại giao trước hết
Bất kể việc củng cố quân sự đang diễn tiến, các giới chức Hoa Kỳ vẫn kêu gọi tất cả các bên trong vùng giải quyết các tranh chấp lãnh hải qua đường lối ngoại giao.
Sĩ quan phụ trách giao tế của Ngũ Giác Đài Bill Urban nói, “Chúng tôi tiếp tục khuyến khích tất cả các nước đòi chủ quyền xác minh những khẳng định lãnh địa và lãnh hải theo đúng luật pháp quốc tế và cam kết xử lý hay giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.
https://www.youtube.com/watch?v=vBdk5AklMRw
VOA