giahamdzui
02-16-2016, 03:32 AM
Ô nhiễm không khí sẽ cướp đi sinh mạng của 5,5 triệu người mỗi năm
Mỗi năm, không khí bị ô nhiễm nặng sẽ cướp đi sinh mạng của khoảng 5,5 triệu người trên thế giới, tập trung ở hai nền kinh tế mới nổi Trung Quốc và Ấn Độ, nơi phát triển kinh tế đi kèm với sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các nhà máy sử dụng nguyên liệu đốt có hại cho môi trường.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-NxGB8Q-20160216-o-nhiem-khong-khi-se-cuop-di-sinh-mang-cua-55-trieu-nguoi-moi-nam.jpg
Thống kê trên nằm trong báo cáo thuộc Sáng kiến giám sát các gánh nặng bệnh tật toàn cầu, được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ (AAAS) vừa qua.
Theo báo cáo trên, các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí và ô nhiễm hộ gia đình là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 thế giới. Đứng đầu là hút thuốc với khoảng 6 triệu người tử vong mỗi năm.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí xuất phát từ các nhiên liệu phát điện, vận chuyển và làm chất đốt. Bên cạnh đó, nguồn ô nhiễm hộ gia đình chủ yếu từ các bếp lò sử dụng than đá, gỗ và phân động vật để nấu ăn, tập trung ở Ấn Độ và các nước châu Phi. Cả hai loại ô nhiễm trên đều có thể dẫn đến các bệnh liên quan cơn đau tim và đột quỵ.
Theo các nhà khoa học, mỗi năm có gần 1 triệu người chết ở Trung Quốc, hơn nửa triệu người ở Ấn Độ và gần 300 nghìn người ở Hoa Kỳ và EU vì 2 nguyên nhân trên.
Chính phủ Trung Quốc đang tích cực tiến hành các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí bằng cách bắt buộc xe ô tô phải được trang bị công nghệ sạch, đồng thời cắt giảm số lượng các nhà máy gây ô nhiễm môi trường.
Tại Mỹ, số người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí đã giảm từ 119 nghìn trong năm 1990 xuống 79 nghìn vào năm 2013. Trong những năm gần đây, Mỹ đã liên tục thúc đẩy mạnh việc cắt giảm khí thải từ các phương tiện giao thông và áp đặt các quy định chặt chẽ hơn lên các ngành công nghiệp nặng.
Ấn Độ đã tiến hành các biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường hộ gia đình, tuy nhiên tốc độ cắt giảm chậm hơn so với Trung Quốc và Mỹ. Nguyên nhân là do hầu hết các gia đình tại Ấn Độ có thu nhập thấp, vì vậy họ không thể có điều kiện chuyển đổi từ bếp than sang bếp điện.
Theo vntinnhanh
Mỗi năm, không khí bị ô nhiễm nặng sẽ cướp đi sinh mạng của khoảng 5,5 triệu người trên thế giới, tập trung ở hai nền kinh tế mới nổi Trung Quốc và Ấn Độ, nơi phát triển kinh tế đi kèm với sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các nhà máy sử dụng nguyên liệu đốt có hại cho môi trường.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-NxGB8Q-20160216-o-nhiem-khong-khi-se-cuop-di-sinh-mang-cua-55-trieu-nguoi-moi-nam.jpg
Thống kê trên nằm trong báo cáo thuộc Sáng kiến giám sát các gánh nặng bệnh tật toàn cầu, được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ (AAAS) vừa qua.
Theo báo cáo trên, các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí và ô nhiễm hộ gia đình là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 thế giới. Đứng đầu là hút thuốc với khoảng 6 triệu người tử vong mỗi năm.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí xuất phát từ các nhiên liệu phát điện, vận chuyển và làm chất đốt. Bên cạnh đó, nguồn ô nhiễm hộ gia đình chủ yếu từ các bếp lò sử dụng than đá, gỗ và phân động vật để nấu ăn, tập trung ở Ấn Độ và các nước châu Phi. Cả hai loại ô nhiễm trên đều có thể dẫn đến các bệnh liên quan cơn đau tim và đột quỵ.
Theo các nhà khoa học, mỗi năm có gần 1 triệu người chết ở Trung Quốc, hơn nửa triệu người ở Ấn Độ và gần 300 nghìn người ở Hoa Kỳ và EU vì 2 nguyên nhân trên.
Chính phủ Trung Quốc đang tích cực tiến hành các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí bằng cách bắt buộc xe ô tô phải được trang bị công nghệ sạch, đồng thời cắt giảm số lượng các nhà máy gây ô nhiễm môi trường.
Tại Mỹ, số người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí đã giảm từ 119 nghìn trong năm 1990 xuống 79 nghìn vào năm 2013. Trong những năm gần đây, Mỹ đã liên tục thúc đẩy mạnh việc cắt giảm khí thải từ các phương tiện giao thông và áp đặt các quy định chặt chẽ hơn lên các ngành công nghiệp nặng.
Ấn Độ đã tiến hành các biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường hộ gia đình, tuy nhiên tốc độ cắt giảm chậm hơn so với Trung Quốc và Mỹ. Nguyên nhân là do hầu hết các gia đình tại Ấn Độ có thu nhập thấp, vì vậy họ không thể có điều kiện chuyển đổi từ bếp than sang bếp điện.
Theo vntinnhanh