khieman
02-15-2016, 02:36 AM
.
Xin thưa trước đôi lời:
Chuyện này xảy ra từ năm 2006 và vì sôi động quá nên BBC đã closed thread.
Tuy nhiên, vì thấy đề tài cũng vui, nên QH tui mang về mời bà con coi chơi,
nhất là coi phần Ý Kiến Độc Giả... rất thú vị ... ai không thích thì nhắm mắt lại,
đừng .... ném đá tui ... please !
Hà Nội có còn là Hà Nội?
Phan Huy Vũ
Hà Nộihttp://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif (http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif)
http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif (http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif)
http://www.bbc.com/staticarchive/b9a900ef3630fd0d0ea98261f3f84d5463f5d1ce.jpg (http://www.bbc.com/staticarchive/b9a900ef3630fd0d0ea98261f3f84d5463f5d1ce.jpg)
Tôi có đọc cuộc tranh luận trên blog, xoay quanh chuyện cô bé với nickname Bé Crys chê Hà Nội và thế là mở màn cho một cuộc tranh cãi nảy lửa trên mạng.
Nhiều người hỏi Hà Nội bây giờ có còn là Hà Nội không?
Đây là một câu hỏi thú vị. Với tôi, một người Hà Nội thế hệ thứ năm (đời cụ đã sinh sống ở Hà Nội) và chuẩn bị không còn là thanh niên nữa, tôi có biết bao điều trăn trở với Hà Nội ngày hôm nay.
Giọng Hà Nội
Giọng Hà Nội không chuẩn, và chưa bao giờ chuẩn cả. Nói “con châu” thay vì nói “con trâu” (hồi bé khi đi học, các cháu được học phát âm “chờ nặng” khác “chờ nhẹ”, nhưng về nhà trong cuộc sống thì lại nói sai cũng không sao – có lẽ vì thế cũng sinh tính giả dối của người Hà Nội chăng?).
Người HN nói “cây che” chứ uốn lưỡi “cây t’re” là không phải người Hà Nội rồi (Vụ này nhiều lắm: “xung xướng” chứ không “sung sướng” chẳng hạn).
Nhưng rõ ràng, giọng Hà Nội dễ nghe với tất cả các vùng miền trong cả nước, đó là điều khó phản đối.
Món ăn
Thôi thì tự tạm coi mình là người Hà Nội “gốc”, mà tôi vẫn thấy khó khi lục lọi tìm xem có món ăn nào thực là của Hà Nội.
Phở - là của người Hà Nam mang lên từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. À, hình như có món bánh cuốn Thanh Trì, bún thang nữa thì phải… nói chung là cũng khó.
Có thể nói, việc di dân hay “tăng dân số cơ học” thì thời nào cũng có. Người Hà Nội gốc Hàng Bạc vài trăm năm có nguồn gốc từ Hưng Yên lên chốn kinh kỳ làm nghề bạc.
Các nghề nhuộm lụa đào (phố Hàng Đào), nhuộm vải thâm (Hàng Bông) cũng thế, đâu có phải là người Hà Nội sinh ra và lớn lên ở đó bao thế hệ hàng nghìn năm được.
Tất cả những cái đó tổng hợp lại với nhau thành nét văn hoá Hà Nội mà nếu nghiên cứu hẳn có nhiều thú vị.
Hà Nội bị xâm lược bởi nhiều làn sóng “nhập cư”, mà cơn sóng thần mạnh nhất là năm 1954.
Ông tôi, một người Hà Nội không kịp “đi Nam” năm đó đã nhiều lần “than” lên vì thái độ - không biết có nên gọi là “vô văn hoá” hay không - của những người “Hà Nội mới” tứ xứ về “tiếp quản” Thủ Đô năm đó.
Một ông cán bộ công an Tiểu khu (thời đó người ta gọi Phường như thế) đã bị ông cụ cho một cái tát vì tội vào nhà, dám mở lồng bàn ra kiểm tra xem gia đình ăn gì, có ăn món sơn hào hải vị của bọn tư sản không. Chính vì cái tát đó mà ông tôi đến khổ trong gần chục năm bị hành hạ.
Những năm bao cấp, ở Hà Nội còn khổ hơn ở nông thôn. Ở nông thôn còn có gạo mà ăn, ở Hà Nội thì trông chờ vào kỹ năng xếp hàng ở cửa hàng gạo.
Nhà nào có người làm trong ngành lương thực thực phẩm thì trở thành “đẳng cấp” cao trong xã hội.
Nhập cư
Hầu hết những người Hà Nội gốc từ thời trước không được tham gia vào những ngành nghề quan trọng như thế, và những người “Hà Nội mới” nói còn chưa phân biệt được “l” và “n” làm mưa làm gió. Nhưng đây cũng là thời kỳ làn sóng “nhập cư” vào Hà Nội không mạnh, vì về Hà Nội cũng không sung sướng gì.
http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif (http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif)
http://www.bbc.com/staticarchive/43fb21ef7f9d5cd3a0f24d5757ae81a90d5f094a.jpg (http://www.bbc.com/staticarchive/43fb21ef7f9d5cd3a0f24d5757ae81a90d5f094a.jpg)
Nhiều người nhập cư vào Hà Nội trong nhiều năm qua
Thời mở cửa là thời kỳ làn sóng “nhập cư” từ các tỉnh về Hà Nội mạnh nhất. Nhà ở hệ thống phố Chợ Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào đắt xắt ra miếng - ấy thế mà dân Lạng Sơn về mua gần hết rồi đấy.
Nếu như bạn nhìn thấy một nhóm các cô, mặc bộ đồ thể thao Trung Quốc, đi đôi giày “hàm ếch” thể thao (từ dân dã gọi là “xục thể thao”) cũng của Trung Quốc ngồi túm năm tụm ba, lê la đôi mách ở hè phố gần chợ Đồng Xuân thì đích thị là người Hà Nội mới gốc Lạng Sơn rồi.
Vậy thì những người “Hà Nội gốc” như tôi nghĩ gì đây? Buồn chăng? Buồn thì buồn lâu rồi.
Tôi chán thành phố của tôi. Đi ra đường, tôi mệt mỏi vì nam phụ lão ấu đi xe máy sai luật giao thông, nhất là thanh niên. Đèn đỏ, bạn đỗ đúng làn đường thì có những “người Hà Nội” chen bằng được lên phía trước, cố gắng đứng hàng đầu để rồi, rẽ phải khi mình đứng bên trái và cố ép bằng được cả hàng xe cộ về phía kia.
Thật kỳ lạ, người Hà Nội đâu có bon chen như thế? Nhưng cũng chính vấn đề giao thông này, mà tôi bị “chửi” khi đỗ xe chờ đèn đỏ chuyển xanh ở Sài Gòn, khi mà người Sài Gòn vượt đèn đỏ “vô tư” (gây cản trở giao thông bình thường của họ).
http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif (http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif)
http://www.bbc.com/staticarchive/24f05320fd16ce5f2bc34c7e719768f5916bfc86.jpg (http://www.bbc.com/staticarchive/24f05320fd16ce5f2bc34c7e719768f5916bfc86.jpg)
Những sự lộn xộn, bất tuân luật lệ thì đâu phải chỉ có ở Hà Nội
Thành phố Sài Gòn ngột ngạt, bụi bặm, món ăn không hợp khẩu vị, đắt đỏ… không làm tôi khó chịu hay ghét nó. Thậm chí tôi nghe “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi…” tôi thấy yêu thành phố trẻ trung và sôi động đó. Không phải là người Sài Gòn rất dễ gần sao? Không phải là thành phố đang đi đầu trong làm ăn kinh tế sao?
Nếu bạn đến Hải Phòng – xin lỗi các bạn Hải Phòng, hẳn sẽ thấy rất khó chịu khi đi ô tô nhấn còi mỏi tay mà người Hải Phòng chẳng chịu nhường đường – đi chậm không ra chậm, nhanh chẳng ra nhanh ở giữa đường, như một câu hát vui nhại bài “Thành phố hoa phượng đỏ”: “Hải Phòng đó, hiên ngang chẳng biết nhường đường…”.
Nhưng mặt khác, dân Hải Phòng ăn to nói nhớn, đi sóng về gió, hiên ngang lắm, tôi biết thế. Chính vì lẽ đó, nếu như bạn có được một cái “tâm”, ắt không thấy khó chịu mà thấy cần có một tư tưởng “gạn đục khơi trong” để tự sửa mình, làm cho mình thanh lịch lên.
Do đó, tôi vẫn yêu thành phố của tôi, từ những ký ức thời bao cấp khốn khó nhưng thanh bình, đi ra đường không có gì phải sợ.
Đâu cứ gì Hà Nội
Nay nếu bạn có con đi học thì có biết bao cạm bẫy đang rình nó, nghiện ngập, bạo lực, dâm ô truỵ lạc… đủ cả ngoài xã hội; mà đâu cứ gì Hà Nội, toàn đất nước ta hiện nay đâu chả nhan nhản những cạm bẫy đó.
Nếu bạn sang Trung Quốc bạn không thể tìm thấy “bọn nghiện”, vì Nhà nước họ nghiêm túc hơn chúng ta nhiều.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy cần phải hô hào mình là “người Hà Nội” đây. Người Hà Nội không bon chen. Nếu như có “nịnh trên đạp dưới”, có bè phái, địa phương cục bộ thì hẳn có nguồn gốc từ những người “Hà Nội mới” từ sau năm 1954. Nếu nói như vậy, thì những người “Sài Gòn mới” sau năm 1975 cũng thế.
Nếu phân biệt, thì với những “người Hà Nội”, những người đó không còn là người Bắc nữa rồi.
Câu trả lời cho vấn đề của chúng ta hiện nay là gì? Đó là cái chưa đẹp – “người Việt Nam xấu xí” đang là phổ biến, dù ở bất cứ đâu trên đất nước này.
Phải chăng đó là kết quả của mấy chục năm xây dựng “con người mới xã hội chủ nghĩa”?
Không phải là Hà Nội đẹp hay không đẹp, Sài Gòn dễ chịu hay khó chịu, mà chúng ta hãy gạn đục khơi trong, cùng nhau xây dựng một hình ảnh “người Việt Nam lịch lãm” thì hơn.
Phan Huy Vũ
***
Mời mở link xem nhiều "Ý Kiến Độc Giả" rất đặc sắc:
_http://www.bbc.com/vietnamese/forum/story/2006/11/061129_hanoi_reflections.shtml
Xin thưa trước đôi lời:
Chuyện này xảy ra từ năm 2006 và vì sôi động quá nên BBC đã closed thread.
Tuy nhiên, vì thấy đề tài cũng vui, nên QH tui mang về mời bà con coi chơi,
nhất là coi phần Ý Kiến Độc Giả... rất thú vị ... ai không thích thì nhắm mắt lại,
đừng .... ném đá tui ... please !
Hà Nội có còn là Hà Nội?
Phan Huy Vũ
Hà Nộihttp://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif (http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif)
http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif (http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif)
http://www.bbc.com/staticarchive/b9a900ef3630fd0d0ea98261f3f84d5463f5d1ce.jpg (http://www.bbc.com/staticarchive/b9a900ef3630fd0d0ea98261f3f84d5463f5d1ce.jpg)
Tôi có đọc cuộc tranh luận trên blog, xoay quanh chuyện cô bé với nickname Bé Crys chê Hà Nội và thế là mở màn cho một cuộc tranh cãi nảy lửa trên mạng.
Nhiều người hỏi Hà Nội bây giờ có còn là Hà Nội không?
Đây là một câu hỏi thú vị. Với tôi, một người Hà Nội thế hệ thứ năm (đời cụ đã sinh sống ở Hà Nội) và chuẩn bị không còn là thanh niên nữa, tôi có biết bao điều trăn trở với Hà Nội ngày hôm nay.
Giọng Hà Nội
Giọng Hà Nội không chuẩn, và chưa bao giờ chuẩn cả. Nói “con châu” thay vì nói “con trâu” (hồi bé khi đi học, các cháu được học phát âm “chờ nặng” khác “chờ nhẹ”, nhưng về nhà trong cuộc sống thì lại nói sai cũng không sao – có lẽ vì thế cũng sinh tính giả dối của người Hà Nội chăng?).
Người HN nói “cây che” chứ uốn lưỡi “cây t’re” là không phải người Hà Nội rồi (Vụ này nhiều lắm: “xung xướng” chứ không “sung sướng” chẳng hạn).
Nhưng rõ ràng, giọng Hà Nội dễ nghe với tất cả các vùng miền trong cả nước, đó là điều khó phản đối.
Món ăn
Thôi thì tự tạm coi mình là người Hà Nội “gốc”, mà tôi vẫn thấy khó khi lục lọi tìm xem có món ăn nào thực là của Hà Nội.
Phở - là của người Hà Nam mang lên từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. À, hình như có món bánh cuốn Thanh Trì, bún thang nữa thì phải… nói chung là cũng khó.
Có thể nói, việc di dân hay “tăng dân số cơ học” thì thời nào cũng có. Người Hà Nội gốc Hàng Bạc vài trăm năm có nguồn gốc từ Hưng Yên lên chốn kinh kỳ làm nghề bạc.
Các nghề nhuộm lụa đào (phố Hàng Đào), nhuộm vải thâm (Hàng Bông) cũng thế, đâu có phải là người Hà Nội sinh ra và lớn lên ở đó bao thế hệ hàng nghìn năm được.
Tất cả những cái đó tổng hợp lại với nhau thành nét văn hoá Hà Nội mà nếu nghiên cứu hẳn có nhiều thú vị.
Hà Nội bị xâm lược bởi nhiều làn sóng “nhập cư”, mà cơn sóng thần mạnh nhất là năm 1954.
Ông tôi, một người Hà Nội không kịp “đi Nam” năm đó đã nhiều lần “than” lên vì thái độ - không biết có nên gọi là “vô văn hoá” hay không - của những người “Hà Nội mới” tứ xứ về “tiếp quản” Thủ Đô năm đó.
Một ông cán bộ công an Tiểu khu (thời đó người ta gọi Phường như thế) đã bị ông cụ cho một cái tát vì tội vào nhà, dám mở lồng bàn ra kiểm tra xem gia đình ăn gì, có ăn món sơn hào hải vị của bọn tư sản không. Chính vì cái tát đó mà ông tôi đến khổ trong gần chục năm bị hành hạ.
Những năm bao cấp, ở Hà Nội còn khổ hơn ở nông thôn. Ở nông thôn còn có gạo mà ăn, ở Hà Nội thì trông chờ vào kỹ năng xếp hàng ở cửa hàng gạo.
Nhà nào có người làm trong ngành lương thực thực phẩm thì trở thành “đẳng cấp” cao trong xã hội.
Nhập cư
Hầu hết những người Hà Nội gốc từ thời trước không được tham gia vào những ngành nghề quan trọng như thế, và những người “Hà Nội mới” nói còn chưa phân biệt được “l” và “n” làm mưa làm gió. Nhưng đây cũng là thời kỳ làn sóng “nhập cư” vào Hà Nội không mạnh, vì về Hà Nội cũng không sung sướng gì.
http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif (http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif)
http://www.bbc.com/staticarchive/43fb21ef7f9d5cd3a0f24d5757ae81a90d5f094a.jpg (http://www.bbc.com/staticarchive/43fb21ef7f9d5cd3a0f24d5757ae81a90d5f094a.jpg)
Nhiều người nhập cư vào Hà Nội trong nhiều năm qua
Thời mở cửa là thời kỳ làn sóng “nhập cư” từ các tỉnh về Hà Nội mạnh nhất. Nhà ở hệ thống phố Chợ Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào đắt xắt ra miếng - ấy thế mà dân Lạng Sơn về mua gần hết rồi đấy.
Nếu như bạn nhìn thấy một nhóm các cô, mặc bộ đồ thể thao Trung Quốc, đi đôi giày “hàm ếch” thể thao (từ dân dã gọi là “xục thể thao”) cũng của Trung Quốc ngồi túm năm tụm ba, lê la đôi mách ở hè phố gần chợ Đồng Xuân thì đích thị là người Hà Nội mới gốc Lạng Sơn rồi.
Vậy thì những người “Hà Nội gốc” như tôi nghĩ gì đây? Buồn chăng? Buồn thì buồn lâu rồi.
Tôi chán thành phố của tôi. Đi ra đường, tôi mệt mỏi vì nam phụ lão ấu đi xe máy sai luật giao thông, nhất là thanh niên. Đèn đỏ, bạn đỗ đúng làn đường thì có những “người Hà Nội” chen bằng được lên phía trước, cố gắng đứng hàng đầu để rồi, rẽ phải khi mình đứng bên trái và cố ép bằng được cả hàng xe cộ về phía kia.
Thật kỳ lạ, người Hà Nội đâu có bon chen như thế? Nhưng cũng chính vấn đề giao thông này, mà tôi bị “chửi” khi đỗ xe chờ đèn đỏ chuyển xanh ở Sài Gòn, khi mà người Sài Gòn vượt đèn đỏ “vô tư” (gây cản trở giao thông bình thường của họ).
http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif (http://www.bbc.com/staticarchive/5ea3e7590d674d9be4582cc6f6c8e86070157686.gif)
http://www.bbc.com/staticarchive/24f05320fd16ce5f2bc34c7e719768f5916bfc86.jpg (http://www.bbc.com/staticarchive/24f05320fd16ce5f2bc34c7e719768f5916bfc86.jpg)
Những sự lộn xộn, bất tuân luật lệ thì đâu phải chỉ có ở Hà Nội
Thành phố Sài Gòn ngột ngạt, bụi bặm, món ăn không hợp khẩu vị, đắt đỏ… không làm tôi khó chịu hay ghét nó. Thậm chí tôi nghe “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi…” tôi thấy yêu thành phố trẻ trung và sôi động đó. Không phải là người Sài Gòn rất dễ gần sao? Không phải là thành phố đang đi đầu trong làm ăn kinh tế sao?
Nếu bạn đến Hải Phòng – xin lỗi các bạn Hải Phòng, hẳn sẽ thấy rất khó chịu khi đi ô tô nhấn còi mỏi tay mà người Hải Phòng chẳng chịu nhường đường – đi chậm không ra chậm, nhanh chẳng ra nhanh ở giữa đường, như một câu hát vui nhại bài “Thành phố hoa phượng đỏ”: “Hải Phòng đó, hiên ngang chẳng biết nhường đường…”.
Nhưng mặt khác, dân Hải Phòng ăn to nói nhớn, đi sóng về gió, hiên ngang lắm, tôi biết thế. Chính vì lẽ đó, nếu như bạn có được một cái “tâm”, ắt không thấy khó chịu mà thấy cần có một tư tưởng “gạn đục khơi trong” để tự sửa mình, làm cho mình thanh lịch lên.
Do đó, tôi vẫn yêu thành phố của tôi, từ những ký ức thời bao cấp khốn khó nhưng thanh bình, đi ra đường không có gì phải sợ.
Đâu cứ gì Hà Nội
Nay nếu bạn có con đi học thì có biết bao cạm bẫy đang rình nó, nghiện ngập, bạo lực, dâm ô truỵ lạc… đủ cả ngoài xã hội; mà đâu cứ gì Hà Nội, toàn đất nước ta hiện nay đâu chả nhan nhản những cạm bẫy đó.
Nếu bạn sang Trung Quốc bạn không thể tìm thấy “bọn nghiện”, vì Nhà nước họ nghiêm túc hơn chúng ta nhiều.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy cần phải hô hào mình là “người Hà Nội” đây. Người Hà Nội không bon chen. Nếu như có “nịnh trên đạp dưới”, có bè phái, địa phương cục bộ thì hẳn có nguồn gốc từ những người “Hà Nội mới” từ sau năm 1954. Nếu nói như vậy, thì những người “Sài Gòn mới” sau năm 1975 cũng thế.
Nếu phân biệt, thì với những “người Hà Nội”, những người đó không còn là người Bắc nữa rồi.
Câu trả lời cho vấn đề của chúng ta hiện nay là gì? Đó là cái chưa đẹp – “người Việt Nam xấu xí” đang là phổ biến, dù ở bất cứ đâu trên đất nước này.
Phải chăng đó là kết quả của mấy chục năm xây dựng “con người mới xã hội chủ nghĩa”?
Không phải là Hà Nội đẹp hay không đẹp, Sài Gòn dễ chịu hay khó chịu, mà chúng ta hãy gạn đục khơi trong, cùng nhau xây dựng một hình ảnh “người Việt Nam lịch lãm” thì hơn.
Phan Huy Vũ
***
Mời mở link xem nhiều "Ý Kiến Độc Giả" rất đặc sắc:
_http://www.bbc.com/vietnamese/forum/story/2006/11/061129_hanoi_reflections.shtml