duyanh
02-14-2016, 03:27 PM
Lễ chém lợn Bắc Ninh năm nay sẽ che bạt để tránh phản cảm
Theo đại diện ban tổ chức, năm nay, lễ hội chém lợn làng Ném Thượng sẽ được tổ chức ở phía bên trái sân đình, có che bạt để tránh gây phản cảm đối với du khách thập phương.
https://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2016/chemlon-1455324106329-6-0-343-660-crop-1455324129910.jpg
Người dân rước "ông Ỉn" ra đình để làm lễ chuẩn bị cho nghi thức chém lợn vào trưa mùng 6 Tết.
Trao đổi với PV, đại diện ban tổ chức lễ hội chém lợn làng Ném Thượng (TP Bắc Ninh) cho biết, trong ngày 12/2 (tức mùng 5 Tết) lễ hội đã được khai mạc với các hoạt động văn hóa, văn nghệ và đến trưa ngày mùng 6 thì phần nghi lễ chính sẽ diễn ra.
Để chuẩn bị cho phần nghi lễ chém lợn, chiều tối ngày mùng 5 Tết, hai "ông Ỉn" đã được đưa từ các gia đình nuôi về đình làm lễ nhập tịch để trưa mùng 6 rước đi quanh làng, sau đó, tiến hành nghi lễ chính ở sân đình.
Theo ông Nguyễn Văn Hòa, thành viên Ban Tổ chức lễ hội làng Ném Thượng, dân làng rất mong muốn giữ lại nghi lễ truyền thống này và năm nay làng Ném Thượng vẫn sẽ diễn ra lễ chém lợn để tế vị Thành hoàng làng là tướng quân Đoàn Thượng.
"Tuy nhiên, nghi lễ chém lợn năm nay sẽ khác với mọi năm. Thay vì chém lợn ở sân đình thì chúng tôi sẽ cử hành ở phía bên trái sân đình và sẽ có che bạt để tránh gây phản cảm đối với du khách thập phương.
Riêng đối với phần nghi lễ thì sẽ không thay đổi và đều giống mọi năm", ông Hòa cho hay.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/12722032-10203778060292391-228435176-n-1455331971126/le-chem-lon-bac-ninh-nam-nay-se-che-bat-de-tranh-phan-cam.jpg (https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/12722032-10203778060292391-228435176-n-1455331971126/le-chem-lon-bac-ninh-nam-nay-se-che-bat-de-tranh-phan-cam.jpg)
Cũng theo ông Hòa, theo kế hoạch và nghi thức truyền thống của người dân nơi đây, đúng 7h sáng 13/2 (tức mùng 6 Tết), Ban tổ chức sẽ làm lễ ra mắt 2 "ông Ỉn" và rước đi quanh làng.
Sau đó, lễ rước sẽ trở về đình làng lúc hơn 11 giờ. Đúng giờ Ngọ, hai thủ đao sẽ khai đao và làm cỗ ngọc tế thánh theo nghi thức truyền thống.
Khi được hỏi, rất nhiều người dân ở đây cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục được thực hiện nghi lễ truyền thống này của quê hương và đồng ý với việc cần thay đổi lại phần nghi thức chém lợn để phù hợp với thực tế hiện nay.
Ông Trần Văn Đức, Trưởng thôn Ném Thượng cho hay, từ năm 1999 đến nay mọi công việc trong lễ hội an toàn, tiết kiệm, nhân dân địa phương rất phấn khởi.
"Từ đời các cụ của chúng tôi đã theo sự tích này, không ai bịa ra nên dân cứ làm theo truyền thống. Năm nào cũng vậy, vào hai ngày lễ hội, khách thập phương kéo về đây rất đông, trẻ con thường không len vào xem được", ông Đức nói.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/12714098-10203778057412319-1970039929-n-1455331903843/le-chem-lon-bac-ninh-nam-nay-se-che-bat-de-tranh-phan-cam.jpg (https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/12714098-10203778057412319-1970039929-n-1455331903843/le-chem-lon-bac-ninh-nam-nay-se-che-bat-de-tranh-phan-cam.jpg)
Cũng theo ông Đức, năm nay, hai gia đình có vinh dự nuôi "ông ỉn" đó là gia đình ông Nguyễn Đức Luận và gia đình ông Nguyễn Văn Lưu
Tương truyền, lễ hội chém lợn bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân.
Từ đó, cứ vào ngày mùng 6 Tết Nguyên đán hàng năm người dân làng Ném Thượng lại mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.
Tuy nhiên, chính phần nghi lễ chém lợn ngay giữa sân đình với sự chứng kiến của rất đông người dân, kể cả trẻ em đã khiến dư luận lên tiếng phản đối vì sự tàn bạo, dã man trong cách đối xử với động vật.
Trong thông cáo mới đây, Tổ chức động vật Châu Á vừa tiếp tục đưa ra ý kiến đề nghị kiên quyết phản đối lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh vì những yếu tố phản cảm, bạo lực, gây đau đớn cho động vật.
Chia sẻ tại cuộc họp báo ngày 27/1, ông Lưu Đình Thực, Phó Chủ tịch UBND TP Bắc Ninh cho biết, năm nay sẽ cố gắng không để chém lợn giữa sân đình tại lễ hội làng Ném Thượng tổ chức vào mùng 6 Tết.
"Chúng tôi yêu cầu sau khi rước "ông Ỉn" về đình, sẽ đưa vào khu vực riêng làm lễ ngọc tế thánh chứ không chém lợn giữa sân đình nữa", ông Thực nói.
theo Trí Thức Trẻ
Theo đại diện ban tổ chức, năm nay, lễ hội chém lợn làng Ném Thượng sẽ được tổ chức ở phía bên trái sân đình, có che bạt để tránh gây phản cảm đối với du khách thập phương.
https://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2016/chemlon-1455324106329-6-0-343-660-crop-1455324129910.jpg
Người dân rước "ông Ỉn" ra đình để làm lễ chuẩn bị cho nghi thức chém lợn vào trưa mùng 6 Tết.
Trao đổi với PV, đại diện ban tổ chức lễ hội chém lợn làng Ném Thượng (TP Bắc Ninh) cho biết, trong ngày 12/2 (tức mùng 5 Tết) lễ hội đã được khai mạc với các hoạt động văn hóa, văn nghệ và đến trưa ngày mùng 6 thì phần nghi lễ chính sẽ diễn ra.
Để chuẩn bị cho phần nghi lễ chém lợn, chiều tối ngày mùng 5 Tết, hai "ông Ỉn" đã được đưa từ các gia đình nuôi về đình làm lễ nhập tịch để trưa mùng 6 rước đi quanh làng, sau đó, tiến hành nghi lễ chính ở sân đình.
Theo ông Nguyễn Văn Hòa, thành viên Ban Tổ chức lễ hội làng Ném Thượng, dân làng rất mong muốn giữ lại nghi lễ truyền thống này và năm nay làng Ném Thượng vẫn sẽ diễn ra lễ chém lợn để tế vị Thành hoàng làng là tướng quân Đoàn Thượng.
"Tuy nhiên, nghi lễ chém lợn năm nay sẽ khác với mọi năm. Thay vì chém lợn ở sân đình thì chúng tôi sẽ cử hành ở phía bên trái sân đình và sẽ có che bạt để tránh gây phản cảm đối với du khách thập phương.
Riêng đối với phần nghi lễ thì sẽ không thay đổi và đều giống mọi năm", ông Hòa cho hay.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/12722032-10203778060292391-228435176-n-1455331971126/le-chem-lon-bac-ninh-nam-nay-se-che-bat-de-tranh-phan-cam.jpg (https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/12722032-10203778060292391-228435176-n-1455331971126/le-chem-lon-bac-ninh-nam-nay-se-che-bat-de-tranh-phan-cam.jpg)
Cũng theo ông Hòa, theo kế hoạch và nghi thức truyền thống của người dân nơi đây, đúng 7h sáng 13/2 (tức mùng 6 Tết), Ban tổ chức sẽ làm lễ ra mắt 2 "ông Ỉn" và rước đi quanh làng.
Sau đó, lễ rước sẽ trở về đình làng lúc hơn 11 giờ. Đúng giờ Ngọ, hai thủ đao sẽ khai đao và làm cỗ ngọc tế thánh theo nghi thức truyền thống.
Khi được hỏi, rất nhiều người dân ở đây cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục được thực hiện nghi lễ truyền thống này của quê hương và đồng ý với việc cần thay đổi lại phần nghi thức chém lợn để phù hợp với thực tế hiện nay.
Ông Trần Văn Đức, Trưởng thôn Ném Thượng cho hay, từ năm 1999 đến nay mọi công việc trong lễ hội an toàn, tiết kiệm, nhân dân địa phương rất phấn khởi.
"Từ đời các cụ của chúng tôi đã theo sự tích này, không ai bịa ra nên dân cứ làm theo truyền thống. Năm nào cũng vậy, vào hai ngày lễ hội, khách thập phương kéo về đây rất đông, trẻ con thường không len vào xem được", ông Đức nói.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/12714098-10203778057412319-1970039929-n-1455331903843/le-chem-lon-bac-ninh-nam-nay-se-che-bat-de-tranh-phan-cam.jpg (https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/12714098-10203778057412319-1970039929-n-1455331903843/le-chem-lon-bac-ninh-nam-nay-se-che-bat-de-tranh-phan-cam.jpg)
Cũng theo ông Đức, năm nay, hai gia đình có vinh dự nuôi "ông ỉn" đó là gia đình ông Nguyễn Đức Luận và gia đình ông Nguyễn Văn Lưu
Tương truyền, lễ hội chém lợn bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân.
Từ đó, cứ vào ngày mùng 6 Tết Nguyên đán hàng năm người dân làng Ném Thượng lại mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.
Tuy nhiên, chính phần nghi lễ chém lợn ngay giữa sân đình với sự chứng kiến của rất đông người dân, kể cả trẻ em đã khiến dư luận lên tiếng phản đối vì sự tàn bạo, dã man trong cách đối xử với động vật.
Trong thông cáo mới đây, Tổ chức động vật Châu Á vừa tiếp tục đưa ra ý kiến đề nghị kiên quyết phản đối lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh vì những yếu tố phản cảm, bạo lực, gây đau đớn cho động vật.
Chia sẻ tại cuộc họp báo ngày 27/1, ông Lưu Đình Thực, Phó Chủ tịch UBND TP Bắc Ninh cho biết, năm nay sẽ cố gắng không để chém lợn giữa sân đình tại lễ hội làng Ném Thượng tổ chức vào mùng 6 Tết.
"Chúng tôi yêu cầu sau khi rước "ông Ỉn" về đình, sẽ đưa vào khu vực riêng làm lễ ngọc tế thánh chứ không chém lợn giữa sân đình nữa", ông Thực nói.
theo Trí Thức Trẻ