duyanh
02-13-2016, 01:10 PM
Hàng triệu người chết sớm mỗi năm do ô nhiễm
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/23/151223024506_china_beijing_smog_road_976x549_getty images.jpg
Ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh ở mức nghiêm trọng khiến hơn 1.6 triệu người chết mỗi năm
Hơn 5.5 triệu người trên toàn thế giới chết trước tuổi mỗi năm do ô nhiễm không khí, theo một nghiên cứu mới.
Đa số những trường hợp này xảy ra ở các vùng kinh tế tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ.
Nguyên nhân chính là do khí thải gồm những hạt nhỏ xíu từ các nhà máy điện, xưởng sản xuất, khí thải phương tiện giao thông và đốt than, củi.
Nghiên cứu này thuộc Global Burden of Disease Project (dự án Gánh nặng toàn cầu về Bệnh dịch).
Các nhà khoa học tham gia dự án nói thông số cho thấy một số quốc gia cần phải xác định tầm hành động lớn tới đâu và hành động nhanh tới mức nào để cải thiện nguồn không khí mà người dân của họ đang hít thở.
"Ở Bắc Kinh hay Delhi, vào ngày không khí ô nhiễm nặng, số hạt nhỏ (được gọi là PM2.5) có thể cao hơn mức 300 microgram trên một mét khối," theo ông Dan Greenbaum từ Health Effects Institute ở Boston, Hoa Kỳ.
"Con số này đáng ra chỉ ở mức khoảng 25 đến 35 microgram."
Hít phải những hạt nhỏ này dù ở dạng dịch hay dạng rắn đều làm tăng khả năng bị bệnh tim, đột quỵ, các vấn đề hô hấp và thậm chí ung thư.
Các nước đang phát triển
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/13/160213105152_hanoi_pollution_640x360_aqicn.org.jpg
Chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội được đo và cập nhật trực tiếp trên trang aqcin.org. Tính đến thứ 7 ngày 13/02 là 142, ở mức có hại cho sức khỏe
Trong khi các nước phát triển đã có những bước tiến dài nhằm giải quyết vấn đề này trong vài thập kỷ qua, số người chết do chất lượng không khí tồi tệ ở các nước phát triển vẫn ngày một lớn.
Theo nghiên cứu, ô nhiễm không khí gây tử vong còn lớn hơn các mối đe dọa khác như thiếu dinh dưỡng, béo phì, rượu, ma túy và tình dục không an toàn.
Dự án Global Burden of Disease xếp đây là hiểm họa nghiêm trọng thứ tư sau huyết áp cao, rủi ro từ chế độ ăn uống và hút thuốc.
Ở Trung Quốc ước tính có khoảng 1.6 triệu ca thiệt mạng mỗi năm; ở Ấn Độ con số này là khoảng 1.3 triệu. Đây là số liệu từ năm 2013, là thống kê mới nhất hiện có.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/08/20/150820021521_cn_china_energy_power_plant_976x549_a fp.jpg
Các nhà máy phát khí thải ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
Những nguồn gây ô nhiễm chính ở mỗi quốc gia có phần khác nhau.
Tại Trung Quốc, nguyên nhân chính là các hạt bụi nhỏ từ đốt than.
Dự án tính toán rằng, nguồn ô nhiễm này khiến hơn 360.000 người chết mỗi năm.
Mặc dù Trung Quốc đã đặt tiêu chí giới hạn đốt than và giảm khí phát thải trong tương lai, có lẽ rất khó để giảm số người chết do dân số nước này đang già đi, và đây là những người dễ bị bệnh do ô nhiễm không khí nhất.
"Thế nên chúng tôi cho rằng cần khẩn cấp có những chính sách quyết liệt để giảm khí phát thải do đốt than và ở các ngành khác," nhà nghiên cứu của dự án, ông Cao Mã, nghiên cứu sinh đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/13/160213104016_india_pollution_512x288_ap_nocredit.j pg
Ô nhiễm ở Ấn Độ chủ yếu do đốt củi, đốt rơm rạ
Ở Ấn Độ, vấn đề chủ yếu nằm ở đốt củi, chất thải từ gia súc, rơm rạ và các vật liệu khác dùng để nấu ăn và sưởi.
"Ô nhiễm trong nhà" này còn gây chết người nhiều hơn "ô nhiễm từ bên ngoài".
Micheal Brauer từ Đại học British Columbia ở Canada nhận xét, từ chỉ số này các chính phủ nên suy nghĩ thật kỹ về tầm ảnh hưởng của các chính sách chống ô nhiễm của họ.
Họ cần có tham vọng lớn hơn, ông nói thêm.
Nhóm nghiên cứu trình bày công trình trong hội nghị thường niên tại American Association for the Advancement of Science (Hiệp hội Khoa học Tiến bộ Mỹ)
BBC
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/23/151223024506_china_beijing_smog_road_976x549_getty images.jpg
Ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh ở mức nghiêm trọng khiến hơn 1.6 triệu người chết mỗi năm
Hơn 5.5 triệu người trên toàn thế giới chết trước tuổi mỗi năm do ô nhiễm không khí, theo một nghiên cứu mới.
Đa số những trường hợp này xảy ra ở các vùng kinh tế tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ.
Nguyên nhân chính là do khí thải gồm những hạt nhỏ xíu từ các nhà máy điện, xưởng sản xuất, khí thải phương tiện giao thông và đốt than, củi.
Nghiên cứu này thuộc Global Burden of Disease Project (dự án Gánh nặng toàn cầu về Bệnh dịch).
Các nhà khoa học tham gia dự án nói thông số cho thấy một số quốc gia cần phải xác định tầm hành động lớn tới đâu và hành động nhanh tới mức nào để cải thiện nguồn không khí mà người dân của họ đang hít thở.
"Ở Bắc Kinh hay Delhi, vào ngày không khí ô nhiễm nặng, số hạt nhỏ (được gọi là PM2.5) có thể cao hơn mức 300 microgram trên một mét khối," theo ông Dan Greenbaum từ Health Effects Institute ở Boston, Hoa Kỳ.
"Con số này đáng ra chỉ ở mức khoảng 25 đến 35 microgram."
Hít phải những hạt nhỏ này dù ở dạng dịch hay dạng rắn đều làm tăng khả năng bị bệnh tim, đột quỵ, các vấn đề hô hấp và thậm chí ung thư.
Các nước đang phát triển
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/13/160213105152_hanoi_pollution_640x360_aqicn.org.jpg
Chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội được đo và cập nhật trực tiếp trên trang aqcin.org. Tính đến thứ 7 ngày 13/02 là 142, ở mức có hại cho sức khỏe
Trong khi các nước phát triển đã có những bước tiến dài nhằm giải quyết vấn đề này trong vài thập kỷ qua, số người chết do chất lượng không khí tồi tệ ở các nước phát triển vẫn ngày một lớn.
Theo nghiên cứu, ô nhiễm không khí gây tử vong còn lớn hơn các mối đe dọa khác như thiếu dinh dưỡng, béo phì, rượu, ma túy và tình dục không an toàn.
Dự án Global Burden of Disease xếp đây là hiểm họa nghiêm trọng thứ tư sau huyết áp cao, rủi ro từ chế độ ăn uống và hút thuốc.
Ở Trung Quốc ước tính có khoảng 1.6 triệu ca thiệt mạng mỗi năm; ở Ấn Độ con số này là khoảng 1.3 triệu. Đây là số liệu từ năm 2013, là thống kê mới nhất hiện có.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/08/20/150820021521_cn_china_energy_power_plant_976x549_a fp.jpg
Các nhà máy phát khí thải ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
Những nguồn gây ô nhiễm chính ở mỗi quốc gia có phần khác nhau.
Tại Trung Quốc, nguyên nhân chính là các hạt bụi nhỏ từ đốt than.
Dự án tính toán rằng, nguồn ô nhiễm này khiến hơn 360.000 người chết mỗi năm.
Mặc dù Trung Quốc đã đặt tiêu chí giới hạn đốt than và giảm khí phát thải trong tương lai, có lẽ rất khó để giảm số người chết do dân số nước này đang già đi, và đây là những người dễ bị bệnh do ô nhiễm không khí nhất.
"Thế nên chúng tôi cho rằng cần khẩn cấp có những chính sách quyết liệt để giảm khí phát thải do đốt than và ở các ngành khác," nhà nghiên cứu của dự án, ông Cao Mã, nghiên cứu sinh đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/02/13/160213104016_india_pollution_512x288_ap_nocredit.j pg
Ô nhiễm ở Ấn Độ chủ yếu do đốt củi, đốt rơm rạ
Ở Ấn Độ, vấn đề chủ yếu nằm ở đốt củi, chất thải từ gia súc, rơm rạ và các vật liệu khác dùng để nấu ăn và sưởi.
"Ô nhiễm trong nhà" này còn gây chết người nhiều hơn "ô nhiễm từ bên ngoài".
Micheal Brauer từ Đại học British Columbia ở Canada nhận xét, từ chỉ số này các chính phủ nên suy nghĩ thật kỹ về tầm ảnh hưởng của các chính sách chống ô nhiễm của họ.
Họ cần có tham vọng lớn hơn, ông nói thêm.
Nhóm nghiên cứu trình bày công trình trong hội nghị thường niên tại American Association for the Advancement of Science (Hiệp hội Khoa học Tiến bộ Mỹ)
BBC