duyanh
02-05-2016, 01:48 PM
Những quốc gia nào còn ăn Tết Âm lịch như Việt Nam?
Bên cạnh Việt Nam, còn nhiều quốc gia vẫn ăn Tết Âm lịch với những nét văn hóa đặc sắc khác nhau
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam.jpg)
Văn minh Trung Hoa là khởi nguồn của ngày Tết Âm lịch Đông Á và Trung Quốc hiện tại là quốc gia còn ăn Tết Âm lịch lớn nhất thế giới. Theo truyền thống, vào dịp Tết người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để xua đuổi tà ma và mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-2.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-2.jpg)
Trước ngày Tết, người Trung Quốc sẽ làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”. Họ cũng viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa ra vào, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng, rồi dán lên cửa sổ.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-3.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-3.jpg)
Trong ngày Tết, các gia đình Trung Quốc sẽ quây quần bên nhau thưởng thức những món ăn truyền thống được làm để thờ cúng tổ tiên. Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh, trong đó đáng chú ý có bánh tổ được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi. Ngoài ra, trên bàn tiếp khách luôn có một khay bánh mứt kẹo đầy ắp.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-4.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-4.jpg)
Một nét đặc trưng trong ngày Tết của Trung Quốc là phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới. Trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Đặc biệt, đối với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới, hai loại trái cây này còn được coi như lời chúc sinh con đàn cháu đống…
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-6.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-6.jpg)
Sáng mùng 1 Tết, người Triều Tiên có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ sẽ đốt đi sau khi cúng. Chủ gia đình thắp hương, khấn mời Tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-7.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-7.jpg)
Các món ăn ngày Tết của Triều Tiên rất phong phú với hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món ttok-kuk - món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm một tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-8.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-8.jpg)
Trong những ngày Tết, người Triều Tiên sẽ đi chúc mừng hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, lễ hội hoặc tới chùa.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-9.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-9.jpg)
]Với 75% dân số gốc Hoa, Singapore cũng là quốc gia đón năm mới theo lịch Âm. Bên cạnh những phong tục giống của Trung Quốc, nét đặc trưng của ngày Tết ở Singapore là những lễ hội hoành tráng. Đầu tiên phải kể đến là Lễ hội hoa đăng diễn ra ở khu Chinatown - trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch ở Singapore.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-10.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-10.jpg)
Lễ hội lớn thứ hai ở đảo quốc này là lễ hội Singapore River Hongbao - một sự kiện văn hóa thường bắt đầu từ năm 1987. Sự kiện này thường được tổ chức tại Công viên Esplanade lộng lẫy bên bờ sông với một chuỗi những hoạt động giải trí dành cho trẻ em, người lớn và cả người già, tạo nên một sân chơi lí tưởng cho cả gia đình.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-11.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-11.jpg)
Cuối cùng là lễ hội đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng, cũng là kết thúc Tết. Hoạt động này thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-12.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-12.jpg)
Ở Mông Cổ, năm mới Âm lịch được gọi là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar). Trong dịp này, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào khởi đầu mới tốt, đẹp hơn. Nghi thức trước đêm Giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát với sữa ngựa.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-13.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-13.jpg)
Vào thời khắc Giao thừa, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm. Trước tiên, họ pha trà rót ra 1 chén đầu tiên, đem ra trước sân nhà vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ 2 dành mời chủ nhà, sau đó lần lượt mời các thành viên khác trong gia đình.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-14.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-14.jpg)
Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-15.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-15.jpg)
Ngày Tết gặp nhau, người Mông Cổ chúc nhau bằng câu nói: "Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt". Ở đất nước thảo nguyên rộng lớn này, cừu đông hơn người. Hầu hết các món ăn ngày tết của người Mông Cổ đều chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt cừu nướng.
T.B (tổng hợp)
Bên cạnh Việt Nam, còn nhiều quốc gia vẫn ăn Tết Âm lịch với những nét văn hóa đặc sắc khác nhau
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam.jpg)
Văn minh Trung Hoa là khởi nguồn của ngày Tết Âm lịch Đông Á và Trung Quốc hiện tại là quốc gia còn ăn Tết Âm lịch lớn nhất thế giới. Theo truyền thống, vào dịp Tết người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để xua đuổi tà ma và mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-2.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-2.jpg)
Trước ngày Tết, người Trung Quốc sẽ làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”. Họ cũng viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa ra vào, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng, rồi dán lên cửa sổ.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-3.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-3.jpg)
Trong ngày Tết, các gia đình Trung Quốc sẽ quây quần bên nhau thưởng thức những món ăn truyền thống được làm để thờ cúng tổ tiên. Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh, trong đó đáng chú ý có bánh tổ được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi. Ngoài ra, trên bàn tiếp khách luôn có một khay bánh mứt kẹo đầy ắp.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-4.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-4.jpg)
Một nét đặc trưng trong ngày Tết của Trung Quốc là phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới. Trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Đặc biệt, đối với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới, hai loại trái cây này còn được coi như lời chúc sinh con đàn cháu đống…
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-6.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-6.jpg)
Sáng mùng 1 Tết, người Triều Tiên có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ sẽ đốt đi sau khi cúng. Chủ gia đình thắp hương, khấn mời Tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-7.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-7.jpg)
Các món ăn ngày Tết của Triều Tiên rất phong phú với hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món ttok-kuk - món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm một tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-8.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-8.jpg)
Trong những ngày Tết, người Triều Tiên sẽ đi chúc mừng hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, lễ hội hoặc tới chùa.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-9.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-9.jpg)
]Với 75% dân số gốc Hoa, Singapore cũng là quốc gia đón năm mới theo lịch Âm. Bên cạnh những phong tục giống của Trung Quốc, nét đặc trưng của ngày Tết ở Singapore là những lễ hội hoành tráng. Đầu tiên phải kể đến là Lễ hội hoa đăng diễn ra ở khu Chinatown - trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch ở Singapore.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-10.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-10.jpg)
Lễ hội lớn thứ hai ở đảo quốc này là lễ hội Singapore River Hongbao - một sự kiện văn hóa thường bắt đầu từ năm 1987. Sự kiện này thường được tổ chức tại Công viên Esplanade lộng lẫy bên bờ sông với một chuỗi những hoạt động giải trí dành cho trẻ em, người lớn và cả người già, tạo nên một sân chơi lí tưởng cho cả gia đình.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-11.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-11.jpg)
Cuối cùng là lễ hội đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng, cũng là kết thúc Tết. Hoạt động này thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-12.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-12.jpg)
Ở Mông Cổ, năm mới Âm lịch được gọi là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar). Trong dịp này, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào khởi đầu mới tốt, đẹp hơn. Nghi thức trước đêm Giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát với sữa ngựa.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-13.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-13.jpg)
Vào thời khắc Giao thừa, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm. Trước tiên, họ pha trà rót ra 1 chén đầu tiên, đem ra trước sân nhà vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ 2 dành mời chủ nhà, sau đó lần lượt mời các thành viên khác trong gia đình.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-14.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-14.jpg)
Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-15.jpg (http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2016_01_28/nhung-quoc-gia-nao-con-an-tet-am-lich-nhu-viet-nam-hinh-15.jpg)
Ngày Tết gặp nhau, người Mông Cổ chúc nhau bằng câu nói: "Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt". Ở đất nước thảo nguyên rộng lớn này, cừu đông hơn người. Hầu hết các món ăn ngày tết của người Mông Cổ đều chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt cừu nướng.
T.B (tổng hợp)