duyanh
02-03-2016, 02:11 PM
Người Việt ở Biển Hồ không có Tết
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-tet-f-vns-communit-on-tonle-sap-02022016143028.html/000_SAHK990531562680.jpg/image (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-tet-f-vns-communit-on-tonle-sap-02022016143028.html/000_SAHK990531562680.jpg/image)
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-tet-f-vns-communit-on-tonle-sap-02022016143028.html/02022016-bienho-hoaai.mp3
Một ngư dân Việt Nam tự sửa chữa chiếc thuyền gỗ ở một làng chài trên sông Tonle Sap, Phnom Penh
Hồi trung tuần tháng 10 năm 2015, khoảng 1500 hộ dân ở Biển Hồ bị di dời, trong đó chiếm đa số là các gia đình gốc Việt. Lần di dời này gây ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng người Việt ra sao? Và, họ đón Tết Bính Thân như thế nào, Hòa Ái phỏng vấn Mục sư Trần Đình Ái, hiện ông đang mục vụ ở Campuchia, để nghe chia sẻ về đời sống của những người Việt ở hồ Tonlé Sap.
Hòa Ái: Xin chào Mục sư Trần Đình Ái. Cảm ơn Mục sư dành thời gian cho buổi trò chuyện hôm nay. Có lẽ trước hết, nhờ Mục sư cho biết sau khi các hộ gia đình người Việt ở Biển Hồ bị chính quyền địa phương di dời, Mục sư ghi nhận cuộc sống của họ bị thay đổi ra sao, thưa Mục sư?
Mục sư Trần Đình Ái: Thưa tôi là người sống và làm việc ở Campuchia rất nhiều năm, có thể nói rằng với đồng bào VN sống trên dòng sông Mekong và sống Tonlé Sap thì họ luôn luôn gặp khó khăn trong vấn đề di dời và lần di dời vừa thực hiện trong năm vừa qua có thể là lần lớn nhất từ trước tới nay, đưa họ đến khu vực hết sức khó khăn, ví dụ đặc biệt như khu Kampong Chhnang mà người VN gọi là vũng Chhnang. Khi họ bị di dời thì bị đưa vào khoảng hơn 4 cây số với chỗ cũ. Và khi đến chỗ mới thì hoàn toàn không có tiện nghi để sống, ví dụ không có điện nước, chợ búa, trường học gì cả, ngoại trừ một trường học của người Tin Lành là họ cùng di dời chung với đồng bào vô đó để dạy cho các cháu nên các cháu mới có chỗ học hành. Cho nên sự di dời làm cho đồng bào gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ cụ thể, 3 tuần tước đây, có một gia đình VN ở trong xóm biển, một bà cụ rất già chèo xuồng nhỏ để đi lưới cá thì trên đó có một thằng cháu nội khoảng hơn 3 tuổi gần 4 tuổi. Hôm đó, gió rất lớn và xuồng của bà bị lật. Bà già bơi được nhưng không kịp chụp đứa cháu nội nên cháu bé bị trôi mất. Hàng xóm đều lặn kiếm nhưng nước chảy rất xiết, không thể nào tìm được cháu bé.
Ngay lúc đó thì những người đồng cốt, bói khoa tới kêu bà bỏ tiền mua lễ cúng thì mới tìm xác được. Tuy nhiên bà già nghèo quá không có tiền cúng lễ. Khi nghe tin thì hội thánh đến thăm. Và sáng hôm sau, gia đình chào xuồng ra khu vực đó, vị Mục sư cầu nguyện hồi lâu thì Chúa cho xác cháu bé nổi lên ngay chỗ bị chìm hôm qua nên vớt được xác.
Nhưng gia đình nói khổ quá, không có tiền mua hòm, đâu có đất chôn. Hội lo mua hòm và lo nghĩa địa chôn. Quả thật, chúng tôi đã liệm rất chu đáo, đã mướn xe mang đến nghĩa địa chôn rất trang trọng.
Nói chung đồng bào rất khổ sở và hội thánh ở đó giúp được tí nào hay tí đó chứ số đồng bào mình đông và cái khổ thì cả đời.
Hòa Ái: Qua sự khó khăn Mục sư vừa chia sẻ, Mục sư có nghe được nhu cầu cụ thể cần thiết nhất cho cuộc sống hiện tại của họ là gì, không ạ?
Mục sư Trần Đình Ái: Nói chung cần thì họ cần đủ mọi thứ cả. Điều ước ao duy nhất của đồng bào mình ở đó, họ nói thế này: Chúng tôi ước mong chính quyền ở đây cho chúng tôi một chỗ ở ổn định và thừa nhận chúng tôi là những thường trú nhân thì chúng tôi mới có thể an cư để lạc nghiệp được. Đó là nhu cầu lớn nhất của họ, có được chỗ ở ổn định và được thừa nhận tư cách thường trú nhân để khỏi bị làm khó dễ, bị đuổi rày đây mai đó.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-tet-f-vns-communit-on-tonle-sap-02022016143028.html/000_SAHK990603565840-400.jpg/image
Một bé gái Việt Nam đi hái rau muống gần sông Tonle Sap, Phnom Penh. AFP photo
Hòa Ái: Lần di dời hồi tháng 10 năm 2015 được cho là lần di dời lớn nhất đối với cộng đồng người Việt ở đây và đã làm thay đổi cuộc sống của họ rất nhiều. Vậy năm nay, theo Mục sư, các hộ gia đình này có điều kiện đón Tết truyền thống hay không?
Mục sư Trần Đình Ái: Thật ra thì nói tội nghiệp cho đồng bào mình bên đó! Mỗi năm có những tết như Tết Trung thu, Tết Âm lịch (Tết ta), Tết Dương lịch (Tết tây), rồi Tết Té nước của người Campuchia nhưng hầu hết đồng VN ở đó không biết tết là gì cả bởi vì họ chỉ đầu tắt mặt tối làm sao để kiếm đủ một ngày 2 bữa ăn cho nên họ không quan tâm đến tết gì cả. Hồi đó tới giờ họ vẫn khổ như vậy rồi. Nói chung hoàn cảnh của đồng bào VN sống bên đó thì các ông đi câu hoặc đi mua đồ ve chai, các cháu đi lượm ve chai. Nếu sống trên Biển Hồ thì ngoài việc đi mua bán thì đi xin ăn là chính.
Hoàn cảnh của người Việt mình rất khổ sở. Đối với họ ngày tết thì không có gì quan trọng lắm. Thậm chí mình hỏi các em thiếu nhi ở đó là người Việt hay người Campuchia thì có em trả lời là “người Việt” nhưng hỏi “nước Việt ở đâu” thì các cháu cũng không biết. Có nhiều em không hề biết ngày sinh nhật.
Chúng tôi mở trường dạy, mỗi tháng chúng tôi tổ chức sinh nhật 1 lần cho tất cả các em nhưng các em không bao giờ biết ngày sinh nhật vì các cháu sinh ra không có khai sinh, không có giấy tờ. Vì vậy đối với người Việt bên đó thì ngày nào cũng như ngày đó, mỗi ngày đều là những ngày khó khăn, vất vả.
Hòa Ái: Xin thưa, Hòa Ái cũng muốn hỏi thăm, Mục sư và những người đồng sự của mình có dự định đến thăm hỏi các gia đình người Việt nhân dịp Tết này hay không?
Mục sư Trần Đình Ái: Chúng tôi vẫn làm như vậy. Hằng năm vào những ngày như ngày Trung thu, ngày Tết tây, ngày Noel và ngày Tết ta để chúng tôi tổ chức một chương trình ca nhạc, mời cộng đồng đến và cho họ ăn uống, cho quà. Ví dụ năm nay chúng tôi đang chuẩn bị một số phần quà, mỗi gia đình nhận 10 kg gạo, nước tương, nước mắm, mì gói, cá hộp. Đó là theo đề nghị của những tín đồ địa phương biết gia đình nào thì mời đến để dự chương trình vui xuân và tặng quà cho họ. Vì người Việt bên đó đông lắm nên chúng tôi chỉ làm trong phạm vi từng làng nhỏ thôi.
Hòa Ái: Xin cảm ơn chia sẻ của Mục sư với quý khán thính giả những thông tin mới nhất về đời sống của cộng đồng người Việt ở Biển Hồ. Nguyện cầu Mục sư được dồi dào sức khỏe trong năm mới để tiếp tục công việc mục vụ của mình ở Campuchia.
Mục sư Trần Đình Ái: Nhân đây, tôi chân thành cảm ơn cô Hòa Ái và các nhân viên trong đài ACTD. Tôi cũng gởi lời chào đến tất cả các vị khán thính giả lời chúc xuân an lành. Và nếu quý vị muốn giúp đỡ gì đồng bào VN bên Campuchia thì có thể liên lạc với cô Hòa Ái vì cô có số điện thoại của các mục sư địa phương bên đó. Cầu mong quý vị có một mùa xuân an lành và nhớ đến đồng bào của mình đang gặp cảnh khó khăn tại Campuchia.
https://www.youtube.com/watch?v=hiEPCuLviUA
RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-tet-f-vns-communit-on-tonle-sap-02022016143028.html/000_SAHK990531562680.jpg/image (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-tet-f-vns-communit-on-tonle-sap-02022016143028.html/000_SAHK990531562680.jpg/image)
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-tet-f-vns-communit-on-tonle-sap-02022016143028.html/02022016-bienho-hoaai.mp3
Một ngư dân Việt Nam tự sửa chữa chiếc thuyền gỗ ở một làng chài trên sông Tonle Sap, Phnom Penh
Hồi trung tuần tháng 10 năm 2015, khoảng 1500 hộ dân ở Biển Hồ bị di dời, trong đó chiếm đa số là các gia đình gốc Việt. Lần di dời này gây ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng người Việt ra sao? Và, họ đón Tết Bính Thân như thế nào, Hòa Ái phỏng vấn Mục sư Trần Đình Ái, hiện ông đang mục vụ ở Campuchia, để nghe chia sẻ về đời sống của những người Việt ở hồ Tonlé Sap.
Hòa Ái: Xin chào Mục sư Trần Đình Ái. Cảm ơn Mục sư dành thời gian cho buổi trò chuyện hôm nay. Có lẽ trước hết, nhờ Mục sư cho biết sau khi các hộ gia đình người Việt ở Biển Hồ bị chính quyền địa phương di dời, Mục sư ghi nhận cuộc sống của họ bị thay đổi ra sao, thưa Mục sư?
Mục sư Trần Đình Ái: Thưa tôi là người sống và làm việc ở Campuchia rất nhiều năm, có thể nói rằng với đồng bào VN sống trên dòng sông Mekong và sống Tonlé Sap thì họ luôn luôn gặp khó khăn trong vấn đề di dời và lần di dời vừa thực hiện trong năm vừa qua có thể là lần lớn nhất từ trước tới nay, đưa họ đến khu vực hết sức khó khăn, ví dụ đặc biệt như khu Kampong Chhnang mà người VN gọi là vũng Chhnang. Khi họ bị di dời thì bị đưa vào khoảng hơn 4 cây số với chỗ cũ. Và khi đến chỗ mới thì hoàn toàn không có tiện nghi để sống, ví dụ không có điện nước, chợ búa, trường học gì cả, ngoại trừ một trường học của người Tin Lành là họ cùng di dời chung với đồng bào vô đó để dạy cho các cháu nên các cháu mới có chỗ học hành. Cho nên sự di dời làm cho đồng bào gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ cụ thể, 3 tuần tước đây, có một gia đình VN ở trong xóm biển, một bà cụ rất già chèo xuồng nhỏ để đi lưới cá thì trên đó có một thằng cháu nội khoảng hơn 3 tuổi gần 4 tuổi. Hôm đó, gió rất lớn và xuồng của bà bị lật. Bà già bơi được nhưng không kịp chụp đứa cháu nội nên cháu bé bị trôi mất. Hàng xóm đều lặn kiếm nhưng nước chảy rất xiết, không thể nào tìm được cháu bé.
Ngay lúc đó thì những người đồng cốt, bói khoa tới kêu bà bỏ tiền mua lễ cúng thì mới tìm xác được. Tuy nhiên bà già nghèo quá không có tiền cúng lễ. Khi nghe tin thì hội thánh đến thăm. Và sáng hôm sau, gia đình chào xuồng ra khu vực đó, vị Mục sư cầu nguyện hồi lâu thì Chúa cho xác cháu bé nổi lên ngay chỗ bị chìm hôm qua nên vớt được xác.
Nhưng gia đình nói khổ quá, không có tiền mua hòm, đâu có đất chôn. Hội lo mua hòm và lo nghĩa địa chôn. Quả thật, chúng tôi đã liệm rất chu đáo, đã mướn xe mang đến nghĩa địa chôn rất trang trọng.
Nói chung đồng bào rất khổ sở và hội thánh ở đó giúp được tí nào hay tí đó chứ số đồng bào mình đông và cái khổ thì cả đời.
Hòa Ái: Qua sự khó khăn Mục sư vừa chia sẻ, Mục sư có nghe được nhu cầu cụ thể cần thiết nhất cho cuộc sống hiện tại của họ là gì, không ạ?
Mục sư Trần Đình Ái: Nói chung cần thì họ cần đủ mọi thứ cả. Điều ước ao duy nhất của đồng bào mình ở đó, họ nói thế này: Chúng tôi ước mong chính quyền ở đây cho chúng tôi một chỗ ở ổn định và thừa nhận chúng tôi là những thường trú nhân thì chúng tôi mới có thể an cư để lạc nghiệp được. Đó là nhu cầu lớn nhất của họ, có được chỗ ở ổn định và được thừa nhận tư cách thường trú nhân để khỏi bị làm khó dễ, bị đuổi rày đây mai đó.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-tet-f-vns-communit-on-tonle-sap-02022016143028.html/000_SAHK990603565840-400.jpg/image
Một bé gái Việt Nam đi hái rau muống gần sông Tonle Sap, Phnom Penh. AFP photo
Hòa Ái: Lần di dời hồi tháng 10 năm 2015 được cho là lần di dời lớn nhất đối với cộng đồng người Việt ở đây và đã làm thay đổi cuộc sống của họ rất nhiều. Vậy năm nay, theo Mục sư, các hộ gia đình này có điều kiện đón Tết truyền thống hay không?
Mục sư Trần Đình Ái: Thật ra thì nói tội nghiệp cho đồng bào mình bên đó! Mỗi năm có những tết như Tết Trung thu, Tết Âm lịch (Tết ta), Tết Dương lịch (Tết tây), rồi Tết Té nước của người Campuchia nhưng hầu hết đồng VN ở đó không biết tết là gì cả bởi vì họ chỉ đầu tắt mặt tối làm sao để kiếm đủ một ngày 2 bữa ăn cho nên họ không quan tâm đến tết gì cả. Hồi đó tới giờ họ vẫn khổ như vậy rồi. Nói chung hoàn cảnh của đồng bào VN sống bên đó thì các ông đi câu hoặc đi mua đồ ve chai, các cháu đi lượm ve chai. Nếu sống trên Biển Hồ thì ngoài việc đi mua bán thì đi xin ăn là chính.
Hoàn cảnh của người Việt mình rất khổ sở. Đối với họ ngày tết thì không có gì quan trọng lắm. Thậm chí mình hỏi các em thiếu nhi ở đó là người Việt hay người Campuchia thì có em trả lời là “người Việt” nhưng hỏi “nước Việt ở đâu” thì các cháu cũng không biết. Có nhiều em không hề biết ngày sinh nhật.
Chúng tôi mở trường dạy, mỗi tháng chúng tôi tổ chức sinh nhật 1 lần cho tất cả các em nhưng các em không bao giờ biết ngày sinh nhật vì các cháu sinh ra không có khai sinh, không có giấy tờ. Vì vậy đối với người Việt bên đó thì ngày nào cũng như ngày đó, mỗi ngày đều là những ngày khó khăn, vất vả.
Hòa Ái: Xin thưa, Hòa Ái cũng muốn hỏi thăm, Mục sư và những người đồng sự của mình có dự định đến thăm hỏi các gia đình người Việt nhân dịp Tết này hay không?
Mục sư Trần Đình Ái: Chúng tôi vẫn làm như vậy. Hằng năm vào những ngày như ngày Trung thu, ngày Tết tây, ngày Noel và ngày Tết ta để chúng tôi tổ chức một chương trình ca nhạc, mời cộng đồng đến và cho họ ăn uống, cho quà. Ví dụ năm nay chúng tôi đang chuẩn bị một số phần quà, mỗi gia đình nhận 10 kg gạo, nước tương, nước mắm, mì gói, cá hộp. Đó là theo đề nghị của những tín đồ địa phương biết gia đình nào thì mời đến để dự chương trình vui xuân và tặng quà cho họ. Vì người Việt bên đó đông lắm nên chúng tôi chỉ làm trong phạm vi từng làng nhỏ thôi.
Hòa Ái: Xin cảm ơn chia sẻ của Mục sư với quý khán thính giả những thông tin mới nhất về đời sống của cộng đồng người Việt ở Biển Hồ. Nguyện cầu Mục sư được dồi dào sức khỏe trong năm mới để tiếp tục công việc mục vụ của mình ở Campuchia.
Mục sư Trần Đình Ái: Nhân đây, tôi chân thành cảm ơn cô Hòa Ái và các nhân viên trong đài ACTD. Tôi cũng gởi lời chào đến tất cả các vị khán thính giả lời chúc xuân an lành. Và nếu quý vị muốn giúp đỡ gì đồng bào VN bên Campuchia thì có thể liên lạc với cô Hòa Ái vì cô có số điện thoại của các mục sư địa phương bên đó. Cầu mong quý vị có một mùa xuân an lành và nhớ đến đồng bào của mình đang gặp cảnh khó khăn tại Campuchia.
https://www.youtube.com/watch?v=hiEPCuLviUA
RFA